Giới Thiệu Chung Về Cơn Giận | Tâm Hồn đẹp Việt Nam
Có thể bạn quan tâm
Giận dữ (anger) là gì?
Cảm thấy tức giận là một phần của con người. Đó là một phản ứng tự nhiên khi con người bị tấn công, xúc phạm, lừa dối hay thất bại. Đôi khi, giận dữ thái quá còn có thể là triệu chứng của các vấn đề về sức khỏe tâm lý khác.
Giận dữ có thể hữu ích, nhưng nó cũng có thể rất đáng sợ. Khi điều gì đó làm bạn tức giận, Adrenaline (một loại nội tiết tố) sẽ khiến cho cơ thể bạn rơi vào trạng thái “fight or flight” (đánh hoặc chạy), cung cấp năng lượng cho bạn và làm cho bạn cảm thấy căng thẳng. Giải phóng năng lượng và sự căng thẳng này sẽ tốt cho bạn, nhưng rất khó để có thể làm điều đó một cách dễ chịu hay mang tính xây dựng. Ở đa số các tình huống, “đánh trả lại” hay “chạy trốn” (fight or flight) không có lợi và giận dữ thường dẫn tới những phản ứng khiến mọi thứ tệ hơn thay vì tốt lên.
Cảm thấy tức giận tự nó không phải là vấn đề. Vấn đề nằm ở chỗ bạn xử lý nó thế nào.
Khi nào thì giận dữ trở nên có vấn đề?
Giận dữ trở thành một mối lo ngại khi nó làm hại tới bạn hay những người xung quanh bạn. Điều này có thể phụ thuộc vào việc bạn có biểu lộ nỗi tức giận ra không, và bạn biểu lộ nó ra thế nào.
Thông thường khi bạn thấy tức giận, thì nó sẽ là do cái gì đó xảy ra với bạn vào lúc đó (mang tính tức thời). Đó cũng thường là những sự việc sẽ qua đi nhanh chóng, ví dụ, bạn bấm còi khi có người lái xe khác làm cho xe bạn bị phanh đột ngột. Một điều gì đó xảy ra khiến bạn tức giận, sau đó bạn biểu lộ sự tức giận ra rồi vượt qua nó.
Khi bạn không biểu lộ sự tức giận, hoặc biểu lộ nó vào một khoảng thời gian không thích hợp hay bằng những cách không an toàn, nó có thể làm tổn hại đến sức khỏe và những mối quan hệ cá nhân của bạn.
Điều này đặc biệt đúng, nếu như điều gì đó làm bạn tức giận trong quá khứ và bạn đã không biểu lộ nó ra vào thời điểm đó – bởi vì bạn cảm thấy không thể hoặc không muốn – thì sự tức giận đó có thể bị “đóng chai” hoặc “ức chế”. Nó có thể dẫn tới những hệ quả tiêu cực về mặt lâu dài – bạn thấy rằng khi một cái gì đó gây ra cho bạn những phiền nhiễu hay khó chịu sau này, bạn sẽ cảm thấy rất giận dữ và phản ứng một cách hung hăng hơn là ứng xử một cách phù hợp trong tình huống mới đó.
Cố gắng ngăn chặn cơn giận của bạn có thể dẫn tới các loại hành vi khác, ví dụ như phản hồi kiểu “hung hăng thụ động” (passive aggressive), mà điển hình là: trở nên châm biếm, thích mỉa mai, nói móc hoặc trở nên không hữu ích, hoặc từ chối nói chuyện với ai đó v.v… Hoặc bạn có thể cảm thấy bản thân rất dễ trở nên tức giận, ngay cả với những việc rất nhỏ, không đáng kể. Bạn còn có thể cảm thấy bạn không thể buôn bỏ cơn tức giận của mình.
Nếu như bạn không thể thể hiện sự tức giận của mình bằng một cách an toàn hoặc mang tính xây dựng, nó có thể gây ảnh hưởng xấu lên cảm xúc, sức khỏe tâm lý và sinh lý của bạn.
