GIỚI THIỆU NGÀNH TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG - Tuyển Sinh
Có thể bạn quan tâm
- Giới thiệu
- Ngành đào tạo
- Khoa học máy tính
- Khoa học dữ liệu
- Hệ thống thông tin
- Công nghệ thông tin
- Kỹ thuật phần mềm
- Kỹ thuật hệ thống công nghiệp
- Quản lý công nghiệp
- Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng
- Quản lý xây dựng
- Công nghệ kỹ thuật công trình xây dựng
- Công nghệ kỹ thuật cơ điện tử
- Công nghệ kỹ thuật điện, điện tử
- Công nghệ kỹ thuật điều khiển và tự động hóa
- Công nghệ thực phẩm
- Công nghệ sinh học
- Công nghệ kỹ thuật năng lượng
- Quản trị kinh doanh
- Công nghệ kỹ thuật hóa học
- Ngôn ngữ Anh
- Luật
- Kế toán
- Tài chính - Ngân hàng
- Liên hệ
- Thư viện ảnh
Ngành Đào Tạo
Thứ bảy 05-03-2022
GIỚI THIỆU NGÀNH TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG
1. Thông tin chung | |||
1.1 | Tên chương trình | TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG | |
1.2 | Trình độ đào tạo | Đại học chính quy | |
1.3 | Thời gian đào tạo | 3.5 - 4 năm | |
1.4 | Tổng số tín chỉ | 130 tín chỉ | |
1.5 | Đơn vị quản lý | Khoa Quản lý công nghiệp | |
2. Mục tiêu tổng quát | |||
2.1 | Đào tạo cử nhân ngành Tài chính - Ngân hàng có phẩm chất chính trị, ý thức trách nhiệm xã hội, đạo đức nghề nghiệp, có sức khỏe, có kiến thức, kỹ năng thực hành nghề nghiệp, có tính kỷ luật cao, đáp ứng tốt nhu cầu về nhân lực có chất lượng, chuyên nghiệp trong lĩnh vực Tài chính - Ngân hàng của thị trường lao động. Đồng thời, chương trình đào tạo còn giúp người học có kỹ năng ngoại ngữ, ứng dụng công nghệ thông tin, giao tiếp xã hội,… đáp ứng yêu cầu công việc và mục tiêu học tập suốt đời. | ||
2.2 | Mục tiêu cụ thể của chương trình đào tạo cử nhân ngành Tài chính - Ngân hàng là trang bị cho người học đầy đủ kiến thức từ kinh tế học căn bản đến chuyên môn sâu trong lĩnh vực tài chính - ngân hàng, kỹ năng thực hành nghề nghiệp, năng lực tự chủ và trách nhiệm làm nền tảng vững chắc cho sự thành công trong hoạt động có liên quan đến lĩnh vực tài chính - ngân hàng tại các ngân hàng, tổ chức tài chính, tổ chức tín dụng, doanh nghiệp và tổ chức khác. | ||
3. Mục tiêu cụ thể | |||
3.1 | Trang bị kiến thức cơ bản về tự nhiên, xã hội để phục vụ phát triển nghề nghiệp và tự hoàn thiện bản thân của người học. | ||
3.2 | Cung cấp kiến thức lý thuyết và thực tiễn thuộc lĩnh vực kinh tế nói chung và ngành Tài chính - Ngân hàng nói riêng. | ||
3.3 | Giúp người học phát triển kỹ năng nhận thức, kỹ năng nghiên cứu và tự cập nhật kiến thức theo yêu cầu công việc, có khả năng thích nghi với sự thay đổi và phát triển liên tục của môi trường làm việc. | ||
3.4 | Giúp người học phát triển kỹ năng thực hành nghề nghiệp, kỹ năng giao tiếp, khả năng sử dụng ngoại ngữ và các phần mềm máy tính để thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn tương xứng với vị trí nghề nghiệp. | ||
3.5 | Đào tạo năng lực làm việc độc lập hoặc theo nhóm trong điều kiện môi trường làm việc luôn thay đổi và phát triển, chịu trách nhiệm cá nhân, chịu trách nhiệm với nhóm trong việc hướng dẫn, phổ biến kiến thức thuộc ngành Tài chính - Ngân hàng và giám sát người khác thực hiện nhiệm vụ. | ||
3.6 | Giúp người học xây dựng ý thức trách nhiệm đối với cá nhân, cộng đồng; ý thức phục vụ đất nước và có đạo đức nghề nghiệp. | ||
