Giếng Trời Là Gì? Top 9+ Mẫu Nhà 2 Tầng Có Giếng Trời đẹp Nhất

Nhà 2 tầng đẹp có giếng trời là phương án giải quyết cho tình trạng của những căn nhà nhỏ hẹp hiện nay. Ngoài ra, thiết kế này cũng dần trở nên phổ biến hơn khi gia chủ ngày càng có thiên hướng sống “mở”.

Các mẫu nhà 2 tầng đẹp hiện đại ngày nay gây ấn tượng bởi vẻ ngoài phóng khoáng, tinh tế cùng hệ công năng tối ưu, đáp ứng đầy đủ cho một cuộc sống tiện nghi. Tuy nhiên, việc lựa chọn kết cấu nhà 2 tầng phần lớn xuất phát từ nguyên nhân quỹ đất hẹp, cần mở rộng không gian sống. Vì vậy, các mẫu nhà phố 2 tầng đẹp hiện đại, nhà 2 tầng nhỏ đẹp,... dù cho có phần thẩm mỹ khá bắt mắt nhưng cũng sẽ gặp không ít vấn đề liên quan đến ánh sáng, lưu thông khí,...

Do đó, thiết kế nhà 2 tầng đẹp có giếng trời được xem là phương án hiệu quả nhất hiện nay. Không chỉ những ngôi nhà nhỏ, các công trình có quy mô lớn hơn, đa dạng về phong cách như nhà 2 tầng đẹp tân cổ điển, nhà 2 tầng 1 tum, nhà 2 tầng lệch đẹp,... cũng muốn đưa giếng trời vào thiết kế để tối ưu hơn cho không gian sống.

Giếng trời mang đến nhiều ưu điểm và lợi ích cho công trình nhà ở. Tuy nhiên, kiến trúc này khá phức tạp và cần tính toán về mặt kỹ thuật cẩn thận, đảm bảo an toàn cũng như các nguyên tắc trong phong thủy.

Có thể bạn quan tâm:

  • Khám phá 10+ mẫu nhà 2 tầng 8x10 đẹp, giá rẻ 2021
  • 7 mẫu nhà 2 tầng vuông đẹp, hé lộ xu hướng xây dựng mới
  • Tổng hợp những mẫu nhà 3 gian 2 tầng đẹp, ấn tượng hiện nay

Giếng trời là gì? Tác dụng của giếng trời

Giếng trời được hiểu là một khoảng của không gian trong nhà, nhìn từ phần mái thông xuống tầng trệt của ngôi nhà. Chúng nằm theo phương thẳng đứng và không là thiết kế bắt buộc trong kết cấu nhà ở. Giếng trời trở thành xu hướng thiết kế thịnh hành khi mô hình nhà phố, nhà ống bắt đầu nở rộ và dần xuất hiện nhiều hơn trong các kiểu nhà hiện đại, hiếm có các mặt thông thoáng như nhà truyền thống, nhà ở vùng nông thôn.

Vì vậy, tác dụng chính của thiết kế này chính là mang lại cảm giác về sự thoáng đãng, khơi thông nguồn khí, năng lượng tích cực cho không gian sinh hoạt của gia đình.

Giếng trời được cấu tạo từ 3 bộ phận chính, cụ thể như sau:

  • Đỉnh giếng: có tác dụng chiếu sáng và thông gió với mái kính; hệ khung mái chắc chắn. Thường đỉnh mái có thể trang trí bằng hệ khung mái, hoa sắt. Tuy nhiên, việc có mái hay không đối với giếng trời không quá quan trọng.
  • Thân giếng: là phần thông qua các tầng, có tác dụng chiếu sáng cho từng tầng.
  • Đáy giếng: nằm ở tầng dưới cùng, được sử dụng để trang trí, làm tiểu cảnh, trồng cây hoa,... thường được kết hợp với phòng khách để tạo ra không gian xanh đẹp mắt, thoáng đãng cho ngôi nhà.

