Phát Triển Công Nghệ Số Trong Lĩnh Vực Ngân Hàng, Tài Chính

10:59 (GMT+7) Thứ Sáu, ngày 13/12/2024 Tìm kiếm ISSN 2815 - 6056 Logo Tạp chí Ngân hàng Logo Tạp chí Ngân hàng Menu Tìm kiếm Trang chủ Công nghệ và Ngân hàng số Phát triển công nghệ số trong lĩnh vực ngân hàng, tài chính 13/10/2020 11:18 32.861 lượt xem Cỡ chữ Theo nhóm cộng tác kinh tế số Oxford, Kinh tế số là “một nền kinh tế vận hành chủ yếu dựa trên công nghệ số”, đặc biệt, các giao dịch điện tử tiến hành thông qua Internet. Kinh tế số bao gồm tất cả các lĩnh vực và nền kinh tế (công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ; sản xuất, phân phối, lưu thông hàng hóa, giao thông vận tải, logistic, tài chính ngân hàng,...) mà công nghệ số được áp dụng. Kinh tế số là “một nền kinh tế vận hành chủ yếu dựa trên công nghệ số”, các giao dịch điện tử tiến hành thông qua Internet Từ đầu những thập niên 90 đến nay, công nghệ số đã liên tục phát triển, phản ánh tính chất cách mạng to lớn của các công nghệ mới và sự ứng dụng của chúng đối với các tập đoàn, công ty, người tiêu dùng cũng như chính phủ các quốc gia. Sự phát triển của công nghệ thông tin và hạ tầng kỹ thuật, công nghệ là nhân tố chính - cụ thể là mạng Internet và sự lan tỏa của các sản phẩm và dịch vụ kỹ thuật số đến khắp nơi trên thế giới - đã thúc đẩy sự thay đổi nhanh chóng tại nhiều lĩnh vực. Công nghệ số có thể được gắn với sự ứng dụng ngày càng tăng các công nghệ mới như robot tự động, trí tuệ nhân tạo (AI) và Internet vạn vật (IoT), điện toán đám mây (Cloud computing), phân tích dữ liệu lớn (Big data analytic) và công nghệ in 3D. Lĩnh vực ngân hàng, tài chính là một trong các lĩnh vực chịu nhiều cơ hội mới cũng như rủi ro tiềm ẩn của xu hướng này. Tốc độ phát triển của thị trường cũng như các công nghệ mới đặt ra thách thức lớn đối với Chính phủ nói chung và Ngân hàng Nhà nước (NHNN) nói riêng về yêu cầu xây dựng chính sách và định hướng thị trường ngân hàng, tài chính nhằm mục tiêu tận dụng, khai thác triệt để được các cơ hội, đồng thời phòng ngừa, khắc phục được những rủi ro, nguy cơ tiềm tàng. I. Những vấn đề liên quan đến công nghệ số trong lĩnh vực ngân hàng, tài chính 1. Những khía cạnh liên quan của kinh tế số trong bối cảnh ngân hàng, tài chính Công nghệ số, đổi mới sáng tạo trong sản xuất và sự kết nối, chia sẻ thông tin đã tạo nên cuộc cách mạng lớn trong tất cả các ngành nghề, lĩnh vực. Dữ liệu đã trở thành tài nguyên quan trọng nhất trong các sản phẩm/ dịch vụ cũng dần được cung cấp chủ yếu dưới dạng số đến tay người tiêu dùng, không bị giới hạn bởi không gian và thời gian. Công nghệ số đã và đang chuyển đổi lĩnh vực ngân hàng, tài chính ở các khía cạnh sau: Thứ nhất, dữ liệu là trung tâm: Dữ liệu sẽ thay đổi bản chất của toàn bộ các dịch vụ tài chính ngân hàng. Ngân hàng tương lai với mô hình định hướng dữ liệu (data-driven) sẽ xây dựng nên góc nhìn toàn cảnh 360 độ về khách hàng để tăng cường khả năng cung cấp dịch vụ cũng như tuân thủ pháp lý của mình. Thứ hai, thay đổi phương thức, mô hình kinh doanh: Các ngân hàng và công ty công nghệ tài chính dần ứng dụng trí tuệ nhân tạo kết hợp với khoa học dữ liệu để thay đổi mô hình kinh doanh truyền thống sang các mô hình mới nhạy bén, linh hoạt hơn như Ngân hàng số (Digital banking), Ngân hàng nền tảng (Platform banking), kinh tế nền tảng (Platform economy), Ngân hàng như một dịch vụ (Banking as-a-Service), Ngân hàng dẫn đầu (Incumbent Banking)... Thứ ba, tăng cơ hội phát triển đột phá từ công nghệ: Những tổ chức đầu tư mạnh vào nghiên cứu phát triển công nghệ và tận dụng được sức mạnh của dữ liệu sẽ có khả năng vượt trội hơn các tổ chức truyền thống (Ngân hàng thách thức, Ngân hàng kiểu mới). Thứ tư, thay đổi trong pháp lý chính sách: Tốc độ thay đổi nhanh chóng của công nghệ đặt ra yêu cầu các cơ quan quản lý (regulators) phải thay đổi cách tiếp cận theo hướng từ quản lý thận trọng, đảm bảo tuân thủ quy định, luật lệ sang thúc đẩy đổi mới sáng tạo, bảo vệ người tiêu dùng, chính sách theo hướng cởi mở, thích ứng với môi trường, hoàn cảnh thay đổi nhanh chóng của kỷ nguyên 4.0. 