GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY DỆT VẢI CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI

Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)
  1. Trang chủ
  2. >>
  3. Kinh tế - Quản lý
  4. >>
  5. Kế toán
GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY DỆT VẢI CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (189.46 KB, 13 trang )

GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY DỆT VẢI CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI.1.1.Quá trình hình thành và phát triển của doanh nghiệp:I.1.1. Sơ lược về Công ty dệt vải Công nghiệp Hà nội: Công Ty Dệt Vải Công Nghiệp Hà Nội là doanh nghiệp nhà nước thực hiện hạchtoán kinh tế độc lập, tự chủ về tài chính.Công ty có tư cách pháp nhân, có con dấuriêng được sử dụng theo quy định của Nhà nước, có quyền và nghĩa vụ theo luậtđịnh, tự chịu trách nhiệm về hoạt động sản xuất kinh doanh trong số vốn do côngty quản lý và là thành viên của trực thuộc Tổng công ty dệt may Việt Nam – Bộcông nghiệp. Tên giao dịch quốc tế : Hanoi Industrial Canvas Textile Company. Tên viết tắt : HAICATEX Địa chỉ : 93 Đường Lĩnh Nam - Mai Động – Hai Bà Trưng– Hà Nội. Điện thoại : (084) - 4 – 8624621.  Fax : (084) – 4 – 8622601. Websibe : I.1.2. Tóm tắt các giai đoạn phát triển: Giai đoạn 1: (1967-1973) Được thành lập vào 10/4/1967, công ty là một trong những thành viên của nhàmáy liên hợp dệt Nam Định được lệnh tháo dỡ sơ tán lên Hà Nội mang tên “NhàMáy Dệt Chăn” địa điểm tại xã Vĩnh Tuy – Thanh Trì - Hà Nội. Khi còn là Xínghiệp thành viên thì nhiệm vụ chính là tận dụng bông đay, sợi rối, phế liệu củanhà máy dệt Nam Định để dệt chăn. Vì vậy sau khi sơ tán lên Hà Nội không cònnguồn nguyên liệu đó nữa nhà máy phải thu mua phế liệu của các nhà máy kháctrong khu vực Hà Nội như dệt kim Đông Xuân, dệt 8-3…để thay thế và giữ vữngsản xuất. Tuy nhiên do qui trình quá thủ công, máy móc thiết bị cũ, nguyên liệu đểsản xuất thuộc dạng phế liệu, cung cấp thất thường làm cho giá thành sản phẩmquá cao dẫn đến nhà nước phải bù lỗ thường xuyên. Cũng vào thời kỳ đó Trung Quốc giúp ta xây dựng một dây chuyền công nghệsản xuất vải mành làm lốp xe đạp từ sợi bông. Lãnh đạo nhà máy đã đề nghị Nhànước đầu tư công nghệ đó cho doanh nghiệp của mình. Từ năm 1970-1972 dâychuyền này được lắp đặt và đưa vào sản xuất ổn định, sản phẩm sản xuất ra chủyếu cung cấp cho Nhà máy cao su Sao Vàng thay thế cho vải mành phải nhập từTrung Quốc. Điều này mang lại xu thế hoạt động sản xuất kinh doanh ổn định, cólợi nhuận cho nhà máy. Năm 1973 nhà máy trao trả dây chuyền dệt cho nhà máyliên hợp dệt Nam Định, nhà máy nhận thêm nhiệm vụ lắp đặt dây chuyền sản xuấtvải bạt và phát triển dây chuyền sản xuất vải mành. Tháng 10/1973 Nhà máy đổi tên thành Nhà máy dệt vải công nghiệp Hà Nộichuyên dệt các loại vải chủ yếu dùng trong công nghiệp như vải mành, vải bạt, xecác loại sợi…. Giai đoạn 2: (1974-1988) Đây là giai đoạn tăng trưởng của nhà máy trong thời kỳ kinh tế tập trung baocấp. Từ qui mô nhỏ bé ban đầu với 473.406,98 đồng tiền vốn, giá trị tổng sảnlượng là 158.507 đồng (giá năm 1968), số lượng cán bộ công nhân viên là 174người trong đó công nhân sản xuất là 114 người. Đến năm 1988 tổng mức vốnkinh doanh đạt trên 5 tỷ đồng, giá trị tổng sản lượng đạt trên 10 tỷ đồng. Tổng sốcán bộ công nhân viên trong biên chế là 1.079 người trong đó công nhân sản xuấtlà 986 người. Trong quá trình phát triển của Công ty, ban đầu Trung Quốc chỉ cấp hai máydệt vải mành do đó cán bộ công nhân viên của Nhà máy đã cải tiến 6 máy dệt vảibạt thành 6 máy dệt vải mành, đưa tổng số lên 8 máy dệt vải mành, nâng cao đượcnăng lực sản xuất đáp ứng được nhu cầu vải mành cotton làm lốp xe đạp trongnước, đảm bảo cho nhà máy phát triển sản xuất kinh doanh có lãi, sau phát triển vảimành sợi pêcô cho các nhà máy cao su trong cả nước. Trong giai đoạn này, Nhà máy hoạt động sản xuất kinh doanh theo cơ chế sảnxuất tập trung, quan liêu bao cấp, đầu vào và đầu ra đều do Nhà nước chỉ định, Nhàmáy chỉ phải lo tổ chức sản xuất để hoàn thành vượt mức kế hoạch được giao. Dođó tình hình sản xuất tiêu thụ tương đối ổn định và theo xu thế năm sau cao hơnnăm trước, các sản phẩm làm ra được tiêu thụ từ Bắc vào Nam. Các sản phẩm chủyếu đạt mức tiêu thụ cao nhất như: vải mành 3.608 triệu m2, vải bạt 1,2 triệu m, vải3024 (dùng để may mặc quân trang cho quân đội) 1,4 triệu m… Giai đoạn 3: (Từ năm 1989 đến nay) Đây là giai đoạn nền kinh tế nước ta chuyển đổi từ nền kinh tế tập trung bao cấpsang nền kinh tế