Kích thước của giếng trời

Giếng trời không nên làm quá to hoặc quá nhỏ, theo tiêu chuẩn xây dựng phải chiếm 10% diện tích nhà ở và phù hợp với tổng thể chung của ngôi nhà. Tuy nhiên, tỷ lệ này còn tùy thuộc vào chiều rộng, chiều cao, chiều sâu, hình dáng trên thực tế của ngôi nhà nhưng thường sẽ dao động từ 4m2 - 6m2. Nhà càng cao thì giếng trời càng phải rộng. Trong biệt thự liền kề hoặc nhà phân lô, giếng trời thường chỉ rộng 3m2 - 5m2.

  • Đối với nhà có nhiều cửa sổ: kích thước giếng hợp lý sẽ phải nhỏ hơn 5% diện tích sàn
  • Đối với nhà có ít cửa sổ: kích thước giếng trời phải nhỏ hơn 15% diện tích sàn.
  • Độ rộng cho giếng thường sẽ không nhỏ hơn 1m bởi sẽ gây mất thẩm mỹ.
  • Nếu chiều dài nhà từ 10m trở lên thì nên thiết kế giếng trời.

Ưu & nhược điểm của nhà 2 tầng đẹp có giếng trời

Ưu điểm

Mang chức năng lấy sáng tự nhiên cho ngôi nhà: với những căn nhà 2 tầng nhỏ hẹp, mặt tiền chỉ khoảng 3m - 5m thì khả năng đón sáng cực kỳ hạn chế. Vì vậy, giếng trời sẽ giúp “khơi thông” không gian từ phía trên cao. Đây chính là giải pháp tốt nhất để lấy được ánh sáng tự nhiên từ bên ngoài cho công trình. Một ngôi nhà tràn ngập ánh sáng rất có lợi dưới góc độ phong thủy, duy trì được trạng thái tinh thần, sức khỏe tốt nhất cho con người cũng như các sinh hoạt hàng ngày trở nên thuận tiện hơn.

Khả năng thông gió, điều hòa không khí: phần không gian của giếng trời giúp không khí lưu thông từ bên ngoài vào bên trong và ngược lại, đảm bảo căn nhà bớt ngột ngạt và có phần thông thoáng hơn, bớt tích tụ mùi khó chịu.

Giếng trời cũng là một trong những yếu tố tăng tính thẩm mỹ cho công trình. Ở khu vực giếng trời, gia chủ có thể bố trí cây xanh, tiểu cảnh, hồ cá nhỏ,... để không gian thêm phần sống động, gần gũi với thiên nhiên.

Lợi ích từ giếng trời giúp gia chủ tiết kiệm điện năng. Rõ ràng, khi tận dụng được nguồn ánh sáng, nguồn gió tự nhiên, đạt được độ sáng sủa, mát mẻ thì phần điện năng sử dụng cho các mục đích này sẽ giảm.

Nhược điểm

Bên cạnh những ưu điểm vượt trội thì giếng trời vẫn không hoàn toàn là “thiết kế hoàn hảo” khi tồn tại một số nhược điểm:

  • Tạo độ vang cho các âm thanh trong nhà. Có thể hiểu, về bản chất, giếng trời như một cái ống có độ rộng hẹp khác nhau, chính vì vậy mà chúng sẽ khiến âm thanh trở nên có độ vang. Điều này ảnh hưởng đến khả năng cách âm cũng như hạn chế sự riêng tư của các thành viên, tiếng nói chuyện giữa các tầng có thể sẽ bị vang và nghe rất rõ.
  • Nếu không có mái che, giếng trời là nguyên nhân gây bụi bẩn cho nhà cửa. Khi không có hệ thống che chắn bằng cửa, vách hay tường thì rất dễ bị nước mưa làm bẩn đến các không gian khác.
  • Thiết kế thiếu khéo léo sẽ dẫn đến tình trạng thừa sáng cho ngôi nhà. Đặc biệt, vào mùa hè, tình trạng này khiến không gian trở nên gay gắt và nóng nực. Vì vậy, nếu đặt nội thất dưới hoặc gần giếng trời khiến chúng nhanh chóng bị phai màu, ảnh hưởng đến chất lượng, độ bền.

Giếng trời đặt ở vị trí nào đẹp nhất?