2. Công nghệ số trong lĩnh vực ngân hàng, tài chính tại một số nước trên thế giới 2.1. Thực trạng phát triển Hiện nay ngành ngân hàng thế giới chứng kiến hai xu hướng phát triển chính là: (i) Chuyển đổi số của hệ thống Ngân hàng truyền thống; (ii) Sự tham gia của các Công ty Fintech, Bigtech vào một phần hoạt động ngân hàng - tài chính. Chuyển đổi số trong ngành ngân hàng hiện tại đi theo hai chiều hướng chính là phát triển ngân hàng số (Digital banking) độc lập và kết nối, chia sẻ dữ liệu qua sáng kiến ngân hàng mở (Open banking). Ngân hàng số là việc ứng dụng các công nghệ số hóa trong quá trình tương tác với khách khàng (front-end) nhằm mang tới cho khách hàng một trải nghiệm xuyên suốt với đầy đủ các hệ thống an ninh và xác thực; đồng thời ứng dụng công nghệ số hóa trong các quy trình xử lý giao dịch và nội bộ (back-end) nhằm tối ưu hóa hiệu suất hoạt động của ngân hàng. Nhiều quốc gia đã xây dựng hành lang pháp lý cởi mở về thúc đẩy cạnh tranh, đổi mới sáng tạo và khuyến khích cấp phép ngân hàng ảo, các tổ chức phi ngân hàng có thể nộp đơn xin cấp phép vận hành ngân hàng ảo (Virtual bank/Neo-bank/Internet-only bank), là mô hình ngân hàng hoạt động không có chi nhánh vật lý, kết nối với khách hàng chỉ thông qua ứng dụng trên điện thoại di động và các kênh số. Ngân hàng mở là mô hình chia sẻ dữ liệu ngân hàng cho các bên thứ ba nhằm mục đích phát triển các sản phẩm/ dịch vụ cho khách hàng thông qua các giao diện lập trình ứng dụng (API). Các xu thế tất yếu trên góp phần đẩy mạnh phổ cập tài chính trong phạm vi một quốc gia, nhắm đến các đối tượng “unbanked” và “underbanked”¹. Tại Châu Âu và một số quốc gia có quy định tiếp cận theo hướng bắt buộc chia sẻ dữ liệu ngân hàng như Chỉ thị Dịch vụ thanh toán thứ hai (Payment Service Directive 2 - PSD2), Nền tảng API mở (Open API Framework) của Cơ quan tiền tệ Hồng Kông (HKMA), Luật về quyền sở hữu dữ liệu của người tiêu dùng (Consumer Data Right) của Úc..., các sáng kiến ngân hàng mở và xu hướng các ngân hàng kết nối, hợp tác với Fintech phát triển rất mạnh. Các tiêu chuẩn kỹ thuật, dữ liệu cũng như an toàn bảo mật trong việc sử dụng Giao diện lập trình ứng dụng (Application Programming Interface - API) được ban hành tạo điều kiện thuận lợi cho ngành ngân hàng mở được ban hành, đi đầu là Tiêu chuẩn Ngân hàng mở (Open banking standard) của Anh. Tại các định chế pháp lý khuyến khích chứ chưa bắt buộc việc chia sẻ dữ liệu ngân hàng như các quốc gia Châu Á, xu hướng chuyển đổi số tại các ngân hàng truyền thống và Fintech thành lập ngân hàng số độc lập, hợp tác/ cạnh tranh trực tiếp với ngân hàng truyền thống phát triển mạnh mẽ hơn. Hàn Quốc và Trung Quốc là những quốc gia tiên phong trong việc mở đường cho mô hình ngân hàng số độc lập với các ứng dụng KakaoBank của Hàn Quốc cung cấp các dịch vụ cơ bản như các ngân hàng truyền thống; Alibaba và Tencent của Trung Quốc đã góp phần biến thị trường tiêu dùng của Trung Quốc thành thị trường số hóa lớn nhất thế giới. Hồng Kông đã cấp giấy phép ngân hàng số cho 08 tổ chức, 03 trong số đó là cho các ngân hàng Standard Chartered, BOC Hong Kong và Ngân hàng Công Thương Trung Quốc. Cơ quan tiền tệ Singapore (MAS) dự tính sẽ cấp 05 giấy phép ngân hàng số gồm 2 loại là ngân hàng số đầy đủ và ngân hàng số bán buôn. Ngoài ra, các ngân hàng số tại Châu Âu do các công ty khởi nghiệp công nghệ tài chính thành lập cũng vẫn phát triển mạnh mẽ như Fidor (thành lập năm 2009 tại Đức), Revolut (thành lập năm 2013 tại Anh), N26 (thành lập năm 2013 tại Đức), Ngân hàng Atom (thành lập năm 2014 tại Anh), Monzo (thành lập năm 2015 tại UK) và Orange Bank (thành lập năm 2017 tại Pháp),... 2.2. Kinh nghiệm quốc tế - Hoàn thiện quy định pháp lý về giao dịch điện tử: Nhiều quốc gia trên thế giới nắm bắt được xu hướng phát triển của kinh tế số đã sớm ban hành các quy định pháp lý về giao dịch điện tử như Luật về định danh điện tử và dịch vụ xác thực và chứng thực (Electronic Identification, Authentication and Trust Services - eiDAS) của EU, Luật chữ ký điện tử trong thương mại nội bộ và quốc tế (Electronic Signatures in Global and National Commerce Act - ESIGN Act) của Mỹ, Sắc lệnh về giao dịch điện tử (Electronic Transaction Ordinance - ETO) của Hồng Kông... Các bộ luật này điều chỉnh việc sử dụng các bản ghi và chữ ký điện tử trong giao dịch, bao gồm các quy định liên quan đến tiêu chuẩn chữ ký, chứng chỉ, con dấu điện tử và các cơ chế xác thực khác để đảm bảo giao dịch điện tử có giá trị pháp lý tương đương giao dịch trên giấy. - Xây dựng quy định về bảo vệ dữ liệu cá nhân và quyền riêng tư: Đi kèm với xu hướng