Giấy Phép Kinh Doanh Là Gì?

Để hoạt động hợp pháp cũng như tăng độ tín nhiệm của đơn vị, doanh nghiệp cần sở hữu các loại giấy phép kinh doanh nào? Nhưng lưu ý khi làm giấy phép kinh doanh là gì? Cùng Tim Sen tìm hiểu câu trả lời tại bài viết dưới đây!

Giấy phép kinh doanh là gì?

Giấy phép kinh doanh là loại giấy tờ được cấp phép riêng cho cá nhân, doanh nghiệp được hoạt động trong một số lĩnh vực cần có sự quản lý của các bên liên quan. Theo quy định của Luật Doanh Nghiệp năm 2014, các doanh nghiệp trong nước sẽ không bị hạn chế về ngành, nghề được phép đăng ký để cấp giấy phép kinh doanh. Ngoại trừ trường hợp đơn vị đăng ký kinh doanh các ngành, nghề có điều kiện.

cac loai giay phep kinh doanh 1 - Giấy phép kinh doanh là gì? Các loại giấy phép kinh doanh phổ biến hiện nay
Giấy phép kinh doanh là gì?

Các loại giấy phép kinh doanh này thông thường được cấp sau giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

Giấy phép kinh doanh kinh doanh bao gồm những nội dung gì?

Trên mẫu các loại giấy phép kinh doanh sẽ có những nội dung khác nhau tùy vào từng ngành nghề, lĩnh vực mà công ty đang hoạt động. Tuy nhiên, thông thường giấy phép kinh doanh sẽ bao gồm những nội dung chính sau:

  • Tên, mã số, địa chỉ trụ sở chính, chi nhánh và văn phòng đại diện của doanh nghiệp.
  • Họ, tên, địa chỉ thường trú, quốc tịch, số căn cước công dân (hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác) người đại diện về mặt pháp luật của doanh nghiệp.
  • Họ, tên, địa chỉ thường trú, quốc tịch, số căn cước công dân (hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác) của thành viên hoặc cổ đông sáng lập công ty.
  • Vốn điều lệ đối với công ty TNHH cũng như công ty hợp danh.
  • Số cổ phần, giá trị vốn cổ phần đã góp cùng số cổ phần được quyền chào bán (đối với công ty cổ phần).
  • Vốn đầu tư ban đầu nếu đây là doanh nghiệp tư nhân.
cac loai giay phep kinh doanh 7 - Giấy phép kinh doanh là gì? Các loại giấy phép kinh doanh phổ biến hiện nay
Giấy phép kinh doanh kinh doanh bao gồm những nội dung gì?
  • Vốn pháp định đối với doanh nghiệp kinh doanh ngành nghề đặc thù.
  • Ngành nghề, phạm vi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
  • Số quyết định thành lập hay số đăng ký kinh doanh của chủ sở hữu doanh nghiệp.
  • Hàng hóa, dịch vụ, sản phẩm trong lĩnh vực kinh doanh.
  • Chứng nhận đủ điều kiện thực hiện hoạt động kinh doanh.
  • Thời hạn có hiệu lực của các loại giấy phép kinh doanh.
  • Các nội dung khác,…

Tại sao phải làm các loại giấy phép kinh doanh?

Việc sở hữu các loại giấy phép kinh doanh có ý nghĩa rất quan trọng trong quá trình kinh doanh của mọi công ty. Cụ thể, những lợi ích của giấy phép kinh doanh mang lại có thể kể đến như:

– Sự bảo đảm của nhà nước: Một đơn vị sau khi đăng ký kinh doanh sẽ được xem một tổ chức được thành lập và hoạt động hợp pháp. Lúc này, mọi hoạt động kinh doanh của tổ chức này đều được hợp pháp hóa một cách công khai và minh bạch. Đồng nghĩa với việc, mọi quyền lợi của doanh nghiệp, chủ hộ kinh doanh đều được pháp luật bảo hộ theo đúng quy định.

– Tăng lòng tin của khách hàng: Các loại giấy phép kinh doanh cũng được xem là bằng chứng về sự tín nhiệm của doanh nghiệp với khách hàng. Trường hợp doanh nghiệp vi phạm các thỏa thuận thì đều phải chịu trách nhiệm trước cơ quan nhà nước và khách hàng. Điều này giúp tạo được lòng tin của khách hàng với đơn vị kinh doanh.

cac loai giay phep kinh doanh 3 - Giấy phép kinh doanh là gì? Các loại giấy phép kinh doanh phổ biến hiện nay
Các loại giấy phép kinh doanh được xem là bằng chứng về sự tín nhiệm của doanh nghiệp với khách hàng

– Củng cố lòng tin với nhà đầu tư: Các nhà đầu tư là đối tượng mà các chủ thể kinh doanh luôn hướng đến. Tư cách tiến hành các hoạt động hợp pháp là nhân tố đầu tiên của doanh nghiệp mà các nhà đầu tư quan tâm. Điều đó, chỉ xảy đến khi doanh nghiệp sở hữu các loại giấy phép kinh doanh.

