Uỷ Quyền Là Gì Giấy ủy Quyền Và Hợp đồng ủy Quyền Quy định Như ...

Lĩnh vựcTất cảBảo hiểm - Lao độngCông chứngDân sựĐất đaiDịch vụ hỗ trợ Doanh nghiệpHình sựHôn nhân gia đìnhKế toán - ThuếKinh doanh - Thương mạiLao độngLĩnh vực khácPháp luật Khởi nghiệpPháp luật và cuộc sốngPháp luật và kinh doanhPháp luật và Sự kiệnSở hữu trí tuệTin nội bộ - Tuyển dụngĐầu tưDoanh nghiệpTư vấn pháp luậtVề chúng tôiGiấy phépTra cứu luật Tìm kiếmUỷ quyền là gì? Giấy ủy quyền và Hợp đồng ủy quyền quy định như thế nào? Tổng đài tư vấn pháp luật 02466565366

Ủy quyền là gì? Giấy ủy quyền và Hợp đồng ủy quyền được quy định như thế nào? Khi nào sử dụng giấy ủy quyền và khi nào sử dụng hợp đồng ủy quyền. LawKey sẽ cùng bạn đọc giải đáp vấn đề này

Ủy quyền là gì

Ủy quyền (UQ) là một trong hai hình thức đại diện theo quy định của pháp luật được ghi nhận tại 135 Bộ luật dân sự 2015. Tại Điều 135 quy định“Quyền đại diện được xác lập theo ủy quyền giữa người được đại diện và người đại diện (sau đây gọi là đại diện theo ủy quyền); theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, theo điều lệ của pháp nhân hoặc theo quy định của pháp luật (sau đây gọi chung là đại diện theo pháp luật.

Ví dụ, Khi thực hiện thủ tục thành lập doanh nghiệp mới, người thành lập doanh nghiệp do không hiểu biết về mặt pháp lý hoặc do không nắm rõ các quy định pháp luật có liên quan có thể ủy quyền cho cá nhân hoặc tổ chức có kinh nghiệm đại diện thực hiện thay cho mình.

Giay-uy-quyen-hop-dong-uy-quyen

Giấy ủy quyền và hợp đồng ủy quyền

Quy định về hình thức ủy quyền: Giấy ủy quyền và Hợp đồng ủy quyền

Hình thức uỷ quyền theo khoản 2 Điều 142 Bộ luật dân sự 2005 “do các bên thoả thuận, trừ trường hợp pháp luật quy định việc uỷ quyền phải được lập thành văn bản”. Tuy nhiên, Bộ luật dân sự 2015 đã không còn quy định về vấn đề này. Hình thức ủy quyền chỉ còn tìm thấy gián tiếp tại khoản 1 Điều 140 về thời hạn đại diện “1.Thời hạn đại diện được xác định theo văn bản ủy quyền, theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền, theo điều lệ của pháp nhân hoặc theo quy định của pháp luật.

Theo Điều 140 trên, pháp luật vẫn ghi nhận hình thức ủy quyền bằng văn bản nhưng cũng không quy định việc ủy quyền không được thể hiện bằng hình thức khác.

Đối với hình thức ủy quyền bằng văn bản, trong thực tế vấn đề còn nhiều tranh cãi và cần bàn luận là khi nào thể hiện dưới hình thức Giấy ủy quyền và khi nào là Hợp đồng ủy quyền.

Hình thức Giấy ủy quyền

Tuy cả Bộ luật dân sự 2005 và Bộ luật dân sự 2015 đều không có điều khoản hay quy định cụ thể nào về hình thức Giấy ủy quyền. Nhưng thuật ngữ “Giấy ủy quyền” lại được ghi nhận tại nhiều văn bản pháp luật khác.

Ví dụ  tại Điều 107 Luật sở hữu trí tuệ 2005, sửa đổi bổ sung 2009 “Việc uỷ quyền tiến hành các thủ tục liên quan đến việc xác lập, duy trì, gia hạn, sửa đổi, chấm dứt, huỷ bỏ hiệu lực văn bằng bảo hộ phải được lập thành giấy uỷ quyền”. Vì vậy chủ sở hữu thực hiện thủ tục đăng ký nhãn hiệu và quyền sở hữu trí tuệ khác có thể ủy quyền cho người khác thực hiện thay bằng giấy ủy quyền. 

