Giới Thiệu đặc điểm Của Phong Cách Ngôn Ngữ Nghệ Thuật Trong Văn ...
Có thể bạn quan tâm
Ngôn ngữ nghệ thuật là ngôn ngữ chủ yếu dùng trong các tác phẩm văn chương. Nó không chỉ có chức năng thông tin mà còn thỏa mãn nhu cầu thẩm mĩ của con người. Đó là thứ ngôn ngữ được tổ chức, sắp xếp, lựa chọn, tinh luyện từ ngôn ngữ thông thường và đạt được giá trị nghệ thuật – thẩm mĩ rất cao. Ngôn ngữ nghệ thuật khá đa dạng về thể loại, phong phú về màu sắc, biến hóa về tính sáng tạo và thống nhất ở ba đặc điểm cơ bản là tính hình tượng, tính truyền cảm và tính cá thể hóa. Tính hình tượng là dặc điểm cơ bản của ngôn ngữ nghệ thuật. Ngôn ngữ nghệ thuật không chỉ đơn thuần có chức năng nhận thức mà điều quan trọng là nó có chức năng thẩm mĩ: phản ánh cái đẹp và khơi dậy cảm xúc thẩm mĩ ở người nghe, người đọc bằng những hình tượng văn học giàu khả năng gợi tả và gợi cảm. Tả cảnh mùa thu, thi hào Nguyễn Du đã viết nên hai câu thơ trác tuyệt : Long lanh đáy nước in trời, Thành xây khói biếc non phơi bóng vàng. Mùa thu trọng thơ Nguyễn Khuyên tuy không lộng lẫy nhưng lại mang đậm sắc thái của mùa thu đồng bằng Bắc Bộ: Trời thu xanh ngắt mấy từng cao, Cần trúc lơ phơ gió hắt hiu. Nước biếc trông như tầng khói phủ, Song thừa để mặc bóng trăng vào. Nét đẹp của mùa thu hiện lên qua những hình ảnh tiêu biểu: bầu trời xanh ngắt, làn nước biếc của ao hồ thấp thoáng dưới màn sương như khói phủ; ánh trăng bàng bạc rọi qua song thưa, gợi lên khung cảnh quen thuộc của một làng quê êm đềm, tĩnh lặng. Cũng vẫn là cảnh sắc quen thuộc của mùa thu nhưng trong thơ Xuân Diệu, bức tranh thu lại được vẽ bằng những hình tượng mới mẻ vô cùng hấp dẫn: Chiều mộng hòa thơ trên nhánh duyên, Cây me ríu rít cặp chim chuyền. Đổ trời xanh ngọc qua muôn lá, Thu đến – nơi nơi động tiếng huyền. Hình tượng trong văn chương thường chứa đựng nhiều ý nghĩa. Ví dụ: Để bày tỏ quan niệm sống trong sạch, thanh cao của người lao động xưa kia, các tác giả dân gian đã mượn hình ảnh bông sen: Trong đầm gì đẹp bằng sen, Lá xanh bông trắng lại chen nhị vàng. Nhị vàng bông trắng lá xanh, Gần bùn mả chẳng hôi tanh mùi bùn. Ngôn ngữ của bài ca dao này không đơn thuần miêu tả cây sen và môi trường sống mà chủ yếu là khẳng định vẻ đẹp và phẩm chất cao quý của nó. Dù sống giữa bùn lầy, sen vẫn tươi xanh, ngạo nghễ vươn cao và tỏa hương thơm ngát. Giữa bông sen với người nông dân có những nét tương đồng trong bản chất, rất đáng yêu quý và trân trọng. Hình tượng bông sen thật ngoài đời đã chuyển hóa thành bông sen tinh thần nở bừng trong tâm tưởng, nhắc nhở mọi người hãy ghi nhớ rằng: cái đẹp có thể hiện hữu và tồn tại ngay trong những môi trường cớ nhiều cái xấu. Hãy cố gắng giữ gìn phẩm giá và nếp sống trong sạch, dù trong bất cứ hoàn cảnh nào. Để tạo ra hình tượng nghệ thuật, người viết thường sử dụng rất nhiều biện pháp tu từ như so sánh, ẩn dụ, hoán dụ, nói quá, nói giảm, nói tránh… Có thể dùng đơn lẻ và cũng có thể kết hợp chúng với nhau một cách nhuần nhuyễn và sáng tạo để mang lại hiệu quả nghệ thuật và thẩm mĩ cao nhất. Trong ca dao, nhiều câu, nhiều bài có những so sánh bất ngờ và thú vị: Thấy anh như thấy mặt trời, Chói chang khó ngó trao lời khó trao. Hoặc: Thân em như tấm lụa đào Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai ? Thân em như hạt mưa sa, Hạt vào đài các, hạt ra ruộng cày. Có những so sánh theo kiểu ước lệ thường thấy trong văn chương cổ điển nhưng ý nghĩa lại rất phù hợp và chân thực: Công cha như núi Thái Sơn, Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra. Bên cạnh so sánh là ẩn dụ. Ẩn dụ giúp tác giả thể hiện được ý định của mình một cách kín đáo và tinh tế. Chúng ta có thể tìm thấy vô vàn ẩn dụ trong ca dao – dân ca. Những cặp ẩn dụ quen thuộc như: cây đa – mái đình, thuyền – bến, núi – sông, trăng – nước, mận – đào, ong – bướm, chim xanh – vườn hồng… góp phần rất lớn vào việc thể hiện đời sống tinh thần phong phú của người xưa : Thuyền ơi có nhớ bến chăng ? Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền. Có quán tình phụ cây đa, Ba năm quán đổ, cây đa vẫn còn. Bây giờ mận mới hỏi đào Vườn hồng đã có ai vào hay chưa ? Mận hỏi thì đào xin thưa Vườn hồng có lối nhưng chưa ai vào. Nguyễn Du tả cảnh Thúy Kiều, Kim Trọng gặp gỡ, thề nguyền trong đêm trăng tuyệt đẹp: Vầng trăng vằng vặc giữa trời, Đinh ninh hai miệng một lời song song. Vằng vặc vầng trăng mà cũng là vằng vặc tình yêu trong trái tim non trẻ của đôi trai tài, gái sắc. Còn đây là vầng trăng chia li, khi Thúc Sinh từ biệt Thúy Kiều: Vầng trăng ai xẻ làm đôi, Nửa in gối chiếc nửa soi dặm trường. Dự cảm về sự chia lìa vĩnh viễn nằm ngay trong hình ảnh vầng trăng u buồn đó. Chúng ta hãy đọc lại đoạn cuối trong truyện ngắn Cố hương của Lỗ Tấn để tìm ra ý nghĩa của ẩn dụ con đường: Đã gọi là hi vọng thì không thể nói đâu là thực, đâu là hư. Cũng giống như những con đường trên mặt đất; kì thực trên mặt đất vốn làm gì có đường. Người ta đi mãi thì thành đường thôi. Trên mặt đất vốn dĩ không có đường. Đường là do con người giẫm nát cỏ ở chỗ chưa có đường mà tạo ra, là khai phá chỗ gai góc mà thành. Trong cuộc sống, bất kể là phải trải qua bao nhiêu gian nan, thử thách, chúng ta cần kiên định, bền gan vững chí để mở đường đi tới tương lai tươi sáng. Đó là thông điệp tâm huyết mà Lỗ Tấn muốn gửi đến bạn đọc. Nhà văn Nguyễn Trung Thành đã lấy hình ảnh rừng xà nu tràn đầy sức sống làm ẩn dụ nghệ thuật để khẳng định truyền thống bất khuất chống ngoại xâm của dân làng Xô-man nói riêng và các dân tộc Tây Nguyên nói chung: … Đạn đại bác không giết nổi chúng, những vết thương của chủng chóng lành như trên một thân thể cường tráng. Chúng vượt lên rất nhanh, thay thế những cây đã ngã… Cứ thế hai ba năm nay rừng xà nu ưỡn tấm ngực lớn của mình ra, che chở cho làng. Xuân Quỳnh là một nữ thi sĩ nổi tiếng với những bài thơ nói về tình yêu rạo rực, đắm say. Trong bài thờ Sóng của chị, hình tượng sóng là một ẩn dụ nghệ thuật tuyệt vời được sử dụng để thể hiện khao khát yêu thương và nỗi nhớ da diết, cháy bỏng của những đôi lứa đang yêu: Dữ dội và dịu êm, Ồn ào vả lặng lẽ. Sóng không hiểu nổi mình, Sóng tìm ra tận bể. Con sóng dưới lòng sâu, Con sóng trên mặt nước. Ôi con sóng nhớ bờ Ngày đêm không ngũ được. Lòng em nghĩ đến anh, Cả trong mơ còn thức. Bén cạnh so sánh và ẩn dụ là hoán dụ. Hoán dụ cũng có tác dụng làm tăng sức biểu tả, biểu cảm của hình tượng nghệ thuật. Trong bài thơ Việt Bắc, nhà thơ Tố Hữu tả cảnh chia tay lưu luyến, bịn rịn giữa đồng bào các dân tộc thiểu số vùng cao,với cán bộ, chiến sĩ chuẩn bị về xuôi sau chiến thắng Điện Biện Phủ, kết thúc cuộc kháng chiến chín năm chống thực dân Pháp: Áo chàm đưa buổi phân li, Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay ? Hòa bình lập lại, nhân dân miền Bắc phấn khởi, náo nức bắt tay vào sự nghiệp xây đựng cuộc sống mới xã hội chủ nghĩa với khí thế không gì ngăn cản nổi: Chúng nó chẳng còn mong được nữa, Chặn bàn chân một dân tộc anh hùng. Những bàn chân từ than bụi, lầy bùn, Đã bước tới dưới mặt trời cách mạng. Ngôn ngữ nghệ thuật còn sử dụng rất nhiều các biện pháp nghệ thuật khác như phép đối: Giàu sang nhiều kẻ đến nhà, Khó khăn nên nỗi ruột rà xa nhau. Đôi ta là nghĩa tào khang, Xuống khe bắt ốc, lên ngàn hái rau. Phép lặp: Ước gì anh hóa ra gương, Để cho em cứ ngày thường em soi. Ước gì anh hóa ra cơi, Để cho em đựng cau tươi trầu vàng. Phép tăng tiến (nói nhấn): Yêu nhau tam tứ núi cũng trèo, Ngũ lục sông cũng lội, thất bát cữu thập đèo cũng qua. Phép chơi chữ : Tơ tằm đã vấn thì vương, Đã trót đan díu thì thương nhau cùng. Cô kia cắt cỏ bên sông, Cô muốn ăn nhãn thì lồng sang đây. Tính truyền cảm của ngôn ngữ nghệ thuật: Ngôn ngữ nghệ thuật là chất liệu và phương tiện biểu hiện mang tính đặc trưng của văn học, Không có ngôn ngữ thì không có tác phẩm văn học bởi các tác giả phải dùng ngôn ngữ để thể hiện cốt truyện, chủ đề và tính cách nhân vật trong văn xuôi và tứ thơ trong thi ca… Nguồn gốc của ngôn ngữ nghệ thuật chính là lời ăn tiếng nói hằng ngày của nhân dân nhưng nó đã được chọn lọc và nâng cao lên đến trình độ nghệ thuật. Các nhà văn, nhà thơ đã học hỏi, tiếp thu, kế thừa một cách sáng tạo kho