phát triển của các sản phẩm, dịch vụ số là các rủi ro lộ lọt, sử dụng sai dữ liệu cá nhân của người tiêu dùng. Do đó, nhiều quốc gia đã chú trọng ban hành các quy định về bảo vệ dữ liệu cá nhân và quyền riêng tư nhằm mục đích đưa quyền kiểm soát dữ liệu về cho người dùng cuối. Một số ví dụ có thể kể đến bao gồm GDPR tại Châu Âu; Sắc lệnh về dữ liệu cá nhân (Personal Data (Privacy) Ordinance - PDPO) của Hồng Kông; Đạo luật về bảo vệ dữ liệu cá nhân (Personal Data Protection Act) của Singapore, Malaysia,... - Xây dựng quy định về chia sẻ dữ liệu ngân hàng: Bên cạnh đó, một số định chế pháp lý tập trung vào việc yêu cầu các ngân hàng, tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán chia sẻ dữ liệu khách hàng cho các bên thứ ba được chấp thuận (Approved Third party providers - TPP) hướng đến sáng kiến Ngân hàng mở (Open Banking) như PSD2 tại Châu Âu; Nền tảng API mở (Open API Framework) của Cơ quan tiền tệ Hồng Kông (HKMA); Sổ tay hướng dẫn về API (Finance as-a-Service API Playbook) của Cơ quan tiền tệ Singapore (MAS);... - Xây dựng cơ chế quản lý thử nghiệm có kiểm soát (Sandbox): Nhiều cơ quan quản lý tiền tệ trên thế giới đã ban hành khung khổ pháp lý thử nghiệm cho hoạt động Fintech (Fintech regulatory sandbox) nhằm khuyến khích việc ứng dụng và triển khai các phát minh mới về công nghệ trong ngành tài chính - ngân hàng như Cơ quan kiểm soát Tài chính của Anh (FCA), MAS của Singapore, Cục Bảo vệ tài chính người tiêu dùng (Consumer Financial Protection Bureau - CFPB) của Mỹ,... II. Phát triển công nghệ số trong lĩnh vực ngân hàng tại Việt Nam 1. Ứng dụng công nghệ số trong lĩnh vực ngân hàng tài chính tại Việt Nam 1.1. Chủ trương, chính sách của NHNN NHNN đã ban hành nhiều quyết định pháp lý tạo thuận lợi cho sự phát triển của thanh toán điện tử, cụ thể là tham mưu, trình ban hành Nghị định 101/2012/NĐ-CP của Chính phủ về thanh toán không dùng tiền mặt, cùng một loạt các Thông tư hướng dẫn về nghiệp vụ thẻ ngân hàng, hoạt động trung gian thanh toán (ví điện tử, cổng thanh toán…); Thông tư về đảm bảo an toàn, bảo mật trong giao dịch ngân hàng điện tử, thanh toán điện tử, trong đó có các quy định quản lý sử dụng dịch vụ điện toán đám mây (Cloud computing) trong ngành ngân hàng. Bên cạnh đó, NHNN tích cực hỗ trợ thúc đẩy hệ sinh thái khởi nghiệp, hỗ trợ phát triển của các công ty công nghệ tài chính (Fintech); từ năm 2017 NHNN đã ban hành Quyết định thành lập Ban chỉ đạo và Tổ giúp việc về lĩnh vực Fintech (Quyết định 328/QĐ-NHNN ngày 16/3/2019; Hiện nay, NHNN đang trình Thủ tướng Chính phủ về Đề án cơ chế quản lý thử nghiệm hoạt động Fintech trong lĩnh vực ngân hàng (Regulatory Sandbox). NHNN nâng cấp và hoàn thiện Hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng, chỉ đạo xây dựng Hệ thống thanh toán bù trừ tự động phục vụ cho các giao dịch bán lẻ (ACH) hoạt động 24x7, xử lý thanh toán tức thời (real-time), ban hành các tiêu chuẩn về thanh toán QR code, tiêu chuẩn thẻ chíp nhằm tăng cường tính kết nối, xử lý liên thông giữa các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán, trung gian thanh toán và phục vụ thanh toán an toàn, thuận tiện, tích hợp chặt chẽ với các ngành, lĩnh vực khác như thương mại, giao thông, dịch vụ công (Y tế, Giáo dục, Điện - Nước...). Thời gian tới, NHNN tiếp tục tập trung xử lý vướng mắc về mặt quy định, cơ chế nhằm tạo thuận lợi cho phát triển ngân hàng số thông qua giải quyết một số rào cản về nhận biệt khách hàng điện tử (e-KYC), chia sẻ dữ liệu mở qua giao diện chương trình ứng dụng (open API), tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện khung khổ pháp lý cho hoạt động ngân hàng số. 1.2. Ứng dụng công nghệ tại hệ thống ngân hàng tại Việt Nam - Theo khảo sát của Viện Chiến lược NHNN, 96% ngân hàng tham gia khảo sát đang xây dựng chiến lược phát triển dựa trên các công nghệ 4.0, trong đó 92% ngân hàng xây dựng chiến lược và phát triển dịch vụ ứng dụng trên Internet và Mobile, 48% có chiến lược về tự động hóa, 16% chú ý đến chiến lược IoT. Bên cạnh đó, 100% ngân hàng cũng có kế hoạch mở rộng hợp tác với các công ty Fintech để cung ứng các sản phẩm dịch vụ ngân hàng liên quan đến các lĩnh vực: Thanh toán (92%); dịch vụ ngân hàng số (76%); dữ liệu lớn - Big data (68%); công nghệ Blockchain (16%). Nhiều ngân hàng trong nước hiện nay đã ứng dụng các công nghệ thành