Thiết kế giếng trời cần dựa trên nhiều nguyên tắc, bao gồm cả vị trí xây dựng. Không phải ở vị trí nào, giếng trời cũng phù hợp về kiến trúc, phong thủy lẫn công năng. Dưới đây là một số vị trí mà kiến trúc cho rằng chúng thích hợp nhất để bố trí giếng trời.

  • Vị trí ngay giữa nhà: có thể gọi đây là vị trí quen thuộc nhất khi đặt giếng trời. Vị trí này có khả năng tiếp giáp, tiếp xúc với nhiều không gian khác nhau của mẫu nhà 2 tầng. Đặt giếng trời tại đây, các phòng có thể được điều chỉnh đồng đều về ánh sáng và nguồn gió. Ngoài ra, vị trí này mang lại sự cân đối, thu hút tầm nhìn, tăng tính thẩm mỹ đáng kể cho công trình.
  • Vị trí ở cuối nhà: khu vực này thường là bếp, khu vệ sinh hoặc nơi trồng cây, trang trí tiểu cảnh. Nếu đặt giếng trời ở vị trí này giúp căn nhà luôn đón gió, cân bằng áp suất tự nhiên trong không khí và hạn chế được sự ảnh hưởng đến nội thất, vệ sinh.

Các loại mái khuyên dùng cho giếng trời

Xuất phát từ một trong các nhược điểm của giếng trời, thiết kế phần mái được các gia chủ và kiến trúc sư quan tâm. Dù là bụi bẩn, thừa nắng hay yếu tố an toàn,... cũng luôn tác động trực tiếp đến đời sống sinh hoạt hàng ngày của các thành viên trong gia đình. Ngoài ra, chưa kể đến các yếu tố tự nhiên khách quan khác như mưa, gió,... hoặc thậm chí là vấn đề an ninh, trộm cắp,... phần mái che cho giếng trời mang lại khá nhiều công dụng, bên cạnh việc che chắn.

Hiện nay, mái che giếng trời có 2 loại phổ biến:

  • Mái che cố định: Đây là loại mái che được sử dụng nhiều nhất hiện nay vì ưu điểm dễ lắp đặt, phong phú về lựa chọn và giá thành hợp lý. Với mái che cố định, nên sử dụng các loại vật liệu như kính cường lực hoặc tấm poly dày. Nếu muốn tăng cường khả năng cách nhiệt, gia chủ nên sử dụng thêm tấm phim cách nhiệt ở mặt phía trong hoặc lắp thêm những ô thoáng nhằm mục đích thoát hơi từ bên trong ra ngoài.
  • Mái lợp di động: là loại mái cho phép gia chủ đóng mở giếng trời theo nhu cầu sử dụng. Kiểu mái này linh hoạt hơn so với mái che cố định nhưng kéo theo chi phí cao và thời gian thực hiện lâu hơn. Mái di động bao gồm 3 lựa chọn cơ bản:Mái gắn cảm biến: hệ thống cảm biến điện tử sẽ thu nhận tín hiệu của thời tiết để tự động đóng lại khi trời mưa và mở ra khi trời lạnh. Cơ chế hoạt động tương tự với các ngày nắng.
  • Mái motor điện: cách thức hoạt động tương tự như cửa cuốn, chỉ cần thông qua nút điều khiển có thể linh hoạt điều chỉnh giếng trời mở hoặc đóng.Mái kéo thủ công: thông qua công cụ hỗ trợ, gia chủ có thể điều chỉnh tình trạng đóng - mở của mái.

Các vật liệu hiệu quả để làm mái che giếng trời:

