Gió Là Gì? Nguyên Nhân Sinh Ra Gió Và Vai Trò Của Gió - IIE Việt Nam

Gió là gì? Nguyên nhân sinh ra gió và vai trò của gió

» Địa Lý » Gió là gì? Nguyên nhân sinh ra gió và vai trò của gió

Gió là gì? Khám phá vai trò, ứng dụng, tác hại, nguyên nhân sinh ra gió và các loại gió chính được biết đến. Tất cả sẽ được chia sẻ ngay sau đây.

Gió là gì

Gió là gì

Gió là một hiện tượng thời tiết thiên nhiên, tồn tại xung quanh chúng ta và các sinh vật trên Trái Đất. Tuy nhiên, bạn đã thực sự hiểu rõ khái niệm gió là gì chưa? Có các loại gió chính nào và nguyên nhân tạo ra gió? Hãy cùng mình giải đáp thắc mắc về gió và những thông tin liên quan trong bài viết này nhé.

Contents

  • 1 Gió là gì?
  • 2 Nguyên nhân sinh ra gió
  • 3 Các loại gió chính
    • 3.1 Gió mậu dịch (Tín phong)
    • 3.2 Gió Tây ôn đới
    • 3.3 Gió đông cực
    • 3.4 Gió địa phương
      • 3.4.1 Gió biển, gió đất
      • 3.4.2 Gió phơn
  • 4 Vai trò của gió
  • 5 Ứng dụng của gió
  • 6 Tác hại của gió

Gió là gì?

Gió là một hiện tượng trong tự nhiên. Nó được hình thành do sự chuyển động của các luồng không khí trong không gian với quy mô lớn.

  • Trên bề mặt Trái Đất thì gió là một khối không khí chuyển động trong không gian.
  • Trong không gian thì sự di chuyển của các chất khí cùng các hạt mang điện tích từ Mặt Trời gọi là gió mặt trời. Trong khi gió hành tinh được hình thành khi có sự thoát khí của các nguyên tố hóa học nhẹ chuyển từ khí quyển của hành tinh đó vào không gian.

Nguyên nhân sinh ra gió

Sóng bắt đầu từ gió. Vậy gió bắt đầu từ đâu? Có nhiều yếu tố hình thành nên gió nhưng nguyên nhân chính là do sự chênh lệch trong áp suất khí quyển. Các khối không khí có xu hướng di chuyển từ nơi có áp suất cao đến nơi có áp suất thấp hơn khi có sự khác biệt về áp suất, điều này lý giải vì sao các cơn gió có tốc độ khác nhau.

Một yếu tố khác dẫn đến việc hình thành gió là do sự chệch hướng của không khí bởi hiệu ứng Coriolis (ngoại trừ trên đường xích đạo).

Về quy mô của gió: phụ thuộc vào sự khác biệt về nhiệt độ giữa xích đạo và sự hấp thụ năng lượng mặt trời của các cực và sự quay của các hành tinh là  các yếu tố chính tạo nên quy mô gió lớn (hoàn lưu khí quyển).

Các loại gió chính

Các loại gió khác nhau được phân loại dựa trên hướng gió thổi và đặc điểm riêng của từng loại.

Gió mậu dịch (Tín phong)

Đây là loại gió hoạt động trong các miền cận xích đạo với phạm vi từ 30 độ về phía xích đạo.

Gió mậu dịch được hình thành do sự di chuyển của các khối không khí từ miền áp cao về những miền áp thấp xung quanh xích đạo.

  • Trên  Bắc bán cầu: gió mậu dịch thổi theo chiều Đông bắc- Tây Nam.
  • Ở Nam bán cầu gió thổi ngược lại theo chiều từ Đông Nam về Tây Bắc.
  • Về thời gian hoạt động: gió mậu dịch thổi quanh năm nhưng hoạt động mạnh nhất vào mùa hạ. Do đó loại gió này mang tính chất khô, nóng và ít mưa.

Gió Tây ôn đới

Gió tây ôn đới bắt nguồn từ khu vực áp suất cao cận nhiệt về khu hạ áp ôn đới.

  • Hướng Gió:  gió thổi một chiều từ Tây sang Đông trong phạm vi hoạt động từ 30 độ – 60 độ ở  mỗi bán cầu.
  • Thời gian hoạt động: gần như quanh năm nhưng mạnh nhất vào mùa đông vào giai đoạn áp suất thấp hơn trên các cực , trong khi chúng hoạt động yếu nhất trên các bán cầu mùa hè khi các áp suất cao trên các cực.
  • Tính chất: độ ẩm cao và lượng mưa lớn

Gió đông cực

Đây là loại gió thổi từ hai áp cao địa cực Bắc và Nam về áp thấp ôn đới

  • Hoạt động của gió Đông cực: từ 90 độ Bắc và Nam về 60 độ bắc và Nam. Gió thổi quanh năm  nhưng không đều và khá yếu.
  • Hướng gió: từ Đông sang Tây, hướng Đông Bắc- Đông Nam.
  • Tính chất gió: gió đông cực có tính chất lạnh và khô.

