Giếng Làng | .vn
Có thể bạn quan tâm
Ngoài ra, tên giếng còn có thể phân loại giếng về cấu tạo, hình dáng như giếng tròn, giếng bán nguyệt, giếng thùng… Chỉ chất liệu quanh giếng có giếng đất, giếng đá, giếng gạch, giếng bê tông… Về khoảng cách có giếng đồng (ở ngoài đồng), giếng núi (ở trên hoặc trong hang núi), giếng khơi…
Dù tên tiếng là gì và vị trí ở đâu thì những giếng ấy phải có nguồn nước trong và sạch, phục vụ việc sinh hoạt của mọi người, mọi gia đình. Vì tầm quan trọng của nước giếng mà xưa các cụ đào giếng phải tính toán rất cẩn trọng. Các cụ xem địa lý, phong thủy nơi đặt giếng. Theo kinh nghiệm của người xưa, người ta chú ý đến mạch nước ngầm nơi đặt giếng. Mạch nước ấy có lưu liên không, có tuôn chảy dồi dào quanh năm suốt tháng hay không? Mạch nước ấy phải trong mát, ngọt ngào, không đục, không mặn, không chua chát, không có mùi hôi mới là nước giếng tốt.
Giếng làng là tim mạch, là nguồn sống của cả làng, nó là tài sản vô cùng quý giá của một cộng đồng. Chẳng may giếng làng bị đứt mạch cạn nước, chỉ cần dăm, ba ngày dân làng đã xôn xao, lo lắng. Nên trước ngày khơi giếng, thường làng phải biện lễ cúng thổ địa, thần linh phù hộ. Ngoài ra, giếng làng phải ở xa những nơi úng thụt, tăm tối, mất vệ sinh. Nơi giếng làng cần tôn tạo để cao ráo, thoáng mát, gần trung tâm cộng đồng và bản thân giếng làng là một trong những không gian văn hóa quan trọng của làng.
Có nhiều nơi, cùng một làng mà có nhiều người con gái đẹp nước da trắng ngần, các xóm khác lại không. Người ta đồn rằng, do ăn nước xóm nên có nước da đẹp. Hay nhiều người mắt toét hoặc trẻ con bụng ỏng đít beo (dạng suy dinh dưỡng), các cụ cũng đổ tại nước giếng đấy thôi. Còn có hiện tượng cùng một làng, mà hai xóm kề nhau lại có tiếng nói, âm sắc nặng nhẹ khác nhau. Người ta cũng cho rằng tại nước giếng đó mà. Chẳng rõ thực hư thế nào, xem ra nước giếng thật hết sức quan trọng, liên quan nhiều đến sức khỏe và tâm linh của con người.
Do nước giếng làng quan trọng và quý giá như vậy, nên ngày xưa, khi chưa có nguồn nước máy, ít có phương tiện dự trữ nước mưa, nhiều làng ở xa sông suối, nước ăn uống chủ yếu nhờ vào nước giếng. Do vậy, mọi người phải có ý thức sử dụng nước giếng tiết kiệm. Người ta không thể dùng nước giếng để tắm, giặt, rửa ráy… những việc đó đã có nước đồng, nước sông, nước ao hồ. Chẳng ai bảo ai, từ trẻ con đến người lớn, ai cũng không dám xuống giếng rửa chân tay, mặt mũi, dụng cụ lao động; muốn dùng phải múc nước giếng ra xa. Hơn nữa, nước giếng cũng là nguồn nước chính dùng trong việc thờ cúng tổ tiên, thần thánh, nên việc giữ cho nước giếng luôn trong sạch trở thành trách nhiệm của mọi cá nhân và cả cộng đồng. Nhiều làng có ghi những điều khoản bảo vệ giếng trong hương ước. Đây cũng là nếp sống văn hóa bao quanh giếng của một làng cụ thể. Nhất là khi hạn hán, nước giếng có làng trơ đáy, dân phải chạy vạy sang làng khác xin nước. Hay khi trái gió trở trời, nước một số giếng vẩn đục, đổi màu… nhiều cư dân ở đó đã lý giải theo kiểu thần thánh hóa sự vật, thế nên mới có câu chuyện về những thần giếng hay giếng làng có ma.
