Mất, Còn địa Danh Đông Sơn… - Tiền Phong
Có thể bạn quan tâm
Vùng đất xưa Đông Sơn, nơi quần cư của người Việt cổ. Nơi phát hiện ra nền văn hóa Đông Sơn của người Lạc Việt, là địa điểm tìm thấy số lượng trống đồng nhiều nhất Việt Nam nên các trống đồng được tìm thấy ở đây được gọi là trống đồng Đông Sơn.
Một góc thành phố Thanh Hóa |
Thời Bắc thuộc (thời Tam Quốc - Lưỡng Tấn) Đông Sơn là miền đất thuộc huyện Tư Phố. Thời Tuỳ - Đường thuộc huyện Cửu Chân. Đến thời Đinh, Tiền Lê, Lý giữ nguyên như thời Tùy - Đường. Thời Trần đặt tên là huyện Đông Sơn thuộc trấn Thanh Đô, chính thức cái tên Đông Sơn có từ đó.
Tưởng yên hàn vĩnh viễn cái tên Đông Sơn? Ấy mà tạo hóa lại gây lắm cuộc cuộc hý trường vào cái thời dồn làng gom huyện hợp tỉnh, cái thời rầm rộ đổi tên địa danh. Ấy là thời 1977-1982.
Một thời xáo trộn, mất béng ở đâu suốt 7 năm cái tên Sơn, Lộc của hai huyện Đông Sơn và Vĩnh Lộc?
Ấy là đương nói đến huyện mới Vĩnh Thạch (gom 2 huyện dài dằng dặc Vĩnh Lộc và Thạch Thành lại); và huyện mới Đông Thiệu (hợp nhất 2 huyện Đông Sơn và Thiệu Hóa mênh mông lại mà thành). Hai huyện mang tên mới gồm 4 huyện trong đó có Vĩnh Lộc quê tôi dân vẫn cựu vẫn nguyên thêm suốt 7 năm giời xác xơ túng đói. Và Đông Thiệu cũng na ná?
Hòn Vọng Phu trên An Hoạch (núi Nhồi) |
Chính sử và cả những câu chuyện trong dân gian có kể sự kiện cái buổi chiều mùa hạ năm 1924, một nông dân ở làng Đông Sơn có tên là Nguyễn Văn Lắm, trong buổi câu ven sông Mã chợt ngó thấy cái ánh lấp lánh phát ra từ lùm cỏ dại ven sông! Tò mò anh bẩy nó ra. Một vật tròn tròn lùm lùm bằng đồng hay sắt gì đấy. Anh Lắm tha vật ấy về nhà. Cũng chả biết để làm gì. Anh dùng làm cái bục kê vại muối cà rõ tiện.
Viên quan người Pháp có tên L. Paijot trị nhậm vùng Đông Sơn trong buổi nhàn du theo viên lý trưởng làng Đông Sơn ghé chơi nhà cò Lắm. Ngó thấy cái vật lạ kê vại cà chình ình trong căn nhà rách, lão hỏi nguyên do. Rồi ông ta bê về cho một người bạn thân làm ở Viễn Đông bác cổ.
Trời ơi! Một cái trống đồng!
Nhiều sự lạ liên tiếp diễn ra ở khúc sông quanh làng Đông Sơn bằng những cuộc khai quật khảo cổ. Người Pháp đã tìm thấy nhiều trống khác và cả di chỉ văn hóa nữa. Những cổ vật tìm thấy được học giả người Pháp là V.Golubew công bố năm 1929 đã gây tiếng vang lớn, khiến các học giả thời đó vô cùng sửng sốt, xác nhận rằng các di vật đó thuộc về một nền văn hóa riêng biệt. Năm 1933, học giả người Áo là R.Heine - Geldern đề nghị đặt tên nền văn hóa này là Văn hóa Đông Sơn.
Tên của ngôi làng nhỏ Đông Sơn đã trở thành tên của cả một nền văn hóa rực rỡ cách đây 2000-3000 năm.
Năm 1981, Thanh Hoá mời GS Trần Quốc Vượng về nói chuyện trước 200 cán bộ đại diện các cơ quan. Khi nói về nền văn hoá Đông Sơn, khuôn mặt GS chợt nhăn. GS nói cái nơi mà chúng ta đang ngồi đây là thị xã Thanh Hóa cách địa danh Đông Sơn không xa. Tôi được biết cái tên Đông Sơn không còn nữa mà đã thành huyện mới Đông Thiệu. Đại Việt chúng ta từng có một nền văn hoá rực rỡ mang tên ĐÔNG SƠN, phát tích ngay trên đất xứ Thanh đã bỗng dưng biến mất chỉ vì cách đặt tên khi nhập huyện!
