GIỚI THIỆU HỆ THẦN KINH - Phòng Khám Huy Thịnh
Có thể bạn quan tâm
GIỚI THIỆU HỆ THẦN KINH
Hệ thần kinh được cấu tạo bởi sự tập của các nơ-ron hay tế bào thần kinh (Neurons) bao gồm hệ thần kinh trung ương và hệ thần kinh ngoại biên. Hệ thần kinh trung ương có hai phần, một phần có cấu trúc lớn là não bộ nằm trong hộp sọ và phần nhỏ hơn nằm dọc theo ống sống trong cột sống là tủy sống
Cấu tạo tế bào thần kinh
Neurons: Nơ-ron là đơn vị chức năng của hệ thần kinh trung ương
Đơn vị chức năng của hệ thần kinh là Nơ-ron, có cấu tạo gồm thân tế bào, các sợi nhánh và một sợi trục và tận cùng ở các đầu tận cùng sợi trục. Có nhiều loại Nơ-ron khác nhau nhưng chúng đều có cấu trúc và chức năng tương tự nhau. Các nơ-ron có khả năng tiếp nhận, xử lý và dẫn truyền các xung động thần kinh qua lại lẫn nhau và dẫn truyền đến các tế bào cơ và tế bào các tuyến trong cơ thể. Thông thường các nơ-ron sẽ nhận xung động thần kinh từ các sợ nhánh và dẫn truyền dọc theo sợi trục để đến tế bào thần kinh khác, như vậy các sợi nhánh dẫn truyền xung động thần kinh đến thân tế bào và sợi trục dẫn truyền xung động thần kinh đi ra khỏi thân tế bào để đến tế bào khác. Các tế bào thần kinh kết nối với nhau bằng các khe tiếp hợp thần kinh (synapses), qua các khe tiếp hợp này các chất dẫn truyền thần kinh từ tấm tận cùng ở đầu tận cùng sợi trục sẽ được phóng thích để tới sợi nhánh tế bào thần kinh tiếp giáp gần kề.
HỆ THẦN KINH TRUNG ƯƠNG: GỒM NÃO VÀ TỦY SỐNG
NÃO
Não được cấu tạo bởi phần lớn nhất là bán cầu đại não (the cerebral hemispheres), phần bên dưới là gian não (diencephalon) bao gồm các cấu trúc nhỏ hơn như vùng thượng đồi thị (epithalamus), đồi thị (thalamus), vùng hạ đồi thị (hypothalamus) và vùng dưới đồi thị (subthalamus).
Tiếp xuống phía dưới gian não là thân não bao gồm não giữa (mesencephalon) cầu não (the pons ), hành não (the medulla oblongata ) ở phía trước và tiểu não (cerebellum) ở phía sau. Bên trong hệ thống thần kinh trung ương có các khoang mở rộng trong não gọi là não thất và hẹp dần khi nối tiếp xuống dưới với ống tủy nằm trong tủy sống chứa đầy dịch gọi là dịch não tủy. Có 12 đôi dây thần kinh sọ xuất phát từ não để điều khiển các hoạt động vận động và cảm giác vùng đầu mặt cổ và các tạng bên trong cơ thể.
TỦY SỐNG
Tủy sống nằm trong ống sống, giới hạn trên của tủy sống là hành não, trương ứng với mức bắt chéo của bó tháp. Bên dưới tủy sống là chóp tủy tận cùng ở khoang giữa đốt sống thắt lưng L1-L2. Tủy sống có 31 khoanh tủy và được chia thành 8 khoanh tủy cổ, 12 khoanh tủy ngực, 5 khoanh tủy thắt lưng, 5 khoanh tủy cùng, và 1 khoanh tủy cụt. mỗi khoanh tủy cho rễ trước và rễ sau. Rễ sau có một chỗ phình lớn hình bầu dục chứa tế bào cảm giác. Rễ trước và sau hợp thành rễ thần kinh sống, thần kinh sống đi ra khỏi ống sống qua các lổ liên hợp tạo thành dây thần kinh sống.
HỆ THẦN KINH NGOẠI BIÊN
Hệ thần kinh ngoại biên hay thần kinh ngoại biên là cấu trúc thần kinh liên tục với thần kinh trung ương bao gồm các hạch của các thân tế bào thần kinh, các bó sợi trục của tế bào thần kinh hay các sợi thần kinh.
Thần kinh ngoại biên gồm 12 đôi dây thần kinh sọ xuất phát từ não bộ nằm trong não và 31 đôi rễ và dây thần kinh sống xuất phát từ tủy sống nằm trong ống ống ra ngoài để điều khiển các hoạt động của các tạng và các cơ quan của cơ thể.
Từ khóa » Bộ Phận Thần Kinh Trung ương Là Gì
-
Hệ Thần Kinh Trung ương – Wikipedia Tiếng Việt
-
Hệ Thần Kinh – Wikipedia Tiếng Việt
-
Cấu Tạo Và Cách Hệ Thần Kinh Trung ương Hoạt động - Vinmec
-
Hệ Thần Kinh - Hội Thần Kinh Học Việt Nam
-
Cấu Tạo, Chức Năng Của Hệ Thần Kinh - Bệnh Viện Nguyễn Tri Phương
-
Bộ Phận Thần Kinh Trung ương Bao Gồm:
-
Hệ Thần Kinh: Giải Phẫu Và Chức Năng - Dieutri.Vn
-
Vai Trò Của Hệ Thần Kinh Trung ương Là Gì?
-
4. Bộ Phận Thần Kinh Trung ương Và Bộ Phận Thần Kinh Ngoại Biên Có ...
-
Vì Sao Gọi Là Bộ Phận Thần Kinh Trung ương (ngoại Biên),chỉ Ra Sự ...
-
Tổng Quan Về Hệ Thần Kinh Tự Chủ - Phiên Bản Dành Cho Chuyên Gia
-
Tổng Quan Về Bệnh Lý Hệ Thần Kinh Ngoại Vi - MSD Manuals
-
Hệ Thống Dây Thần Kinh: Mạng Lưới Bí ẩn Trong Cơ Thể Bạn - Hello Bacsi
-
Sự Khác Biệt Giữa Hệ Thần Kinh Trung ương Và Ngoại Biên (Sức Khỏe)