Coi giếng có thần, nên không ít trai gái trong làng yêu thương nhau say đắm đã ra giếng làng mà hẹn hò, thề thốt với nhau giữ trọn tình chung thủy.
"Nguyện cùng trước giếng sau chùa,
Trăm năm giữ vẹn chát chua chẳng nề."
Cũng vì cho giếng có long mạch, địa mạch nên dân làng hay dòng họ nào đó cho rằng "động" ở đâu đó có hại cho mình liền đào hoặc lấp giếng để ngăn chặn những điều chẳng lành. Người ta gọi đó là những giếng "yểm".
Giếng làng đã là cảm hứng, đề tài của thi ca:
"Nhớ hôm bên giếng chàng ơi,
Chàng đưa mắt liếc, khiến em rơi cái gầu"
Rồi: "Nguyền cùng trước giếng sau chùa
Không yêu ta cũng bỏ bùa cho yêu"
Hay: "Đêm khuya trăng tắt, sao mờ
Ra ngồi bên giếng đợi chờ người thương"
Và rồi giếng cũng được chứng kiến cả những mối tình éo le, lầm lỡ, giang dở:
"Tưởng giếng sâu nối sợi dây dài
Hay đâu giếng cạn tiếc hoài sợi dây"
Mặt giếng tròn vạnh, trong sáng như mặt gương soi bóng bao nét mặt thân quen. Trước nhất là những cô gái làng thường soi mái tóc suôn dài, mềm mại, thoang thoảng hương bồ kết, bồng bềnh mơn man trước gió. Gương mặt thiếu nữ trở nên dịu hiền, huyền ảo, lung linh những mộng mơ, khiến bao chàng trai phải siêu lòng, mê đắm.
Ngoài ra, giếng làng còn là nơi các cụ già thường ngồi chơi, ngắm cảnh, hóng mát. trò chuyện với nhau về mùa màng, đình đám và cả chuyện nhân tình thế thái gần xa. Còn trẻ nhỏ, chiều mát cũng rủ nhau ra chơi đùa, chạy nhảy, đánh cù, đánh đáo, thả diều quanh giếng làng… thật vui nhộn. Nhiều giếng làng lại ở vị trí bên gốc đa, bên đình, chùa, góp phần làm nên một không gian văn hóa có sức hấp dẫn đặc biệt đối với mọi tầng lớp, mọi thế hệ của làng.
Đất nước, làng quê đang chuyển mình đi lên công nghiệp hóa, hiện đại hóa, nước máy sẽ dần thay thế nước mưa, nước giếng nhưng chắc chắn nước giếng vẫn còn nhiều tác dụng dài lâu, nhất là ở vùng sâu, vùng xa và hình ảnh những chiếc giếng làng cùng không gian văn hóa của nó mãi mãi vẫn còn in đậm trong tâm trí, trong ký ức của nhiều người.
Tản văn: Vũ Văn Lâu
Từ khóa » Hình ảnh Giếng Khơi
-
Những Chiếc Giếng Làng Trong ảnh Của Nhiếp ảnh Gia Lê Bích
-
Vẻ đẹp Giếng Làng Bắc Bộ - Vietnamnet
-
Vẻ đẹp Giếng Làng Bắc Bộ
-
Hình ảnh Giếng Làng Trong Ca Dao Việt Nam - Tài Liệu Text - 123doc
-
Cái Giếng - Biểu Tượng, Sinh Mạng Của Làng Quê Việt Nam Mà "cấm ...
-
Những Giếng Cổ Giữa Lòng Phố Cũ - Báo Phụ Nữ
-
Giếng Khơi Làng Ngái, Ngày Xưa ơi... - Dân Việt
-
Vẻ đẹp Giếng Làng Bắc Bộ - Phượt - Zing
-
Giếng Khơi Ngọt Mát Giữa Làng - Báo Quân đội Nhân Dân
-
Giếng Làng – Nơi Lưu Giữ Giá Trị Văn Hóa Lịch Sử
-
Giếng Cổ Giữa Lòng Hà Nội
-
Giếng Cổ Champa, Mạch Nguồn Trăm Năm Chảy Mãi…
-
[TOP] Chùm Thơ Viết Về Giếng Làng Hay Với Nhiều Kỷ Niệm đẹp Về ...