– Tuân thủ pháp luật, tránh bị xử phạt: Tiến hành đăng ký các loại giấy phép kinh doanh là một hoạt động cần thiết để thể hiện sự tuân thủ theo đúng quy định của pháp luật. Điều này sẽ giúp các đơn vị tránh được việc xử phạt hành chính, khi bị cơ quan quản lý có thẩm quyền kiểm tra giấy phép.

Đối tượng nào sẽ được cấp các loại giấy phép kinh doanh?

Đối tượng được cấp các loại giấy phép kinh doanh là doanh nghiệp, tổ chức kinh tế trong nước hoặc tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.

Tổ chức, doanh nghiệp trong nước đăng ký kinh doanh có điều kiện

Tổ chức, doanh nghiệp trong nước nếu đăng ký ngành nghề kinh doanh có điều kiện phải đáp ứng đủ tiêu chuẩn mang tính đặc thù của lĩnh vực đó.

Các ngành nghề kinh doanh có điều kiện có thể kể đến như:

– Bán lẻ rượu phải xin giấy phép kinh doanh.

cac loai giay phep kinh doanh 4 - Giấy phép kinh doanh là gì? Các loại giấy phép kinh doanh phổ biến hiện nay
Doanh nghiệp bán lẻ rượu phải xin giấy phép kinh doanh

– Cơ sở kinh doanh thực phẩm, quán cà phê, nhà hàng phải xin giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm.

– Đa số ngành nghề kinh doanh có điều kiện cần phải sở hữu giấy phép trước khi đi vào vận hành.

Các tổ chức kinh tế có vốn đầu tư từ nước ngoài

Theo quy định tại khoản 1 Điều 5 Nghị định 09/2018/NĐ-CP, các loại giấy phép kinh doanh được cấp cho tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài thực hiện những hoạt động sau:

– Thực hiện quyền phân phối bán lẻ hàng hóa (trừ gạo, đường, vật phẩm đã ghi hình, sách, báo và tạp chí).

– Thực hiện quyền nhập khẩu, phân phối, bán buôn hàng hóa là dầu mỡ và chất bôi trơn.

– Cung cấp dịch vụ Logistics, không bao gồm các phân ngành dịch vụ Logistics mà Việt Nam có cam kết mở cửa thị trường trong các hiệp ước quốc tế mà nước ta là thành viên.

cac loai giay phep kinh doanh 5 - Giấy phép kinh doanh là gì? Các loại giấy phép kinh doanh phổ biến hiện nay
Các loại giấy phép kinh doanh được cấp cho tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài chuyên cung cấp dịch vụ Logistics

– Cho thuê hàng hóa, không bao gồm cho thuê tài chính (trừ trường hợp cho thuê trang thiết bị xây dựng).

– Cung cấp dịch vụ trung gian hoặc xúc tiến thương mại, không bao gồm dịch vụ quảng cáo.

– Nhà đầu tư chuyên cung cấp các dịch vụ thương mại điện tử.

– Cung cấp dịch vụ tổ chức đấu thầu hàng hóa hoặc dịch vụ.

Các loại giấy phép kinh doanh phổ biến hiện nay là gì?

Các loại giấy phép kinh doanh phổ biến hiện nay có thể kể đến như:

Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư

Đây là loại văn bản hay bản điện tử ghi nhận thông tin đăng ký của nhà đầu tư về dự án đầu tư. Mục đích của việc xin cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư là để các cá nhân, tổ chức quốc tế được đầu tư hợp pháp tại Việt Nam. Việc này nhằm giúp cho Nhà nước quản lý tốt hoạt động và nguồn vốn đầu tư quốc tế vào Việt Nam.

Trường hợp cần thực hiện thủ tục để xin cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư là:

  • Dự án đầu tư của nhà đầu tư đến từ nước ngoài.
  • Dự án đầu tư thuộc các tổ chức kinh tế được quy định tại khoản 1 Điều 23 của Luật Đầu tư.
  • Những dự án đầu tư đã được chủ trương đầu tư từ Quốc hội, Chính phủ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh,…

Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp – ghi lại những thông tin về việc đăng ký thành lập của đơn vị

Đây là văn bản hoặc bản điện tử được cơ quan đăng ký kinh doanh cấp cho doanh nghiệp để ghi lại những thông tin về việc đăng ký thành lập của đơn vị. Hoạt động này được quy định tại khoản 15 Điều 4 Luật Doanh nghiệp năm 2020.

cac loai giay phep kinh doanh 2 1 - Giấy phép kinh doanh là gì? Các loại giấy phép kinh doanh phổ biến hiện nay
Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp ghi lại những thông tin về việc đăng ký thành lập của đơn vị

Việc được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đồng nghĩa với việc đơn vị đã xác lập như một tổ chức kinh doanh. Đồng thời, doanh nghiệp sẽ nhận được sự bảo hộ về quyền sở hữu tên riêng đến từ Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.

