Phong Cách Ngôn Ngữ Nghệ Thuật - Củng Cố Kiến Thức
Có thể bạn quan tâm
I. Ngôn ngữ nghệ thuật
- Ngôn ngữ nghệ thuật (ngôn ngữ văn chương, ngôn ngữ văn học) là ngôn ngữ gợi hình, gợi cảm được dùng trong văn bản nghệ thuật.
- Ngôn ngữ nghệ thuật còn được sử dụng trong lời nói hàng ngày và trong văn bản thuộc các phong cách ngôn ngữ khác. Ví dụ trong văn bản chính luận, để cho lí lẽ và lập luận có sức thuyết phục, lay động lòng người, người viết có lúc cũng cần sử dụng từ ngữ và những câu văn có tính hình tượng cụ thể và giàu sức biểu cảm.
- Ngôn ngữ trong các văn bản nghệ thuật:
+ Ngôn ngữ tự sự trong truyện, tiểu thuyết, bút kí, kí sự, phóng sự...
+ Ngôn ngữ thơ trong ca dao, vè, thơ...
+ Ngôn ngữ sân khấu trong kịch, chèo, tuồng...
- Chức năng cơ bản của ngôn ngữ nghệ thuật gồm thông tin và thẩm mĩ. Chức năng thẩm mĩ biểu hiện cái đẹp, khơi gợi và nuôi dưỡng cảm xúc thẩm mĩ của người đọc, người nghe.
II. Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật
1. Tính hình tượng.
- Tính hình tượng là đặc trưng cơ bản của ngôn ngữ nghệ thuật.
- Để tạo ra hình tượng ngôn ngữ, người viết sử dụng nhiều pháp tu từ như so sánh, ẩn dụ, hoán dụ, nói quá, nói giảm nói tránh… Những phép tu từ này được dùng sáng tạo hoặc đơn lẻ hay phối hợp với nhau.
- Ngôn ngữ nghệ thuật có tính đa nghĩa, từ ngữ, câu văn, hình ảnh hoặc toàn bộ văn bản nghệ thuật có khả năng gợi ra nhiều nghĩa, nhiều tầng nghĩa khác nhau.
- Tính đa nghĩa của ngôn ngữ nghệ thuật quan hệ mật thiết với tính hàm súc (lời ít mà ý sâu xa, rộng lớn), người viết chỉ dùng một vài câu, thay đổi một vài từ có thể gợi ra những hình tượng khác nhau.
2. Tính truyền cảm.
- Tính truyền cảm thể hiện ở chỗ làm người đọc cùng vui, buồn, yêu thích… như tác giả. Sức mạnh của ngôn ngữ nghệ thuật là tạo ra sự hòa đồng, giao cảm, cuốn hút, gợi cảm xúc cho người đọc.
- Năng lực gợi cảm xúc của ngôn ngữ nghệ thuật là nhờ sự lựa chọn ngôn ngữ miêu tả (truyện và kịch) và tâm trạng chủ quan (thơ trữ tình). Ngôn ngữ thơ thường giàu hình ảnh, có đôi khi không có hình ảnh mà vẫn có sức hấp dẫn do sự cảm thông sâu sắc với số phận, hoàn cảnh con người. Văn xuôi nghệ thuật cũng rất giàu cảm xúc nhờ sự phối hợp giữa ngôn ngữ tự sự, miêu tả với biểu cảm.
3. Tính cá thể.
- Tính cá thể thể hiện ở khả năng vận dụng các phương tiện diễn đạt chung (ngữ âm, từ vựng, cú pháp, tu từ...) của cộng đồng vào việc xây dựng hình tượng nghệ thuật của mỗi nhà văn nhà thơ.
- Nhà văn có thể sử dụng những cách thức sau để cá thể hóa ngôn ngữ nghệ thuật:
+ Cách dùng từ, đặt câu, sử dụng hình ảnh một cách khác biệt so sánh.
+ Cách đặt đối thoại tạo một vẻ riêng cho từng nhân vật trong tác phẩm.
+ Cách xử lí bằng ngôn ngữ từng sự việc, hình ảnh... trong tác phẩm.
Từ khóa » Giới Thiệu đặc điểm Phong Cách Ngôn Ngữ Nghệ Thuật
-
Phong Cách Ngôn Ngữ Nghệ Thuật | Kiến Thức Wiki | Fandom
-
Giới Thiệu đặc điểm Của Phong Cách Ngôn Ngữ Nghệ Thuật Trong Văn ...
-
Phong Cách Ngôn Ngữ Nghệ Thuật Là Gì ? Những đặc điểm, đặc Trưng ?
-
Giới Thiệu đặc điểm Của Phong Cách Ngôn Ngữ Nghệ Thuật
-
Trình Bày Các đặc Trưng Của Phong Cách Ngôn Ngữ Nghệ Thuật
-
Các đặc Trưng Của Phong Cách Ngôn Ngữ Nghệ Thuật - Xây Nhà
-
Bài Học: Phong Cách Ngôn Ngữ Nghệ Thuật - Giỏi Văn
-
Dàn ý: Giới Thiệu đặc điểm Của Phong Cách Ngôn Ngữ Nghệ Thuật.
-
Soạn Bài Phong Cách Ngôn Ngữ Nghệ Thuật (trang 97)
-
Phong Cách Ngôn Ngữ Nghệ Thuật (tiếp Theo), I
-
Đặc Trưng Phong Cách Ngôn Ngữ | Ngành Văn Học
-
Đặc Trưng Phong Cách Ngôn Ngữ
-
Kiến Thức Các Loại Phong Cách Chức Năng Ngôn Ngữ Trong Văn Bản
-
Soạn Phong Cách Ngôn Ngữ Nghệ Thuật Siêu Ngắn