Mẫu Đơn Xin Nghỉ ốm Làm Sếp Siêu Lòng Nhất - LuatVietnam

https://cms.luatvietnam.vn/uploaded/Others/2019/04/08/Mau-Don-xin-nghi-om_0804140540.doc Ốm đau, bệnh tật là bất khả kháng dù không một ai mong muốn điều đó xảy đến với mình. Tuy nhiên, để đảm bảo quyền lợi cho mình, trong một số trường hợp, người lao động muốn nghỉ ốm vẫn phải có đơn có sự đồng ý của người sử dụng lao động.

Mẫu Đơn xin nghỉ ốm mới nhất

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc -------***-------

ĐƠN XIN NGHỈ ỐM

Kính gửi: - Ban Giám đốc Công ty (1)......................................

- Trưởng phòng Hành chính Nhân sự (2 - Trưởng phòng (3)................................................

Tên tôi là: ........................................................... Nam/nữ:.........................

Ngày, tháng, năm sinh:............................................................................... Quê quán (4): ………………………………...................................................

Địa chỉ thường trú (5): .................................................................................

Đơn vị công tác (6): ................................................. Chức vụ (7): ...............

Điện thoại liên hệ khi cần (8): .....................................................................

Do (9) ………....………………………………………………………………….

Nay tôi làm đơn này kính đề nghị Ban Giám đốc Công ty cho tôi được nghỉ ốm từ ngày......tháng ...... năm....... đến ngày......tháng ...... năm.......

Tôi đã bàn giao công việc trong thời gian nghỉ ốm lại cho ông (bà) (10):………………………………………. là đồng nghiệp của tôi. Ông (bà) (11) ................................ sẽ thay tôi hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Tôi xin hứa sẽ cập nhật đầy đủ nội dung công tác trong thời gian vắng mặt. Kính mong công ty xem xét chấp thuận.

Tôi xin chân thành cảm ơn.

........,ngày…..tháng.....năm.......

Giám Đốc (Duyệt)

TP Hành chính Nhân sự

(Xác nhận)

Người quản lý (Nêu ý kiến cụ thể, ký, ghi rõ họ tên)

Người làm đơn (Ký, ghi rõ họ tên)

Hướng dẫn viết Đơn xin nghỉ ốm

(1) Phụ thuộc vào nơi người lao động làm việc: công ty, cơ quan, đơn vị, tổ chức,…

(2) Người lao động nên nắm rõ cơ cấu tổ chức của cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp mình để ghi chính xác bộ phận quản lý nhân sự có thẩm quyền.

(3) Bộ phận, đơn vị quản lý trực tiếp người lao động.

(4) Ghi cụ thể xã/phường/thị trấn, quận/huyện, tỉnh/thành phố.

(5) Ghi cụ thể nơi đăng ký thường trú, tạm trú theo xã/phường/ thị trấn, quận/huyện, tỉnh/thành phố.

(6) Nơi người lao động làm việc: phòng, ban, bộ phận, nhóm…

(7) Chức danh, chức vụ người lao động đảm nhiệm trong cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp.

(8) Số điện thoại của chính người lao động xin nghỉ ốm, hoặc có thể là số điện thoại của người thân chăm sóc người lao động khi ốm đau. Trường hợp này bổ sung thêm thông tin của người đó về tên, mối quan hệ.

(9) Nêu chi tiết lý do dẫn đến việc xin nghỉ ốm, có thể do thay đổi thời tiết, do bệnh cũ tái phát hoặc theo chỉ định của bác sĩ,…

(10) (11) Ghi rõ họ tên, chức vụ của người đảm nhiệm phần việc trong thời gian người lao động nghỉ ốm.

Chế độ cho người lao động nghỉ ốm

Tùy thuộc vào chế độ chính sách của mỗi cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp mà người lao động có thể được hưởng những quyền lợi nhất định khi bị ốm.

Với những doanh nghiệp có chế độ phúc lợi tốt, trong thời gian nghỉ ốm, người lao động không chỉ được động viên thăm hỏi bằng tinh thần mà còn được hỗ trợ bằng vật chất.

Ngoài các chế độ từ người sử dụng lao động, người lao động tham gia BHXH còn được hưởng chế độ ốm đau khi:

- Bị ốm đau, tai nạn mà không phải là tai nạn lao động phải nghỉ việc và có xác nhận của cơ sở khám, chữa bệnh có thẩm quyền, ngoại trừ trường hợp tự huỷ hoại sức khoẻ, do say rượu hoặc sử dụng chất ma túy, tiền chất ma túy;

- Phải nghỉ việc để chăm sóc con dưới 07 tuổi bị ốm đau và có xác nhận của cơ sở khám, chữa bệnh có thẩm quyền.

(Điều 25 Luật BHXH hiện hành)

Theo đó, tùy thuộc vào thời gian tham gia BHXH và điều kiện làm việc, người lao động sẽ được nghỉ ốm từ 30 đến 70 ngày. Trường hợp mắc bệnh cần chữa trị dài ngày thì được nghỉ nhiều nhất 180 ngày, nếu hết thời gian này vẫn tiếp tục điều trị thì được nghỉ tối đa bằng thời gian đã đóng BHXH.

Trong thời gian nghỉ ốm này, người lao động được hưởng chế độ với mức hưởng hàng tháng bằng 75% mức tiền lương đóng BHXH của tháng liền kề trước khi nghỉ.

(Điều 27 và Điều 28 Luật Bảo hiểm xã hội 2014)

Thủ tục hưởng chế độ khi nghỉ ốm

Ngay sau khi khỏi bệnh, trong vòng 45 ngày kể từ ngày trở lại làm việc, người lao động nộp hồ sơ gồm các giấy tờ sau cho người sử dụng lao động để giải quyết chế độ:

- Giấy ra viện nếu điều trị nội trú;

- Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH nếu điều trị ngoại trú;

- Giấy khám, chữa bệnh dịch ra tiếng Việt nếu khám, chữa bệnh ở nước ngoài.

(Điều 100 Luật Bảo hiểm xã hội 2014)

Trên đây là Mẫu Đơn xin nghỉ ốm dễ làm sếp siêu lòng nhất với những thông tin hữu ích về chế độ quyền lợi dành cho người ốm do LuatVietnam cung cấp. https://cms.luatvietnam.vn/uploaded/Others/2019/04/08/Mau-Don-xin-nghi-om_0804140540.doc

Để tham khảo thêm các mẫu đơn khác, bạn đọc có thể xem chi tiết tại đây.

Thùy LinhXem thêm

  • Tiền lương của người lao động nghỉ ốm và đi làm cùng một ngày
  • Nghỉ không lương trên 14 ngày vẫn hưởng chế độ ốm đau
  • Năm 2018, nghỉ ốm đau có được hưởng lương?
  • Ốm đau từ 14 ngày không phải đóng BHYT

Từ khóa » đơn Xin Nghỉ ốm Dài Hạn