tựu của CMCN 4.0 như phân tích dữ liệu tiên tiến (Advanced Analytics), Trí tuệ nhân tạo (AI), công nghệ Học máy (Machine learing), tư vấn tự động (Chatbot), công nghệ chuỗi khối vào hoạt động nghiệp vụ cụ thể, nâng cao hiệu quả hoạt động, đem lại trải nghiệm mới cho khách hàng. Dịch vụ ngân hàng tự động, ứng dụng ngân hàng, thanh toán số đã được nhiều ngân hàng nghiên cứu, triển khai (ví dụ: Ứng dụng ngân hàng số Timo/YoLo của VPbank, ngân hàng tự động - Live Bank của TpBank; chi nhánh số ATM OPBA của Nam Á Bank; các ngân hàng MB, Việt Á, Nam Á... ứng dụng trí tuệ nhân tạo, công nghệ học máy, ChatBot,... vào hoạt động hỗ trợ giao dịch, tư vấn khách hàng 24x7. Các ngân hàng cũng đã xây dựng kho dữ liệu, hạ tầng số tập trung, chuẩn hóa, cho phép chia sẻ, tích hợp tạo hệ sinh thái số trải rộng nhiều ngành, lĩnh vực như: Hệ sinh thái mobile banking kết nối với dịch vụ công, tài chính, viễn thông, điện lực, giao thông, y tế... nhờ đó trên điện thoại di động khách hàng có thể sử dụng được nhiều tiện ích hơn so với giao dịch trực tiếp tại ngân hàng. Các tổ chức thanh toán đã ứng dụng tất cả công nghệ mới trên thế giới (ATM, POS, Internet Banking, Mobile Banking, QR Code, Tokenization...), phục vụ hầu hết các ngành kinh tế trọng điểm và thu được kết quả ấn tượng. 2. Cơ hội và thách thức phát triển ứng dụng công nghệ số trong lĩnh vực ngân hàng, tài chính 2.1. Cơ hội Thứ nhất, vươn tới và bắt kịp về công nghệ ngân hàng của thế giới. Những tiến bộ từ cuộc cách mạng cộng nghệ số và tiếp theo là cuộc CMCN 4.0 sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các ngân hàng Việt Nam có cơ hội đi tắt đón đầu, thu hút vốn đầu tư, tiếp cận thị trường quốc tế, đổi mới công nghệ, tạo lợi thế cạnh tranh, bắt kịp xu thế công nghệ để xây dựng các sản phẩm dịch vụ mở rộng thị trường. Thứ hai, cải tiến quản trị điều hành, ứng dụng công nghệ trong công tác quản lý nhằm tiết giảm chi phí quản lý, chi phí đầu tư chi nhánh truyền thống, phát triển nhiều sản phẩm dịch vụ mới trên nền tảng công nghệ 4.0 thu hút tiếp cận khách hàng rộng hơn, tận dụng kinh tế quy mô, kinh tế chia sẻ để phát triển. Thứ ba, công nghệ mới sẽ tạo nên đột phá quan trọng trong triển khai các dịch vụ ngân hàng mới hiện đại, đáp ứng các nhu cầu đa dạng của khách hàng. Xu hướng ứng dụng trí tuệ nhân tạo và khoa học dữ liệu giúp gia tăng trải nghiệm khách hàng, cung cấp các sản phẩm ngân hàng mang tính cá nhân hóa cao đến người dùng đúng thời điểm, đúng nhu cầu. 2.2. Thách thức (1) Về cơ chế chính sách: Đối với việc phát triển ngân hàng số, Việt Nam cần thiết lập một khuôn khổ pháp lý phù hợp, thúc đẩy và tạo điều kiện cho các ngân hàng thực hiện chuyển đổi số trên khắp các mặt như cơ chế chia sẻ dữ liệu, liên thông dữ liệu giữa các nền tảng, kiến tạo hệ sinh thái, bảo vệ khách hàng;... Đối với việc phát triển ngân hàng mở, tại Việt Nam hiện nay chưa có quy định về chuẩn kết nối và chia sẻ dữ liệu giữa các ngân hàng. Việc kết nối và chia sẻ vẫn được thực hiện chủ yếu dưới hình thức song phương và hình thức riêng biệt của các tổ chức tham gia. Chưa có một tiêu chuẩn, hướng dẫn chung để các tổ chức khác có thể xây dựng theo để tiết kiệm thời gian và công sức triển khai. Hệ thống Cơ sở dữ liệu định danh quốc gia cho công dân chưa hoàn thiện và chưa có cơ chế để các ngân hàng có thể thực hiện đối chiếu, xác minh khách hàng trực tuyến (e-KYC). (2) Về nhân sự: Ngành ngân hàng, tài chính hiện nay đang phải đối mặt với xu hướng thiếu hụt nhân sự chất lượng cao trong các lĩnh vực chuyên sâu gắn với ngân hàng và công nghệ. Việc chuyển đổi số ngân hàng đòi hỏi lực lượng nhân sự nắm vững về các công nghệ mới nổi của cuộc CMCN 4.0 như trí tuệ nhân tạo, Big Data, Data analytics hay Blockchain,... Nguồn nhân lực được đào tạo trong nước chưa đáp ứng được khi các chương trình đào tạo đại học còn thay đổi chậm so với xu thế. (3) Về an ninh, an toàn bảo mật: Chuyển đổi số đem đến nhiều cơ hội lớn tuy nhiên đi kèm với đó là các vấn đề đảm bảo an ninh, an toàn cho các hệ thống. Ngày nay, xu thế tội phạm công nghệ cao tấn công vào lĩnh vực ngân hàng, tài chính tại Việt Nam đang ngày càng tăng cả về số lượng lẫn mức độ tinh vi, phức tạp và gây ra nhiều hệ lụy nghiêm trọng. Theo thống kê của công ty phần mềm Symantec, Việt Nam đứng thứ 11 trên thế giới về các hoạt động đe dọa tấn công mạng. Hiệp