Giới Thiệu Khái Quát Quận Đống Đa - Thủ đô Hà Nội

Đăng nhập Đăng Ký Đăng nhập Hoan nghênh!đăng nhập vào tài khoản của bạn Tên tài khoản mật khẩu của bạn Quên mật khẩu? Privacy Policy Đăng kí Hoan nghênh!Đăng ký email của bạn Tên tài khoản Mật khẩu đã được gửi vào email của bạn. Privacy Policy Khôi phục mật khẩu Khởi tạo mật khẩu email của bạn VSD TÌM KIẾM Văn Sử Địa Online - Giới thiệu, thông tin, quảng bá về văn học, lịch sử, địa lý Việt Nam và thế giới, giới thiệu các hình ảnh giao lưu, giải trí, hội thảo, các tác phẩm hay về văn học, lịch sử, địa lý… Văn Sử Địa Online – Giới thiệu, thông tin, quảng bá về văn học, lịch sử, địa lý Việt Nam và thế giới, giới thiệu các hình ảnh giao lưu, giải trí, hội thảo, các tác phẩm hay về văn học, lịch sử, địa lý…

Chúng tôi rất mong tiếp tục nhận được nhiều bài vở hơn nữa của các cộng tác viên và mong bạn đọc vào đọc vansudia.net nhiều hơn và quảng bá cho nhiều người cùng đọc. Chúng tôi quan niệm, sự thành công hay thất bại của một tờ báo, một trang tin phần lớn là do bạn đọc quyết định. Mỗi bạn đọc như cánh én mang lại mùa Xuân.

Văn Sử Địa Online - Giới thiệu, thông tin, quảng bá về văn học, lịch sử, địa lý Việt Nam và thế giới, giới thiệu các hình ảnh giao lưu, giải trí, hội thảo, các tác phẩm hay về văn học, lịch sử, địa lý… Văn Sử Địa Online - Giới thiệu, thông tin, quảng bá về văn học, lịch sử, địa lý Việt Nam và thế giới, giới thiệu các hình ảnh giao lưu, giải trí, hội thảo, các tác phẩm hay về văn học, lịch sử, địa lý… Địa Lý Quận Huyện Hà Nội
  • Địa Lý Quận Huyện
  • Hà Nội
Giới thiệu khái quát quận Đống Đa Giới thiệu khái quát quận Đống Đa

Quận Đống Đa nằm ở trung tâm thủ đô Hà Nội. Phía Bắc giáp quận Ba Đình, phía Đông Bắc giáp quận Hoàn Kiếm (ranh giới là phố Lê Duẩn), phía Đông giáp quận Hai Bà Trưng (ranh giới là phố Lê Duẩn và đường Giải phóng), phía Nam giáp quận Thanh Xuân (ranh giới là đường Trường Chinh và đường Láng), phía Tây giáp quận Cầu Giấy (ranh giới là sông Tô Lịch).

