Mẫu Giấy Ra Viện, Cách Ghi Mẫu Giấy Ra Viện Năm 2020
Có thể bạn quan tâm
Mẫu giấy ra viện như thế nào? người bệnh bắt buộc phải có giấy ra viện khi làm các thủ tục hưởng chế độ ốm đau, thai sản theo quy định của pháp luật. Bài viết này BHXH điện tử sẽ cung cấp mẫu giấy ra viện theo quy định của pháp luật hiện hành và hướng dẫn cách ghi giấy ra viện chi tiết.
1. Mẫu giấy ra viện và hướng dẫn cách ghi mẫu giấy ra viện
Mẫu giấy ra viện là một trong những giấy tờ quan trọng trong nhiều trường hợp dùng, được làm căn cứ hưởng BHYT và các chế độ BHXH khác. Mẫu giấy ra được cấp bởi các cơ sở khám chữa bệnh nơi người bệnh chữa bệnh, trưởng khoa điều trị, giám đốc bệnh viện xác nhận cho người bệnh ra viện.
Mẫu ra viện mới nhất được ban hành kèm theo Thông tư 56/2017/TT-BYT ban hành ngày 29/12/2017. Mẫu giấy như sau:
Hướng dẫn cách ghi mẫu giấy ra viện.
- Điền đầy đủ các thông tin cá nhân của người bệnh bao gồm: Họ tên, tuổi, giới tính, dân tộc, nghề nghiệp
- Tại mục “Mã BHXH/ thẻ BHYT số”: điền mã sổ BHXH hoặc điền mã thẻ BHYT (được in trên thẻ BHYT). Mỗi người có 1 mã BHXH và mã BHYT duy nhất.
- Tại mục “Địa chỉ”: Ghi đầy đủ địa chỉ số nhà, phố, quận huyện, thành phố hoặc hoặc ghi đầy đủ thôn/xóm, xã, huyện, TP nơi người bệnh cư trú.
- Ghi rõ thời gian vào viện và ra viện của bệnh nhân
- Tại mục “Chẩn đoán”: Bác sĩ ghi chẩn đoán bệnh (tên bệnh) hoặc tình trạng sức khỏe của người bệnh. Trường hợp mắc bệnh cần chữa trị dài ngày thì ghi mã bệnh (nếu chưa có mã bệnh thì ghi đầy đủ tên bệnh). Việc ghi mã bệnh và tên bệnh thực hiện theo quy định tại Thông tư số 46/2016/TT-BYT ngày 30/12/2016 của Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành danh mục bệnh dài ngày. Trường hợp đình chỉ thai nghén thì ghi rõ nguyên nhân đình chỉ thai nghén.
- Tại mục “Phương pháp điều trị”: bác sĩ ghi phương pháp điều trị đã áp dụng với bệnh nhân. VD: phẫu thuật, uống thuốc, xạ trị, châm cứu… hoặc có thể ghi kết hợp các phương pháp điều trị.
- Tại mục “Ghi chú”: Bác sĩ ghi lời dặn của thầy thuốc, có thể là lưu ý cho bệnh nhân hoặc ghi ngày đi khám lại, kiểm tra lại.
- Tại mục cuối ghi đầy đủ ngày… tháng… năm… viết giấy (lưu ý phải trùng với ngày… tháng… năm… người bệnh ra viện).
- Tại phần “Trưởng khoa”: Trưởng khoa hoặc Phó trưởng khoa ký tên theo quy chế làm việc của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
- Tại phần “Thủ trưởng đơn vị”: Người đứng đầu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc người được người đứng đầu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh ủy quyền được ký và đóng dấu của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đó.
Lưu ý: Nếu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh chỉ có 01 người có đủ thẩm quyền khám và ký giấy ra viện thì người đó chỉ cần ký và đóng dấu vào phần người thủ trưởng đơn vị.
2. Những trường hợp cần giấy ra viện
Theo quy định các hồ sơ hưởng chế độ ốm đau, thai sản, tai nạn, bệnh nghề nghiệp phải nằm viện đều cần giấy ra viện để xác nhận thời gian.
Căn cứ vào Điều 4, Quyết định 166/QĐ-BHXH ban hành ngày 31/01/ 2019 ban hành quy trình giải quyết hưởng các chế độ BHXH, chi trả các chế độ BHXH, BHTN khi làm hồ sơ hưởng các chế độ đều cần giấy ra viện (hoặc bản sao giấy ra viện):
Hồ sơ hưởng chế độ ốm đau gồm:
- Danh sách 01B-HSB do đơn vị SDLĐ
- Giấy ra viện hoặc bản sao giấy ra viện của người lao động hoặc con của người lao động dưới 7 tuổi.