Thuật ngữ “Giấy ủy quyền” cũng được ghi nhận tại khoản 5 Điều 9 Thông tư số 15/2014/TT-BCA về đăng ký xe “Người được ủy quyền đến đăng ký xe phải xuất trình Chứng minh nhân dân của mình; nộp giấy ủy quyền có chứng thực của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn hoặc xác nhận của cơ quan, đơn vị công tác”.

Tại Điểm d Khoản 4 Điều 24 Nghị định 23/2015/NĐ-CP về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký và chứng thực hợp đồng, giao dịch cũng quy định “Chứng thực chữ ký trong Giấy ủy quyền đối với trường hợp ủy quyền không có thù lao, không có nghĩa vụ bồi thường của bên được ủy quyền và không liên quan đến việc chuyển quyền sở hữu tài sản, quyền sử dụng bất động sản“.

Xem thêm: Công chứng văn bản ủy quyền như thế nào

Hình thức Hợp đồng ủy quyền 

Hợp đồng ủy quyền được ghi nhận tại Mục 12 Chương XVIII, phần thứ ba Bộ luật dân sự 2005 và tiếp tục được ghi nhận tại Mục 13 Chương XVI, phần thứ ba Bộ luật dân sự 2015. Hợp đồng ủy quyền được định nghĩa là sự thoả thuận giữa các bên, theo đó bên được ủy quyền có nghĩa vụ thực hiện công việc nhân danh bên ủy quyền. Bên uỷ quyền chỉ phải trả thù lao, nếu có thoả thuận hoặc pháp luật có quy định.

Khi nào sử dụng giấy ủy quyền và hợp đồng ủy quyền

Như trên đã phân tích, cả hai hình thức ủy quyền  bằng văn bản đều được pháp luật ghi nhận. Tuy nhiên, cần căn cứ cụ thể vào đối tượng công việc ủy quyền để xác định đúng hình thức ủy quyền. Vì có những công việc khi ủy quyền, pháp luật quy định phải lập thành Hợp đồng ủy quyền và khi đó Bên ủy quyền và bên được ủy quyền phải tuân thủ hình thức này.

Ví dụ: Việc ủy quyền quản lý nhà ở theo quy định tại khoản 2 Điều 155 Luật nhà ở 2014 quy định “2. Nội dung, thời hạn ủy quyền quản lý, sử dụng nhà ở do các bên thỏa thuận và được ghi trong hợp đồng ủy quyền; nếu các bên không có thỏa thuận về thời hạn ủy quyền thì hợp đồng ủy quyền có hiệu lực 01 năm, kể từ ngày ký hợp đồng ủy quyền”.

Việc sử dụng Giấy ủy quyền phải dựa trên quy định tại điểm d khoản 4 Điều 24 Nghị định 23/2015/NĐ-CP và Điều 14 Thông tư 01/2020/TT-BTP. Cụ thể “Việc ủy quyền theo quy định tại điểm d khoản 4 Điều 24 Nghị định số 23/2015/NĐ-CP thỏa mãn đầy đủ các điều kiện như không có thù lao, không có nghĩa vụ bồi thường của bên được ủy quyền và không liên quan đến việc chuyển quyền sở hữu tài sản, quyền sử dụng bất động sản thì được thực hiện dưới hình thức chứng thực chữ ký trên giấy ủy quyền.

Phù hợp với quy định trên, việc chứng thực chữ ký trên giấy ủy quyền được thực hiện trong các trường hợp sau đây:

  • Ủy quyền về việc nộp hộ, nhận hộ hồ sơ, giấy tờ, trừ trường hợp pháp luật quy định không được ủy quyền;
  • Ủy quyền nhận hộ lương hưu, bưu phẩm, trợ cấp, phụ cấp;
  • Ủy quyền nhờ trông nom nhà cửa;
  • Ủy quyền của thành viên hộ gia đình để vay vốn tại Ngân hàng chính sách xã hội.
  • Đối với việc ủy quyền không thuộc một trong các trường hợp quy định trên thì không được yêu cầu chứng thực chữ ký trên giấy ủy quyền; người yêu cầu chứng thực phải thực hiện các thủ tục theo quy định về chứng thực hợp đồng, giao dịch.