Thông tin chung – Đơn vị: Quận ủy – HĐND – UBND quận Đống Đa – Địa chỉ: 279, Tôn Đức Thắng, phường Hàng Bột, quận Đống Đa, Hà Nội – Điện thoại: (024) 38513524 – Fax: 024-38.511.321. – Diện tích: 9,96 km2. – Dân số: khoảng 410 nghìn người Đơn vị hành chính (21 phường): Cát Linh, Hàng Bột, Láng Hạ, Láng Thượng, Kim Liên, Khâm Thiên, Khương Thượng, Nam Đồng, Ngã Tư Sở, Ô Chợ Dừa, Phương Liên, Phương Mai, Quang Trung, Quốc Tử Giám, Thịnh Quang, Thổ Quan, Trung Liệt, Trung Phụng, Trung Tự, Văn Chương, Văn Miếu. Lịch sử hình thành và phát triển Những dấu tích khảo cổ học cho thấy vùng đất thuộc quận Đống Đa được người Việt cổ khai phá từ rất sớm. Năm 1978, khi đào sông Tô Lịch ở giáp ranh 2 làng Hạ Yên Quyết và làng Thượng (huyện Từ Liêm) đã tìm thấy chiếc quan tài bằng cả cây gỗ khoét rỗng với đồ tùy táng, có niên đại được xác định là đầu Công nguyên. Cùng với rìu đá mài ở Quần Ngựa, rìu đồng có vai ở Cống Vị, trống đồng loại I ở Ngọc Hà (quận Ba Đình), tư liệu này góp phần khẳng định tính chất cổ xưa của vùng đất nội thành. Quận Đống Đa là một phần đất của Kinh thành Thăng Long, phần đất ở nội thành qua các thời kỳ lịch sử đã nhiều lần thay đổi địa dư và tên gọi. Thời Hán là đất huyện Long Biên thuộc quận Giao Chỉ; thời Tống thuộc huyện Tống Bình; đến khi nhà Tùy đặt huyện này làm trị sự của An Nam đô hộ phủ thì Tống Bình trở thành trung tâm chính trị của nước Việt Nam thời đó. Sau đó bọn đô hộ nhà Hán xây tại đây những tòa thành lũy để đề phòng những cuộc nổi dậy của nhân dân, lần đắp lũy lớn nhất vào năm 864 gọi là Đại La Thành. Dấu vết của đoạn đó có thể là đoạn đường La Thành hiện nay. Cũng từ đây, các tên La Thành hay Đại La đã thay thế tên cũ Tống Bình. Vì thế, năm 1010, trong “Chiếu dời đô” của Lý Thái Tổ có nói đến việc dời đô từ Hoa Lư (Ninh Bình) ra Đại La và sau đó Đại La đổi tên thành Thăng Long. Thăng Long thời Lý gồm 2 khu vực “Thăng Long thành” tức nơi vua ở và thiết triều cùng khu dân cư là nơi làm ăn sinh sống của các hạng sĩ, nông, công, thương gọi là “Thăng Long ngoại thành”, phần lớn quận Đống Đa nay nằm ở khu vực này. Cả 2 khu vực đó lập thành một đơn vị hành chính gọi là Ứng Thiên, đến năm 1014 lại đổi thành phủ Nam Kinh. Sang thời Trần, Thăng Long được đổi tên thành Trung Kinh. Năm 1230, được chia thành 61 phường (chưa có tư liệu liệt kê tên 61 phường cũng như chưa biết quận Đống Đa gồm những phường nào). Đời Hồ, Thăng Long được gọi là Đông Đô, sau đó nhà Minh đổi thành Đông Quan. Sau khi chiến thắng quân Minh xâm lược, Lê Thái Tổ (Lê Lợi) đổi thành Đông Kinh. Năm 1466, Lê Thánh Tông đổi thành Trung Đô. Năm 1469, lại đổi thành phủ Phụng Thiên. Từ đây, sử sách mới ghi cụ thể phạm vi của kinh đô là gồm 2 huyện Vĩnh Xương và Quảng Đức. Mỗi huyện chia thành 18 phường. Theo Nguyễn Vinh Phúc và Trần