hội An toàn thông tin số Việt Nam VNISA đưa ra chỉ số an toàn thông tin năm 2018 là 45.6%. III. Một số khuyến nghị 1. Về định hướng - Tiếp tục nghiên cứu ban hành mới, sửa đổi, bổ sung khung khổ pháp lý thích ứng với CMCN 4.0, hỗ trợ chuyển đổi số trong ngành ngân hàng; - Xây dựng chuẩn kết nối chia sẻ dữ liệu (open API) giữa các tổ chức tín dụng và giữa các tổ chức tín dụng với các tổ chức khác; - Xây dựng, tổ chức triển khai Đề án Cơ chế quản lý thử nghiệm hoạt động công nghệ tài chính (Fintech) trong lĩnh vực ngân hàng theo hướng thúc đẩy đổi mới sáng tạo, tạo thuận lợi cho ứng dụng công nghệ vào hoạt động ngân hàng; - Tiếp tục xây dựng, hoàn thiện các hạ tầng hệ thống Thanh toán điện tử liên ngân hàng (IBPS), hệ thống Thanh toán bù trừ tự động các giao dịch bán lẻ giá trị thấp (ACH), hệ thống chia sẻ dữ liệu chung ngành ngân hàng (CIC)...; - Mở rộng hợp tác quốc tế về Ngân hàng số, Fintech; - Ứng dụng công nghệ số để tăng cường năng lực quản lý, giám sát và nâng cao hiệu quả hoạt động (SupTech). 2. Đối với các Ngân hàng thương mại - Xây dựng, triển khai chiến lược chuyển đổi số tại từng tổ chức tín dụng, ứng dụng các mô hình kinh doanh mới, sản phẩm, dịch vụ sáng tạo; - Đầu tư hạ tầng công nghệ thông tin, ứng dụng các công nghệ mới để tăng trải nghiệm khách hàng và nâng cao hiệu quả hoạt động; - Tăng cường quản trị rủi ro an ninh mạng, bảo vệ bí mật khách hàng; - Thu hút, giữ chân nhân tài kỹ thuật số; đào tạo lại nguồn nhân lực thích ứng với CMCN 4.0; - Xác định mức độ cạnh tranh - hợp tác với Fintech/BigTech để có mô hình kinh doanh thích ứng. 3. Một số khuyến nghị khác - Hệ thống Cơ sở dữ liệu quốc gia về định danh cá nhân là nền tảng quan trọng hỗ trợ cho quá trình chuyển đổi số sản phẩm dịch vụ của hệ thống ngân hàng, Ấn độ với đạo Luật Aadhaar năm 2016 đã góp phần xây dựng được cơ sở dữ liệu công dân tập trung, nhờ đó, quy trình nhận biết và xác minh thông tin khách hàng (KYC) tại Ấn Độ có cơ sở để số hóa và chuyển thành KYC điện tử (eKYC). Do đó, Việt Nam cần đẩy nhanh tốc độ xây dựng và phát triển hệ thống Cơ sở dữ liệu quốc gia về định danh cá nhân và Cơ chế chia sẻ thông tin để góp phần thúc đẩy kinh tế số, tạo điều kiện thuận lợi cho việc cung cấp dịch vụ ngân hàng số và các dịch vụ tài chính, ngân hàng hiện đại đến tay người tiêu dùng mà không phụ thuộc vào khoảng cách không gian; - Luật giao dịch điện tử 51/2005/QH11 được ban hành vào năm 2005, quy định về giao dịch điện tử, tính pháp lý của thông điệp dữ liệu và chữ ký điện tử. Tuy nhiên thời gian gần đây trên thị trường nói chung và ngành ngân hàng nói riêng xuất hiện nhiều sản phẩm, dịch vụ ứng dụng công nghệ mới cung cấp các giải pháp liên quan đến định danh điện tử, chữ ký số, giao dịch điện tử mới. Do đó, cần xem xét điều chỉnh lại các quy định hiện hành về giao dịch điện tử để phù hợp với xu hướng và tạo điều kiện phát triển công nghệ; - Xây dựng quy định về bảo vệ dữ liệu người dùng, định danh số; hoàn thiện quy định bảo mật giao dịch, an ninh thông tin; - Đẩy mạnh các chương trình hỗ trợ nghiên cứu phát triển cho các nhà nghiên cứu, công ty công nghệ tài chính. Chính phủ và các tổ chức tín dụng cần tạo điều kiện và/hoặc hình thành các chương trình vườn ươm (Incubator), chương trình gia tốc (Accelerator) dành cho các công ty khởi nghiệp trong lĩnh vực fintech; Khuyến khích hình thành và kêu gọi sự đầu tư của các Quỹ đầu tư khởi nghiệp trong nước và quốc tế; - Tăng cường truyền thông về công nghệ số trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng như thanh toán không dùng tiền mặt, các vấn đề sở hữu dữ liệu, rủi ro,... hướng đến hai mục tiêu chính: (i) Định hướng người dân sử dụng các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng mới và (ii) Nâng cao hiểu biết tài chính (financial literacy) của người dân, tránh các mô hình tín dụng đen, mô hình lừa đảo. ¹Unbanked: Các đối tượng chưa có tài khoản ngân hàng. Underbanked: Các đối tượng có tài khoản ngân hàng nhưng chưa sử dụng nhiều các dịch vụ ngân hàng. TÀI LIỆU THAM KHẢO: 1. Digital economy report, UNCTAD (2019). 2. How open banking enables the digital economy, ATM Marketplace. 3. In Digital Transformation Top Banks Are Leading, Tom Groenfeldt (2018). 4. Digital transformation in European banks: How are they really faring? Mario Siappas (2019). 