Giới Thiệu Chung Về Huyện Đại Từ - Giới Thiệu - Cổng Thông Tin điện ...
I- Đặc điểm về điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên:
1. Vị trí địa lý:
Huyện Đại Từ là địa bàn nằm ở phía tây bắc của tỉnh Thái Nguyên, cách thành phố Thái Nguyên 25 km, phía bắc tiếp giáp huyện Định Hóa, phía đông nam tiếp giáp huyện Phổ Yên và thành phố Thái Nguyên, phía đông bắc tiếp giáp huyện Phú Lương, phía tây giáp dãy núi Tam Đảo và huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang. Toàn huyện có tổng diện tích 56.093 ha. Tổng dân số đến nay là trên 18 vạn người, số đơn vị hành chính của huyện là 29 xã, thị trấn. Hệ thống giao thông có đường Quốc lộ 37 chạy qua trung tâm huyện. Ngoài ra còn có các tuyến đường tỉnh lộ như tuyến Đại Từ đi Hồ Núi Cốc, thành phố Thái Nguyên; tuyến đường Đại Từ - Phổ Yên; tuyến đường Đại Từ - Định Hóa, hệ thống đường giao thông đi các xã, thị trấn đã được đầu tư, cải tạo và nâng cấp.
Huyện Đại Từ có 29 đơn vị hành chính: 27 xã, 02 thị trấn, tổng diện tích đất tự nhiên toàn Huyện là 56.093 ha, dân số trên 18 vạn người, có 8 dân tộc anh em cùng chung sống: Kinh, tày, Nùng, Sán chay, Dao, Sán dìu, Hoa, Ngái v.v..
Là Huyện có diện tích lúa và diện tích chè lớn nhất Tỉnh, Đại Từ còn là nơi có khu du lịch Hồ Núi Cốc với câu chuyện huyền thoại nàng Công chàng Cốc đã đi vào huyền thoại, đồng thời cũng là Huyện có truyền thống cách mạng yêu nước, với 169 điểm di tích lịch sử và danh thắng.
2. Điều kiện địa hình:
a) Về đồi núi: Do vị trí địa lý của Huyện, Đại Từ được bao bọc xung quanh bởi nhiều dãy núi:
- Phía Tây và Tây Nam có dãy núi Tam đảo ngăn cách giữa Huyện và tỉnh Vĩnh Phúc, Phú Thọ, độ cao từ 300 - 600m.
- Phía Bắc có dãy Núi Hồng và Núi Chúa.
- Phía đông là dãy núi Pháo cao bình quân 150 - 300 m.
- Phía Nam là dãy núi Thằn Lằn thấp dần từ bắc xuống nam.
b) Sông ngòi thuỷ văn:
- Sông ngòi: Hệ thống sông Công chảy từ Định Hoá xuống theo hướng Bắc Nam với chiều dài chạy qua huyện Đại Từ. Hệ thống các suối, khe như suối La Bằng, Quân Chu, Cát Nê v.v... cũng là nguồn nước quan trọng cho đời sống và trong sản xuất của Huyện.
- Hồ đập: Hồ Núi Cốc lớn nhất Tỉnh với diện tích mặt nước 769 ha, vừa là địa điểm du lịch nổi tiếng, vừa là nơi cung cấp nước cho các Huyện Phổ Yên, Phú Bình, Sông Công, Thành phố Thái Nguyên và một phần cho tỉnh Bắc Giang. Ngoài ra còn có các hồ: Phượng Hoàng, Đoàn Uỷ, Vai Miếu, Đập Minh Tiến, Phú Xuyên, Na Mao, Lục Ba, Đức Lương với dung lượng nước tưới bình quân từ 40 - 50 ha mỗi đập và từ 180 - 500 ha mỗi Hồ.
- Thuỷ văn: Do ảnh hưởng của vị trí địa lý, đặc biệt là các dãy núi bao bọc Đại Từ thường có lượng mưa lớn, trung bình lượng mưa hàng năm từ 1.800mm - 2.000mm, rất thuận lợi cho phát triển sản xuất nông lâm nghiệp của Huyện (đặc biệt là cây chè).
Nguồn: https://baothainguyen.vn/
3. Điều kiện khí hậu thời tiết: Do mưa nhiều khí hậu thường ẩm ướt độ ẩm trung bình từ 70 - 80% , nhiệt độ trung bình hàng năm từ 22 - 27 độ (là miền nhiệt độ phù hợp cho nhiều loại cây trồng phát triển).