Huy Bá thì trong số 36 phường đó, quận Đống Đa nay gồm phần đất của các phường: Vĩnh Xương (khu vực phố Nguyễn Khuyến), Bích Câu (khu vực Cát Linh – Văn Miếu), Thịnh Quang (Thịnh Quang – Tôn Đức Thắng), Xã Đàn (khu vực Xã Đàn – Khâm Thiên), Đông Tác (khu vực ngõ chợ Khâm Thiên – Trung Tự), Kim Hoa (khu vực Kim Liên – Trung Tự). Sang thời Tây Sơn, Thăng Long đổi tên là Bắc Thành vì kinh đô chuyển vào Phú Xuân (Huế). Sang thời Nguyễn, năm Gia Long thứ 4 (1805), đặt Tổng trấn Bắc Thành, đổi tên huyện Vĩnh Xương thành Thọ Xương, huyện Quảng Đức thành huyện Vĩnh Thuận, phủ Phụng Thiên thành phủ Hoài Đức. Năm Minh Mệnh thứ 12 (1831), phần đất của quận Đống Đa vẫn nằm trên đất 2 huyện Thọ Xương và Vĩnh Thuận. Theo sách Đại Nam nhất thống chí, tập III thì cuối thế kỷ XIX, huyện Thọ Xương có 8 tổng, 115 thôn, trang trại. Theo sách “Tên làng xã Việt Nam” thì đầu thế kỷ XIX, quận Đống Đa nằm trên địa phận các huyện: Thọ Xương, Vĩnh Thuận. Sau khi nhà Nguyễn đầu hàng thực dân Pháp, năm 1888, đã cắt 2 huyện Thọ Xương và Vĩnh Thuận làm nhượng địa cho Pháp. Năm 1889, thực dân Pháp quy hoạch thành phố, lấy phần đất còn lại của 2 huyện để thành lập khu vực ngoại thành Hà Nội, đến năm 1914 đổi thành huyện Hoàn Long thuộc tỉnh Hà Đông. Năm 1942, thành phố Hà Nội được mở rộng, huyện Hoàn Long được cắt về thuộc Địa lý đặc biệt Hà Nội. Đống Đa tương ứng với hộ thứ 3 (3C quartier) trong 8 hộ ở nội thành Hà Nội. Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công, khu vực nội thành vẫn giữ nguyên địa giới cũ thuộc thành phố Hà Nội. Đến giữa năm 1946, bầu cử Ủy ban hành chính nội thành, ngoại thành và Ủy ban các làng ngoại thành đã họp và phân chia ngoại thành thành 5 khu: Lãng Bạc, Đại La, Đống Đa, Mê Linh, Đề Thám. Một bộ phận lớn các phường của quận Đống Đa thuộc khu Đống Đa. Tháng 11/1946, thực hiện chủ trương của Trung ương, chiến khu XI (tức Hà Nội) được thành lập. Để chỉ đạo việc bố trí lực lượng kháng chiến, nội thành Hà Nội chia thành 3 liên khu. Khu vực Đống Đa nay nằm trên địa bàn Liên khu 3 nội thành. Từ cuối năm 1947, địa phận Liên khu 3 – Đống Đa được đổi thành quận 5. Vùng đất Đống Đa bao gồm 5 quận và 1 phần huyện Thanh Trì. Tháng 5/1948, Hà Nội hợp nhất với tỉnh Hà Đông thành tỉnh Lưỡng Hà. Khu vực ngoại thành Hà Nội được chia làm 2 huyện Trấn Tây và Trấn Nam, lấy đường số 6 làm ranh giới. Tháng 10/1948, tỉnh Lưỡng Hà giải thể, chia thành 2 tỉnh cũ là Hà Nội và Hà Đông. Đến tháng 2/1949, Hà Nội chia lại các đơn vị hành chính sau khi cơ sở kháng chiến được hình thành rộng khắp ở nội thành. Hai huyện Trấn Tây và Trấn Nam được chia thành 2 quận 4 và 6. Ở nội thành chia làm 2 Liên khu 1 và 2. Đến tháng 6/1949, hai Liên khu đổi thành quận 1 và quận 2. Đống Đa lúc này chủ yếu thuộc đất của quận 2 và quận 5. Tháng 11/1949, ba