Giấy Ra Viện: Cách Ghi đúng Quy định Và Một Số Lưu ý Quan Trọng
Có thể bạn quan tâm
Giấy ra viện là thủ tục không thể thiếu sau khi điều trị, khám, chữa bệnh và còn được sử dụng để làm căn cứ hưởng nhiều chế độ về BHXH. Vậy giấy ra viện là gì, cách ghi như thế nào và cần lưu ý điều gì?
1. Giấy ra viện là gì?
Giấy ra viện được cấp cho người bệnh điều trị nội trú trong một số trường hợp sau:
- Đã điều trị khỏi bệnh hoặc bệnh thuyên giảm, được ra viện, về dưỡng sức.
- Bệnh nhân nặng, gia đình xin chuyển về.
- Chuyển tuyến điều trị cho bệnh nhân, bao gồm cả chuyển tuyến điều trị lên cơ sở có chuyên môn kỹ thuật cao hơn theo yêu cầu của người bệnh.
Xét trong các chế độ BHXH, giấy chứng nhận ra viện dùng để làm căn cứ xác định tình trạng và mức hưởng BHXH, giúp người tham gia BHXH làm các thủ tục hưởng chế độ BHXH.
2. Quy định về cấp giấy chứng nhận xuất viện
Căn cứ theo Điều 19 của Thông tư 14/2016/TT-BYT của Bộ Y tế:
“1. Thẩm quyền cấp giấy chứng nhận ra viện:
a) Các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có Điều trị nội trú đã được cấp giấy phép hoạt động;
b) Người hành nghề làm việc tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh quy định tại Điểm a Khoản này được ký giấy ra viện theo phân công của người đứng đầu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đó.
2. Mẫu và cách ghi giấy ra viện thực hiện theo mẫu quy định tại Phụ lục 5 ban hành kèm theo Thông tư này.”
3. Hướng dẫn cách ghi mẫu giấy xuất viện đúng quy định
Cách ghi giấy chứng nhận xuất viện đúng quy định phải đảm bảo tuân thủ theo Thông tư số 14/2016/TT-BYT, cụ thể:
Phần đầu tiên: Cần ghi mã y tế ở hàng thứ 3, góc trên cùng bên phải, ghi theo mã người bệnh và lấy ở bìa hồ sơ bệnh án.
Phần chẩn đoán:
- Bệnh thông thường: Ghi tên bệnh theo hướng dẫn và quy định của Bộ Y tế;
- Bệnh dài ngày: Ghi bằng mã bệnh hoặc ghi theo tên bệnh trong trường hợp chưa có mã bệnh theo Phụ lục 02.
Phương pháp điều trị:
- Bệnh thông thường: Ghi theo hướng dẫn của Bộ Y tế;
Trường hợp phụ nữ mang thai phải chấm dứt thai nghén dưới 22 tuần, ghi theo một trong các trường hợp sau:
- Sảy thai/Nạo thai/Hút thai/Mổ lấy thai;
- Trường hợp phụ nữ mang thai từ 22 tuần trở lên, ghi theo phương pháp sinh con: Đẻ thường/Đẻ thủ thuật/Mổ đẻ.
Phần ghi chú: ghi các nội dung sau:
- Lời dặn của bác sĩ;
- Người bệnh nặng gia đình xin về hoặc chuyển tuyến phải ghi rõ “Bệnh nặng gia đình xin về” hoặc cơ sở y tế mà người bệnh được chuyển đến;
- Ghi số ngày người bệnh cần phải nghỉ để điều trị ngoại trú sau khi ra viện (do bác sĩ quyết định căn cứ theo hướng dẫn chuyên môn của Bộ Y tế và tình trạng sức khỏe của người bệnh). Đối với lao động nữ cần nghỉ để dưỡng thai, ngoài số ngày nghỉ ngoại trú thì phải ghi rõ thêm là “Để dưỡng thai”;
- Trường hợp người có thai từ 22 tuần trở nên phải chấm dứt nghén phải ghi một trong hai nội dung sau: “Đình chỉ thai lưu”/“Đình chỉ thai bệnh lý”. Đối với trường hợp đẻ non ghi rõ số con và tình trạng con sau sinh (còn sống hay đã chết);
- Trường hợp người bị mất hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự, trẻ em dưới 16 tuổi phải ghi đầy đủ họ, tên của cha, mẹ hoặc người giám hộ theo quy định của pháp luật.
Trên đây là một số thông tin về giấy ra viện và hướng dẫn cách ghi đúng quy định. Bạn có thể tham khảo để thực hiện khi cần làm các thủ tục hưởng chế độ bảo hiểm xã hội.
Từ khóa » Giấy Nhập Viện Mẫu
-
Mẫu Giấy Chứng Nhận Nằm Viện - Luật Hoàng Phi
-
Mẫu Giấy Ra Viện Mới Nhất Và Hướng Dẫn Cách Ghi đúng Chuẩn
-
Mẫu đơn Xin Xác Nhận Nằm Viện, đang điều Trị Tại Bệnh Viện
-
Giấy Xác Nhận Nằm Viện Có Mẫu Như Thế Nào? - Luật Sư X
-
Tải Mẫu Giấy Ra Viện – Luật Toàn Quốc
-
Mẫu Giấy Ra Viện - FTCclaims
-
Mẫu Giấy Ra Viện, Dành Cho Bệnh Nhân
-
Giấy Ra Viện Hợp Lệ để Giải Quyết Chế độ ốm đau Cho Người Lao động
-
Mẫu đơn Xin Xác Nhận Nằm Viện, đang điều Trị Tại Bệnh Viện Mới Nhất.
-
Mẫu Giấy Ra Viện, Cách Ghi Mẫu Giấy Ra Viện Năm 2020
-
Dịch Vụ Làm Giấy Bệnh Viện Giả, Giấy Xuất Viện, Giấy Nhập Viện
-
Mẫu đơn Xin Xác Nhận Nằm Viện, đang điều Trị Tại Bệnh ... - Sàn Kế Toán
-
#1 Mẫu Giấy Xác Nhận Nằm Viện - [Cập Nhật 07/2022]