Giếng Trời Nhà 2 Tầng: Giải Pháp Thiết Kế & Lưu Ý Thi Công Gia ...

Giếng trời nhà 2 tầng là một trong những giải pháp kiến trúc thường thấy trong mẫu nhà có chiều sâu lớn. Với công năng chính là lấy gió, lấy sáng và đối lưu không khí. Giúp công trình thoáng đạt hơn, mang đến không gian sống thoải mái cho gia chủ.

Cùng Đất Thủ tìm hiểu các giải pháp thiết kế và lưu ý khi thi công giếng trời. Bên cạnh đó là các mẫu tham khảo các mẫu nhà 2 tầng đẹp có giếng trời để có thêm lựa chọn.

Tổng quan về giếng trời nhà 2 tầng

Thiết kế giếng trời nhà 2 tầng là giải pháp hoàn hảo cho nhà có chiều ngang hẹp và chiều dài lớn. Giải quyết bài toán phân bố ánh sáng, lưu thông không khí.

Mẫu giếng trời nhà phố
Thiết kế giếng trời thường thấy trong các mẫu nhà ống 2 tầng hiện nay.

Xem thêm: 5 Cách Thiết Kế Nhà Ngập Ánh Sáng

Giếng trời là gì? Vì sao nên làm mẫu nhà 2 tầng có giếng trời

Giếng trời được hiểu đơn giản là khoảng không gian nằm bên trong ngôi nhà. Thông từ mái xuống tầng trệt của công trình. Thiết kế gồm 3 phần chính:

  • Đỉnh giếng nơi trực tiếp lấy nguồn sáng.
  • Thân giếng có nhiệm vụ thông tầng và phân bổ nguồn sáng.
  • Đáy giếng đặt ở tầng cuối cùng kết hợp bố trí tiểu cảnh tạo sự sinh động.

Ưu điểm của thiết kế giếng trời

Ngoài làm nhiệm vụ lấy sáng tự nhiên cho ngôi nhà. Giếng trời còn giúp thông gió, điều hòa không khí bên trong. Nhờ đó, tạo cảm giác thoáng đạt, bớt ngột ngạt. Góp phần tiết kiệm điện năng khi sử dụng đèn chiếu sáng và các thiết bị làm mát khác.

Bên cạnh đó, nhà 2 tầng có giếng trời tạo ra không gian “mở” với tính thẩm mỹ cao. Gia chủ có thể cân nhắc lựa chọn bố trí các tiểu cảnh phù hợp cho khu vực này.

Nhược điểm của giếng trời

Thiết kế giếng trời nhà phố nếu không tính toán từ trước có thể dẫn đến thừa sáng. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến sinh hoạt hàng ngày của các thành viên. Đặc biệt là vào những ngày nhiệt độ cao, ảnh hưởng trực tiếp đến không gian bên dưới. Hay âm thanh trong nhà bị vang do tính chất của giếng trời. Ngoài ra, quá trình thi công mái ở đỉnh giếng không đảm bảo chất lượng là nguyên nhân khiến bụi bẩn, nước mưa tràn vào nhà.

Các hình thức mái của giếng trời nhà 2 tầng

Dựa trên những nhược điểm của giếng trời nhà 2 tầng. Thì việc lựa chọn các loại mái che phù hợp là điều cần thiết. Có 2 loại phổ biến dưới đây.

Mái che cố định

Là hình thức thiết kế mái che thường được sử dụng nhờ khả năng dễ dàng lắp đặt.

Thiết kế giếng trời với phần mái che cố định

Thiết kế giếng trời với phần mái che cố định.

Mái lợp di động

Hình thức mái đóng mở linh hoạt theo nhu cầu sử dụng của gia chủ. Thường ứng dụng nhiều trong các bản vẽ nhà 2 tầng có giếng trời hiện đại.

Hình thức giếng trời với phần mái có thể đóng mở tùy chỉnh

Hình thức giếng trời với phần mái có thể đóng mở tùy chỉnh. Phù hợp với không gian nhà ở hiện đại.

Giếng trời nhà 2 tầng nên bố trí ở đâu?

Vị trí đặt giếng trời nhà 2 tầng cũng là vấn đề cần được cân nhắc kỹ lưỡng. Điều này phụ thuộc vào việc bố trí công năng, kiến trúc của ngôi nhà. Theo các kiến trúc sư, có 2 vị trí thường được ưu tiên bố trí giếng trời như sau.

  • Giếng trời cho nhà ống 2 tầng đặt ở giữa nhà. Đây là nơi tiếp giáp với nhiều khu vực chức năng khác. Do đó, việc phân bố ánh sáng, nguồn gió trở nên dễ dàng hơn. Ngoài ra, mang đến sự cân đối cho tổng thể không gian.

Chọn vị trí đặt giếng trời phù hợp

Tùy vào diện tích nhà mà kiến trúc sư sẽ lựa chọn nơi bố trí giếng trời phù hợp.

  • Giếng trời nhà 2 tầng bố trí cuối nhà: Thông thường cuối nhà thường là khu vực bếp, WC… Nếu đặt giếng trời ở đây sẽ giúp căn nhà luôn đón được gió. Từ đó giúp không khí dễ dàng lưu thông, hạn chế ám mùi bên trong nhà.

Hiện nay, giếng trời nhà ống cũng có thể bố trí ở bên hông ngôi nhà. Điều này giúp luồng ánh sáng được phân bố đều hơn đến tất cả không gian. Giải pháp này đều đã được áp dụng vào những công trình thực tế.

Từ khóa » Giếng Trời Cho Nhà ống 2 Tầng