quận 4, 5, 6 được nhập vào quận ngoại thành gồm 33 liên xã. Sau khi Thủ đô được giải phóng 10/10/1954, Ủy ban hành chính Thành phố chia Hà Nội thành 4 quận nội thành gồm 36 khu, 4 quận ngoại thành gồm 46 xã. Đống Đa khi đó nằm trên đất quận 3 (nội thành) và 3 quận ngoại thành là Khâm Thiên (quận 4), Từ Liêm (quận 6) và Thanh Trì (quận 7). Tháng 11/1957, sau bầu cử HĐND Thành phố khóa I, Hà Nội được chia thành 8 quận, Đống Đa gồm phần đất của quận 1 (khu vực ga Hàng Cỏ), quận 3 (khu vực Văn Miếu), quận 4 (khu vực Ô Chợ Dừa), quận 6 (Hào Nam, Thái Thịnh) và quận 7 (xã Phương Liên). Tháng 3/1958, 4 quận nội thành lại được thay thế bằng 12 khu phố, trong đó có các khu Văn Miếu, Bạch Mai, Bẩy Mẫu, Ô Chợ Dừa thuộc quận Đống Đa. Năm 1959, 12 khu phố nội thành lại được chia thành 8 khu phố, trong đó Đống Đa gồm phần đất của các khu Đống Đa, Bạch Mai, Hàng Cỏ. Ngày 20/4/1961, Quốc hội khóa II kỳ họp thứ 2 phê chuẩn việc mở rộng Thành phố Hà Nội. Ngày 31/5/1961, Chính phủ ra Quyết định 78/CP chia Hà Nội thành 4 khu phố và 4 huyện, Đống Đa được nhập thêm một số làng xã của huyện Thanh Trì (như Kim Liên, Phương Liệt) với diện tích 11,75km2, trở thành khu phố rộng nhất của nội thành, dân số 92.100 người. Ngày 21/12/1974, HĐND Thành phố quyết định thành lập các tiểu khu. Đống Đa gồm 48 tiểu khu, trong đó có tiểu khu Yên Lãng từ huyện Từ Liêm về. Tháng 12/1978, HĐND Thành phố quyết định sắp xếp lại các tiểu khu. Đống Đa còn 28 tiểu khu, đến năm 1980 số tiểu khu chỉ còn 24. Sau kỳ họp khóa 8 HĐND bàn việc phân cấp quản lý, ngày 10/6/1981 cấp hành chính khu phố đổi là quận, tiểu khu chuyển thành phường; theo đó quận Đống Đa có 24 phường. Ngày 13/7/1982, kỳ họp thứ 6 HĐND Thành phố khóa 8 đề nghị Quốc hội phê chuẩn lập 2 phường mới là Kim Giang và Thanh Xuân Bắc. Đến đây, quận Đống Đa gồm 26 phường với số dân là 344.558 người, nằm trên diện tích gần 16km2. Thực hiện Nghị định số 74/CP ngày 22/11/1996 của Chính phủ về việc thành lập quận Thanh Xuân, theo đó quận Đống Đa chuyển 5 phường về quận Thanh Xuân. Lúc này quận Đống Đa có 21 phường và được duy trì đến ngày nay. Văn hóa và truyền thống lịch sử Đống Đa có địa giới hành chính hẹp, dân cư đông. Nói đến Đống Đa là nói đến một vùng đất có bề dày truyền thống văn hóa, lịch sử, truyền thống yêu nước. Văn Miếu Quốc Tử Giám, một di tích lịch sử văn hóa nổi tiếng, là trường đại học đầu tiên của đất nước, nơi đào tạo, hội tụ nhiều nhân tài, góp phần làm rạng rỡ non sông đất nước, cho Thăng Long – Hà Nội. Trên mảnh đất thiêng liêng này đã từng âm vang tiếng trống và rực lửa trận của người anh hùng áo vải Quang Trung – Nguyễn Huệ “Đại phá quân Thanh” làm nên chiến thắng lẫy lừng Ngọc Hồi Đống Đa, ghi dấu son chói lọi vào trang sử vàng dân tộc. Chính nơi đây có địa chỉ đỏ bảo vệ tuyệt