  • Tôn, bạt: Đây đều là 2 loại chất truyền thống, quen thuộc với nhiều công trình và có giá thành rẻ, thi công đơn giản. Tôn và bạt phù hợp để sử dụng làm mái vòm, mái xếp, mái di động,... Ưu điểm của chúng là có thể thay thế nhanh chóng, tháo lắp dễ dàng. Tuy nhiên, chất liệu này không có thế mạnh quá lớn trong việc đón sáng tự nhiên, độ bền kém và có thể gây ra một số bất tiện trong quá trình sử dụng hàng ngày.
  • Kính: kính là loại vật liệu được ứng dụng rộng rãi trong các công trình hiện đại. Ưu điểm khi dùng kính làm mái che chính là khả năng hấp thụ ánh sáng cao (tới 90%), mang tính thẩm mỹ cao, hiệu quả trong việc tạo hiệu ứng thoáng đãng, sang trọng, dễ dàng lau chùi, vệ sinh. Tuy nhiên, mái che bằng kính cũng có nhược điểm là giá thành cao hơn khá nhiều so với các loại khác. Đồng thời, kỹ thuật thi công, lắp đặt cũng đòi hỏi sự cẩn thận, tỉ mỉ. Ngoài ra, kính dễ bị vỡ nên sẽ ảnh hưởng ít nhiều đến yếu tố an toàn trong sinh hoạt nếu kỹ thuật thực hiện không tốt.
  • Tấm lấy sáng polycarbonate: tấm lấy sáng polycarbonate có nhiều ưu điểm nổi bật hơn nếu đem so sánh với kính. Trước hết, giá thành của vật liệu này rẻ hơn, sản phẩm gọn nhẹ, dễ dàng thi công. Thứ hai, polycarbonate có khả năng chịu được lực gấp nhiều lần so với kính, tuổi thọ lên đến 20 năm trong khi khả năng đón sáng không hề thua kém. Đặc biệt mái che bằng polycarbonate có thể cách nhiệt, cách âm tốt, chống lại tia UV; thích hợp để tạo dáng mái vòm nhờ độ mềm dẻo. Vì vậy, các gia chủ đánh giá cao cũng như lựa chọn vật liệu này khá phổ biến.

Cần lưu ý gì khi muốn thiết kế giếng trời không có mái che?

Với giếng trời không mái che, phần lớn khu vực này được sử dụng với khoảng thông tầng, kiêm luôn chức năng của một khu vườn nhỏ trong nhà. Không có mái sẽ mang lại sự thông thoáng, gần gũi với tự nhiên, rất tốt cho việc phát triển cây xanh. Tuy nhiên, nếu muốn sử dụng giếng trời mà không có mái che, hạn chế các nhược điểm thì cần lưu ý 2 vấn đề:

  • Tính toán đến các biện pháp an toàn như: thiết kế trần nhà có khe hở, lắp thêm khung thép, lắp kính bao quanh khoảng hở của giếng trời,...
  • Gia chủ cần lắp thêm hệ thống thoát nước, đảm bảo nước mưa không tràn hay ngập vào những không gian khác trong nhà.

Kinh nghiệm thi công giếng trời chuẩn kỹ thuật, khoa học

Để sở hữu không gian giếng trời khoa học, có thiết kế kỹ thuật phù hợp, gia chủ nên chú ý đến những nguyên tắc, kinh nghiệm đúc kết từ thực tiễn dưới đây.