May mắn sau 7 năm xáo trộn, Đông Thiệu lại tách ra. Đông Sơn lại được mang tên cũ!
Việc đặt tên xứ mình có lắm sự lạ khó ngờ? Ai mà ngờ được còn có một địa danh nổi tiếng của huyện Đông Sơn bỗng dưng biến mất? Đó là An Hoạch - Núi Nhồi!
Tôi đang nói đến quần thể di tích có tên chữ là An Hoạch, tên nôm là núi Nhồi. An Hoạch được ví tựa Vịnh Hạ Long trên cạn... Cách đây 1014 năm, Thái úy Lý Thường Kiệt từng giúp cho cơ đồ nhà Lý vững như bàn thạch. Tính chuyện giữ gìn mở mang cương vực phía Nam, Vua Lý Nhân Tông đặc cách cho Thái úy Lý Thường Kiệt lập trại ấp trị nhậm lâu dài ở xứ Thanh. Lần ấy vãn cảnh sơn thạch An Hoạch, Lý Thường Kiệt thấy “đá núi sắc óng như ngọc lam, chất biếc xanh như khói nhạt... đẽo thành khánh, gõ vào tiếng ngân muôn dặm, dùng làm văn bia, văn chương để lại, lưu giữ ngàn đời”.
Ngài cho mở mang nghề làm đá núi Nhồi. Đời sống dân tình ngày một thịnh vượng. Ghi nhớ công đức Thái úy, dân trong vùng đã xây dựng ngôi đền thờ ông với tên gọi Báo Ân.
Chùa Báo Ân tọa lạc ngay dưới một cụm - cột đá cao hơn 20 mét trông như dáng một thiếu phụ bồng con. Rồi cụm đá thiên tạo ấy trên đỉnh núi Nhồi đã có danh là Vọng Phu.
Cổ kim có bao nhiêu là áng văn thơ của tao nhân mặc khách về Hòn Vọng Phu ở Xứ Lạng Sơn và Hòn Vọng Phu núi Nhồi xứ Thanh này.
(Tiếc cái nạn thạch tặc khai thác đá bừa bãi quá lắm ở Núi Nhồi đã làm cái dáng mẹ con nhà Vọng phu ấy đâm biến dạng như sau này!)
Ðá núi Nhồi thớ mịn, có độ dẻo và cũng có độ rắn nhất định nên dễ chế tác, đặc biệt khi chạm khắc những hoa văn mềm mại, vì vậy được xem là loại vưu vật.
Những người thợ đá núi Nhồi từng góp nên đôi rồng chầu ở Điện Kính Thiên thành Thăng Long. Đá núi Nhồi còn góp phần xây dựng thành Nhà Hồ, chùa Bút Tháp, Khu di tích lịch sử Lam Kinh.
Chúa Nguyễn mở mang bờ cõi về phương Nam, người dân làng Nhồi cũng theo đến Đà Nẵng, dựng lên một làng nghề đá có tên Non Nước vang danh.
Đá núi Nhồi can dự vào nhiều kiến trúc kinh thành Huế. Tấm bia đồ sộ cao 4m, rộng 2m, dày 0,5m, nặng hàng chục tấn ở lăng Tự Đức (Huế) cũng được làm bằng đá núi Nhồi. Nghệ nhân đá làng Nhồi cũng góp dựng nên Nhà thờ đá Phát Diệm, Phủ Giầy ở Nam Định.
Làng Nhồi có cụ Lê Thọ Thuẫn dùng đá núi Nhồi tạc mô hình cầu Hàm Rồng tham dự triển lãm tại hội chợ Mác-Xây (Marseille, Pháp) năm 1922. Vua Khải Định tham gia hội chợ này chứng kiến những sự trầm trồ. Khi về nước đã mời cụ Thuẫn vô Huế. Cụ cùng hiệp thợ núi Nhồi dùng đá núi Nhồi tạc nhiều công trình: Bức rèm hoa, ông tượng, các con giống, cột xà, đá tảng và đầu rồng trang trí cho phủ đệ và lăng của Khải Định. Danh tiếng đá núi Nhồi cũng lọt mắt xanh các triều đại Trung Hoa. Sách Vân Đài loại ngư của Lê Quý Đôn chép rõ việc Phạm Ninh làm Thái Thú Dự Chương nước Tấn thường sai người đến Cửu Chân lấy đá làm khánh... vẹt mòn cả núi Nhồi.
