GIỚI THIỆU MỘT SỐ PHONG TỤC MA CHAY CỦA NGƯỜI VIỆT

Tóm tắt nội dung [Ẩn]

  1. 4 ĐIỀU GIA ĐÌNH NHÀ HIẾU NÊN LÀM TRONG PHONG TỤC MA CHAY CỦA NGƯỜI VIỆT
    1. Phong tục ma chay của người Việt có những gì?
    2. Lễ cúng thất tuần
    3. Mâm cúng phong phú trong ngày giỗ đầu
    4. Mâm cúng giỗ đơn giản hàng năm

Cho tới hiện tại, có nhiều cái không thích hợp cũng đã được lược bỏ. Vậy hiện giờ thì chúng ta còn giữ lại bao nhiêu phong tục ma chay của người Việt? Đó là những phong tục tập quán gì? Cùng khám phá ngay bây giờ nào.

Người Việt Nam ta vốn nổi tiếng với hệ thống phong tục tập quán vô cùng phong phú. Từ ma chay hiếu hỷ cho tới lễ tiết thường ngày. Trước đây, gần như mỗi một cái nhấc tay, một bước chân đều chịu ảnh hưởng từ các phong tục này.

4 ĐIỀU GIA ĐÌNH NHÀ HIẾU NÊN LÀM TRONG PHONG TỤC MA CHAY CỦA NGƯỜI VIỆT

  • Đưa người thân sắp qua đời qua phòng chính, đầu hướng về phía cửa chính.

  • Hỏi kỹ lại xem người đó có muốn căn dặn gì không.

  • Luôn luôn phải có người túc trực ở bên cạnh phòng khi có việc xảy ra.

  • Chuẩn bị mọi công đoạn quan trọng để bắt đầu làm lễ mộc dục ( tắm gội ) và lễ khâm liệm ( nhập quan tài ).

4 điều trên tuy không phải quan trọng nhất nhưng cần phải chú ý đến. Đều là những bước đệm để thân nhân sắp ra đi có thể thanh thản và dễ chịu hơn phần nào.

Phong tục ma chay của người Việt có những gì?

Phong tục ma chay của người Việt có những gì?

Sau đây là 5 nghi lễ quan trọng. Mà cho tới nay, bất kể gia đình giàu hay nghèo, trung lưu hay khá giả thì gần như vẫn còn giữ. Đó đều là những phong tục tốt và nên lưu lại. Giống như nghi thức tưởng nhớ người đã khuất vậy.

Lễ mở cửa mả

Nội trong vòng 3 ngày sau khi chôn cất, thân nhân của người đã khuất quay trở lại mộ để làm lễ mở cửa mả. Lễ này cũng không quá phức tạp, hầu hết là các nhà tự làm lấy. Người nào thích hoặc có điều kiện thì mới mời thêm thầy cúng đến. Mục đích của lễ này chủ yếu là để trừ tà, trừ hung thần xung quanh mộ của người đã khuất. Để không làm phiền sự an nghỉ của họ. Sau cùng là dẫn lối cho người đã mất về nơi thờ cúng đã được đặt trong nhà.

Khi đã tiến hành lễ mở cửa mả xong, con cái người đã khuất có thể bắt đầu dọn dẹp, xây và sửa sang mộ. Đặc biệt, trong 49 ngày đầu, họ có thể xây mà không cần xem ngày giờ tốt xấu ra sao.

Cúng thất tuần

Cúng thất tuần chính là cúng trong 7 tuần lễ liền. Cụ thể, trong phong tục ma chay của người Việt, sau khi đã hoàn tất các thủ tục chôn cất, gia đình người đã mất phải làm lễ thất tuần, cúng trong vòng 7 tuần lễ tính từ ngày người thân của họ mới mất.

Phong tục ma chay của người Việt có những gì?

Lễ cúng thất tuần

Chú ý trong lễ cúng thất tuần này, cơm cúng nên làm nhiều món chay, thanh đạm nhẹ nhàng. Không phải giống quan niệm mâm cao cỗ đầy mới là đúng. Ngày nay thịnh hành nhiều mâm cơm chay để cúng hoặc đi lễ rất ổn. Đó cũng là một điểm tiến bộ của xã hội hiện đại.

Lễ thất tuần và lễ tốt khốc

Hai tên gọi này có vẻ xa lạ với người hiện đại chúng ta. Nhưng nếu nói là lễ cúng 49 ngày và 100 ngày, chắc chắn ai cũng biết tới thôi. Phần lớn, trong 49 ngày và 100 ngày, các gia đình đều làm cúng giỗ rất lớn. Không chỉ có con cháu trong gia đình mà còn có họ hàng làng xóm. Mục đích chính là cảm ơn họ đã giúp đỡ và cũng mong họ thông cảm cho lúc tang gia bối rối chưa tiếp đón được chu đáo.

Lễ tiểu tường

Lễ tiểu tường hay còn được gọi là lễ giỗ đầu của người đã mất. Lễ này được làm vào thời điểm tròn một năm sau khi người đã ra đi. Khi đó, con cháu còn chịu tang thì có thể xả tang, bỏ trang phục, gậy mũ,... Trong ngày này, tất cả những gì còn sót lại, gợi lại tang ma thì đều được đem đốt bỏ. Con cháu, người thân cũng thôi đau buồn.

phong tục tang ma của người việt

Mâm cúng phong phú trong ngày giỗ đầu

Nói đến lễ tục thì về cơ bản, lễ giỗ đầu làm tương tự như lễ 49 ngày hoặc 100 ngày. Cũng có thể làm lớn hơn một chút nữa cũng được.

Cúng giỗ hàng năm

Phong tục này chắc chắn là quen thuộc nhất với tất cả người dân Việt. Cúng giỗ được tổ chức hàng năm vào ngày mất của người đã khuất. Mâm cúng giỗ đơn giản hay phong phú tùy vào gia đình lựa chọn. Người cúng giỗ thường là con trai trưởng của gia đình.

Mâm cúng phong phú trong ngày giỗ đầu

Mâm cúng giỗ đơn giản hàng năm

Trên đây là giới thiệu về một số phong tục ma chay của người Việt. Tất cả đều là những phong tục quen thuộc mà chúng ta vẫn còn giữ đến ngày nay. Mong rằng những phong tục này sẽ tiếp tục được giữ gìn và phát triển trong tương lai.

=> Có thể gia đình quan tâm: Trang phục tang lễ là gì? Địa chỉ mua trang phục tang lễ

Từ khóa » Cúng Ma Chay