- Trường hợp chuyển tuyến khám bệnh, chữa bệnh trong quá trình điều trị nội trú thì có thêm bản sao giấy chuyển tuyến hoặc giấy chuyển viện
- Trường hợp cả cha và mẹ đều nghỉ việc chăm con thì giấy chứng nhận nghỉ việc của một trong hai người là bản sao; hoặc giấy ra viện có chỉ định của y, bác sĩ điều trị cho nghỉ thêm sau thời gian điều trị nội trú.
Hồ sơ hưởng chế độ thai sản:
- Danh sách 01B-HSB do đơn vị SDLĐ lập
- Bản sao giấy ra viện của người lao động;
- Trường hợp chuyển tuyến khám bệnh, chữa bệnh trong quá trình điều trị nội trú thì có thêm Bản sao giấy chuyển tuyến hoặc bản sao giấy chuyển viện.
- Lao động nữ sinh con cần Bản sao giấy khai sinh hoặc trích lục khai sinh hoặc bản sao giấy chứng sinh của con.
- Trường hợp con chết sau khi sinh có thêm bản sao giấy chứng tử hoặc trích lục khai tử hoặc bản sao giấy báo tử của con; nếu con chết ngay sau khi sinh mà chưa được cấp giấy chứng sinh thì thay bằng trích sao hoặc tóm tắt hồ sơ bệnh án hoặc giấy ra viện của người mẹ hoặc của lao động nữ mang thai hộ thể hiện con chết.
Giấy ra viện của bệnh nhân cần được ghi đầy đủ và theo đúng quy định của Pháp luật để đảm bảo cung cấp đầy đủ thông tin cho cơ quan chức năng khi làm hồ sơ và thủ tục hưởng chế độ BHXH, hưởng chi trả từ BHYT. Bệnh nhân điều trị nội trú khi ra viện có quyền đòi hỏi giấy ra viện của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
Nếu có những thắc mắc hoặc để được tư vấn về hồ sơ hưởng chế độ bảo hiểm xã hội điện tử, hưởng chi trả từ BHYT vui lòng liên hệ theo 2 đường dây nóng 1900558873 hoặc 1900558872 để được hỗ trợ tốt nhất.
Có thể bạn quan tâm:
- Đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện có được hưởng bảo hiểm y tế không?
- Cách xem bảo hiểm y tế còn hạn hay không
- Khám bảo hiểm y tế khác nơi đăng ký khám chữa bệnh ban đầu hưởng quyền lợi thế nào?
- Kiểm tra hạn bảo hiểm y tế nhanh, chính xác
- Cách gia hạn bảo hiểm y tế online nhanh, thuận tiện
- 2 cách kiểm tra thời hạn bảo hiểm y tế nhanh, chính xác
Từ khóa » Giấy Nhập Viện Mẫu
-
Mẫu Giấy Chứng Nhận Nằm Viện - Luật Hoàng Phi
-
Mẫu Giấy Ra Viện Mới Nhất Và Hướng Dẫn Cách Ghi đúng Chuẩn
-
Mẫu đơn Xin Xác Nhận Nằm Viện, đang điều Trị Tại Bệnh Viện
-
Giấy Xác Nhận Nằm Viện Có Mẫu Như Thế Nào? - Luật Sư X
-
Tải Mẫu Giấy Ra Viện – Luật Toàn Quốc
-
Mẫu Giấy Ra Viện - FTCclaims
-
Mẫu Giấy Ra Viện, Dành Cho Bệnh Nhân
-
Giấy Ra Viện Hợp Lệ để Giải Quyết Chế độ ốm đau Cho Người Lao động
-
Mẫu đơn Xin Xác Nhận Nằm Viện, đang điều Trị Tại Bệnh Viện Mới Nhất.
-
Giấy Ra Viện: Cách Ghi đúng Quy định Và Một Số Lưu ý Quan Trọng
-
Dịch Vụ Làm Giấy Bệnh Viện Giả, Giấy Xuất Viện, Giấy Nhập Viện
-
Mẫu đơn Xin Xác Nhận Nằm Viện, đang điều Trị Tại Bệnh ... - Sàn Kế Toán
-
#1 Mẫu Giấy Xác Nhận Nằm Viện - [Cập Nhật 07/2022]