4. Năng lực của sinh viên tốt nghiệp ngành Tài chính - Ngân hàng | |||
4.1 | Về kiến thức | -Có kiến thức cơ bản về khoa học tự nhiên và xã hội, pháp luật, tin học, ngoại ngữ để tiếp thu kiến thức, có khả năng tự phân tích, giải quyết các vấn đề trong lĩnh vực kinh tế và cuộc sống. -Vận dụng được các lý thuyết kinh tế vi mô và vĩ mô để phân tích, giải thích các hiện tượng kinh tế; ứng dụng được các công cụ phù hợp để tính toán, phân tích định lượng giúp đưa ra các quyết định liên quan đến tài chính, Tài chính - Ngân hàng.\ -Có kiến thức cơ bản về tài chính, tiền tệ, ngân hàng, bảo hiểm, marketing, quản trị doanh nghiệp và vận dụng các kiến thức này để đưa ra các quyết định liên quan đến tài chính, Tài chính - Ngân hàng. -Vận dụng được các quy định hiện hành trong lĩnh vực kinh tế, tài chính, ngân hàng, kế toán và kiểm toán. -Vận dụng các kiến thức pháp luật, chuẩn mực, quy ước hiện hành ở Việt Nam và quốc tế về tài chính, tiền tệ, ngân hàng, bảo hiểm, Tài chính - Ngân hàng, quy định hiện hành về thuế, tài chính, hệ thống thông tin tài chính - Tài chính - Ngân hàng trong doanh nghiệp, ngân hàng để giải quyết vấn đề phát sinh trong quá trình tác nghiệp và đề xuất các biện pháp cải tiến hoạt động nghề nghiệp phù hợp. -Sử dụng tốt các công cụ tin học cơ bản, phần mềm máy tính chuyên dụng trong quá trình thực hành nghiệp vụ tài chính, ngân hàng, phân tích đầu tư, kế toán, bảo hiểm, khai báo thuế. -Có kiến thức về phương pháp, kỹ thuật thu thập, ghi nhận, xử lý và phân tích thông tin phù hợp với các chuẩn mực, quy ước về tài chính, Tài chính - Ngân hàng, thống kê và vận dụng để lập và lưu trữ chứng từ - sổ sách tài chính, Tài chính - Ngân hàng; lập và phân tích báo cáo tài chính, danh mục đầu tư tài chính…; có khả năng tổ chức và thực hiện hoạt động tài chính, Tài chính - Ngân hàng, đầu tư tài chính, các nghiệp vụ kinh doanh của các tổ chức ngân hàng và tổ chức tín dụng… trong quá trình tác nghiệp. -Sử dụng các kiến thức kinh doanh cơ bản, tài chính, Tài chính - Ngân hàng, bảo hiểm để hình thành ý tưởng kinh doanh và xây dựng các dự án khởi nghiệp kinh doanh. | |
4.2 | Về kỹ năng | -Có kỹ năng nhận thức, phân tích và giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình tác nghiệp, chủ động, linh hoạt trong việc thực hiện công tác chuyên môn trong lĩnh vực kinh tế nói chung và Tài chính - Ngân hàng nói riêng. -Có kỹ năng tác nghiệp chuyên nghiệp và tổ chức thực hiện các hoạt động tài chính, kinh doanh tiền tệ, đầu tư tài chính, kinh doanh chứng khoán, nghiệp vụ kinh doanh trong ngân hàng và các tổ chức tín dụng khác, Tài chính - Ngân hàng, kiểm toán, thuế, chi phí tại các doanh nghiệp, ngân hàng, tổ chức tài chính, tổ chức tín dụng, các đơn vị nhà nước, các tổ chức kinh tế - xã hội và các chương trình/dự án khác. -Có kỹ năng tự đánh giá và đánh giá chất lượng công việc, giải quyết vấn đề và nâng cao hiệu quả công việc, có kỹ năng hỗ trợ và truyền đạt kiến thức cho người khác trong quá trình tác nghiệp. -Có kỹ năng giao tiếp và hợp tác tốt, kỹ năng thuyết trình, kỹ năng tư duy và phản biện vấn đề, kỹ năng xử lý tình huống. -Có kiến thức cơ bản về ngoại ngữ, ứng dụng công nghệ thông tin, sử dụng thành thạo các công cụ và phần mềm chuyên dụng phục vụ quá trình tác nghiệp. | |