5. Banking in the New Digital Economy: The Benefits of a Clean Slate, INITIUM Group (2019). 6. The digital economy and financial innovation, BIS (2020). 7. Digital economy, digital money and digital banking, Predrag Radovanovic (2009). 8. Why Banks need to open up to the Digital economy, Falk Rieker (2018). 9. Các quy định, chính sách của NHNN về hỗ trợ chuyển đổi số. 10. Một số tài liệu, khảo sát của Viện Chiến lược, NHNN. ThS. Trần Linh Chuyên đề THNH Số 3/2020 Chia sẻ In trang Bình luận Ý kiến của bạn sẽ được kiểm duyệt trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu Bình luận Đóng lại ok Bình luận của bạn chờ kiểm duyệt từ Ban biên tập Các tin tức khác Xem tất cả Công nghệ tự động hóa quy trình bằng robot trong lĩnh vực ngân hàng Công nghệ tự động hóa quy trình bằng robot trong lĩnh vực ngân hàng 11/12/2024 09:31 181 lượt xem Nghiên cứu này khám phá ứng dụng của công nghệ tự động hóa quy trình bằng robot (Robotic Process Automation - RPA) trong lĩnh vực ngân hàng, một công nghệ ngày càng quan trọng trong việc tối ưu hóa quy trình nghiệp vụ. Gian lận kỹ thuật số trong lĩnh vực ngân hàng: Kinh nghiệm quốc tế và khuyến nghị đối với Việt Nam Gian lận kỹ thuật số trong lĩnh vực ngân hàng: Kinh nghiệm quốc tế và khuyến nghị đối với Việt Nam 10/12/2024 22:10 179 lượt xem Quá trình số hóa nhanh chóng của lĩnh vực ngân hàng tại Việt Nam bên cạnh việc mang lại những lợi ích to lớn như tính phổ cập, tiện lợi thì cũng song hành những rủi ro, thách thức lớn, trong đó có gian lận kỹ thuật số. Tích hợp dữ liệu dân cư và dữ liệu ngân hàng: Tuân thủ các quy định về an toàn thông tin, bảo vệ dữ liệu Tích hợp dữ liệu dân cư và dữ liệu ngân hàng: Tuân thủ các quy định về an toàn thông tin, bảo vệ dữ liệu 03/12/2024 08:42 617 lượt xem Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, căn cước công dân (CCCD) là nguồn tài nguyên mới và là nền tảng thực hiện chuyển đổi số hiệu quả đối với mỗi quốc gia. ESG và lòng trung thành của khách hàng: Trường hợp nghiên cứu với dịch vụ ngân hàng số tại Việt Nam ESG và lòng trung thành của khách hàng: Trường hợp nghiên cứu với dịch vụ ngân hàng số tại Việt Nam 02/12/2024 10:06 598 lượt xem ESG là cụm từ xuất hiện phía sau của khái niệm trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (CSR). ESG đề cập đến trách nhiệm đầu tư bền vững, tức là phải quan tâm sâu sắc tới vấn đề thực thi ESG trong hoạt động đầu tư. Đánh giá năng lực số của thanh thiếu niên Việt Nam Đánh giá năng lực số của thanh thiếu niên Việt Nam 29/11/2024 08:16 649 lượt xem Nhóm nghiên cứu lập ra các câu hỏi đánh giá năng lực số cho thanh thiếu niên Việt Nam; một công cụ đánh giá với công cụ website digicom14.com để thanh thiếu niên biết mình ở đâu trong đại dương số này... Cập nhật thông tin giấy tờ tùy thân và dữ liệu sinh trắc học: Bảo mật tài khoản và an toàn giao dịch trực tuyến Cập nhật thông tin giấy tờ tùy thân và dữ liệu sinh trắc học: Bảo mật tài khoản và an toàn giao dịch trực tuyến 21/11/2024 13:30 1.692 lượt xem Theo NHNN, sau khoảng 3 tháng triển khai xác thực sinh trắc học theo Quyết định số 2345, số lượng vụ việc lừa đảo mất tiền của khách hàng cá nhân và số lượng tài khoản khách hàng cá nhân có phát sinh nhận tiền lừa đảo đã giảm đáng kể. Trí tuệ nhân tạo tạo sinh: Triển vọng cho ngành Ngân hàng Trí tuệ nhân tạo tạo sinh: Triển vọng cho ngành Ngân hàng 15/11/2024 08:11 1.611 lượt xem Ngành Ngân hàng đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế, đang trải qua sự chuyển mình đáng kể nhờ sự phát triển của trí tuệ nhân tạo (AI), đặc biệt là trí tuệ nhân tạo tạo sinh (Generative AI - GenAI). Ngân hàng mở và giao diện lập trình ứng dụng mở trong hoạt động ngân hàng Ngân hàng mở và giao diện lập trình ứng dụng mở trong hoạt động ngân hàng 13/11/2024 08:22 1.088 lượt xem Ngân hàng mở thể hiện sự thay đổi trong ngành tài chính, ngân hàng, được thúc đẩy bởi những tiến bộ công nghệ nhằm nâng cao trải nghiệm khách hàng. Ngày Pháp luật Việt Nam: Lịch sử, ý nghĩa và vai trò quản lý bằng pháp luật đối với hoạt động ngân hàng trong bối cảnh chuyển đổi số Ngày Pháp luật Việt Nam: Lịch sử, ý nghĩa và vai trò quản lý bằng pháp luật đối với hoạt động ngân hàng trong bối cảnh chuyển đổi số 09/11/2024 18:30 1.431 lượt xem Ngày 20/6/2012, Quốc hội Khóa XIII đã thông qua Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật, trong đó đã quy định