tàng phong phú của ngôn ngữ dân gian, để rồi từ đó tạo cho mình một phong cách ngôn ngữ riêng trong sáng tác. Muốn cho ngôn ngữ trong các tác phẩm văn học bảo đảm tính chính xác của ngôn ngữ nghệ thuật thì người viết phải chọn lựa từ ngữ kĩ càng, thích hợp với đối tượng được miêu tả hoặc tạp ra ngữ cảnh để từ ngữ thể hiện được hết ý nghĩa của nó. Nhà văn Tô Hoài đã nói về kinh nghiệm học hỏj và cách dùng từ ngữ trong tác phẩm của mình như sau: Bao giờ đi thực tế, tôi cũng ghi vào sổ tay các câu hay… Tôi ghi tất cả. Ngay như hàng ngày, tôi ra đường, nghe những câu mà mình đánh hơi thấy hay, những câu nó dạy được mình thì về nhà, tôi ghi vào sổ. Tôi không bỏ sót một tiếng, hoặc một câu của người thầy vô danh và vô số mà tôi tình cờ gặp… Ngoài lối học bằng cách nhặt chữ như trên…, tôi còn học bằng cách đọc sách, đọc báo… Ta hãy xem Tô Hoài tả cơn mưa rừng dữ dội: Mưa núi, mưa thung, mưa rừng thúc con suối Nậm Ma chồm lên. Cả một khoảng rừng, bờ suối trắng bệch. Những cây chò vặn mình bỗng đứng trơ ra giữa mặt con suối trắng ngầu. Chiếc thuyền độc mộc ngoặc đuôi én buộc dưới gốc chò. Cơn nước xoáy rút, thuyền lật úp, trôi lềnh nghềnh. Và đây là hình ảnh của những cơn lũ ở thượng nguồn: Những cơn lũ gối lên nhau, miên man gầm thét, đuổi theo nhau. Chân lũ này chưa rút, đỉnh lũ khác đã ầm ầm tràn lên, mấp mé dọa lôi đi cả xóm cả những cánh rừng gỗ mục… (Tiểu thuyết Miền Tây – Tô Hoài). Đọc những đoạn này, nhà văn lão thành Nguyễn Công Hoan đã nhận xét là có nhiều hình ảnh đẹp như bức tranh vẽ bằng nét bút táo bạo và có nhiều chất thơ.. Ngôn ngữ nghệ thuật phải có tính cô đọng, hàm súc. Thơ Đường luật là một ví dụ tiêu biểu. Có những bài thơ tứ tuyệt chỉ vẻn vẹn bốn câu, mỗi câu năm chữ hoặc bảy chữ mà chứa đựng rất nhiều ý nghĩa. Ví dụ bài Tĩnh dạ tư của Lí Bạch: Sàng tiên minh nguyệt quang, Nghi thị địa thượng sương. Cử đầu vọng minh nguyệt, Đê đầu tư cố hương. (Đầu giường ánh trăng rọi, Ngỡ mặt đất phủ sương. Ngẩng đầu nhìn trăng sáng, Cúi đầu nhớ cố hương.) Đây là bài thơ ngũ ngôn tứ tuyệt tương đối dễ hiểu. Song đơn giản, dễ hiểu không cò nghĩa là hời hợt, nông cạn. Ngôn ngữ thơ ca bao giờ cũng chọn lọc và tinh tế. Trong hai câu thơ đầu, ta đã thấy thấp thoáng bóng dáng nhân vật trữ tình. Ánh trăng đẹp đẽ và tràn ngập nơi nơi chính là đối tượng để thi sĩ cảm nhận. Đêm khuya, trăng sáng, nhà thơ trằn trọc không ngủ, hoặc cũng có thể là đang ngủ chợt tỉnh giấc và không sao ngủ lại được. Để tả trạng thái mơ màng ấy thì dùng chữ Nghi (ngỡ là) và chữ sương là đắc địa. Ánh trăng trắng mờ giống như sương là có thật. Trước Lí Bạch mấy trăm năm, nhà thơ Tiêu Cương đã viết: Dạ nguyệt tự thu sương. (Trăng đêm giống như sương thu). Chi tiết Đầu giường ánh trăng rọi là thực; còn Ngỡ mặt đất phủ sương là ảo. Nhà thơ nhìn ánh trăng mã ngỡ là sương bởi ánh trăng được nhìn qua làn nước mắt nhổ thương, sầu muộn. Nỗi cô đơn của kẻ lữ thứ tha phương đang dâng lên khiến sương giăng trong hồn, sương giăng trước mắt. Cả bài thơ chỉ có ba chữ tả tình trực tiếp: tư cố hương; còn lại đều là tả cảnh, tả người: Cử đầu, vọng minh nguyệt. Ngay trong tả cảnh, tình người vẫn được thể hiện rõ. Nỗi nhớ quê hương đã được thể hiện qua hành động. Khi thấy vầng trăng cũng đơn côi, lạnh lẽo như mình, một nỗi ngậm ngùi, chua xót bất chợt tràn ngập trong lòng. Thi sĩ Cúi đầu tưởng nhớ quê hương. Cái dáng ngồi bất động, chìm đắm trong suy tư ấy cho thấy tình cảm cùa nhà thơ đối với quê hương sâu nặng biết chừng nào! Trương Minh Phi, một nhà phê bình thơ Đường đã nhận xét: Trong loại thơ nhìn trăng mà thổ lộ tâm tình nhớ quê, bài có khuôn khổ nhỏ nhất, ngôn từ đơn giản, tinh khiết nhất là bài Tĩnh dạ tư của Lí Bạch, song bài có ma lực lớn nhất, được truyền tụng rộng rãi nhất cũng là bài Tĩnh dạ tư ấy. Trong ca dao – dân ca, tính hàm súc thể hiện rất rõ. Ta hãy thử điểm qua một số câu, một số bài tiêu biểu. Để nhấn mạnh quyết tâm cao độ vượt mọi trở ngại trên con đường đến với tình yêu, người xưa mượn hình ảnh tượng trưng: Yêu nhau tam tứ núi cũng trèo. Ngũ lục sông cũng lội, thất bát cửu thập đèo