4.3 | Đạo đức nghề nghiệp | -Có năng lực làm việc độc lập và làm việc theo nhóm trong môi trường luôn thay đổi và phát triển, chịu trách nhiệm cá nhân và trách nhiệm với nhóm và các quyết định cá nhân. -Có năng lực tổ chức thực hiện công việc, học tập, rèn luyện để phát triển bản thân; có tác phong công nghiệp, làm việc có kế hoạch và khoa học. -Có ý thức trách nhiệm và đạo đức nghề nghiệp; Tuân thủ quy định của pháp luật và điều lệ quốc tế về kinh doanh tài chính, tiền tệ, ngân hàng. | |
5. Các công việc/vị trí tiềm năng mà cử nhân Tài chính - Ngân hàng có thể đảm nhận | |||
5.1 | Chuyên viên Ngân hàng: cử nhân Tài chính - Ngân hàng có đủ kiến thức và kỹ năng để tham gia tác nghiệp tại các ngân hàng, các tổ chức tín dụng, công ty bảo hiểm với nhiều vị trí có thể đảm nhiệm đa dạng như: chuyên viên ngân hàng, chuyên viên hỗ trợ tín dụng, chuyên viên tư vấn tài chính - bảo hiểm, nhân sự kiểm toán nội bộ trong ngân hàng và tổ chức tín dụng, kiểm toán viên,... | ||
5.2 | Chuyên viên tại các bộ phận tài chính - kế toán: cử nhân Tài chính - Ngân hàng có đủ năng lực tác nghiệp tại các doanh nghiệp, tổ chức tài chính, đơn vị hành chính sự nghiệp, các tổ chức khác và các chương trình/dự án kinh tế - xã hội. Vị trí việc làm cụ thể: chuyên viên tư vấn tài chính - kế toán, kế toán bán hàng, kế toán sản xuất, kế toán kho, kế toán thuế, kiểm toán viên,… | ||
5.3 | Chuyên viên phân tích và tư vấn Tài chính: cử nhân Tài chính - Ngân hàng có đủ năng lực phân tích và tổng hợp báo cáo tài chính, lập kế hoạch về các dự án kinh doanh, đầu tư của doanh nghiệp, tham gia tư vấn kế hoạch phân bổ và tài trợ vốn, trợ lý xây dựng kế hoạch hoặc chiến lược kinh doanh, hoặc phụ trách các nhiệm vụ về phân tích, tư vấn đầu tư tại các công ty chứng khoán... | ||
5.4 | Giám đốc tài chính (CFO - Chief Finance Officer): Nếu tích lũy thêm kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm ... thì cử nhân Tài chính - Ngân hàng có cơ hội nắm giữ các vị trí quản lý như: Giám đốc tài chính, trưởng phòng tài chính - kế toán, kế toán tổng hợp, kế toán trưởng, trưởng nhóm kiểm toán. | ||
5.5 | Chuyên viên tại các phòng, ban của các cơ quan quản lý nhà nước, cơ quan hành chính sự nghiệp. | ||
5.6 | Tự thành lập doanh nghiệp, quản lý và điều hành doanh nghiệp liên quan Tài chính - Ngân hàng. |
- Liên hệ trực tuyến
Trường Đại học Kỹ thuật - Công nghệ Cần Thơ
256 Nguyễn Văn Cừ - P. An Hòa - Quận Ninh Kiều - TP Cần Thơ
tuyensinh@ctuet.edu.vn
Phòng Đào tạo: 02923. 898 167 Trung tâm Ngoại Ngữ: 02923. 890 698 TT Đào tạo, Bồi dưỡng & CGCN: 02923. 890 060
- online 61
- Tổng 2.414.045
Từ khóa » Giới Thiệu Về Lĩnh Vực Ngân Hàng
-
Giới Thiệu Ngành Tài Chính - Ngân Hàng
-
Giới Thiệu Về Chuyên Ngành Tài Chính Ngân Hàng
-
Ngân Hàng – Wikipedia Tiếng Việt
-
Tóm Lược Lịch Sử Hoạt động Của Ngành Ngân Hàng
-
Những điều Cần Biết Về Ngành Tài Chính Ngân Hàng ?
-
Phát Triển Công Nghệ Số Trong Lĩnh Vực Ngân Hàng, Tài Chính
-
Chuyên Ngành Ngân Hàng (cấp Bằng Cử Nhân Tài Chính
-
Tài Chính - Ngân Hàng
-
Ngân Hàng Số Là Gì? Tại Sao Ngân Hàng Số đang Là Xu Hướng Hiện Nay
-
[PDF] Cẩm Nang Kiến Thức Dịch Vụ Ngân Hàng Cho Doanh Nghiệp Vừa ...
-
Giới Thiệu Chung - Agribank
-
Bảo Hiểm>Ngân Hàng Đầu Tư & Phát Triển VN>Giới Thiệu - Chức Năng
-
Thực Trạng Và Giải Pháp Phát Triển Hoạt động Bảo Hiểm Liên Kết Ngân ...
-
Tổng Quan Về đào Tạo Ngành Tài Chính Ngân Hàng