rõ: “Ngày 09/11 hằng năm là Ngày Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam". Tác động của chuyển đổi số tới hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại Tác động của chuyển đổi số tới hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại 07/11/2024 08:10 1.819 lượt xem Với sự phát triển vượt bậc của công nghệ thông tin và truyền thông, các nền kinh tế trên thế giới đang bước vào giai đoạn mới, nơi mà các hoạt động kinh tế, từ sản xuất, phân phối đến tiêu dùng đều được số hóa một cách toàn diện. Zero Trust - Công cụ hiệu quả cho các giải pháp an ninh, bảo mật Zero Trust - Công cụ hiệu quả cho các giải pháp an ninh, bảo mật 05/11/2024 08:30 876 lượt xem Mô hình Zero Trust (tạm dịch “Không tin bất kỳ ai”) là phương pháp bảo mật mạng và hệ thống thông tin mà mọi yêu cầu truy cập vào tài nguyên nội bộ được xem xét và xác minh một cách cẩn thận, thay vì tin tưởng vào các nguồn truy cập nội bộ. Đánh giá các công nghệ Big Data cho lĩnh vực tài chính, ngân hàng Đánh giá các công nghệ Big Data cho lĩnh vực tài chính, ngân hàng 01/11/2024 09:15 1.982 lượt xem Thông qua việc phân tích các trường hợp ứng dụng thực tế, bài viết cung cấp một đánh giá về các công cụ hỗ trợ trong việc lưu trữ, xử lý, phân tích Big Data góp phần thúc đẩy sự đổi mới và phát triển bền vững trong ngành tài chính, ngân hàng. Quản trị rủi ro trong Fintech: Kinh nghiệm quốc tế và một số bài học cho Việt Nam Quản trị rủi ro trong Fintech: Kinh nghiệm quốc tế và một số bài học cho Việt Nam 22/10/2024 08:24 1.883 lượt xem Với tiến bộ nhanh chóng của công nghệ thông tin trong kỷ nguyên Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, các sản phẩm công nghệ mới đang trở thành nền tảng để công nghệ tài chính (Fintech) phát triển, mang lại nhiều lợi ích cho người dùng. Chuẩn hóa về hạ tầng kết nối và an toàn thông tin để phát triển mô hình ngân hàng mở Chuẩn hóa về hạ tầng kết nối và an toàn thông tin để phát triển mô hình ngân hàng mở 15/10/2024 09:09 1.566 lượt xem Ngân hàng mở đang trở thành một xu hướng nổi bật trong ngành tài chính, mang đến nhiều cơ hội phát triển và cải thiện trải nghiệm khách hàng thông qua sự kết nối giữa ngân hàng và bên thứ ba. Tác động của sự phát triển Fintech đến ổn định tài chính của các ngân hàng thương mại Việt Nam Tác động của sự phát triển Fintech đến ổn định tài chính của các ngân hàng thương mại Việt Nam 14/10/2024 14:51 4.369 lượt xem Trong giai đoạn hội nhập kinh tế toàn cầu, bắt nguồn từ sự kết hợp giữa tài chính và công nghệ, Fintech bùng nổ đã làm thay đổi toàn bộ ngành dịch vụ tài chính. Ngành Ngân hàng với kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam Đường sắt cao tốc - biểu tượng và động lực của kỷ nguyên vươn mình Đường sắt cao tốc - biểu tượng và động lực của kỷ nguyên vươn mình 12/12/2024 10:42 Tổng Bí thư Tô Lâm trao đổi chuyên đề Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam Tổng Bí thư Tô Lâm trao đổi chuyên đề 'Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam' 26/11/2024 09:53 Kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam là bước phát triển tất yếu, bứt phá và tăng tốc Kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam là bước phát triển tất yếu, bứt phá và tăng tốc 15/11/2024 21:13 Tuyên bố chung giữa nước Cộng hòa Chile và nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam Tuyên bố chung giữa nước Cộng hòa Chile và nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam 12/11/2024 14:09 Tổng Bí thư Tô Lâm làm việc với Tiểu ban Văn kiện và Tiểu ban Điều lệ Đảng Tổng Bí thư Tô Lâm làm việc với Tiểu ban Văn kiện và Tiểu ban Điều lệ Đảng 12/11/2024 14:15 Bài học Cách mạng Tháng Mười Nga trong kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Bài học Cách mạng Tháng Mười Nga trong kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc 11/11/2024 15:54 Nội dung chuyên đề của Tổng Bí thư Tô Lâm về kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Nội dung chuyên đề của Tổng Bí thư Tô Lâm về kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc 05/11/2024 16:17 Bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm: Tinh - Gọn - Mạnh - Hiệu năng - Hiệu lực - Hiệu quả Bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm: 'Tinh - Gọn - Mạnh - Hiệu năng - Hiệu lực - Hiệu quả' 06/11/2024 16:31 Xem tất cả Giá vàngXem chi tiết