Gió địa phương

Là các loại gió khi vào đến Việt nam chịu sự chi phối về mặt địa hình tạo thành những loại gió khác nhau. Gió địa phương bao gồm gió biển và gió phơn

Gió biển, gió đất

Là loại gió được hình thành ở ven biển, thay đổi hướng gió theo ngày và đêm.

  • Đặc điểm: ban ngày gió thổi từ biển vào đất liền và ban đêm thổi ngược từ đất liền ra biển.
  • Nguyên nhân: sự chênh lệch về nhiệt độ và khí áp giữa đất liền và đại dương
  • Tính chất: gió biển có độ ẩm cao và mát, gió đất thương khô và hanh.

Gió phơn

Phơn là hiện tượng gió vượt qua các dãy núi cao và bị biến tính trở nên khô nóng hơn khi vào đất liền.

  • Gió phơn hoạt động mạnh mẽ ở vùng Bắc Trung Bộ của nước ta.
  • Tính chất: mang lượng ẩm lớn nhưng gió phơn bị biến tính khi vượt qua dãy Trường Sơn từ đó tạo nên sự khác biệt giữa sườn phía đông (khô, nóng) và sườn phía Tây (nhiều hơi ẩm và mát)

Vai trò của gió

Gió tồn tại xung quanh chúng ta và các sinh vật trên Trái Đất. Chúng có vai trò to lớn đến cảnh vật thiên nhiên và đời sống của con người trên khắp thế giới cũng như ảnh hưởng nhất định đến bản chất thời tiết của mỗi vùng lãnh thổ nhất định.

Việt Nam là quốc gia nằm trong vùng chịu tác động mạnh của gió mùa nhiệt đới và gió phơn Tây Nam (gió Lào). Những tác động mạnh mẽ của gió mùa nhiệt đới như mưa nhiều lượng mưa lớn đã mang lại cho nước ta thảm thực vật đa dạng, phong phú. Điều này cũng góp phần rất lớn vào thành công trong ngành nông nghiệp của nước ta.

Bên cạnh đó, gió giữ vai trò quan trọng trong việc tạo ra các nguồn năng lượng mới và ứng dụng vào nhiều lĩnh vực khác nhau.

Ứng dụng của gió

Năng lượng gió đã được sử dụng rất nhiều trong ứng dụng thực tiễn. Con người dựa vào hướng di chuyển và tốc độ gió để dự báo thời tiết trong cuộc sống ngày nay. gió giúp xoay cánh quạt của các cối xay gió tạo ra nguồn năng lượng mới. Ngoài ra con người ứng dụng năng lượng gió trong giao thông hàng hải để di chuyển thuyền buồm.

Gió là nguồn năng lượng sạch, là một thay thế tuyệt vời cho nhu cầu năng lượng của chúng ta. Bởi nó không gây ô nhiễm trên diện rộng và có thể tái tạo được. Từ đó giúp bảo vệ môi trường khỏi những tác động từ những nguồn năng lượng độc hại khác.

Tác hại của gió

Bên cạnh những lợi ích tuyệt vời mà gió mang lại đối với đời sống con người, nguồn năng lượng này cũng có những tác hại khôn lường.

Trong các cơn bão, gió có vận tốc cao dễ làm ngã đổ cây cối, cột đèn, làm tốc mái nhà gây ảnh hưởng đến tầm nhìn xa và khả năng di chuyển bên ngoài. Ngoài ra còn gây thiệt hại đối với các cơ sở vật chất khác tại bệnh viện, trường học, công trình khác,…

Gió mạnh giật từ cấp 9 trở lên có thể tạo ra các hiện tượng thời tiết khác như giông bão, lốc xoáy gây ảnh hưởng đến tài sản và tính mạng con người,… Vì vậy, việc dự báo chính xác tình hình thời tiết trên biển là rất quan trọng. Việc nhận biết kịp thời tình hình thời tiết về hướng gió, tốc độ và cường độ gió cũng như áp suất không khí trên biển sẽ giúp các tàu thuyền tránh khỏi những nguy hiểm do gió gây nên.

Trên đây là những thông tin về gió là gì? Các nguyên nhân hình thành nên gió và các loại gió chính mà chúng tôi muốn chia sẻ đến các bạn. Hy vọng những thông tin trên hữu ích đối với bạn đọc. Cảm ơn các bạn đã quan tâm theo dõi bài viết.

  • Xem thêm: Đỉnh Fansipan ở đâu? Chiều cao thực tế của đỉnh Fansipan
Địa Lý -
  • Đỉnh Fansipan ở đâu? Chiều cao thực tế của đỉnh Fansipan

  • Danh sách 63 tỉnh thành Việt Nam: Diện tích, dân số, số đơn vị hành chính

  • Cách vẽ bản đồ Việt Nam trên giấy A4 đơn giản và dễ dàng

DMCA.com Protection Status

Từ khóa » Chênh Lệch áp Suất Tạo Ra Gió