Giấy Phép Kinh Doanh - Kế Toán Tân Thành Thịnh

Giấy phép kinh doanh (GPKD) là loại giấy được cấp cho các doanh nghiệp có đăng ký ngành nghề kinh doanh, tùy vào loại hình đăng ký kinh doanh sẽ có loại giấy phép có điều kiện hoặc không có điều kiện. 

Theo quy định của Luật DN 2014, đối với các doanh nghiệp trong nước sẽ không bị hạn chế về ngành, nghề được phép đăng ký kinh doanh; trừ trường hợp doanh nghiệp đăng ký kinh doanh các ngành, nghề có điều kiện.

1.1 Đặc điểm của Giấy phép kinh doanh

Theo Điều 29 Luật Doanh nghiệp năm 2014 quy định: Trên giấy phép đăng ký kinh doanh có những nội dung bắt buộc như sau: Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp có 04 nội dung chính là: 

  • (1) Tên doanh nghiệp và mã số doanh nghiệp; 
  • (2) Địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp; 
  • (3) Vốn điều lệ; 
  • (4) Thông tin cá nhân của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.

Lưu ý:

  • Giấy phép kinh doanh là thủ tục bắt buộc phải thực hiện để doanh nghiệp hoạt động kinh doanh đúng pháp luật.
  • Giấy phép kinh doanh là điều kiện để các doanh nghiệp hoạt động ngành nghề kinh doanh trong đó bao gồm cả các ngành nghề kinh doanh có điều kiện được hoạt động một cách hợp pháp.
  • Là chứng nhận của cơ quan nhà nước về việc doanh nghiệp đủ điều kiện kinh doanh ngành nghề nhất định, là cơ sở để cơ quan quản lý dễ dàng kiểm soát được hoạt động kinh doanh của các ngành nghề có điều kiện kiểm soát nghĩa vụ thuế.

1.2 Bản chất của Giấy phép kinh doanh

Giấy phép kinh doanh gồm có 4 bản chất sau:

a) Ý nghĩa về pháp lý

  • Là sự cho phép hoạt động của cơ quan quản lý Nhà nước.
  • Là quyền kinh doanh của công dân, còn gọi là cơ chế đề nghị - cấp.

b) Thủ tục, hồ sơ

  • Thủ tục đăng ký kinh doanh theo mẫu của Sở Kế hoạch và Đầu tư.
  • Hồ sơ xin ĐKKD của doanh nghiệp phải đầy đủ và hợp lệ.
  • Các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền sẽ tiến hành thẩm định, kiểm tra các điều kiện.

c). Thời hạn tồn tại của giấy phép

  • Do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép ghi vào giấy phép.
  • Đối với doanh nghiệp trong nước thì Giấy phép kinh doanh không có thời hạn.

d). Quyền hạn của Nhà nước

Trong một số trường hợp, đối tượng đăng ký kinh doanh có đầy đủ hồ sơ, nhưng Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền vẫn có thể từ chối không cấp Giấy phép kinh doanh nếu ngành nghề đối tượng xin ĐKKD sẽ gây ảnh hưởng đến lợi ích cộng đồng và xã hội hoặc có thể hạn chế số lượng ngành nghề đăng ký kinh doanh của đối tượng đó.

1.3  Những lợi ích khi doanh nghiệp có giấy phép kinh doanh

a) Tính hợp pháp của doanh nghiệp

  • Hoạt động kinh doanh của DN được cho phép và bảo vệ.
  • Đây là bước đầu tiên mà bất kỳ doanh nghiệp nào muốn được Pháp luật công nhận và bảo vệ cũng cần phải làm.

b) Doanh nghiệp được quyền xuất hóa đơn

  •  Theo Thông tư 39/2014/TT-BTC quy định: Hóa đơn GTGT, hóa đơn bán hàng, hóa đơn xuất khẩu và một số loại hóa đơn thông thường khác. Trong đó, quan trọng và cần thiết nhất trong hoạt động các doanh nghiệp là hóa đơn GTGT (Hóa đơn đỏ.)
  •  Hóa đơn đỏ dành cho các đối tượng khai và tính thuế theo phương pháp khấu trừ trong các hoạt động mua bán nội địa, vận tải quốc tế và xuất khẩu. Và chỉ những đối tượng đã có giấy phép kinh doanh mới được thực hiện việc xuất hóa đơn đỏ.

d). Khẳng định được quy mô, lấy niềm tin khách hàng

  • Thể hiện tư cách pháp nhân của người chủ doanh nghiệp.
  • Khẳng định công ty/ doanh nghiệp đã có đủ điều kiện để kinh doanh.

e) Dễ dàng trong giao dịch

Tư cách pháp lý rõ ràng và hoạt động kinh doanh được hợp thức hóa giúp mọi công tác giao dịch của công ty/ doanh nghiệp dễ dàng hơn. 

f) Cơ hội hợp tác với các doanh nghiệp lớn

  • GPKD sẽ tạo được niềm tin từ các công ty/ doanh nghiệp lớn.
  • Cơ hội phát triển kinh doanh và mở rộng thị trường.

g) Khi đã là doanh nghiệp sẽ được hưởng nhiều ưu

Nhận được nhiều ưu đãi hơn từ Chính phủ, như: Vay vốn, khấu trừ thuế, và các hỗ trợ khác sẽ được Nhà nước bảo vệ và đảm bảo.

h) Tiết kiệm thời gian, chi phí cho doanh nghiệp

  • Hoạt động kinh doanh của công ty/ doanh nghiệp sẽ thuận lợi hơn.
  • Có GPKD kịp thời công ty/ doanh nghiệp sẽ có thêm nhiều thời gian để xây dựng, phát triển ngành nghề kinh doanh.
  • Công ty/ doanh nghiệp sẽ có đủ tiềm lực, thế mạnh cạnh tranh với các doanh nghiệp trong nước và nước ngoài, giữ vững được thị trường kinh doanh của mình.
  • Tận dụng được lợi thế và nắm bắt được xu hướng đầu tư kinh doanh tốt nhất. Nếu chậm trễ, thời gian sẽ cạn, và khả năng cạnh tranh là rất thấp.

LIÊN HỆ TƯ VẤN NHANH:  0913459391 - 028.3985.8888

Từ khóa » đơn Vị Nào Cấp Giấy Phép Kinh Doanh