Về mặt kỹ thuật

  • Không nên làm phẳng nhẵn tường giếng trời: các nhược điểm của giếng trời đã đề cập đến vấn đề vang và truyền âm thanh đi khá rõ. Vì vậy, gia chủ nên tránh làm tường nhẵn, thay bằng tường hoặc các chất liệu gồ ghề, mảng sần, nhám bằng sơn gai, ốp gạch trần, đá tự nhiên hoặc gạch thẻ,... hạn chế sự truyền âm và tăng sự riêng tư cho các thành viên.
  • Hệ thống các khe, ô thoáng đối với giếng trời có mái phải đảm bảo hợp lý, tránh mưa gió lớn, hạn chế tình trạng thấm dột xuống nhà.
  • Không nên thiết kế khe hở rộng, lan can thấp: thông thường ở các khu thông tầng có chiều sâu lớn, gia chủ cần làm lan can để ngăn cách nhằm đảm bảo an toàn, nhất là khi gia đình có trẻ con, người già. Khoảng cách và chiều cao của lan can phải đảm bảo yếu tố kỹ thuật về tính an toàn khi sử dụng.
  • Nếu dưới giếng trời không phải khu vực sử dụng chính cho các mục đích như vườn cảnh, bể cá,... mà lại phục vụ cho các sinh hoạt hàng ngày thì nên hạn chế trang trí những vật dễ rơi vỡ, nặng, dễ gây tai nạn,...
  • Các thiết kế tiếp giáp với giếng trời như hành lang hay cửa sổ cần có lan can, hoa sắt đảm bảo một số tiêu chuẩn an toàn như chiều cao, khoảng cách khe hở,... để che chắn và tăng tính thẩm mỹ.
  • Phải đảm bảo chức năng của giếng trời trước khi trang trí, tránh tình trạng không phù hợp về kiến trúc, công năng và các yếu tố liên quan khác,...
  • Giếng trời không phải là kiến trúc bắt buộc, chỉ thực sự cần thiết khi nhà ở quá hẹp, bí và thiếu sáng. Vì vậy, nếu diện tích rộng rãi, đảm bảo được sự lưu thông khí và ánh sáng thì cần cân nhắc xem nên có thiết kế thêm giếng trời hay không.
  • Khu vực giếng trời, nhất là giếng trời bố trí ở khu vực giữa nhà, thường là mảng không gian được chú ý, thu hút ánh nhìn. Vì vậy, tránh trang trí, bài trí giếng trời quá rườm rà và phức tạp gây rối mắt. Gia chủ nên tập trung vào sự nhẹ nhàng, thoáng đãng, đúng với bản chất và vai trò của giếng trời.
  • Lưu ý đến chiều dài giếng trời ở các tầng mà nó đi qua, đảm bảo cùng lúc yếu tố cảnh quan lẫn an toàn, nhất là với trẻ em và người già.

Về mặt phong thủy

Bất kỳ một thiết kế nào trong nhà ở cũng có thể ảnh hưởng trực tiếp đến phong thủy. Giếng trời là một kiến trúc đặc biệt, đón sáng, đón gió, tiếp nhận nguồn năng lượng trực tiếp từ bên ngoài nên sẽ có ảnh hưởng không nhỏ.

  • Những cung tốt để đặt giếng trời gồm cung Thiên mạng, cung Tài lộc,...
  • Kiêng kỵ việc đặt giếng trời ở trước nhà. Ở vị trí này, giếng trời sẽ phản tác dụng, không làm tốt nhiệm vụ luân chuyển không khí mà lại chắn khí tốt vào trong nhà.
  • Giếng trời đặt ở vị trí trung tâm là vị trí đẹp nhưng phải cân bằng theo nguyên tắc Hỏa thăng - Thủy giáng - Thổ bình hoặc Mộc chuyển – Kim ẩn – Thổ trung dung.
  • Gia chủ nên đặt giếng ở góc méo để hóa giải sát khí nếu mặt bằng nhà thiếu vuông vắn,
  • Khu vực giếng trời tốt nhất là nên có cây xanh và yếu tố nước, đặc biệt dạng nước chảy nhẹ nhàng từ trên tường xuống.

Bí quyết hạn chế hiện tượng ngấm nước mưa thông qua bố cục, yếu tố kỹ thuật của giếng trời:

  • Gia cố thêm phần sắt biên ở đỉnh và chứa sắt ở phía góc khi thi công giếng trời.
  • Tùy theo ý thích của từng gia chủ, có thể xây tường bao quanh đỉnh giếng cao từ 15cm đến 1m6, sau đó đổ bê tông các trụ góc giếng kích thước 15cm x 15cm.
  • Trong trường hợp sử dụng lớp vật liệu chiếu sáng ở phía trên cùng như mica, kính cường lực, … gia chủ nên dán thêm 1 hoặc 2 lớp phim lọc tia UV, ngăn chặn các tác nhân gây hại cho sức khỏe.
  • Nếu là kiểu giếng trời không mái che, phần nước mưa sẽ dồn xuống dưới đáy giếng khá nhiều. Do đó, phải chú ý xây dựng hệ thống thoát nước sàn hợp lý nhất nếu không tình trạng ứ đọng sẽ khá phức tạp.
  • Nên thiết kế giếng trời theo hướng Nam, Đông Nam để đón nhận nguồn sáng ổn định và không khí mát mẻ nhất. Ngược lại, nếu giếng trời quay về hướng tây sẽ rơi vào tình trạng ánh nắng gay gắt vào buổi chiều, trong khí hướng Đông lại gây sức nóng vào buổi sáng.