cũng qua! Để khẳng định lòng chung thủy: Sông dài cá lội biệt tăm, Phải duyên chồng vợ ngàn năm cũng chờ ! So sánh công cha nghĩa mẹ: Công cha như núi Thái Sơn, Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra… “Thi trung hữu nhạc. Thi trung hữu họa”. (Trong thơ có nhạc. Trong thơ có hoạ”. “Ý tại ngôn ngoại”. (Ý ở ngoài lời)… Đó là những đặc điểm của ngôn ngữ nghệ thuật thơ ca. Ngoài ra còn có “thần tự”, “nhãn tự” là những từ được dùng đúng lúc, đúng chỗ, chính xác yà phù hợp đến mức tuyệt vời làm tăng giá trị của câu thơ lên rất nhiều. Ví dụ như cách dùng từ để miêu tả chân dung nhân vật của Nguyễn Du trong Truyện Kiều: Tả tên Mã Giám Sinh trơ trẽn, hỗn hào: Quá niên trạc ngoại tứ tuần, Mày râu nhẵn nhụi, áo quần bảnh bao… Ghế trên ngồi tót sỗ sàng… Tả gã ma cô Sở Khanh gian manh, đểu cáng: … Rẽ song đã thấy Sở Khanh lẻn vào. Tả mụ Tú Bà chuyên nghề buôn người ở lầu xanh: Thoắt trông nhờn nhợt màu da, Ăn gì to béo đẫy đà làm sao! Tả tên tổng đốc trọng thần Hồ Tôn Hiến lừa lọc, dâm ô: … Lạ cho mặt sắt cũng ngây vì tình! Ngôn ngữ nghệ thuật không thể thiếu tính truyền cảm vì văn học luôn tác động tới cuộc sống bằng con đường tình cảm. Nó thông qua tình cảm mà hướng dẫn nhận thức và thôi thúc hành động của con người. Tính cá thể hóa: Mặc dù ngôn ngữ là phương tiện diễn đạt chung có tính xã hội rất cao nhưng khi các nhà văn, nhà thơ sử dụng thì mỗi người lại tạo cho mình một phong cách ngôn ngữ nghệ thuật riêng, hay còn gọi là dấu ấn sáng tác cá nhân. Ví dụ như phong cách trữ tình tinh tế, sâu sắc của Nguyễn Du; mộc mạc, tự nhiên của Nguyễn Đình Chiểu; trong sáng, tha thiết của Tố Hữu ; đắm say, nồng nàn của Xuân Diệu; đạo mạo và trí tuệ của Chế Lan Viên… trong thơ ca. Còn trong lĩnh vực văn xuôi, người đọc không thể nhầm lẫn giọng văn dạt dào cảm xúc của Nguyên Hồng với giọng văn tả thực sắc sảo đậm đặc chất trào phúng của Vũ Trọng Phụng. Hoặc dễ dàng phân biệt giọng văn nhẹ nhàng, tinh tế của Thạch Lam với giọng văn hồn nhiên, hóm hỉnh của Tô Hoại và giọng văn cầu kì, uyên bác của Nguyễn Tuân. Nguyên nhân của sự khác biệt ấy nằm trong cách dùng từ, đặt câu, cách sử dụng hình ảnh và xây dựng hình tượng nghệ thuật trong tác phẩm của từng người viết. Kho tàng ngồn ngữ chỉ có một nhưng khả năng tiếp thu và sáng tạo của các tác giả là vô tận. Chính các biện pháp xử lí ngôn ngữ khác nhau đã tạo ra phong cách ngôn ngữ nghệ thuật khác nhau trong văn chương. Ngoài ra, tính cá thể hóa còn được thể hiện qua ngôn ngữ của từng nhân vật trong từng tác phẩm. Ví dụ như sự giả tạo trong cung cách ăn nói của Mã Giám Sinh khi hỏi Thúy Kiều làm vợ: Rằng mua ngọc đến Lam Kiều, Sính nghi xin dạy bao nhiêu cho tường? Hoàn toàn mâu thuẫn với hành động: Ghế trên ngồi tót sỗ sàng và thái độ con buôn: Cò kè bớt một thêm hai, Giờ lâu ngã giá vàng ngoài bốn trăm của hắn. Còn nhân vật Từ Hải, dẫu chỉ xuất hiện và biến mất đột ngột như ngôi sao băng trên nền trời đen tối nhưng chàng đã để lại ấn tượng sâu đậm không thể phai mờ trong lòng mọi người bằng dáng dấp phi thường và khẩu khí anh hùng: Khen cho con mắt tinh đời, Anh hùng đoán giữa trần ai mới già ! Một lời đã biết đến ta, Muôn chung nghìn tứ cũng là có nhau! Hoặc trong truyện ngắn Chí Phèo của nhà văn Nam Cao, tên cường hào bá Kiến mưu mô, hiểm độc thì lời lẽ của hắn cũng theo kiểu “miệng thơn thớt dạ ớt ngâm”. Còn Chí Phèo, một tên lưu manh say rượu triền miên thì hễ mở miệng là dọa đốt, doạ giết, là chửi đời, chửi người, thậm chí chửi cha cả đứa nào đẻ ra hắn. Tính cá thể hóa tạo cho ngôn ngữ nghệ thuật vẻ đẹp đa dạng, phong phú. Nó cũng là cơ sở để các tác giả phát triển và thể hiện tài năng sáng tác, in đậm dấu ấn phong cách viết của mình trong lòng bạn đọc. Những đặc điểm nêu trên của ngôn ngữ nghệ thuật kết hợp với nhau hài hòa, khéo léo sẽ góp phần thể hiện thành công tư tưởng chủ đề và nội dung tác phẩm. Nhiều tác phẩm để đời như Truyện Kiều của Nguyễn Du, thơ Hồ Xuân Hương, thơ Nguyễn Khuyến, Tú Xương, Tản Đà… và nhiều bài thơ nổi tiếng của trào lưu thơ ca lãng mạn đầu thế kỉ XX đã chứng minh rõ ràng điều đó.