Giá vàng - Xem theo ngày

Khu vực

Mua vào

Bán ra

HÀ NỘI

Vàng SJC 1L

84,600

87,100

TP.HỒ CHÍ MINH

Vàng SJC 1L

84,600

87,100

Vàng SJC 5c

84,600

87,120

Vàng nhẫn 9999

84,300

85,800

Vàng nữ trang 9999

84,200

85,400

Ngoại tệXem chi tiết Tỷ giá - Xem theo ngày
Ngân Hàng USD EUR GBP JPY
Mua vào Bán ra Mua vào Bán ra Mua vào Bán ra Mua vào Bán ra
Vietcombank 25,135 25,465 26,027 27,454 31,577 32,919 161.35 170.73
BIDV 25,165 25,465 26,263 27,474 31,985 32,928 162.63 170.43
VietinBank 25,163 25,465 26,289 27,489 32,040 33,050 163.49 171.24
Agribank 25,200 25,465 26,164 27,368 31,768 32,862 163.10 170.96
Eximbank 25,130 25,465 26,230 27,209 31,854 32,999 164.16 170.29
ACB 25,140 25,465 26,261 27,163 31,980 32,946 163.95 170.43
Sacombank 25,180 25,465 26,264 27,237 31,900 33,063 164.14 171.19
Techcombank 25,171 25,465 26,090 27,433 31,604 32,944 160.58 173.08
LPBank 25,170 25,465 26,530 27,422 32,250 32,919 165.14 172.23
DongA Bank 25,210 25,465 26,270 27,140 31,920 32,860 162.30 169.60
(Cập nhật trong ngày) Lãi SuấtXem chi tiết (Cập nhật trong ngày) Ngân hàng KKH 1 tuần 2 tuần 3 tuần 1 tháng 2 tháng 3 tháng 6 tháng 9 tháng 12 tháng 24 tháng Vietcombank 0,10 0,20 0,20 - 1,60 1,60 1,90 2,90 2,90 4,60 4,70 BIDV 0,10 - - - 1,70 1,70 2,00 3,00 3,00 4,70 4,70 VietinBank 0,10 0,20 0,20 0,20 1,70 1,70 2,00 3,00 3,00 4,70 4,80 ACB 0,01 0,50 0,50 0,50 2,30 2,50 2,70 3,50 3,70 4,40 4,50 Sacombank - 0,50 0,50 0,50 2,80 2,90 3,20 4,20 4,30 4,90 5,00 Techcombank 0,05 - - - 3,10 3,10 3,30 4,40 4,40 4,80 4,80 LPBank 0.20 0,20 0,20 0,20 3,00 3,00 3,20 4,20 4,20 5,30 5,60 DongA Bank 0,50 0,50 0,50 0,50 3,90 3,90 4,10 5,55 5,70 5,80 6,10 Agribank 0,20 - - - 1,70 1,70 2,00 3,00 3,00 4,70 4,80 Eximbank 0,10 0,50 0,50 0,50 3,10 3,30 3,40 4,70 4,30 5,00 5,80 Liên kết website -- Chọn liên kết -- Ngân hàng Nhà nước Việt NamGiáo dục Tài chínhThời báo Ngân hàngChính phủThị trường tài chính tiền tệ Bình chọn trực tuyến Nội dung website có hữu ích với bạn không? Rất hay và hữu ích Khá hữu ích Bình thường Bình chọn Xem kết quả Kết quả Nội dung website có hữu ích với bạn không? Tổng cộng: phiếu Địa chỉ: Số 64 Nguyễn Chí Thanh, Phường Láng Thượng, Quận Đống Đa, Hà Nội Điện thoại: 024.38354807 - 024.39392184 - 024.39392187 Email: tapchidientu_tcnh@sbv.gov.vn Website: www.tapchinganhang.gov.vn - www.tapchinganhang.com.vn Chỉ được phát hành lại thông tin từ website này khi có sự đồng ý bằng văn bản của Tạp chí Ngân hàng TẠP CHÍ ĐIỆN TỬ NGÂN HÀNG Giấy phép hoạt động Tạp chí in và Tạp chí điện tử số 484/GP-BTTTT do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 28/07/2021 Phó Tổng Biên tập phụ trách: Nguyễn Thị Thanh Bình Phó Tổng Biên tập: Nguyễn Thanh Nghị Liên hệ Phát hành - Quảng cáo Copyright © 2022 Tapchinganhang.gov.vn. Bảo lưu mọi quyền Giới thiệu tòa soạn Tổng truy cập: 36.185.191 Mạng xã hội Facebook Youtube

Từ khóa » Giới Thiệu Về Lĩnh Vực Ngân Hàng