Giới Luật Trong Phật Giáo - NS. Liễu Pháp | CHÙA GIÁC NGỘ

Sáng ngày 1909/2020, bài pháp thoại cuối cùng trong khóa tu Xuất gia gieo duyên lần 7 tại chùa Giác Ngộ được thuyết giảng bởi NS. Liễu Pháp, với chủ đề “Giới luật trong Phật giáo”.

Mở đầu bài thuyết pháp, Ni sư đặt câu hỏi cho các hành giả về sự khác biệt giữa cư sĩ và tu sĩ. Khi đã tham khảo ý kiến của một số giới tử, Ni sư đề cập đến “giới” – một trong ba lậu học. Hiểu theo ngôn ngữ hiện đại, giới là nếp sống đạo đức, không gây hại cho người và mình. Bên cạnh giới, người xuất gia cũng cần có tứ vô lượng tâm, đó là: từ, bi, hỷ, xả. “Hãy đem tâm từ mà nhìn và đối đãi với mọi người”.

Tiếp theo, Ni sư nói đến 5 giới cơ bản của người cư sĩ, gồm: không sát sanh, không trộm cắp, không tà dâm, không nói dối, không uống rượu và các chất gây say. Khi phát nguyện “con quay về nương tựa Phật” trong Lễ Quy y Tam bảo, con người chính thức trở thành Phật tử. Để giảng giải rõ hơn về giới sát sanh ở thời đức Phật, Ni sư nói đến 5 chi: một chúng sanh có thức tính, biết rằng chúng sanh có thức tính, có khởi tâm muốn giết, thực hiện hành động giết, con vật đó chết vì hành động giết của mình. Nếu phạm phải 5 chi này thì bị cho là không giữ được giới “không sát sanh”.

Thứ hai, Ni sư nói đến tứ thanh tịnh giới của một vị Tỳ-kheo, bốn giới ấy là: biệt biệt giải thoát giới, lục căn thu thúc giới, chánh mạng thanh tịnh giới và quán tưởng tứ vật dụng. Sở dĩ, NS. Liễu Pháp đề cập đến vấn đề giới của Tỳ-kheo là nhằm mục đích giúp hành giả xem thử mình có thể thọ giới hay không và có khả năng giúp chư Tăng giữ giới tốt hơn.

Trong 20 phút cuối của bài pháp thoại, Ni sư dành để giải đáp các thắc mắc của hành giả. Các câu hỏi đặt ra vấn đề tánh không, lạy Phật, chuyển nghiệp,… Ni sư giúp hành giả tháo mở những khúc mắc để họ vững tin hơn trên con đường tu tập, nương tựa Phật.

Phần hồi hướng công đức đã khép lại pháp thoại của khóa tu Xuất gia gieo duyên lần 7 tại chùa Giác Ngộ. Ni sư khuyến khích các hành giả nuôi dưỡng hạt giống tu tập, từ bi và để nó nảy mần trong một tương lai không xa.

 

Tin: Bảo Tiên Ảnh: Ngộ Trí Thông

Giới luật trong Phật giáo - NS. Liễu Pháp Giới luật trong Phật giáo - NS. Liễu Pháp Giới luật trong Phật giáo - NS. Liễu Pháp Giới luật trong Phật giáo - NS. Liễu Pháp Giới luật trong Phật giáo - NS. Liễu Pháp Giới luật trong Phật giáo - NS. Liễu Pháp Giới luật trong Phật giáo - NS. Liễu Pháp Giới luật trong Phật giáo - NS. Liễu Pháp Giới luật trong Phật giáo - NS. Liễu Pháp Giới luật trong Phật giáo - NS. Liễu Pháp Giới luật trong Phật giáo - NS. Liễu Pháp Giới luật trong Phật giáo - NS. Liễu Pháp Giới luật trong Phật giáo - NS. Liễu Pháp Giới luật trong Phật giáo - NS. Liễu Pháp Giới luật trong Phật giáo - NS. Liễu Pháp Giới luật trong Phật giáo - NS. Liễu Pháp Giới luật trong Phật giáo - NS. Liễu Pháp Giới luật trong Phật giáo - NS. Liễu Pháp Giới luật trong Phật giáo - NS. Liễu Pháp Giới luật trong Phật giáo - NS. Liễu Pháp Giới luật trong Phật giáo - NS. Liễu Pháp

Từ khóa » Các Giới Luật Trong Phật Giáo