Giấy Xin Nghỉ Hưởng Chế độ ốm đau Khi điều Trị Bệnh Dài Ngày
Có thể bạn quan tâm
Giấy xin nghỉ hưởng chế độ ốm đau
Tôi có thắc mắc về vấn đề Giấy xin nghỉ hưởng chế độ ốm đau khi điều trị bệnh dài ngày sau: Tôi đang làm việc tại thành phố Hồ Chí Minh. Năm 2021 khi điều trị bệnh dài ngày có được sử dụng giấy nghỉ ốm để hưởng chế độ bảo hiểm hay không ạ? Bệnh viện quận có thể cho giấy xin nghỉ hưởng chế độ ốm bệnh dài ngày tối đa bao nhiêu ngày ạ? Mong tư vấn giúp tôi trường hợp này, tôi xin chân thành cảm ơn!
- Chế độ bảo hiểm cho người bị bệnh dài ngày
- Mức hưởng chế độ ốm đau do bệnh dài ngày khi có ngày lẻ
- Có được chấm dứt hợp đồng lao động khi đang nghỉ bệnh dài ngày?
Tư vấn bảo hiểm xã hội:
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới Tổng đài tư vấn. Với câu hỏi Giấy xin nghỉ hưởng chế độ ốm đau khi điều trị bệnh dài ngày của bạn, chúng tôi xin trả lời cho bạn như sau:
Căn cứ theo quy định tại Điều 100 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 về Giấy xin nghỉ hưởng chế độ ốm đau khi điều trị bệnh dài ngày:
” 1. Bản chính hoặc bản sao giấy ra viện đối với người lao động hoặc con của người lao động điều trị nội trú. Trường hợp người lao động hoặc con của người lao động điều trị ngoại trú phải có giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội.
2. Trường hợp người lao động hoặc con của người lao động khám bệnh, chữa bệnh ở nước ngoài thì hồ sơ quy định tại khoản 1 Điều này được thay bằng bản dịch tiếng Việt của giấy khám bệnh, chữa bệnh do cơ sở khám bệnh, chữa bệnh ở nước ngoài cấp.
3. Danh sách người lao động nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau do người sử dụng lao động lập.
4. Bộ trưởng Bộ Y tế quy định mẫu, trình tự, thẩm quyền cấp giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội, giấy ra viện và các mẫu giấy quy định tại các điểm c, d và đ khoản 1 Điều 101 của Luật này.”
Như vậy, theo quy định trên và Điều 8 Quyết định 166/QĐ-BHXH quy định về hồ sơ hưởng chế độ ốm đau như sau:
– Nếu điều trị nội trú: Giấy ra viện (bản chính);
– Nếu điều trị ngoại trú: Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH C65-HD (bản chính).
Tuy nhiên, đối với khu vực thành phố Hồ Chí Minh, theo quy định tại Công văn 3076/BHXH-CĐ có quy định như sau:
” Từ ngày 01/01/2017, không giải quyết hưởng trợ cấp ốm đau, thai sản đối với những người có Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH theo mẫu C65-HD cũ được cấp sau ngày 31/12/2016. Những trường hợp được cấp trước ngày 01/01/2017 theo mẫu cũ vẫn được giải quyết.
Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH theo mẫu mới (mẫu GCN) được cấp cho người lao động từ ngày 01/01/2017 có 2 loại gồm: GCN1 và GCN2. “
Do đó, tại thành phố Hồ Chí Minh thì từ tháng 1/2017 thì sẽ sử dụng giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội theo mẫu mới (mẫu GCN1 và GCN2) để giải quyết chế độ ốm đau cho người lao động.
Tư vấn bảo hiểm xã hội trực tuyến 24/7: 1900 6172
Về mức hưởng, theo quy định tại khoản 2 Điều 26 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 về thời gian hưởng chế độ ốm đau
” 2. Người lao động nghỉ việc do mắc bệnh thuộc Danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày do Bộ Y tế ban hành thì được hưởng chế độ ốm đau như sau:
a) Tối đa 180 ngày tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần;
b) Hết thời hạn hưởng chế độ ốm đau quy định tại điểm a khoản này mà vẫn tiếp tục điều trị thì được hưởng tiếp chế độ ốm đau với mức thấp hơn nhưng thời gian hưởng tối đa bằng thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội.”