4. Về du lịch: huyện Đại Từ có Khu du lịch Hồ Núi Cốc với câu chuyện huyền thoại về nàng Công chàng Cốc và 2 khu du lịch sinh thái Đồng Khuôn - Hoàng Nông, khu du lịch cộng đồng Tân Sơn - La Bằng. Ngoài ra huyện có rất nhiều các điểm di tích có tiềm năng phát triển du lịch như Di tích lịch sử 27/7, Di tích lịch sử nơi thành lập cơ sơ Đảng cộng sản đầu tiên của Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên năm 1936 (xã La Bằng), Di tích lịch sử nơi ra đời Đội thanh niên Xung phong Việt Nam 15/7/1950 (xã Yên Lãng), Di tích Núi Văn Núi Võ (xã Văn Yên), Di tích Đội Cứu quốc quân Phạm Hồng Thái và chùa Thiên Tây Trúc (thị trấn Quân Chu)...
Ảnh: Yến Lee
Ảnh: Hoàng Mỹ Hạnh
II- Những lợi thế để phát triển kinh tế xã hội:
- Lợi thế có tính chất quyết định và bền vững của Huyện là: Sự đoàn kết nhất trí của các dân tộc anh em trong Huyện, sự nhiệt tình cách mạng với sự lãnh đạo vững vàng của đảng bộ Huyện, nhân dân các dân tộc trong Huyện quyết tâm phấn dấu xây dựng nền kinh tế -xã hội phát triển về mọi mặt
- Vị trí địa lý thuận lợi là điều kiện quan trọng cho sự phát triển. Là Huyện miền núi chỉ cách trung tâm tỉnh lị hơn 20 km. Hạ tầng cơ sở thuận lợi hơn các Huyện miền núi khác trong tỉnh, sự nắm bắt về thông tin và tiếp nhận sự tiến bộ về khoa học kỹ thuật trong sản xuất nông lâm nghiệp thuận lợi hơn.
- Vị trí địa lý có điều kiện khí hậu thuận lợi cho sự phát triển của tập đoàn vật nuôi và cây trồng phong phú, lợi thế này thích hợp cho sự phát triển kinh tế nông lâm nghiệp hiện nay của Huyện.
- Tiềm năng về du lịch cũng là một lợi thế để phát triển ngành dịch vụ thương mại trên địa bàn; Trên cơ sở Hồ núi cốc kết hợp với các điểm di tích lịch sử cách mạng nối lièn với khu ATK Tân Trào- Tuyên quang và Định Hoá.
- Nhân dân các dân tộc huyện Đại Từ giàu truyền thống Cách mạng đã được Đảng và Nhà nước 02 lần phong tặng danh hiệu “Anh hùng lực lượng vũ trang Nhân dân thời kỳ chống Pháp” và “Anh hùng lực lượng vũ trang Nhân dân trong thời kỳ đổi mới”, truyền thống 100 năm huyện Đại Từ hình thành và phát triển (1922-2022). Năm 2022 Nhân dân và cán bộ huyện Đại Từ được Đảng và Nhà nước tặng thưởng Huân chương lao động hạng Nhất. Trong những năm qua, kinh tế - xã hội của huyện Đại Từ luôn có những bước phát triển ổn định, đạt tốc độ tăng trưởng khá cao góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của Nhân dân, tạo điều kiện đẩy mạnh các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao trên địa bàn huyện.
Ảnh: Minh Ngọc
Từ khóa » Hang Hồ Núi Lê Thuộc Huyện Nào
-
Giao Hồ Núi Le Cho địa Phương Khai Thác
-
Hồ Núi Le được Xếp Hạng Di Tích Danh Lam Thắng Cảnh Cấp Tỉnh
-
Cuối Tuần Về Hồ Núi Le Đồng Nai Ngắm Cảnh, Chèo SUP
-
Huyện Vụ Bản
-
Nam Định Thời Tiền Sử
-
Hồ Núi Le - Huyện Xuân Lộc được Xếp Hạng Di Tích Danh Lam Thắng ...
-
Đến Hồ Núi Le Ngắm Hoàng Hôn Và ăn Tép Hấp Xúc Bánh Tráng
-
Danh Lam Thắng Cảnh ở Thái Nguyên - Cẩm Nang Cho Người Nước ...
-
Khu Di Tích Lịch Sử Đền Hùng | Cổng Thông Tin Điện Tử Phú Thọ
-
Yên Định Xưa Và Nay: Vùng đất Chiều Sâu Những Tầng Văn Hóa