Tiểu Sử Tự Thuật - Thi Viện

Thi Viện ×
  • Tên tác giả/dịch giả
  • Tên bài thơ @Tên tác giả
  • Nội dung bài thơ @Tên tác giả
  • Tên nhóm bài thơ @Tên tác giả
  • Tên chủ đề diễn đàn
  • Tìm với Google
Toggle navigation
  • Tác giả
    • Danh sách tác giả
    • Tác giả Việt Nam
    • Tác giả Trung Quốc
    • Tác giả Nga
    • Danh sách nước
    • Danh sách nhóm bài thơ
    • Thêm tác giả...
  • Thơ
    • Các chuyên mục
    • Tìm thơ...
    • Thơ Việt Nam
    • Cổ thi Việt Nam
    • Thơ Việt Nam hiện đại
    • Thơ Trung Quốc
    • Đường thi
    • Thơ Đường luật
    • Tống từ
    • Thêm bài thơ...
  • Tham gia
    • Diễn đàn
    • Các chủ đề mới
    • Các chủ đề có bài mới
    • Tìm bài viết...
    • Thơ thành viên
    • Danh sách nhóm
    • Danh sách thơ
  • Khác
    • Chính sách bảo mật thông tin
    • Thống kê
    • Danh sách thành viên
    • Từ điển Hán Việt trực tuyến
    • Đổi mã font tiếng Việt
Đăng nhập ×

Đăng nhập

Tên đăng nhập: Mật khẩu: Nhớ đăng nhập Đăng nhập Quên mật khẩu? Đăng nhập bằng Facebook Đăng ký 22.50
  • Chia sẻ trên Facebook
  • In bài