Như vậy, thời gian hưởng chế độ ốm đau khi mắc bệnh dài ngày tối đa là 180 ngày/năm. Nếu hết thời hạn hưởng chế độ ốm đau quy định tại điểm a khoản này mà vẫn tiếp tục điều trị thì được hưởng tiếp chế độ ốm đau với mức thấp hơn nhưng thời gian hưởng tối đa bằng thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội.
Tuy nhiên, nguyên tắc cấp giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội phải phù hợp với khoản 1 Điều 23 Thông tư 46/2016/TT-BYT như sau:
“Điều 23. Nguyên tắc cấp giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội
1. Việc cấp giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội phải đáp ứng các yêu cầu sau:
a) Được thực hiện bởi cơ quan có thẩm quyền quy định tại Điều 23 Thông tư này;
b) Phù hợp với phạm vi hoạt động chuyên môn của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nơi cấp giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt;
c) Phù hợp với tình trạng sức khỏe của người bệnh và hướng dẫn chuyên môn của Bộ Y tế”.
Như vậy, hiện nay cơ sở y tế nói chung và bệnh viện huyện nói riêng cấp giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội căn cứ vào phạm vi chuyên môn và tình trạng sức khỏe của người bệnh mà không có quy định cụ thể về thời gian cấp tối đa.
Bạn có thể tham khảo thêm vấn đề Giấy xin nghỉ hưởng chế độ ốm đau khi điều trị bệnh dài ngày tại bài viết:
Hồ sơ hưởng chế độ ốm đau bệnh dài ngày
Mức hưởng chế độ ốm đau dài ngày hàng tháng
Trong quá trình giải quyết nếu còn vấn đề thắc mắc về Giấy xin nghỉ hưởng chế độ ốm đau khi điều trị bệnh dài ngày vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được tư vấn, giải đáp trực tiếp.
Xem thêm:- Quy định về việc cấp thẻ BHYT trong thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp
- Ốm đau dài ngày có được cấp bảo hiểm y tế miễn phí
- Cách điền tờ khai theo mẫu mới để giải quyết chế độ thai sản khi đi khám thai
- Đối tượng hộ nghèo có được hưởng chi phí vận chuyển khi đi cấp cứu?
- Thời gian nghỉ thai sản có phải đóng loại bảo hiểm nào không?
Từ khóa » đơn Xin Nghỉ ốm Dài Hạn
-
Mẫu đơn Xin Nghỉ ốm Dài Hạn - ViecLamVui
-
Mẫu đơn Xin Nghỉ ốm 2022
-
Mẫu đơn Xin Nghỉ ốm Hưởng Bảo Hiểm Xã Hội - Luật Hoàng Phi
-
Mẫu đơn Xin Nghỉ Phép đi Chữa Bệnh 2022 - Luật Sư X
-
Đơn Xin Nghỉ ốm Mới Nhất Năm 2022 - Tải Xuống Và Xem Trước
-
Mẫu Đơn Xin Nghỉ ốm Làm Sếp Siêu Lòng Nhất - LuatVietnam
-
Đã Nghỉ Hết Chế độ ốm đau, Giải Quyết Thế Nào? - Hỏi đáp
-
Chế độ ốm đau Dài Ngày Cho Người Lao động
-
Cách Xin Nghỉ ốm đột Xuất Không Mất Lòng Sếp Thế Nào?
-
Mẫu đơn Xin Nghỉ ốm Dài Ngày - 123doc
-
Nghỉ ốm Dài Ngày Là Bao Nhiêu Ngày?
-
Chế độ ốm đau - Thư Viện Pháp Luật
-
Mẫu đơn Xin Nghỉ ốm - Blog Thú Vị