Trang 1Ngôn ngữ nghệ thuật là ngôn ngữ chủ yếu dùng trong các tác phẩm văn chương Nó không chỉ có chức năng thông tin mà còn thỏa mãn nhu cầu thẩm mĩ của con người Đó là thứ ngôn ngữ được tổ chức, sắp xếp, lựa chọn, tinh luyện từ ngôn ngữ thông thường và đạt được giá trị nghệ thuật – thẩm mĩ rất cao
Ngôn ngữ nghệ thuật khá đa dạng về thể loại, phong phú về màu sắc, biến hóa về tính sáng tạo và thống nhất ở ba đặc điểm cơ bản là tính hình tượng, tính truyền cảm và tính cá thể hóa
Tính hình tượng là dặc điểm cơ bản của ngôn ngữ nghệ thuật
Ngôn ngữ nghệ thuật không chỉ đơn thuần có chức năng nhận thức mà điều quan trọng là nó có chức năng thẩm mĩ: phản ánh cái đẹp và khơi dậy cảm xúc thẩm mĩ ở người nghe, người đọc bằng những hình tượng văn học giàu khả năng gợi tả và gợi cảm
Tả cảnh mùa thu, thi hào Nguyễn Du đã viết nên hai câu thơ trác tuyệt :
Long lanh đáy nước in trời,
Thành xây khói biếc non phơi bóng vàng
Mùa thu trọng thơ Nguyễn Khuyên tuy không lộng lẫy nhưng lại mang đậm sắc thái của mùa thu đồng bằng Bắc Bộ:
Trời thu xanh ngắt mấy từng cao,
Cần trúc lơ phơ gió hắt hiu
Nước biếc trông như tầng khói phủ,
Song thừa để mặc bóng trăng vào
Nét đẹp của mùa thu hiện lên qua những hình ảnh tiêu biểu: bầu trời xanh ngắt, làn nước biếc của ao hồ thấp thoáng dưới màn sương như khói phủ; ánh trăng bàng bạc rọi qua song thưa, gợi lên khung cảnh quen thuộc của một làng quê êm đềm, tĩnh lặng
Cũng vẫn là cảnh sắc quen thuộc của mùa thu nhưng trong thơ Xuân Diệu, bức tranh thu lại được vẽ bằng những hình tượng mới mẻ vô cùng hấp dẫn:
Chiều mộng hòa thơ trên nhánh duyên,
Cây me ríu rít cặp chim chuyền
Đổ trời xanh ngọc qua muôn lá,
Thu đến – nơi nơi động tiếng huyền
Hình tượng trong văn chương thường chứa đựng nhiều ý nghĩa Ví dụ: Để bày tỏ quan niệm sống trong sạch, thanh cao của người lao động xưa kia, các tác giả dân gian đã mượn hình ảnh bông sen:
Trong đầm gì đẹp bằng sen,
Lá xanh bông trắng lại chen nhị vàng
Nhị vàng bông trắng lá xanh,
Gần bùn mả chẳng hôi tanh mùi bùn
Ngôn ngữ của bài ca dao này không đơn thuần miêu tả cây sen và môi trường sống mà chủ yếu là khẳng
Trang 2định vẻ đẹp và phẩm chất cao quý của nó Dù sống giữa bùn lầy, sen vẫn tươi xanh, ngạo nghễ vươn cao
và tỏa hương thơm ngát Giữa bông sen với người nông dân có những nét tương đồng trong bản chất, rất đáng yêu quý và trân trọng Hình tượng bông sen thật ngoài đời đã chuyển hóa thành bông sen tinh thần
nở bừng trong tâm tưởng, nhắc nhở mọi người hãy ghi nhớ rằng: cái đẹp có thể hiện hữu và tồn tại ngay trong những môi trường cớ nhiều cái xấu Hãy cố gắng giữ gìn phẩm giá và nếp sống trong sạch, dù trong bất cứ hoàn cảnh nào
Để tạo ra hình tượng nghệ thuật, người viết thường sử dụng rất nhiều biện pháp tu từ như so sánh, ẩn dụ, hoán dụ, nói quá, nói giảm, nói tránh… Có thể dùng đơn lẻ và cũng có thể kết hợp chúng với nhau một cách nhuần nhuyễn và sáng tạo để mang lại hiệu quả nghệ thuật và thẩm mĩ cao nhất
Trong ca dao, nhiều câu, nhiều bài có những so sánh bất ngờ và thú vị:
Thấy anh như thấy mặt trời,
Chói chang khó ngó trao lời khó trao
Hoặc:
Thân em như tấm lụa đào
Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai ?
Thân em như hạt mưa sa,
Hạt vào đài các, hạt ra ruộng cày
Có những so sánh theo kiểu ước lệ thường thấy trong văn chương cổ điển nhưng ý nghĩa lại rất phù hợp
và chân thực:
Công cha như núi Thái Sơn,
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Bên cạnh so sánh là ẩn dụ Ẩn dụ giúp tác giả thể hiện được ý định của mình một cách kín đáo và tinh tế Chúng ta có thể tìm thấy vô vàn ẩn dụ trong ca dao – dân ca Những cặp ẩn dụ quen thuộc như: cây đa – mái đình, thuyền – bến, núi – sông, trăng – nước, mận – đào, ong – bướm, chim xanh – vườn hồng… góp phần rất lớn vào việc thể hiện đời sống tinh thần phong phú của người xưa :
Thuyền ơi có nhớ bến chăng ?
Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền
Có quán tình phụ cây đa,
Ba năm quán đổ, cây đa vẫn còn
Bây giờ mận mới hỏi đào
Vườn hồng đã có ai vào hay chưa ?