Giấy phép hoạt động kinh doanh đối với những lĩnh vực đặc thù

Có thể hiểu được rằng, mỗi ngành nghề đều có đặc thù riêng và thuộc các lĩnh vực khác nhau. Vì thế, việc xin cấp các loại giấy phép kinh doanh cũng có nhiều điểm khác biệt. Mỗi bộ ngành quản lý đều có những yêu cầu cụ thể đối với ngành nghề kinh doanh thuộc lĩnh vực của mình.

Trường hợp một số ngành nghề có ảnh hưởng, tác động lớn đến đời sống xã hội, chính sách của quốc gia, để xin giấy phép kinh doanh thì cần phải có sự “gật đầu” bằng văn bản của các cơ quan trung ương. Thậm chí, có thể phải nhận được sự cho phép từ thủ tướng Chính phủ. Một số ngành nghề cần có giấy phép kinh doanh đặc thù gồm: kinh doanh Casino, kinh doanh vàng hay là tài chính – ngân hàng,…

Giấy đăng ký chi nhánh, văn phòng đại diện, kho hàng

Giấy phép này được người thành lập doanh nghiệp hoặc đối tượng được ủy quyền thực hiện thủ tục đăng ký tại Phòng Đăng ký kinh doanh, nơi đơn vị đặt trụ sở chính. Hoặc người đại diện theo pháp luật có thể nộp hồ sơ đăng ký chi nhánh qua mạng điện tử theo quy trình trên Cổng thông tin quốc gia về việc đăng ký doanh nghiệp.

cac loai giay phep kinh doanh 6 - Giấy phép kinh doanh là gì? Các loại giấy phép kinh doanh phổ biến hiện nay
Mẫu giấy đăng ký chi nhánh

Theo thông tư số 130/2017/TT-BTC, lệ phí cho thủ tục này là 100.000 đồng/lần đối với hồ sơ nộp trực tiếp tại phòng đăng ký kinh doanh và hoàn toàn miễn phí khi đăng ký qua mạng điện tử.

Những lưu ý khi đăng ký các loại giấy phép kinh doanh

Bên cạnh việc cần tìm hiểu các loại giấy phép kinh doanh là gì? Các chủ đầu tư cũng cần đặc biệt lưu ý đến những công việc cần phải làm ngay sau khi đã được cấp giấy phép kinh doanh, cụ thể:

  • Tiến hành việc khắc con dấu tại các cơ sở cấp quyền.
  • Doanh nghiệp cần phải nộp thông báo về việc sử dụng con dấu lên Sở Kế hoạch và Đầu tư.
  • Mở tài khoản ngân hàng và thực hiện việc khai báo thuế bước đầu cho doanh nghiệp.
  • Đóng các loại thuế như: thuế môn bài, thuế thu nhập cá nhân hoặc thu nhập doanh nghiệp.
  • Đăng ký để được in hóa đơn giá trị gia tăng tại cơ quan thuế.

Những trường hợp nào sẽ bị thu hồi giấy phép kinh doanh?

Trường hợp thu hồi các loại giấy phép kinh doanh có thể là:

– Không tương thích nội dung kê khai trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp so với thực tế như người thành lập, trụ sở công ty đều sẽ bị tịch thu giấy phép kinh doanh.

cac loai giay phep kinh doanh 8 - Giấy phép kinh doanh là gì? Các loại giấy phép kinh doanh phổ biến hiện nay
Những trường hợp nào sẽ bị thu hồi giấy phép kinh doanh?

– Doanh nghiệp được mở bởi những đối tượng bị cấm thành lập công ty. Những đối tượng này đã được quy định tại khoản 2 Điều 17 Luật doanh nghiệp 2020.

– Doanh nghiệp đã ngừng hoạt động kinh doanh trong vòng 1 năm mà không thông báo với cơ quan đăng ký kinh doanh cũng như cơ quan thuế.

– Doanh nghiệp không thực hiện đúng việc gửi báo cáo theo quy định tại khoản 1 Điều 216 Luật doanh nghiệp 2020.

– Một số trường hợp doanh nghiệp bị thu hồi các loại giấy phép kinh doanh khác sẽ tuân theo quyết định của Tòa án và đề nghị của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.

Trên đây là thông tin về các loại giấy phép kinh doanh và những lưu ý sau khi làm các thủ tục giấy tờ liên quan. Có thể thấy, việc sở hữu giấy phép kinh doanh mang lại nhiều lợi ích cũng như thực hiện đúng nghĩa vụ của doanh nghiệp đối với quốc gia. Vì thế, đây là loại giấy tờ bắt buộc, không thể thiếu đối với bất kỳ doanh nghiệp nào.

Xem thêm các bài viết khác:

=>> Dịch vụ kế toán thuế trọn gói

=>> Dịch vụ thành lập công ty

=>> Đăng ký thành lập công ty

Từ khóa » đơn Vị Nào Cấp Giấy Phép Kinh Doanh