Nó có thể dẫn tới:
- Trầm cảm hoặc lo âu
- Các vấn đề về giấc ngủ
- Nghiện rượu hoặc chất kích thích
- Rối loạn ăn uống
- Các hành vi cưỡng chế ví dụ: làm việc quá sức hoặc làm sạch quá mức.
- Tự làm đau bản thân
Nó có thể ảnh hưởng tới cơ thể bạn như sau:
- Tiêu hóa – gây ra các triệu chứng như ợ nóng, ợ chua, viêm loét dạ dày, viêm đại tràng hay hội chứng ruột kích thích
- Tim và hệ tuần hoàn của bạn
- Huyết áp bị đẩy lên quá cao.
Bạo lực và sự hung hăng
Cảm giác tức giận đôi khi có thể biến thành cơn thịnh nộ hoặc giận dữ quá mức, dẫn tới những hành vi phá hoại và bạo lực. Nếu bạn thể hiện sự tức giận thông qua sự hung dữ hoặc bạo lực, điều này có thể trở nên rất đáng sợ và làm tổn thương tới những người xung quanh bạn – đặc biệt là trẻ em. Điều này có thể gây tổn hại đến những mối quan hệ của bạn và nó còn thể hiện rằng: không ai còn nghe bạn nói nữa. Nó có thể làm bạn mất việc hoặc làm bạn vướng vào vòng lao lý.
“Cơn giận dữ của tôi lúc nào cũng ngoài tầm kiểm soát, tôi cảm thấy nhục nhã khi thú nhận rằng tôi đã đánh một vài người, nhưng đa phần những cơn giận của tôi thường hướng đến đồ vật – những thứ mà tôi đã làm hỏng, làm vỡ khi phẫn nộ. Tôi ghét điều đó, bởi vì khi tôi đang ở trong khoảnh khắc giận dữ, tôi cảm thấy như mọi thứ đều không trong tầm kiểm soát của bản thân mình nữa, và nó thật đáng sợ, bởi vì tôi không bao giờ biết rằng liệu tôi có thể sẽ gây ra những gì tiếp theo…”
Tại sao tôi cảm thấy tức giận?
“Cơn giận của tôi xuất hiện khi tôi cảm thấy như bị hiểu lầm hoặc một tình huống nào đó bất công. Kể từ khi tôi bị kiềm chế một cách sai lệch bởi một y tá trong khoa tâm thần, tôi trở nên sợ hãi cơn giận của chính mình. Trong nỗ lực để không biểu lộ nó (cơn giận dữ), mọi cảm xúc dường như bị dồn nén vào trong và tôi chính là người bị tổn thương. Hiện tại thì tôi đã học được cách giải phóng nó – giải tỏa “hơi nóng” bằng những phương pháp phù hợp”
Bạn sẽ có những yếu tố riêng gây kích hoạt cảm giác tức giận của bạn. Nó có thể là lúc bạn cảm thấy bị đe dọa hoặc tấn công, hoặc bị phân biệt đối xử hoặc bị đối xử một cách không công bằng. Nó có thể là cảm giác bạn cảm thấy bất lực hoặc thất bại, hay chỉ đơn giản là bị kẹt xe. Bạn có thể nhớ lại những gì đã xảy ra với bạn trước đây, và nhận ra điều gì gây ra những cảm giác giận dữ mà bạn đang trải qua hiện giờ.
Kinh nghiệm quá khứ
Có khả năng rằng cách bạn được dạy dỗ, và nền tảng văn hóa sẽ gây ảnh hưởng đến việc bạn cảm thấy thế nào khi biểu lộ cơn giận.
Rất nhiều người, từ khi còn là những đứa trẻ, đã được dạy rằng sự tức giận có thể làm cho việc quản lý cảm xúc khi chúng lớn lên là khó hơn rất nhiều.
Bạn cũng có thể được dạy trong một môi trường với niềm tin tưởng rằng sẽ luôn luôn ổn khi biểu lộ sự giận dữ – cho dù cách thể hiện có hung hăng và bạo lực đến đâu, và bạn không được chỉ bảo để thấu hiểu và xử lý những cơn giận đó. Điều này có nghĩa là cơn giận của bạn sẽ bùng phát bất cứ lúc nào bạn không thích cách ai đó cư xử, hoặc bạn đang ở trong một tình huống mà bạn ghét.