thi trường, Nhà máy tìm cách nâng cao chất lượng sản phẩm củamình nhằm nâng cao sức cạnh tranh với các sản phẩm cùng loại đang xuất hiệntrên thị trường. Nhà máy đã thay thế nguyên vật liệu là vải mành làm lốp xe đạp từsợi bông (100% cotton) sang sợi pêcô (65% cotton + 35% PE), đa dạng hoá sảnphẩm, dệt thêm vải dân dụng như vải 6624, 3415, 5420…tìm khách hàng mới đểký kết hợp đồng, tìm biện pháp hạ giá thành sản phẩm. Nhà máy nhận bàn giao dâychuyền máy nhúng keo để sản xuất vải mành lốp cảu liên doanh Haicatex-Pháp-Trung Quốc, công xuất thiết kế 2.500 tấn/năm. Ngày 23/8/1994 Nhà máy đổi tên thành Công ty dệt vải công nghiệp Hà Nộitheo giấy phép thành lập số 100151 ngày 23/8/1994 của Uỷ ban kế hoạch Nhànước, với chức năng hoạt động đa dạng hơn, phù hợp với điều kiện cụ thể củaCông ty và xu thế quản lý tất yếu hiện nay. Năm 1997 Công ty tiếp tục đầu tư một dây chuyền may, thiết bị nhập toàn bộcủa Nhật Bản với 150 máy may công nghiệp và đã đi vào hoạt động từ năm 1998.Trong việc thực hiện đa dạng hoá sản phẩm, chuyên môn hoá sản xuất, Công tychủ động tìm kiếm đối tác kinh doanh, liên kết để chế thử vải mành Nylon 6 (từ1993) dùng để làm lốp xe máy, xe ô tô mà thị trường đang có nhu cầu tiêu thụ lớn. Ngày 15/10/2002 Công ty đã đưa vào nhà máy sản xuất vải địa kỹ thuật (vảikhông dệt) với mức đầu tư gần 70 tỷ đồng vào hoạt động. Đây là bước đột phá mớivề công nghệ trong ngành dệt, đáp ứng nhu cầu sử dụng loại vải này ngày càng giatăng trong các nghành như : Thuỷ lợi, giao thông, xây dựng, môi trường, may mặc,giầy da…từng bước thay thế hoàn toàn hàng ngoại nhập hiện nay trên thị trường.Nhà máy được đầu tư dây chuyền thiết bị đồng bộ của đoàn DILO (Đức) sản phẩmđạt chất lượng cao, giá bán thấp hơn 20%-30% so với hàng ngoại nhập. Hơn 35 năm sản xuất kinh doanh Công ty dệt vải công nghiệp Hà Nội đã thànhcông, khẳng định uy tín của mình trong lĩnh vực cung cấp các vật liệu cho cácngành công nghiệp và sản phẩm của công ty đã dần thay thế hàng ngoại nhập manglại lợi ích về kinh tế rất lớn cho đất nước. Với năng lực hiện tại của doanh nghiệp, Công ty dệt vải công nghiệp Hà Nội làdoanh nghiệp lớn trong ngành dệt may. Điều này được khẳng định qua doanh thuhàng năm của công ty đạt trên 100 tỷ đồng, với các sản phẩm ngày càng đa dạngvà các sản phẩm của công ty được sản xuất dưới sự kiểm soát của hệ thống quản lýchất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000.I.2. Chức năng nhiệm vụ của Công ty :I.2.1. Các mặt hàng kinh doanh chủ yếu:o Vải mành: Là sản phẩm chủ lực của Công ty do độc quyền sản xuất ở trongnước, được làm tư liệu trong sản xuất lốp xe đạp, xe máy, ô tô, dây đai thang...Những sản phẩm này phục vụ chủ yếu cho các công ty cao su Sao Vàng, cao suHải Phòng, cao su Đà Nẵng, cao su Biên Hoà…o Vải bạt các loại: Dùng làm giầy vải, ống dẫn nước, băng tải loại nhỏ, găngtay bảo hộ lao động, vải lọc bia, vải may quần áobảo hộ lao động…Khách hàngchủ yếu của Cồng ty là công ty giầy Thang Long, giầy Thuỵ Khuê, giầy ThượngĐình, giầy Hiệp Hưng, giầy Cần Thơ…và các cơ sở sản xuất bia.o Sợi xe các loại: Dùng làm chỉ khâu công nghiệp, khách hàng là các công tyxi măng dùng để khâu bao xi măng đồng thời sợi xe còn dùng làm nguyên liệu chocác công ty dệt Nam Định, dệt kim Hà Nội để sản xuất các loại vải Gabađin,Dờuyn, vải bò…o Các sản phẩm may: Chủ yếu gia công cho các công ty nước ngoài thị truờngchủ yếu là EU, ngoài ra Công ty còn may xuất khẩu và bán trong nước.o Vải không dệt (vải địa kỹ thuật): Là sản phẩm mới sản xuất lần đầu tiên ởViệt Nam. Sản phẩm được ứng dụng trong các ngành thuỷ lợi, môi trường, xâydựng, dùng trong nội thất, làm thảm…I.2.2. Nhiệm vụ: Thực hiện chế độ hạch toán kinh tế độc lập, tự chủ về tài chính. Xây dựng và tổ chức có hiệu quả các KH được đề ra. Quản lý và sừ dụng có hiệu quả nguồn vốn, TS, nguồn lực. Ký kết và thực hiện tốt các hợp đồng kinh tế, đảm bảo duy trì và mở rộngcác mối quan hệ với khách hàng, gây uy tín tốt với khách hàng. Không ngừng cải tiến đời sốn vật chất, điều kiện LĐ, bồi dưỡng và nâng caotrình độ chuyên môn của CBCNV để khuyến khích người LĐ tăng cao năngsuất. Làm tốt các công tác bảo vệ, an toàn LĐ, bảo vệ môi trường, bảo vệ tài sảnXHCN.I.3. Công nghệ sản xuất một số mặt hàng chủ yếu: Công nghệ sản xuất là một trong những yếu tố quyết định đến chất lượng sảnphẩm và tăng năng xuất lao động cùng với sự thay đổi chiến lược sản xuất kinhdoanh để không ngừng chiếm lĩnh thị trường tiêu thụ, thu hút khách hàng nâng caovị cạnh tranh của Công ty trên thương trường.

