Giấy ủy Quyền Khi Nào Phải Chứng Thực, Khi Nào Phải Công Chứng

Giấy ủy quyền khi nào phải chứng thực, khi nào phải công chứng?

Theo quy định tại Nghị định 23/2015/NĐ-CP thì Giấy ủy quyền là một trong những giấy tờ được chứng thực. Bên cạnh đó, tại Luật công chứng năm 2014 thì Giấy ủy quyền hay Hợp đồng ủy quyền cũng là một văn bản được công chứng. Để đảm bảo tính pháp lý, giá trị sử dụng của giấy ủy quyền trên thực tế thì giấy ủy quyền phải được lập đúng trình tự, thủ tục và tại cơ quan có thẩm quyền. Vậy trường hợp nào Giấy ủy quyền phải chứng thực, trường hợp nào giấy ủy quyền phải công chứng?

mau giay uy quyen ca nhan thong dung moi nhat
Giấy ủy quyền

Trường hợp phải chứng thực giấy ủy quyền:

Theo quy định tại Điều 14 Thông tư số: 01/2020/TT-BTP  quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị Định số 23/2015/NĐ-CP ngày 16 tháng 02 năm 2015 của chính phủ về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký và chứng thực hợp đồng, giao dịch thì việc chứng thực chữ ký trên Giấy ủy quyền phải đáp ứng các điều kiện sau:

1. Việc ủy quyền theo quy định tại điểm d khoản 4 Điều 24 Nghị định số 23/2015/NĐ-CPthỏa mãn đầy đủ các điều kiện như không có thù lao, không có nghĩa vụ bồi thường của bên được ủy quyền và không liên quan đến việc chuyển quyền sở hữu tài sản, quyền sử dụng bất động sản thì được thực hiện dưới hình thức chứng thực chữ ký trên giấy ủy quyền.

2. Phù hợp với quy định tại khoản 1 Điều này, việc chứng thực chữ ký trên giấy ủy quyền được thực hiện trong các trường hợp sau đây:

a) Ủy quyền về việc nộp hộ, nhận hộ hồ sơ, giấy tờ, trừ trường hợp pháp luật quy định không được ủy quyền;

b) Ủy quyền nhận hộ lương hưu, bưu phẩm, trợ cấp, phụ cấp;

c) Ủy quyền nhờ trông nom nhà cửa;

d) Ủy quyền của thành viên hộ gia đình để vay vốn tại Ngân hàng chính sách xã hội.

Thủ tục chứng thực giấy ủy quyền được thực hiện như sau:

Bước 1: Người yêu cầu chứng thực soạn thảo sẵn Giấy ủy quyền với nội dung không trái quy định của pháp luật

Bước 2: Người yêu cầu chứng thực nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả của UBND xã phường hoặc Phòng tư pháp của quận/huyện để thực hiện thủ tục chứng thực. Kèm theo giấy ủy quyền đã soạn thảo sẵn là CMND của người yêu cầu chứng thực.

Bước 3: Cán bộ tư pháp kiểm tra hồ sơ, chứng kiến người lập giấy ủy quyền trực tiếp ký tên vào giấy ủy quyền, đồng thời soạn thảo lời chứng thực, trình cấp trên ký duyệt.

Bước 4: Cán bộ tư pháp trả hồ sơ đã được chứng thực cho người nộp hồ sơ.

hduq
Hợp đồng ủy quyền

Trường hợp phải công chứng giấy ủy quyền:

Theo quy định tại Khoản 3 Điều 14 Thông tư số: 01/2020/TT-BTP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị Định số 23/2015/NĐ-CP ngày 16 tháng 02 năm 2015 thì đối với việc ủy quyền không thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này thì không được yêu cầu chứng thực chữ ký trên giấy ủy quyền; người yêu cầu chứng thực phải thực hiện các thủ tục theo quy định về chứng thực hợp đồng, giao dịch.

Theo đó, người có yêu cầu Công chứng giấy ủy quyền phải thực hiện thủ tục công chứng theo đúng quy định tại Luật công chứng 2014 để giấy ủy quyền được lập đảm bảo giá trị pháp lý.

Thủ tục công chứng Giấy ủy quyền được thực hiện như sau:

Bước 1: Người yêu cầu công chứng giấy ủy quyền nộp hồ sơ tại Phòng công chứng hoặc Văn phòng công chứng. Hồ sơ gồm có: CMND, sổ hộ khẩu của người ủy quyền; giấy tờ về tài sản (nếu có), giấy xác nhận tình trạng nhân thân… Đồng thời trình bày yêu cầu của mình đối với nội dung trong giấy ủy quyền với Công chứng viên hoặc nhân viên của tổ chức hành nghề công chứng.

Bước 2: Công chứng viên kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ, soạn thảo dự thảo Giấy ủy quyền. Đồng thời cho người ủy quyền đọc lại nội dung dự thảo giấy ủy quyền, hướng dẫn người ủy quyền ký tên, điểm chỉ vào giấy ủy quyền trước mặt Công chứng viên.

Bước 3: Công chứng viên tiến hành công chứng giấy ủy quyền và trả lại hồ sơ đã công chứng cho người nộp hồ sơ.

Các dịch vụ của Công ty Luật 2A trong việc ủy quyền

  • Tư vấn về nội dung giấy ủy quyền, hợp đồng ủy quyền miễn phí qua zalo: 0924 198 299 – 0971 491 595
  • Hỗ trợ khách hàng lập và công chứng hoặc chứng thực giấy ủy quyền tại tổ chức hành nghề công chứng hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
  • Hỗ trợ khách hàng hủy hợp đồng ủy quyền, giấy ủy quyền đã lập.
  • Tham gia hỗ trợ khách hàng giải quyết các tranh chấp tại Tòa án liên quan đến hợp đồng ủy quyền hoặc giấy ủy quyền.

Để được tư vấn pháp luật miễn phí và sử dụng dịch vụ của Công ty Luật 2A, Quý khách hàng vui lòng liên hệ với Công ty Luật 2A theo thông tin dưới đây:

Công ty Luật 2A.

Địa chỉ: 26 đường T, Trung tâm hành chính Dĩ An, phường Dĩ An, thành phố Dĩ An, tỉnh Bình Dương.

Tổng đài tư vấn pháp luật miễn phí: 0924 198 299 – 0971 491 595

Zalo: 0924 198 299 – 0971 491 595

Facebook: Luật sư Bình Dương – thành phố Hồ Chí Minh

Trân trọng cảm ơn!

0 0 đánh giáĐánh giá bài viết

Từ khóa » Các Loại ủy Quyền Phải Công Chứng