Giới Thiệu Khái Quát Huyện Đông Sơn - Tỉnh Thanh Hóa

Huyện Đông Sơn có nhiều lợi thế trong giao lưu hàng hoá, phát triển kinh tế, với vị trí khá thuận lợi, nằm cận kề Thành phố Thanh Hoá, ở vị trí giao thoa các hành lang kinh tế Đông Tây – Nam Bắc của tỉnh Thanh Hoá, của vùng Bắc Trung bộ, đầu mối giao thông quốc gia, có mạng lưới cơ sở hạ tằng nói chung và hệ thông giao thông nói riêng tương đối đầy đủ và phân bố đều khắp các địa phương trong huyện. Khí hậu và thuỷ văn khá thuận lợi cho phát triển nông, lâm nghiệp. Quỹ đất sử dụng cho mục đích phi nông nghiệp tương đối lớn; nguồn nhân lực dồi dào, tỷ lệ lao động trẻ cao… Những năm gần đây, thực hiện chủ trương, chính sách về phát triển kinh tế của Ðảng, Nhà nước, huyện Đông Sơn đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng, kinh tế tăng trưởng khá, cơ cấu chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng các ngành công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp, thương mại – dịch vụ, đặc biệt là ngành khai thác vật liệu xây dựng và chế tác đá mỹ nghệ phát triển mạnh, tỷ trọng ngày càng tăng, tạo bước chuyển mạnh mẽ về kinh tế – xã hội địa phương. Trong lĩnh vực nông nghiệp, Huyện chủ động thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu cây trồng và vật nuôi, phát triển kinh tế trang trại. Sản xuất lúa đạt năng suất bình quân 62,2tạ/ha, sản lượng đạt 59.170 tấn (năm 2012). Sản xuất công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp và xây dựng phát triển tương đối đa dạng, phong phú. Hình thành cụm công nghiệp ở Đông Tiến, các cụm nghề ở Đông Hoàng, Đông Phú. Bên cạnh các nghề truyền thống, đã du nhập và phát triển nhiều nghề mới, như: Dán nilon, Khâu bóng, Sơn mài, Sản xuất cầu lông, Đúc đồng, sản xuất tăm tre, đá mỹ nghệ…. Năm 2012, giá trị công nghiệp – tiểu thủ công nghiêp đạt 445 tỉ đồng; có 998 cơ sở sản xuất công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp, trong đó có 176 doanh nghiệp; tổng mức bán lẻ đạt 1. 315 tỉ đồng , giá trị xuất khẩu đạt 7,69 triệu USD. Trong thời gian tới Đông Sơn chủ trương tranh thủ tối đa nguồn lực đê tập trung phát triển kinh tế xã hội với tốc độ cao và bền vững. Phấn đấu đến năm 2020, đứng vào nhóm các huyện có kinh tế phát triển của Tỉnh Thanh Hoá, với GDP bình quân đầu người bằng 1,2 – 1,4 lần GDP bình quân của tỉnh, dựa trên sự đổi mới đáng kể công nghệ ở những khâu và những lĩnh vực theo chốt. Phát triển nông nghiệp theo hướng hiện đại, xây dựng vùng chuyên canh, áp dụng khoa học kỷ thuật, thủy lợi hóa, cơ giới hóa đồng bộ trong sản xuất. Trong lĩnh vực công nghiệp, chú trọng đầu tư xây dựng cụm công nghiệp và khu công nghiệp, du nhập và phát triển nghề mới để thu hút lực luợng lao động, hình thành các cụm công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp mới, với nhiều ngành nghề đa dạng. Đầu tư vào lĩnh vực thưong mại và dịch vụ, để đáp ứng nhu cầu phát triển tại địa phương của mình. Mục tiêu cụ thể (giai đoạn 2012 – 2020): Tăng trưởng kinh tế đạt 17,5%; tỷ suất hàng hoá 30 – 35%; giá trị xuất khẩu đạt 40 – 45 triệu USD; GDP bình quân đầu người năm 2020 đạt 45 – 55 triệu VNĐ; tổng giá trị hàng hoá và xuất khẩu đạt 40 triệu USD, giảm hộ nghèo xuống còn 3-4%.

Những dự án kêu gọi đầu tư:

Giai đoạn 2013 – 2015: 1. Xây dựng trung tâm thương mại thị trấn Rừng Thông. 2. Khu du lịch sinh thái hồ Mau Rủn. 3. Nhà máy chế biến nông sản xuất khẩu. 4. Khôi phục làng nghề đúc đồng. 5. Xây dựng khu du lịch văn hoá thành Hoàng Ngưu – Đông Nam 6. Nâng cấp đầu tư 10 chợ đã có trên địa bàn huyện. 7. Kêu gọi đầu tư xây dựng khu hành chính mới. Giai đoạn 2015 – 2020: 1. Xây dựng khu du lịch và nhà nghỉ sinh thái Rừng Thông. 2. Xây dựng siêu thị tại xã Đông Khê. 3. Xây dựng siêu thị tại xã Đông Tiến 4. Xây dựng siêu thị tại xã Đông Văn 5. Đầu tư nâng cấp đầu tư 10 chợ mới trên địa bàn huyện.

6. Xây dựng bệnh viên đa khoa tư nhân quy mô 100 – 120 giường

Từ khóa » đông Sơn