Tài liệu liên quan

  • Giới thiệu chung về công ty du lịch Quảng Ninh.DOC Giới thiệu chung về công ty du lịch Quảng Ninh.DOC
    • 22
    • 861
    • 2
  • Giới thiệu chung về Công ty tu tạo và phát triển nhà 20.DOC Giới thiệu chung về Công ty tu tạo và phát triển nhà 20.DOC
    • 50
    • 670
    • 0
  • Giới thiệu chung về công ty cổ phần điện tử chuyên dụng hanel Giới thiệu chung về công ty cổ phần điện tử chuyên dụng hanel
    • 16
    • 855
    • 4
  • Giới thiệu chung về công ty thương mại lâm sản Hà Nội Giới thiệu chung về công ty thương mại lâm sản Hà Nội
    • 75
    • 632
    • 2
  • Giới thiệu chung về công ty tư vấn xây dựng điện 1 Giới thiệu chung về công ty tư vấn xây dựng điện 1
    • 39
    • 736
    • 2
  • Giới thiệu chung về công ty TNHH PROCTER V GAMEBLE Việt Nam Giới thiệu chung về công ty TNHH PROCTER V GAMEBLE Việt Nam
    • 13
    • 673
    • 1
  • GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY QTECH GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY QTECH
    • 45
    • 624
    • 0
  • Giới thiệu chung về công ty MECo Giới thiệu chung về công ty MECo
    • 29
    • 499
    • 0
  • Giới thiệu chung về công ty FPT Giới thiệu chung về công ty FPT
    • 10
    • 739
    • 1
  • GIỚI THIỆU CHUNG  VỀ CÔNG TY DỊCH VỤ KỸ THUẬT DẦU KHÍ GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY DỊCH VỤ KỸ THUẬT DẦU KHÍ
    • 30
    • 597
    • 0

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

(30.69 KB - 13 trang) - GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY DỆT VẢI CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI Tải bản đầy đủ ngay ×

Từ khóa » Nhà Máy Dệt Vải Công Nghiệp