Xem thêm: Người đại diện có được tự mình thực hiện công việc đã ủy quyền lại

Trên đây là một số quy định của pháp luật về vấn đề ủy quyền, giấy uỷ quyền và hợp đồng uỷ quyền LawKey gửi đến bạn đọc. Nếu có vấn đề gì mà Bạn đọc chưa hiểu rõ hãy liên hệ với LawKey theo thông tin trên Website để được giải đáp.

Tổng đài tư vấn pháp luật 02466565366

BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN MỤC Dân sự

Phân loại giao dịch dân sự theo quy định của Bộ luật dân sự 2015

Phân loại giao dịch dân sự theo quy định của Bộ luật dân sự 2015

Phân loại giao dịch dân sự theo quy định của Bộ luật dân sự 2015 được hiểu như thế nào? Cùng Lawkey tìm hiểu nội dung [...]

  • Quyền về lối đi qua bất động sản liền kề theo quy định Bộ luật dân sự mới nhất
  • Thời hạn đại diện quy định trong Bộ luật dân sự 2015
  • Chủ thể của hợp đồng dịch vụ theo quy định của pháp luật
Có phải hủy hợp đồng đặt cọc mới được bán nhà cho người khác?

Có phải hủy hợp đồng đặt cọc mới được bán nhà cho người khác?

Việc đặt cọc khi mua nhà giúp tạo niềm tin mua, bán cho cả người mua và người bán. Vậy có phải hủy hợp đồng đặt [...]

  • Công chức bị phạt án treo có bị kỷ luật buộc thôi việc không?
  • Lừa ký tên vào giấy trắng, nội dung sau đó có hiệu lực không?
  • Quy định của pháp luật về hợp đồng cho thuê quyền sử dụng đất

Lọc kết quả

  • Dịch vụ (0)
  • Hỏi đáp - Kiến thức (481)

Điền email để nhận bài tư vấn pháp luật hữu ích

Email

Tin mới nhất

  • 08 trường hợp không được sang tên Sổ đỏ theo Luật Đất đai 2024?

    08 trường hợp không được sang tên Sổ đỏ theo Luật Đất đai 2024?

  • Năm 2024, phải sang tên sổ đỏ trong 30 ngày khi mua bán nhà đất?

    Năm 2024, phải sang tên sổ đỏ trong 30 ngày khi mua bán nhà đất?

  • Các quy định cần biết khi giải quyết tranh chấp đất đai và nhà ở

    Các quy định cần biết khi giải quyết tranh chấp đất đai và nhà ở

  • Giá đất để tính ghi nợ tiền sử dụng đất là gì?

    Giá đất để tính ghi nợ tiền sử dụng đất là gì?

  • Thời điểm ghi nợ tiền sử dụng đất

    Thời điểm ghi nợ tiền sử dụng đất

Pháp luật Khởi nghiệp

  • Cách đặt tên công ty đẹp chuẩn theo quy định pháp luật
  • Tư vấn thành lập công ty doanh nghiệp trọn gói giá rẻ
  • Dịch vụ thành lập công ty tại Hà Nội giá rẻ Uy tín năm 2024
  • Dịch vụ đăng ký nhãn hiệu thương hiệu logo độc quyền năm 2024
  • Dịch vụ kế toán thuế trọn gói giá rẻ Uy tín cho doanh nghiệp 2024
  • Dịch vụ thành lập công ty Uy tín Trọn Gói Giá rẻ
  • 04 vi phạm về thành lập doanh nghiệp và mức xử phạt
  • Hồ sơ Thủ tục thành lập Công ty cổ phần theo quy định