Một số thiết kế nhà 2 tầng đẹp có giếng trời

Mẫu 1

nhà 2 tầng đẹp có giếng trời-1

Mẫu nhà 2 tầng đẹp có giếng trời được đặt ngay vị trí trung tâm của ngôi nhà cho thấy nét tinh tế trong thiết kế. Đặt ở vị trí “vàng” nên thông qua giếng trời, các không gian lân cận, điển hình là phòng khách và bếp cực kỳ thoáng đáng, tươi sáng. Khu vực dưới giếng trời được tận dụng làm nơi bố trí tiểu cảnh. Việc có thêm hồ nước và một số loại cây thân leo giúp khuôn viên sống thêm phần sống động, mát mẻ. Tuy nhiên, thiết kế này không đảm bảo an toàn nếu gia đình có trẻ nhỏ hoặc người già.

Để giữ được vẻ thẩm mỹ nhưng không gây nguy hiểm trong quá trình sử dụng, gia chủ có thể thay thế lắp thêm kính che chắn hoặc thay thế bằng tiểu cảnh “khô”, làm từ sỏi và cát,...

Mẫu 2

nhà 2 tầng đẹp có giếng trời-2

Giếng trời của thiết kế nhà 2 tầng này được đặt gọn gàng ở một góc nhà, phía sau phòng bếp. Tuy nhiên, nhờ bếp và phòng khách bố trí liên thông nên giếng trời vẫn làm rất tốt nhiệm vụ tạo điểm nhấn, đón sáng, đón gió cho hầu hết toàn bộ không gian ngôi nhà.

Nhờ có nguồn ánh sáng dồi dào nên khu vực phía dưới được tận dụng để bố trí các loại cây xanh, tạo thành khu vườn nhỏ vô cùng độc đáo, sinh động. Cách thiết kế và trang trí này đảm bảo an toàn cũng như tính thẩm mỹ cao, thích hợp cho các gia chủ ưa thích lối sống xanh, gần gũi với thiên nhiên.

Mẫu 3

nhà 2 tầng đẹp có giếng trời-3

Nhà 2 tầng đẹp có giếng trời với cách lựa chọn vị trí thiết kế khá gọn gàng, tiết kiệm diện tích. Bản thân ngôi nhà này đã có phong cách, hình khối độc đáo, màu sắc hiện đại, thời thượng. Vì vậy, giếng trời cũng được lên ý tưởng khá đơn giản, cắt giảm các chi tiết cầu kỳ. Có thể thấy, giếng trời chạy dọc theo thân nhà như một hành lang ánh sáng nhỏ, phía trên được che chắn bằng sắt thưa tối màu, phía dưới là những cây xanh ưa nắng.

Thông qua mẫu nhà này có thể nhìn ra những tư duy sáng tạo vô cùng độc đáo của kiến trúc sư. Không gian sống theo hướng mở, hòa quyện với thế giới thiên nhiên và cảnh quan, năng lượng tích cực bên ngoài.

Mẫu 4

nhà 2 tầng đẹp có giếng trời-4

Giếng trời trong ngôi nhà 2 tầng này không quá lớn, thiết kế cũng không quá cầu kỳ nhưng lại có khả năng tạo ra sự thu hút. Bên cạnh vai trò đón sáng, đón gió cho không gian thì phần dưới tận dụng kết hợp tiểu cảnh và bố trí lối đi đệm, chuyển tiếp từ phòng khách vào khu vực bếp phía trong. Sự sắp xếp đơn giản nhưng tinh tế này góp phần mang màu sắc thiên nhiên vào trong từng sinh hoạt hàng ngày.