Có lẽ ít người biết tấm bia ghi công đức Lê Lợi ở huyện Đà Bắc - sông Đà cùng Văn bia của Lê Lợi được thợ làng Nhồi khắc đẽo khá tinh xảo. Công trình Trúc Lâm thiền viện tại nước Pháp, thợ làng Nhồi cũng sang tận nơi chạm trổ.
Làng An Hoạch đã trở thành phường khi sáp nhập về thành phố Thanh Hóa. Di tích lịch sử và văn hóa An Hoạch được Nhà nước công nhận là di tích nghệ thuật thắng cảnh cấp Quốc gia (tháng 8/1992). Cao hơn trăm mét, xoải dài hơn 4.000m2, núi Nhồi dáng như một con voi khổng lồ đang nằm phủ phục. Núi Nhồi đã cùng với núi Long phía bên kia sông Nhà Lê (sông được đào từ đời Hồng Đức nhà Lê) tạo nên cái thế “Voi phục hổ chầu” bầu nên thành ngữ Thanh cậy thế… (câu “Thanh cậy thế, Nghệ cậy thần” xin được nói kỹ ở một dịp khác).
Nhưng cái tên An Hoạch, địa danh An Hoạch có tên nôm núi Nhồi đã vĩnh viễn biến mất vào ngày 16 tháng 10 năm 2019. Đó là thời điểm cơ quan có thẩm quyền ra nghị quyết có hiệu lực từ ngày 1 tháng 12 năm 2019, theo đó, tiến hành việc sáp nhập toàn bộ diện tích và dân số của xã Đông Hưng và phường An Hoạch để thành lập thành phường An Hưng.
An Hưng! Rằng hay thì thật là hay! Yên ổn, hưng vượng phát đạt! Cái tên như minh định như khởi đầu cho bao số phận dân lành được chia ở thì tương lai gần lẫn xa. Nhưng lẩn thẩn chút ngài ngại rằng, đám hậu thế trong cái sự An Hưng đủ đầy phủ phê liệu có còn nhớ còn thấm cái tên chữ An Hoạch cùng cái tên nôm Núi Nhồi đã từng can dự vào những tài khéo này khác xưa nay của Đại Việt không nhỉ?
Rằng cũng phải nhẽ quá đi rồi khi nhập huyện Đông Sơn vào thành phố Thanh Hóa. Việc này sẽ tạo ra nhiều dư địa cho sự phát triển và tương lai của thành phố Thanh Hóa mở rộng cũng như người dân sẽ được hưởng lợi việc này.
Quỹ thời gian đâu như còn một năm nữa để hình thành một thành phố Thanh Hóa mới. Phải trải qua một quá trình theo quy định của pháp luật. Hiện nay các nhà chức việc đang tuần tự các bước theo quy định. Rồi còn phải tổ chức các hội nghị, hội thảo. Lại có cả việc xin ý kiến nhân dân nữa!
Về cái tên cho thành phố mới đã có 2 phương án. Phương án 1 là thành phố Thanh Hóa vì cái tên trong nước và quốc tế đã quen gọi quen dùng, không xáo trộn nhiều về thủ tục hành chính. Phương án 2 là thành Phố Đông Sơn với ý nghĩa bề dày lịch sử dân tộc.
Bề nào có lẽ cũng chưa yên bề nào? Bởi cái tên nào cũng có cái hay, cái thuận?
Xuân BaTừ khóa » đông Sơn
-
Đông Sơn – Wikipedia Tiếng Việt
-
Văn Hóa Đông Sơn – Wikipedia Tiếng Việt
-
Cổng Thông Tin điện Tử Huyện Đông Sơn
-
Trang Chủ / Tổng Quan / Giới Thiệu
-
Giới Thiệu Khái Quát Huyện Đông Sơn - Tỉnh Thanh Hóa
-
Thông Tin Quy Hoạch
-
Trang Thông Tin điện Tử Xã Đông Quang Huyện Đông Sơn
-
Trang Chủ - Trà Đông Sơn - Thương Hiệu Trà Có Chất Lượng Tốt Nhất
-
Thành Phố Thanh Hóa Sẽ đổi Tên Thành Đông Sơn? - VnEconomy
-
Dong Son Culture | Prehistoric Culture, Indochina | Britannica
-
Phát Hiện Mặt Trống đồng Đông Sơn Dưới Sông Hậu - VnExpress
-
Công An Huyện Đông Sơn - Công An Tỉnh Thanh Hóa
-
Phát Huy Truyền Thống Cách Mạng, Quyết Tâm Xây Dựng Đông Sơn ...