Mận hỏi thì đào xin thưa
Vườn hồng có lối nhưng chưa ai vào
Nguyễn Du tả cảnh Thúy Kiều, Kim Trọng gặp gỡ, thề nguyền trong đêm trăng tuyệt đẹp:
Vầng trăng vằng vặc giữa trời,
Đinh ninh hai miệng một lời song song
Vằng vặc vầng trăng mà cũng là vằng vặc tình yêu trong trái tim non trẻ của đôi trai tài, gái sắc
Còn đây là vầng trăng chia li, khi Thúc Sinh từ biệt Thúy Kiều:
Vầng trăng ai xẻ làm đôi,
Nửa in gối chiếc nửa soi dặm trường
Dự cảm về sự chia lìa vĩnh viễn nằm ngay trong hình ảnh vầng trăng u buồn đó
Trang 3Chúng ta hãy đọc lại đoạn cuối trong truyện ngắn Cố hương của Lỗ Tấn để tìm ra ý nghĩa của ẩn dụ con đường:
Đã gọi là hi vọng thì không thể nói đâu là thực, đâu là hư Cũng giống như những con đường trên mặt đất;
kì thực trên mặt đất vốn làm gì có đường Người ta đi mãi thì thành đường thôi
Trên mặt đất vốn dĩ không có đường Đường là do con người giẫm nát cỏ ở chỗ chưa có đường mà tạo ra,
là khai phá chỗ gai góc mà thành Trong cuộc sống, bất kể là phải trải qua bao nhiêu gian nan, thử thách, chúng ta cần kiên định, bền gan vững chí để mở đường đi tới tương lai tươi sáng Đó là thông điệp tâm huyết mà Lỗ Tấn muốn gửi đến bạn đọc
Nhà văn Nguyễn Trung Thành đã lấy hình ảnh rừng xà nu tràn đầy sức sống làm ẩn dụ nghệ thuật để khẳng định truyền thống bất khuất chống ngoại xâm của dân làng Xô-man nói riêng và các dân tộc Tây Nguyên nói chung: … Đạn đại bác không giết nổi chúng, những vết thương của chủng chóng lành như trên một thân thể cường tráng Chúng vượt lên rất nhanh, thay thế những cây đã ngã… Cứ thế hai ba năm nay rừng xà nu ưỡn tấm ngực lớn của mình ra, che chở cho làng
Xuân Quỳnh là một nữ thi sĩ nổi tiếng với những bài thơ nói về tình yêu rạo rực, đắm say Trong bài thờ Sóng của chị, hình tượng sóng là một ẩn dụ nghệ thuật tuyệt vời được sử dụng để thể hiện khao khát yêu thương và nỗi nhớ da diết, cháy bỏng của những đôi lứa đang yêu:
Dữ dội và dịu êm,
Ồn ào vả lặng lẽ
Sóng không hiểu nổi mình,
Sóng tìm ra tận bể
Con sóng dưới lòng sâu,
Con sóng trên mặt nước
Ôi con sóng nhớ bờ
Ngày đêm không ngũ được
Lòng em nghĩ đến anh,
Cả trong mơ còn thức
Bén cạnh so sánh và ẩn dụ là hoán dụ Hoán dụ cũng có tác dụng làm tăng sức biểu tả, biểu cảm của hình tượng nghệ thuật Trong bài thơ Việt Bắc, nhà thơ Tố Hữu tả cảnh chia tay lưu luyến, bịn rịn giữa đồng bào các dân tộc thiểu số vùng cao,với cán bộ, chiến sĩ chuẩn bị về xuôi sau chiến thắng Điện Biện Phủ, kết thúc cuộc kháng chiến chín năm chống thực dân Pháp:
Áo chàm đưa buổi phân li,
Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay ?
Hòa bình lập lại, nhân dân miền Bắc phấn khởi, náo nức bắt tay vào sự nghiệp xây đựng cuộc sống mới
xã hội chủ nghĩa với khí thế không gì ngăn cản nổi:
Chúng nó chẳng còn mong được nữa,
Chặn bàn chân một dân tộc anh hùng
Những bàn chân từ than bụi, lầy bùn,
Đã bước tới dưới mặt trời cách mạng
Ngôn ngữ nghệ thuật còn sử dụng rất nhiều các biện pháp nghệ thuật khác như phép đối:
Giàu sang nhiều kẻ đến nhà,
Khó khăn nên nỗi ruột rà xa nhau
Đôi ta là nghĩa tào khang,
Xuống khe bắt ốc, lên ngàn hái rau
Phép lặp:
Trang 4Ước gì anh hóa ra gương,
Để cho em cứ ngày thường em soi
Ước gì anh hóa ra cơi,
Để cho em đựng cau tươi trầu vàng
Phép tăng tiến (nói nhấn):
Yêu nhau tam tứ núi cũng trèo,
Ngũ lục sông cũng lội, thất bát cữu thập đèo cũng qua
Phép chơi chữ :
Tơ tằm đã vấn thì vương,
Đã trót đan díu thì thương nhau cùng
Cô kia cắt cỏ bên sông,
Cô muốn ăn nhãn thì lồng sang đây
Tính truyền cảm của ngôn ngữ nghệ thuật:
Ngôn ngữ nghệ thuật là chất liệu và phương tiện biểu hiện mang tính đặc trưng của văn học, Không có ngôn ngữ thì không có tác phẩm văn học bởi các tác giả phải dùng ngôn ngữ để thể hiện cốt truyện, chủ
đề và tính cách nhân vật trong văn xuôi và tứ thơ trong thi ca…
Nguồn gốc của ngôn ngữ nghệ thuật chính là lời ăn tiếng nói hằng ngày của nhân dân nhưng nó đã được chọn lọc và nâng cao lên đến trình độ nghệ thuật Các nhà văn, nhà thơ đã học hỏi, tiếp thu, kế thừa một cách sáng tạo kho tàng phong phú của ngôn ngữ dân gian, để rồi từ đó tạo cho mình một phong cách ngôn ngữ riêng trong sáng tác
Muốn cho ngôn ngữ trong các tác phẩm văn học bảo đảm tính chính xác của ngôn ngữ nghệ thuật thì người viết phải chọn lựa từ ngữ kĩ càng, thích hợp với đối tượng được miêu tả hoặc tạp ra ngữ cảnh để từ ngữ thể hiện được hết ý nghĩa của nó
Nhà văn Tô Hoài đã nói về kinh nghiệm học hỏj và cách dùng từ ngữ trong tác phẩm của mình như sau: Bao giờ đi thực tế, tôi cũng ghi vào sổ tay các câu hay… Tôi ghi tất cả Ngay như hàng ngày, tôi ra đường, nghe những câu mà mình đánh hơi thấy hay, những câu nó dạy được mình thì về nhà, tôi ghi vào
sổ Tôi không bỏ sót một tiếng, hoặc một câu của người thầy vô danh và vô số mà tôi tình cờ gặp… Ngoài lối học bằng cách nhặt chữ như trên…, tôi còn học bằng cách đọc sách, đọc báo…
Ta hãy xem Tô Hoài tả cơn mưa rừng dữ dội: Mưa núi, mưa thung, mưa rừng thúc con suối Nậm Ma chồm lên Cả một khoảng rừng, bờ suối trắng bệch Những cây chò vặn mình bỗng đứng trơ ra giữa mặt con suối trắng ngầu Chiếc thuyền độc mộc ngoặc đuôi én buộc dưới gốc chò Cơn nước xoáy rút, thuyền lật úp, trôi lềnh nghềnh
Và đây là hình ảnh của những cơn lũ ở thượng nguồn: Những cơn lũ gối lên nhau, miên man gầm thét, đuổi theo nhau Chân lũ này chưa rút, đỉnh lũ khác đã ầm ầm tràn lên, mấp mé dọa lôi đi cả xóm cả những cánh rừng gỗ mục… (Tiểu thuyết Miền Tây – Tô Hoài)
Đọc những đoạn này, nhà văn lão thành Nguyễn Công Hoan đã nhận xét là có nhiều hình ảnh đẹp như bức tranh vẽ bằng nét bút táo bạo và có nhiều chất thơ
Ngôn ngữ nghệ thuật phải có tính cô đọng, hàm súc Thơ Đường luật là một ví dụ tiêu biểu Có những bài thơ tứ tuyệt chỉ vẻn vẹn bốn câu, mỗi câu năm chữ hoặc bảy chữ mà chứa đựng rất nhiều ý nghĩa Ví dụ bài Tĩnh dạ tư của Lí Bạch:
Sàng tiên minh nguyệt quang,
Nghi thị địa thượng sương
Cử đầu vọng minh nguyệt,
Đê đầu tư cố hương
Trang 5(Đầu giường ánh trăng rọi,
Ngỡ mặt đất phủ sương
Ngẩng đầu nhìn trăng sáng,
Cúi đầu nhớ cố hương.)