Mẫu 5

nhà 2 tầng đẹp có giếng trời-5

Với những ngôi nhà 2 tầng mang phong cách cổ điển, tân cổ điển thì giếng trời lại được biến tấu đầy thú vị, mang màu sắc hoài niệm pha chút quý tộc như thế này. Kết hợp cùng chất liệu gạch độc đáo, đèn chiếu sáng và cây xanh, phía dưới giếng trời xuất hiện cảnh quan đẹp mắt, mới lạ, phù hợp với màu sắc, phong cách chung của công trình.

Mẫu 6

nhà 2 tầng đẹp có giếng trời-6

Nhà 2 tầng đẹp có giếng trời chọn đặt không gia này hoàn toàn về phía sau cùng của ngôi nhà. Từ bếp có một khung cửa lớn dẫn lối đến khu vườn nhỏ ngập tràn ánh sáng. Cách thiết kế này giúp ngôi nhà đạt được độ thoáng đãng, gọn gàng và đảm bảo an toàn trong quá trình sinh hoạt.

Cách trang trí khu vực dưới giếng trời không quá phức tạp, chủ yếu là thảm cỏ xanh và một số loại cây lớn để thêm phần phong phú.

Mẫu 7

nhà 2 tầng đẹp có giếng trời-7

Một kiểu thiết kế giếng trời cho những ngôi nhà 2 tầng nhỏ hẹp, ưa thích kiến trúc tối giản. Với điểm nhấn hành lang vòng cung tại tầng 2, không gian giếng trời càng trở nên nhẹ nhàng, tinh tế trên nền sơn trắng. Ngay dưới ánh nắng mặt trời, gia chủ chỉ bố trí một cây xanh nhỏ, vừa vặn với diện tích nhưng đủ để thổi bừng lên sức sống cho không gian.

Mẫu 8

nhà 2 tầng đẹp có giếng trời-8

Nhà 2 tầng đẹp có giếng trời mang phong cách thiết kế nhẹ nhàng, sang trọng và tươi mát với tiểu cảnh hồ nước ngay trong nhà, cực vượng về phong thủy. Phòng ăn của ngôi nhà 2 tầng có giếng trời trở nên sáng sủa hơn và không cần dùng đèn điện. Khu giếng trời được thiết kế ngay sát tường nhà và ở đây trở thành một điểm nhấn vô cùng bắt mắt, sinh động.

Mẫu 9

nhà 2 tầng đẹp có giếng trời-9

Một thiết kế mang đến sự hòa quyện giữa cảnh quan và nội thất. Giếng trời được đặt ngay vị trí phòng cách, chiếu thẳng xuống khu vực sinh hoạt chung. Gia chủ chỉ cần lựa chọn chất liệu mái phù hợp sẽ có ngay không gian vô cùng lý tưởng để thư giãn, tận hưởng sự trong lành.

Với các gợi ý nhà 2 tầng đẹp có giếng trời và kinh nghiệm thiết kế, gia chủ nên tham khảo để hoàn thiện bản vẽ cũng như tối ưu không gian cho công trình nhà ở của mình, đặc biệt là những ngôi nhà có mặt tiền hẹp, quỹ đất hạn chế.

Nguồn: Trần Anh Group

Xem thêm:

  • Bí quyết sở hữu nhà 2 tầng đẹp 8x13 với giá chỉ từ 650 triệu
  • Tư vấn mẫu nhà 2 tầng đẹp 160m2 cho gia đình trẻ [Tuyển chọn]
  • Nhà 2 tầng đẹp 60m2: Gợi ý mẫu và cách tính chi phí
KTS Quách Thương

Thạc sĩ Kiến trúc sư Quách Thương tên thật là Quách Hoài Thương (thường được anh chị em trong nghề gọi là "Quách"), sinh ra và lớn lên tại mảnh đất Tây Nguyên đầy nắng & gió.  Từ nhỏ, Quách đã thể hiện niềm yêu thích nghệ thuật kiến trúc, hội họa, nhiếp ảnh. Với hơn 7 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực: Tư vấn thiết kế & Giám sát công trình dân dụng – Quản lý dự án quy hoạch vùng và đô thị, KTS Quách Thương đã gặt hái được nhiều thành công ở đa dạng thể loại công trình.

Đánh giá của bạn

Gửi đánh giá

Từ khóa » Giếng Trời Cho Nhà ống 2 Tầng