đối an toàn cho Đảng, Bác Hồ lãnh đạo Hà Nội và cả nước bước vào kháng chiến trường kỳ, có pháo đài Láng nổ phát súng lệnh cho toàn quốc kháng chiến chống thực dân Pháp. Rồi những năm tháng quân, dân Đống Đa lại cùng Hà Nội giáng những đòn sấm sét vào đế quốc Mỹ trong hai cuộc chiến chống chiến tranh phá hoại bằng không quân mà đỉnh cao là cuộc tập kích chiến lược B52 trong 12 ngày đêm cuối năm 1972, lập nên kỳ tích “Điện Biên Phủ trên không” chấn động địa cầu. Ý chí kiên cường, sức mạnh của con người Đống Đa được tôi luyện thử thách trong chiến đấu, ngày nay trong công cuộc xây dựng đất nước, nhân dân Đống Đa lại giành được nhiều thắng lợi trên các lĩnh vực. Kinh tế liên tục phát triển, quan hệ sản xuất được củng cố, đời sống văn hóa tinh thần nhân dân được nâng cao. Với những thành tích đặc biệt trong chiến đấu cũng như trong lao động sản xuất, tháng 9/1999, quận Đống Đa là đơn vị đầu tiên của Thủ Đô vinh dự được Đảng, Nhà nước trao tặng danh hiệu cao quý Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân; Năm 2011: Đón nhận Huân chương Lao động Hạng ba và năm 2016 đúng ngày thành lập quận, Đống Đa đã vinh dự được trao tặng Huân chương Lao động Hạng nhất. Niềm tự hào ấy đang được Đảng bộ và nhân dân quận Đống Đa phát huy trên con đường đổi mới, xây dựng quận ngày càng giàu đẹp, văn minh. Để xứng đáng với lịch sử hào hùng của dân tộc, mỗi cán bộ, đảng viên quận Đống Đa sẽ tiếp tục đổi mới và đổi mới hơn nữa, phát huy dân chủ, đoàn kết, trí tuệ, kỷ cương. Phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, chủ động kiểm soát, đảm bảo quốc phòng – an ninh, giữ gìn trật tự an toàn xã hội, đẩy mạnh phong trào “Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc”. Di tích – Thắng cảnh Quận Đống Đa là một trong những khu vực của thành phố Hà Nội có số di tích nhiều và mang giá trị cao, tiêu biểu là khu di tích Văn Miếu – Quốc Tử Giám được xây dựng từ năm 1070 dưới triều vua Lý Thánh Tông và trở thành trường Đại học đầu tiên của Việt Nam. Gò Đống Đa nơi ghi dấu ấn Quang Trung đại phá quân Thanh. Cụm di tích đền Trung Liệt – Gò Đống Đa cũng thu hút nhiều du khách trong và ngoài nước đến tham quan, tìm hiểu. Ngoài ra, trên địa bàn quận còn có các di tích khác như Đàn Xã Tắc; Pháo Đài Láng; Chùa Bộc; Chùa Láng; Ô Chợ Dừa; Sân vận động Hàng Đẫy; Ga xe lửa Hà Nội; Chợ Kim Liên… Các điểm tham quan không quá xa nhau, tạo điều kiện cho du khách có thể tham quan tất cả các nơi mà không mất quá nhiều thời gian di chuyển. Đây là một trong những điểm hấp dẫn thu hút phát triển ngành du lịch của địa phương. Truyền thống lịch sử của nhân dân Đống Đa được phát huy và nâng lên tầm cao mới, thắp sáng ngọn đuốc truyền thống, cổ vũ Đảng bộ và nhân dân Đống Đa thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa Thủ đô.