Đây là bài thơ ngũ ngôn tứ tuyệt tương đối dễ hiểu Song đơn giản, dễ hiểu không cò nghĩa là hời hợt, nông cạn Ngôn ngữ thơ ca bao giờ cũng chọn lọc và tinh tế Trong hai câu thơ đầu, ta đã thấy thấp thoáng bóng dáng nhân vật trữ tình Ánh trăng đẹp đẽ và tràn ngập nơi nơi chính là đối tượng để thi sĩ cảm nhận
Đêm khuya, trăng sáng, nhà thơ trằn trọc không ngủ, hoặc cũng có thể là đang ngủ chợt tỉnh giấc và không sao ngủ lại được Để tả trạng thái mơ màng ấy thì dùng chữ Nghi (ngỡ là) và chữ sương là đắc địa Ánh trăng trắng mờ giống như sương là có thật Trước Lí Bạch mấy trăm năm, nhà thơ Tiêu Cương đã viết: Dạ nguyệt tự thu sương (Trăng đêm giống như sương thu)
Chi tiết Đầu giường ánh trăng rọi là thực; còn Ngỡ mặt đất phủ sương là ảo Nhà thơ nhìn ánh trăng mã ngỡ là sương bởi ánh trăng được nhìn qua làn nước mắt nhổ thương, sầu muộn Nỗi cô đơn của kẻ lữ thứ tha phương đang dâng lên khiến sương giăng trong hồn, sương giăng trước mắt
Cả bài thơ chỉ có ba chữ tả tình trực tiếp: tư cố hương; còn lại đều là tả cảnh, tả người: Cử đầu, vọng minh nguyệt Ngay trong tả cảnh, tình người vẫn được thể hiện rõ Nỗi nhớ quê hương đã được thể hiện qua hành động Khi thấy vầng trăng cũng đơn côi, lạnh lẽo như mình, một nỗi ngậm ngùi, chua xót bất chợt tràn ngập trong lòng Thi sĩ Cúi đầu tưởng nhớ quê hương Cái dáng ngồi bất động, chìm đắm trong suy tư ấy cho thấy tình cảm cùa nhà thơ đối với quê hương sâu nặng biết chừng nào!
Trương Minh Phi, một nhà phê bình thơ Đường đã nhận xét: Trong loại thơ nhìn trăng mà thổ lộ tâm tình nhớ quê, bài có khuôn khổ nhỏ nhất, ngôn từ đơn giản, tinh khiết nhất là bài Tĩnh dạ tư của Lí Bạch, song bài có ma lực lớn nhất, được truyền tụng rộng rãi nhất cũng là bài Tĩnh dạ tư ấy
Trong ca dao – dân ca, tính hàm súc thể hiện rất rõ Ta hãy thử điểm qua một số câu, một số bài tiêu biểu
Để nhấn mạnh quyết tâm cao độ vượt mọi trở ngại trên con đường đến với tình yêu, người xưa mượn hình ảnh tượng trưng:
Yêu nhau tam tứ núi cũng trèo
Ngũ lục sông cũng lội, thất bát cửu thập đèo cũng qua!
Để khẳng định lòng chung thủy:
Sông dài cá lội biệt tăm,
Phải duyên chồng vợ ngàn năm cũng chờ !
So sánh công cha nghĩa mẹ:
Công cha như núi Thái Sơn,
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra…
“Thi trung hữu nhạc Thi trung hữu họa” (Trong thơ có nhạc Trong thơ có hoạ” “Ý tại ngôn ngoại” (Ý
ở ngoài lời)… Đó là những đặc điểm của ngôn ngữ nghệ thuật thơ ca Ngoài ra còn có “thần tự”, “nhãn tự” là những từ được dùng đúng lúc, đúng chỗ, chính xác yà phù hợp đến mức tuyệt vời làm tăng giá trị của câu thơ lên rất nhiều Ví dụ như cách dùng từ để miêu tả chân dung nhân vật của Nguyễn Du trong Truyện Kiều:
Tả tên Mã Giám Sinh trơ trẽn, hỗn hào:
Quá niên trạc ngoại tứ tuần,
Mày râu nhẵn nhụi, áo quần bảnh bao…
Ghế trên ngồi tót sỗ sàng…
Trang 6Tả gã ma cô Sở Khanh gian manh, đểu cáng:
… Rẽ song đã thấy Sở Khanh lẻn vào
Tả mụ Tú Bà chuyên nghề buôn người ở lầu xanh:
Thoắt trông nhờn nhợt màu da,
Ăn gì to béo đẫy đà làm sao!
