Giờ đẹp Cúng Thần Tài để Tài Lộc Dồi Dào Cả Năm 2022 - VietNamNet

{keywords}

Năm 2022 ngày vía Thần Tài mùng 10 tháng Giêng rơi vào thứ Năm ngày 10/2 Dương lịch.

Theo chuyên gia phong thủy Nguyễn Song Hà, khung giờ vàng cúng vía Thần Tài là: giờ Mão từ 5h đến 7h và giờ Thân từ 15h đến 17h.

Đây cũng là 2 khung giờ mọi người nên mang vàng và bạc đi qua cổng chính, cửa chính đặt vào vùng tài vị để két sắt, nơi chuyên để tiền...

Ngoài ra, trong ngày cúng vía Thần Tài, chúng ta cần tránh phạm phải các điều sau để tài lộc không tiêu tán.

1. Mua vàng và bị lỗ ngay sau ngày 10/1 Âm lịch

Trong các tài liệu cổ nói về các nghi thức của ngày vía Thần Tài ghi rõ, trong ngày này khi còn ánh sáng mặt trời trừ giờ Ngọ (từ 11h đến 13h) bản chủ mang vàng, bạc có âm có dương đi qua cổng chính và cửa chính đặt vào két sắt hoặc nơi chứa tiền bạc sẽ mang lại nhiều may mắn.

Như vậy là mang vàng bạc vào nhà chứ không phải mua vàng bạc về nhà.

Các doanh nhân, thương nhân Trung Quốc, Singapore, người gốc Hoa trên toàn thế giới thường chuẩn bị bạc và vàng từ trước rồi giấu quanh nhà hoặc giấu ở một vị trí khác, căn nhà phụ. Đến ngày vía Thần Tài mới mang vào đất ở chính, căn nhà chính.

Quan điểm của họ rất rõ ràng là sau ngày vía Thần Tài 3 hôm họ phải có lãi hoặc ít nhất là hòa chứ tuyệt đối không để bị lỗ. Vì vậy, họ sẽ không đổ xô đi mua vàng vào ngày Thần Tài để bị lỗ.

2. Quên tắm rửa mộc dục cho tượng Thần Tài

Nói đến những điều kiêng kỵ trong ngày vía Thần Tài, nhiều người không nghĩ tới việc lau dọn, cứ nghĩ rằng bình thường mình lau dọn sạch sẽ đã là đủ rồi. Tuy nhiên, theo quan niệm dân gian, trước khi làm lễ cúng vía Thần Tài, ban thờ cùng các tượng thờ cần phải được lau rửa sạch sẽ.

Trong dịp này, khi lau dọn ban thờ Thần Tài bản chủ nên dùng nước ngũ vị hương có hồi khô, quế khô là 2 vị cố định còn lại dùng gừng, xả, hương nhu, đinh hương, xuyên tâm liên, gỗ vang, gỗ bạch đàn, lá nếp, lá bưởi... tùy thổ nhưỡng vùng miền địa phương mà ta vận dụng. Sau khi tắm rửa cho các tượng thần xong, bản chủ đừng quên dùng khăn khô lau sạch nước rồi mới đặt lên ban thờ, tránh để tượng thần còn ướt nước đã vội cúng cầu là không tốt, bạc lộc.

3. Khu vực tài vị bài trí lộn xộn, đề phòng hỏa hoạn trong vận 9

Không giống như việc sắp xếp đồ đạc trong nhà, cứ hợp lý, thuận tiện là được, việc thờ cúng có những quy tắc riêng. Gia chủ khi bài trí ban thờ Thần Tài cần phải lưu ý đến thứ tự các đồ thờ cúng trên ban thờ, không được xếp đặt tùy tiện, xuề xòa quá mức.

Thờ cúng thể hiện lòng thành tâm, nếu đã không đủ thành tâm tín ngưỡng thì tốt nhất chớ nên thờ cúng. Còn khi đã thờ cúng, chớ nên để mình phạm phải điều cấm kỵ.

Chính giữa ban thờ Thần Tài là bát nhang. Gia chủ nên nhớ vị trí đặt các tượng Thần Tài chuẩn xác trên ban thờ dựa theo đặc tính các vị thần.

4. Đặt ban thờ gần những nơi không sạch sẽ

Trong việc thờ cúng, một trong những điều cần lưu ý chính là đặt ban thờ ở nơi sạch sẽ. Nếu gia chủ không để tâm mà đặt ban thờ gần nhà vệ sinh, nhà tắm, nhà bếp hay nơi phơi đồ… thì dễ bị thần linh phật ý, không cho tài lộc như ý.

Nếu nhà cửa chật hẹp, không có nhiều nơi để lựa chọn thì cần chọn nơi sạch sẽ nhất, tôn nghiêm nhất trong nhà để thỉnh cầu thần linh thứ lỗi cho.

5. Trang phục quần áo của người đứng cúng thiếu nghiêm túc, chỉnh tề

Trong bất cứ lễ thờ cúng nào, người làm lễ cũng đều phải giữ tâm thành kính và sửa soạn trang phục nghiêm chỉnh, sạch sẽ, gọn gàng. Điều này thể hiện sự tôn trọng đối với thánh thần. Nếu không làm được thì chính là phạm đại kỵ.

6. Đại kỵ nói tục chửi bậy, đánh cãi nhau trong ngày cúng vía Thần Tài

Thờ cúng tốt ở lòng thành kính, nếu tâm không thành thì có cúng cầu thế nào cũng chẳng linh nghiệm, không được thần Phật chứng giám. Trong ngày làm lễ cúng vía Thần Tài, gia chủ lưu ý không sinh sự, gây chuyện cãi vã, đánh chửi, mắng mỏ nhau, gia đạo bất an thì thần linh quở phạt.

Trong khi làm lễ, trước và sau khi cúng lễ không được nói lời thô tục, chửi mắng người khác, kẻo thần Phật mất lòng mà trách phạt, khiến cho việc làm ăn thất bát, tài lộc không thấy vào mà chỉ thấy đi.

7. Đem lộc cúng vía Thần Tài cho người không cùng huyết thống

Nhiều nhà có thói quen sau khi thắp hương cúng lễ xong xuôi sẽ chia lộc, tán lộc cho người khác. Bình thường làm vậy không sao tuy nhiên riêng vào ngày vía của các Thần Tài thì không nên đem lộc cúng cho người không cùng huyết thống.

Linh Giang

>>>Xem thêm: Văn khấn ngày vía Thần Tài 2023 theo Văn khấn cổ truyền Việt Nam<<<

Từ khóa » Cúng Ngày Vía Thần Tài Vào Mấy Giờ