Tuy nhiên, nếu bạn đã từng chứng kiến cơn giận của bố mẹ bạn hoặc những người lớn khác khi nó vượt ngoài tầm kiểm soát, bạn có thể thấy rằng nó là một điều gì đó mang tính hủy diệt và khủng khiếp.
Hoặc bạn có thể được dạy dỗ rằng, bạn không nên phàn nàn về bất cứ thứ gì mà thay vào đó là hãy kệ và làm quen với điều đó đi, và bạn có thể bị trừng phạt nếu biểu lộ sự tức giận khi còn nhỏ.
Những trải nghiệm như trên có thể mang ý nghĩa rằng bạn trấn áp sự tức giận và nó sẽ trở thành một vấn đề về lâu về dài, đặc biệt là khi bạn phản ứng một cách không phù hợp với những tình huống mới mà bạn không cảm thấy thoải mái.
“Tôi đã dành nửa cuộc đời mình với những cơn giận không kiểm soát. Đối với tôi, nó như thể là “đóng chặt rồi bùng nổ” khi mà có quá nhiều nỗi đau và sự sợ hãi bị dồn nén và nghiền nát trong một góc của tâm trí tôi, vì lợi ích của cái gọi là ‘cuộc sống bình lặng’”.
Làm thế nào cơn giận dữ dẫn tới bạo lực?
Sự tức giận sẽ cung cấp cho bạn một lượng đặc biệt lớn năng lượng mà làm cho bạn phản ứng theo những cách mà bình thường bạn không bao giờ làm. Khi nó vượt quá tầm kiểm soát, nó sẽ biến thành cơn thịnh nộ mà có thể có những hệ quả vô cùng nghiêm trọng cho bạn và những người xung quanh bạn.
Nếu bạn đang trải qua những cảm xúc mạnh, điều này cũng có thể gây ra những cảm giác bạo lực. Những cảm xúc này có thể trở nên tệ hơn, và có nhiều khả năng dẫn tới bạo lực nếu bạn uống quá nhiều rượu hoặc tiêu thụ nhiều chất kích thích.
Các hậu quả của việc để cho cơn giận của bạn biến thành hành vi bạo lực làm cho việc duy trì, kiểm soát cảm xúc và nhận được sự giúp đỡ trở nên quan trọng hơn bao giờ hết.
Nguồn: Mind.org.uk (một tổ chức từ thiện về sức khỏe tâm lý và tâm thần tại Anh Quốc, và dịch giả là một thành viên của tổ chức này)
Người dịch: Khánh Linh
Kỳ sau: Làm thế nào để đối phó với cơn giận?
Chia sẻ:
Từ khóa » Cơn Giận Dữ Có Nghĩa Là Gì
-
Hiểu Về Sự Giận Dữ | Form Your Soul
-
Vì Sao Có Cảm Xúc Giận Dữ? Cách Kiểm Soát Cơn Giận Dữ Như Thế Nào?
-
Nghĩa Của Từ Giận Dữ - Từ điển Việt - Tra Từ
-
Kinh Thánh Nói Gì Về Sự Tức Giận?
-
Giận Dữ Là Gì? Định Nghĩa, Khái Niệm
-
Tức Giận Là Gì? Làm Sao để Bản Thân Không Rơi Vào Tình Trạng ... - VOH
-
Cảm Xúc Giận Dữ Và Giải Pháp Khắc Phục - Vững Trí
-
6 Lý Do Cơn Giận Là Yếu Tố Giúp Bạn Thành Công | Harper's Bazaar
-
Vì Sao Có Cảm Xúc Giận Dữ? | Vinmec
-
Cơn Giận Dữ Khủng Khiếp - Khoa Nhi - Phiên Bản Dành Cho Chuyên Gia
-
'giận Dữ' Là Gì?, Từ điển Tiếng Việt
-
Tức Giận – Wikipedia Tiếng Việt
-
Cái Giá Của Sự Tức Giận - VnExpress Đời Sống