Giới Thiệu Nhà Thơ Phạm Hổ

Skip to content

Văn nghệ An Nhơn: TÌNH BẠN TRONG THƠ PHẠM HỔ VIẾT VỀ THIẾU NHI - Bài của  Phạm Tuấn Vũ

Tiểu sử nhà thơ Phạm Hổ

Nhà thơ Phạm Hổ, sinh ngày 28.11.1926. Bút danh khác: Hồ Huy. Quê gốc xã Nhân An, huyện An Nhơn, tỉnh Bình Định. Hiện sống ở Hà Nội. Ông là đảng viên Đảng cộng sản Việt Nam, hội viên Hội nhà văn Việt Nam (1957). Phạm Hổ xuất thân từ một gia đình nhà nho, học tiểu học ở quê, học trung học ở Huế, đỗ thành chung ở Quy Nhơn. Sau Cách mạng tháng Tám, ông làm công tác tuyên truyền ở TP. Quy Nhơn. Trong kháng chiến chống Pháp, ông là Ủy viên BCH đoàn Hội họa Liên khu V. Tập kết ra Bắc, ông làm biên tập ở NXB Kim Đồng, sau chuyển sang tuần báo Văn nghệ giữ chức Phó Tổng biên tập thứ nhất. Ông đã từng là Phó trưởng ban đối ngoại Hội nhà văn, Chủ tịch Hội đồng văn học thiếu nhi Hội nhà văn.

Tác phẩm nhà thơ Phạm Hổ

Tác phẩm : Những ngày xưa thân ái (thơ – 1957), Ra khơi (thơ – 1960), Đi vớ (thơ – 1967), Những ô cửa số, những ngả đường (thơ – 1976), Vườn xoan (truyện ngắn – 1964), Tình thương (tiểu thuyết – 1974), Chú bò tìm bạn (thơ – 1966), Những người bạn nhỏ (thơ – 1960), Bạn trong vườn (thơ – 1966), Chuyện hoa chuyện qủa (6 tập in từ 1974 đến 1994), Ngựa thần từ đâu đến (tập truyện – 1986), Nàng tiên nhỏ thành Ốc (bộ ba vở kịch – 1980), Cất nhà giữa hồ (tập truyện cổ tích – 1995).

Đọc thêm Giới thiệu nhà thơ Lê Quát

Từ khi còn là một cậu học sinh theo học trường làng, Phạm Hồ đã say mê đọc nhiều tác phẩm văn học, đặc biệt là các tác phẩm viết cho thiếu nhi. Thiên hướng về văn học thiếu nhi được hình thành từ đó. Sau Cách mạng tháng Tám, trong khi làm công tác tuyên truyền phụ tá cho nhà thơ Trần Mai Ninh về hoạt động văn hóa ở TP Quy Nhơn, Phạm Hồ đã học hỏi được nhiều về kinh nghiệm sáng tác. Tác phẩm của Phạm Hồ thuộc khá nhiều thể loại : thơ, truyện ngắn, tiểu thuyết, phê bình và cả hội họa. Tuy vậy, nhắc đến Phạm Hổ người ta thường nghĩ ngay đến một nhà thơ viết cho thiếu nhi. Trong đời thường cũng như trong tác phẩm, nhà thơ đều bộc lộ một tình yêu thương, quý mến của mình với tuổi thơ. Lòng yêu thương ấy cộng với sự say mê sáng tạo nghệ thuật, Phạm Hồ đã đem đến cho các em những vần thơ hết sức hồn nhiên, hóm hỉnh. Thơ của ông đối với các em hết sức quen thuộc và gần gũi. Những trò chơi dân gian của trẻ em như trồng nụ trồng hoa, dung dăng dung dẻ, nu na nu nống…, những loài cây, con vật… được thể hiện qua cách viết hết sức sáng tạo của ông đã thực sự cuốn hút độc giả nhỏ tuổi. Qua những tác phẩm ấy, các em được vun đắp lòng yêu thương đối với những người thân trong gia đình, với cộng đồng xã hội, cùng với như thế giới loài vật xung quanh. Mong ước của nhà thơ là nếu như được sống thêm một lần nữa, ông vẫn làm thơ, viết văn cho các em đọc và ông muốn thể hiện tấm lòng của mình với dân với nước qua tấm lòng yêu thương đối với thiếu nhi.

Đọc thêm Giới thiệu nhà thơ Ngô Chi Lan

Tham khảo thêm tư liệu các nhà văn, nhà thơ , tác giả khác.

Bài viết liên quan:

  1. Giới thiệu tác phẩm Hà Thành Thất Thủ Ca
  2. Giới thiệu tác phẩm Lý Công
  3. Giới thiệu tác phẩm Việt Sử Diễn Âm
  4. Giới thiệu tác phẩm truyện Phan Trần
Điều hướng bài viết Previous Bài viếtNext Bài viết

About The Author

Nguyen Long

Search for:

Quảng cáo

Cửa hàng cung cấp đông trùng hạ thảo chất lượng giá tốt cho người dùng

Sức khỏe và sắc đẹp Hương.Vn

  • Địa chỉ: 17 Nguyễn Khoái, Hoà Cường Bắc, Hải Châu, Đà Nẵng 550000
  • Hotline: 0789287892
  • Website: https://huong.vn
  • Email: Contact@huong.vn

Giới thiệu về VănMẫu.Com

Tuyển tập các bài văn mẫu cùng với kiến thức môn ngữ văn cấp 1, 2 và 3. Thông tin chi tiết về các tác giả tác phẩm xuất hiện trong môn văn học THCS và THPT. Bình luận các bài văn học chi tiết và dễ hiểu nhất.

Bài viết mới

  • Khái niệm là gì? So sánh khái niệm và định nghĩa?
  • Trú quán là gì? thường trú là gì? các vấn đề về cư trú
  • Tập làm văn lớp 5: Tả con vật mà em yêu thích Dàn ý & 20 bài văn tả con vật lớp 5
  • Từ láy là gì? Tác dụng của từ láy? Phân biệt từ láy và từ ghép
  • Bài viết số 6 lớp 7 đề 1: Giải thích lời khuyên của Bác Hồ qua 2 dòng thơ về Tết trồng cây Dàn ý & 10 mẫu bài viết số 6 lớp 7 đề 1
Scroll to Top

Từ khóa » Tiểu Sử Nhà Thơ Phạm Hổ