Pháp luật và cuộc sống

  • Hợp đồng thuê nhà ở còn hiệu lực không khi chủ sở hữu nhà ở chết?
  • Xử lý người có hành vi quấy rối tình dục đối với người trưởng thành thế nào?
  • Có những trường hợp nào công chức bị buộc thôi việc?
  • Các hành vi vi phạm làm sai lệch hoặc hủy hoại di sản văn hóa
  • Xử lý hành vi trục lợi tiền từ thiện như thế nào? 
  • 09 quyền của chủ sở hữu nhà ở theo Luật Nhà ở 2023
  • Người giám hộ đương nhiên của người chưa thành niên 2024
  • Hồ sơ đăng ký thường trú năm 2024 mới nhất

Pháp luật và kinh doanh

  • Cách đặt tên công ty đẹp chuẩn theo quy định pháp luật
  • Tư vấn thành lập công ty doanh nghiệp trọn gói giá rẻ
  • Dịch vụ thành lập công ty tại Hà Nội giá rẻ Uy tín năm 2024
  • Dịch vụ thành lập công ty tại Hải Phòng Uy tín nhanh nhất
  • Dịch vụ đăng ký nhãn hiệu thương hiệu logo độc quyền năm 2024
  • Dịch vụ thành lập công ty Uy tín Trọn Gói Giá rẻ
  • Thủ tục giấy phép bán rượu tiêu dùng tại chỗ theo quy định mới nhất
  • Chuyển nhượng vốn góp Công ty TNHH hai thành viên trở lên
Khách hàng nói về chúng tôiTôi rất hài lòng về chất lượng dịch vụ tại LawKey - Chìa khóa pháp luật. Các bạn là đội ngũ luật sư, chuyên gia kế toán và tư vấn viên nhiệt thành, đầy bản lĩnh với nghề nghiệp. Chúc các bạn phát đạt hơn nữa trong tương lai.

Anh Toản - CTO Công ty CP công nghệ phân phối Flanet

Đống Đa, Hà NộiMình cảm ơn đội ngũ công ty luật và dịch vụ kế toán LawKey về độ nhiệt tình và tốc độ làm việc. Tôi rất an tâm và tin tưởng khi làm việc với LawKey, đặc biệt là được chủ tịch Hà trực tiếp tư vấn. Chúc các bạn phát triển thịnh vượng và đột phá hơn nữa.

Mr Tô - Founder & CEO MengCha Utd

Đống Đa, Hà NộiTôi đã trải nghiệm nhiều dịch vụ luật sư trong quá trình kinh doanh của mình, nhưng thực sự an tâm và hài lòng khi làm bắt đầu làm việc với các bạn LawKey: Các bạn trẻ làm việc rất Nhanh - Chuẩn - Chính xác - Hiệu quả - Đáng tin cậy.

Mr Tiến - Founder & CEO SATC JSC

Ba Đình, Hà NộiTừ khi khởi nghiệp đến nay gần 30 năm, tôi sử dụng rất nhiều dịch vụ tư vấn luật, tôi đặc biệt hài lòng với dịch vụ mà LawKey cung cấp cho IDJ Group. Chúc cho LawKey ngày càng phát triển và là đối tác quan trọng lâu dài của IDJ Group.

Mr Trần Trọng Hiếu - Chủ tịch IDJ Group

Hà Nội - Việt NamThay mặt Công ty Dương Cafe, tôi xin chân thành cảm ơn đội ngũ luật sư, kế toán của LawKey. Thực sự yên tâm khi sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật và kế toán thuế bên các bạn. Chúc các bạn phát triển hơn, phục vụ tốt hơn cho cộng đồng doanh nghiệp.

Mr Dương - CEO Dương Cafe

Hà NộiTại LawKey, đội ngũ của các bạn rất chuyên nghiệp. Các bạn không chỉ cho thấy sự thân thiện mà còn chủ động tìm hiểu giúp đỡ tôi trong công việc. Tôi tin tưởng dịch vụ luật và kế toán của các bạn.

Mr Hưng - CEO Tư vấn du học Bạn Đồng Hành

Việt NamKhách hàng tiêu biểu Ngọc Long Food Dương Cafe H&H IDJ-GROUP Điều hoà York Điều hoà Hisense Điện thoại Hotline

Từ khóa » Các Loại ủy Quyền Phải Công Chứng