Tả tên tổng đốc trọng thần Hồ Tôn Hiến lừa lọc, dâm ô:
… Lạ cho mặt sắt cũng ngây vì tình!
Ngôn ngữ nghệ thuật không thể thiếu tính truyền cảm vì văn học luôn tác động tới cuộc sống bằng con đường tình cảm Nó thông qua tình cảm mà hướng dẫn nhận thức và thôi thúc hành động của con người Tính cá thể hóa:
Mặc dù ngôn ngữ là phương tiện diễn đạt chung có tính xã hội rất cao nhưng khi các nhà văn, nhà thơ sử dụng thì mỗi người lại tạo cho mình một phong cách ngôn ngữ nghệ thuật riêng, hay còn gọi là dấu ấn sáng tác cá nhân Ví dụ như phong cách trữ tình tinh tế, sâu sắc của Nguyễn Du; mộc mạc, tự nhiên của Nguyễn Đình Chiểu; trong sáng, tha thiết của Tố Hữu ; đắm say, nồng nàn của Xuân Diệu; đạo mạo và trí tuệ của Chế Lan Viên… trong thơ ca Còn trong lĩnh vực văn xuôi, người đọc không thể nhầm lẫn giọng văn dạt dào cảm xúc của Nguyên Hồng với giọng văn tả thực sắc sảo đậm đặc chất trào phúng của Vũ Trọng Phụng Hoặc dễ dàng phân biệt giọng văn nhẹ nhàng, tinh tế của Thạch Lam với giọng văn hồn nhiên, hóm hỉnh của Tô Hoại và giọng văn cầu kì, uyên bác của Nguyễn Tuân
Nguyên nhân của sự khác biệt ấy nằm trong cách dùng từ, đặt câu, cách sử dụng hình ảnh và xây dựng hình tượng nghệ thuật trong tác phẩm của từng người viết Kho tàng ngồn ngữ chỉ có một nhưng khả năng tiếp thu và sáng tạo của các tác giả là vô tận Chính các biện pháp xử lí ngôn ngữ khác nhau đã tạo ra phong cách ngôn ngữ nghệ thuật khác nhau trong văn chương
Ngoài ra, tính cá thể hóa còn được thể hiện qua ngôn ngữ của từng nhân vật trong từng tác phẩm Ví dụ như sự giả tạo trong cung cách ăn nói của Mã Giám Sinh khi hỏi Thúy Kiều làm vợ:
Rằng mua ngọc đến Lam Kiều,
Sính nghi xin dạy bao nhiêu cho tường?
Hoàn toàn mâu thuẫn với hành động: Ghế trên ngồi tót sỗ sàng và thái độ con buôn: Cò kè bớt một thêm hai, Giờ lâu ngã giá vàng ngoài bốn trăm của hắn
Còn nhân vật Từ Hải, dẫu chỉ xuất hiện và biến mất đột ngột như ngôi sao băng trên nền trời đen tối nhưng chàng đã để lại ấn tượng sâu đậm không thể phai mờ trong lòng mọi người bằng dáng dấp phi thường và khẩu khí anh hùng:
Khen cho con mắt tinh đời,
Anh hùng đoán giữa trần ai mới già !
Một lời đã biết đến ta,
Muôn chung nghìn tứ cũng là có nhau!
Hoặc trong truyện ngắn Chí Phèo của nhà văn Nam Cao, tên cường hào bá Kiến mưu mô, hiểm độc thì lời
lẽ của hắn cũng theo kiểu “miệng thơn thớt dạ ớt ngâm” Còn Chí Phèo, một tên lưu manh say rượu triền miên thì hễ mở miệng là dọa đốt, doạ giết, là chửi đời, chửi người, thậm chí chửi cha cả đứa nào đẻ ra hắn
Tính cá thể hóa tạo cho ngôn ngữ nghệ thuật vẻ đẹp đa dạng, phong phú Nó cũng là cơ sở để các tác giả phát triển và thể hiện tài năng sáng tác, in đậm dấu ấn phong cách viết của mình trong lòng bạn đọc
Trang 7Những đặc điểm nêu trên của ngôn ngữ nghệ thuật kết hợp với nhau hài hòa, khéo léo sẽ góp phần thể hiện thành công tư tưởng chủ đề và nội dung tác phẩm Nhiều tác phẩm để đời như Truyện Kiều của Nguyễn Du, thơ Hồ Xuân Hương, thơ Nguyễn Khuyến, Tú Xương, Tản Đà… và nhiều bài thơ nổi tiếng của trào lưu thơ ca lãng mạn đầu thế kỉ XX đã chứng minh rõ ràng điều đó
Từ khóa » Giới Thiệu đặc điểm Phong Cách Ngôn Ngữ Nghệ Thuật
-
Phong Cách Ngôn Ngữ Nghệ Thuật | Kiến Thức Wiki | Fandom
-
Phong Cách Ngôn Ngữ Nghệ Thuật Là Gì ? Những đặc điểm, đặc Trưng ?
-
Giới Thiệu đặc điểm Của Phong Cách Ngôn Ngữ Nghệ Thuật
-
Trình Bày Các đặc Trưng Của Phong Cách Ngôn Ngữ Nghệ Thuật
-
Các đặc Trưng Của Phong Cách Ngôn Ngữ Nghệ Thuật - Xây Nhà
-
Bài Học: Phong Cách Ngôn Ngữ Nghệ Thuật - Giỏi Văn
-
Dàn ý: Giới Thiệu đặc điểm Của Phong Cách Ngôn Ngữ Nghệ Thuật.
-
Soạn Bài Phong Cách Ngôn Ngữ Nghệ Thuật (trang 97)
-
Phong Cách Ngôn Ngữ Nghệ Thuật (tiếp Theo), I
-
Phong Cách Ngôn Ngữ Nghệ Thuật - Củng Cố Kiến Thức
-
Đặc Trưng Phong Cách Ngôn Ngữ | Ngành Văn Học
-
Đặc Trưng Phong Cách Ngôn Ngữ
-
Kiến Thức Các Loại Phong Cách Chức Năng Ngôn Ngữ Trong Văn Bản
-
Soạn Phong Cách Ngôn Ngữ Nghệ Thuật Siêu Ngắn