BÀI VIẾT LIÊN QUANXEM THÊM

Giới thiệu khái quát huyện Mê Linh Hà Nội

Giới thiệu khái quát huyện Mê Linh

Giới thiệu khái quát huyện Sóc Sơn Hà Nội

Giới thiệu khái quát huyện Sóc Sơn

Giới thiệu khái quát huyện Ứng Hòa Hà Nội

Giới thiệu khái quát huyện Ứng Hòa

Giới thiệu khái quát huyện Phúc Thọ Hà Nội

Giới thiệu khái quát huyện Phúc Thọ

Giới thiệu khái quát huyện Phú Xuyên Hà Nội

Giới thiệu khái quát huyện Phú Xuyên

Giới thiệu khái quát huyện Thạch Thất Hà Nội

Giới thiệu khái quát huyện Thạch Thất

BÌNH LUẬN Hủy trả lời

Vui lòng nhập bình luận của bạn Vui lòng nhập tên của bạn ở đây Bạn đã nhập một địa chỉ email không chính xác! Vui lòng nhập địa chỉ email của bạn ở đây

Lưu tên, email và trang web của tôi trong trình duyệt này cho lần tiếp theo tôi nhận xét.

Δ

Giỏ hàng

Tìm Kiếm

CHỌN NGÔN NGỮ

VSD - GIỚI THIỆU

Chủ tịch nước Lương Cường chủ trì lễ đón Quốc vương Campuchia Norodom Sihamoni VSD Giới Thiệu

Chủ tịch nước Lương Cường chủ trì lễ đón Quốc vương Campuchia Norodom Sihamoni

Tổng Bí thư Tô Lâm làm việc với Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội VSD Giới Thiệu

Tổng Bí thư Tô Lâm làm việc với Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội

Thủ tướng dự Hội nghị Thượng đỉnh Kinh doanh Việt Nam-Hoa Kỳ năm 2024 VSD Giới Thiệu

Thủ tướng dự Hội nghị Thượng đỉnh Kinh doanh Việt Nam-Hoa Kỳ năm 2024

Tổng Bí thư Tô Lâm trao đổi chuyên đề về kỷ nguyên phát triển mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc VSD Giới Thiệu

Tổng Bí thư Tô Lâm trao đổi chuyên đề về kỷ nguyên phát triển mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Chủ tịch nước Lương Cường hội đàm với Tổng thống Bulgaria VSD Giới Thiệu

Chủ tịch nước Lương Cường hội đàm với Tổng thống Bulgaria

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự phiên khai mạc Hội nghị IPTP 11 VSD Giới Thiệu

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự phiên khai mạc Hội nghị IPTP 11

Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp lãnh đạo các doanh nghiệp Malaysia VSD Giới Thiệu

Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp lãnh đạo các doanh nghiệp Malaysia

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội kiến Thủ tướng Campuchia và Chủ tịch Thượng viện Campuchia VSD Giới Thiệu

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội kiến Thủ tướng Campuchia và Chủ tịch Thượng viện Campuchia

TÁC GIẢ - TÁC PHẨM

Tiểu thuyết lịch sử là sự sinh động hoá lịch sử - Tác giả: PGS.TS Nguyễn Thanh Tú

Tiểu thuyết lịch sử là sự sinh động hoá lịch sử – Tác giả: PGS.TS Nguyễn Thanh Tú

Nghiên Cứu 04/09/2023 Bình Nguyên Lộc: Cây đại thụ trong rừng văn phương Nam - Tác giả: Nguyễn Thanh

Bình Nguyên Lộc: Cây đại thụ trong rừng văn phương Nam – Tác giả: Nguyễn Thanh

Tác Giả - Tác Phẩm 16/01/2024 Nhân vật nữ trong tiểu thuyết Patrick Modiano - Tác giả: Võ Nguyễn Bích Duyên

Nhân vật nữ trong tiểu thuyết Patrick Modiano – Tác giả: Võ Nguyễn Bích Duyên

Tác Giả - Tác Phẩm 19/12/2022 Khi Bùi Giáng song tấu cùng André Gide

Khi Bùi Giáng song tấu cùng André Gide

Tác Giả - Tác Phẩm 10/05/2022 Những điều thú vị về nhà văn bậc thầy Sơn Nam

Những điều thú vị về nhà văn bậc thầy Sơn Nam

Tác Giả - Tác Phẩm 15/08/2022 Nhớ cố tác giả Hoàng Luyện, cả đời đam mê nghệ thuật truyền thống dân tộc

Nhớ cố tác giả Hoàng Luyện, cả đời đam mê nghệ thuật truyền thống dân tộc

Tác Giả - Tác Phẩm 17/05/2023 Liên hệ quảng cáo vansudia.net

VSD - Dự Báo Thời Tiết (hôm nay và 4 ngày tới)

Vietnam, GF broken clouds enter location 27.8 ° C 27.8 ° 27.8 ° 70 % 2.4kmh 62 % T5 28 ° T6 32 ° T7 32 ° CN 32 ° T2 27 ° CÔNG TY TNHH MTV SOLAR MAN CƠ QUAN CHỦ QUẢN:

Giấy phép số 954/GP – STTTT ngày 04/10/2018 do Sở Thông Tin và Truyền Thông Đà Nẵng cấp

Địa chỉ trụ sở: 20 Nam Sơn 5, Phường Hoà Cường Bắc, Quận Hải Châu, Thành phố Đà Nẵng

Cố vấn: Nhà thơ, Dịch giả, Nhà sử học Bùi Xuân

Tổng Biên Tập: Bùi Xuân Mẫn

Phó Tổng Biên Tập: Phạm Thái Dương , Trần Chí Quốc 

Liên hệ quảng cáo: [email protected] ; ĐT: 0945583489

Liên hệ chúng tôi: [email protected] | [email protected] | [email protected]

error: Bạn muốn copy ? Đăng ký làm thành viên

Từ khóa » đống đa ở đâu