Một số bài liên quan

- Phạm Hổ - Thơ viết cho nhi đồng- Kỷ niệm 100 năm ngày sinh cố nhà thơ - dịch giả Nam Trân- Ảnh hưởng đạo Phật trong thơ Hàn Mặc Tử- Bùi Giáng, thi sĩ kỳ dị - Kỳ 16: Gặp Bùi Giáng ở Paris- Chân dung và đối thoại - Bài 02: Xuân Diệu- Nhà văn tiền chiến và quá trình hiện đại hoá trong văn học Việt Nam từ đầu thế kỷ XX cho tới 1945 - Kì 7: Ngô Tất Tố và một cách thích ứng trước thời cuộc- Nhà báo Đinh Thu Hiền: ‘Hồi ký Thương Tín sẽ được đón nhận’- Thanh Tâm Tuyền, người thi sĩ ấy- Dịch giả Châu Hải Đường: Đam mê với dịch thuật- Đọc thơ chữ Hán của Nguyễn Du Đăng bởi tôn tiền tử vào 19/08/2021 15:06Tôi sinh ra tại một làng quê Bình Định (ngày trước gọi là xã Thanh Liêm, nay gọi là xã Nhơn An – huyện An Nhơn).Lúc bé, tôi học ở trường làng. Xã tôi không có trường, tôi phải lội sông đi học nhờ ở trường xã bên cạnh. Sau đó, tôi theo gia đình xuống Qui Nhơn rồi ra Huế, ở đó anh học hết cấp tiểu học, anh tôi đi Pháp du học, tôi lại trở về Bình Định, học trường Quốc học Quy Nhơn. Tôi đỗ bằng Thành Chung năm 1943. Hè măm đó, tôi bị tai nạn, gãy chân, không ra Huế kịp để học ban Tú tài trường Quốc học Huế. Tôi đành đi làm thư ký công nhật ở Toà sứ Quy Nhơn để giúp đỡ mẹ tôi nuôi các em và tự học để đi thi Tú tài.Cách mạng tháng Tám thành công, tôi đi hẳn vào con đường văn học. Tôi làm thư ký trường trực ở chi hội văn hoá cứu quốc do anh Trần Mai Ninh phụ trách. Tôi viết bài ký đầu tiên về Bình dân học vụ Vén mắt được đăng ở Tạp chí Tiền phong của Hội Văn hoá cứu quốc Trung ương Hà Nội... Thời gian làm việc với anh Trần Mai Ninh tôi được anh giúp đỡ rất nhiều... Sau đó chuyển qua làm báo và được cử đi học lớp Hội hoạ kháng chiến L.K5 do hoạ sĩ Nguyễn Đỗ Cung phụ trách. Xong lớp học, tôi lại được chuyển về làm cán bộ sáng tác (hoạ và thơ) ở Chi Hội Văn nghệ L.K.5. Tôi được bầu làm Uỷ viên ban chấp hành Đoàn Hội hoạ L.K.5... Đầu năm 1949, tôi đi sáng tác ở miền Tây Bình Định (vùng giáp cận An Khê). Tôi vẽ được mấy bức tranh, trong đó có bức Các em bé chăn bò học trên núi và được anh Nguyễn Đỗ Cung cho gửi ra Đoàn Hội hoạ Trung ương ở Việt Bắc. Tôi vẫn vừa vẽ vừa làm thơ và có khi mê làm thơ hơn vẽ. Cuối năm 1949, đầu 1950 tôi được cử đi cùng với anh Nguyễn Văn Bổng ra dự Hội nghị Văn học toàn quốc ở Việt Bắc với tư cách là một nhà thơ trẻ L.K.5. Ra Việt Bắc lần đầu tiên tôi được gặp các anh Tố Hữu, Nguyễn Tuân, Nguyễn Đình Thi, Thế Lữ... các nhạc sĩ và hoạ sĩ: Nguyễn Xuân Khoát, Văn Cao, Bùi Xuân Phái, Nguyễn Sùng...Về lại khu 5 tôi được bầu làm Uỷ viên dự khuyết Ban chấp hành Chi hội Văn nghệ LK5. Cuối 1951 nhân có chủ trương giảm chế của Nhà nước, tôi xin về quê, vừa làm thông tin tuyên truyền ở xã, vừa kết hợp giúp đỡ cho gia đình. Liên khu 5 năm ấy đang rất khó khăn. Thấy má tôi, em gái tôi và mấy đứa cháu ngày no, ngày đó. Hơn hai năm tôi về làng vừa làm công tác thông tin văn hoá vừa thâm nhập sâu vào thực tế đời sống của người dân ở làng, đối với tôi, một người sáng tác, là hai năm vàng. Nhờ thời gian này tôi đã hiểu được thế nào là nông dân, thế nào là chân lấm tay bùn, thế nào là đầu tắt mặt tối...Tháng 4-1954 tôi lại được Chi hội Văn nghệ LK5 gọi ra để chuẩn bị đi tập kết.Tháng 1-1954 tôi có mặt ở Hà Nội và làm công tác đối ngoại ở Hội Văn nghệ Trung ương. Năm 1957 tôi được kết nạp vào Hội Nhà văn Việt Nam ngay ở khoá đầi tiên nên được xem như là thành viên sáng lập Hội. Cũng năm ấy, tôi lại cùng với các anh Nguyễn Huy Tưởng, Tô Hoài chuẩn bị và xin thành lập Nhà xuất bản Kim Đồng.Tôi làm việc ở nhà xuất bản Kim Đồng được ba năm thì lại chuyển qua làm ở nhà xuất bản Hội Nhà văn, rồi tiếp đó chuyển về làm ở báo Văn nghệ. Trước khi về báo tôi được cử đi vào Trại Kim Đồng và đóng với các em mồ côi, lưu lạc toàn Miền Bắc sang chiến tranh trong hai năm để sáng tác. Tôi tranh thủ thời gian này đi học Lớp chuyên đề văn học do Viện Văn học mở và đồng chí Đặng Thai Mai phụ trách. Đối với tôi hai năm học ấy hết sức quý giá. Ở trại Kim Đồng về, tôi viết tập tiểu thuyết Tình thương rồi đến báo Văn nghệ làm việc luôn một mạch từ 1965 – 1983, từ biên tập viên lên tổ trưởng tổ thơ, rồi uỷ viên Ban Biên tập rồi Phó tổng trưởng tổ thơ, rồi uỷ viên Ban Biên tập rồi Phó tổng biên tập thứ nhất của báo. Làm báo tôi được đi nhiều...Giặc Mỹ tấn công ra miền Bắc. Tôi cùng nhiều anh chị Chế Lan Viên, Võ Huy Tâm… đi vào tuyến lửa Quảng Bình, Vĩnh Lĩnh trong ba tháng liền... Năm 1968, tôi lại vào Vĩnh linh “luỹ thép” để lấy tài liệu sáng tác,Quảng Trị được giải phóng năm 1972, tôi lại cùng các anh Vũ Tú Nam, Bùi Hiển, Cẩm Thạnh, Ngô Văn Phú, Hữu Nhuận... vào ngay trên vùng đất anh hùng hãy còn nóng hổi và khét mùi bom đạn... Ngày Sài Gòn giải phóng, đất nước sum họp một nhà chúng tôi vào Sài Gòn, nơi lần đầu tôi được đặt chân đến... Sau chuyến này, tôi lại được đi một chuyến qua nhiều tỉnh từ Bình Định đến Cà Mau... thăm khoảng mười trường và trại nuôi dạy các cháu con em liệt sĩ và bụi đời.Tôi trở về Hội năm 1983. Tôi làm Phó Trưởng ban đối ngoại của Hội và Chủ tịch Hội đồng văn học thiếu nhi của hội. Tôi về hưu năm 1995 (69 tuổi) và từ đó đến nay vẫn tiếp tục viết cho các em và cho cả người lớn.Tác phẩmTrong khoảng thời gian từ 9-1945 đến 6-1999, tôi đã sáng tác được 25 tập thơ, 35 tập truyện, 10 kịch bản sân khấu, hoạt hình... dành cho các em. Và khoảng 10 tập thơ, 3 tập truyện ngắn và tiểu thuyết về phần viết cho người lớn. Từ các tập sách trên, đến nay các nhà xuất bản đã chọn in cho tôi bốn tuyển tập Chú bò tìm bạn (thơ), Ngựa thần từ đâu đến (truyện ngắn), Chuyện hoa chuyện quả (cổ tích mới), Nàng tiên nhỏ thành ốc (kịch) dành cho các em và Tuyển tập Phạm Hổ gồm đủ cả hai phần viết cho thiếu nhi và viết cho người lớn...Sách viết cho thiếu nhi:- Chú bò tìm bạn (tuyển tập thơ, chọn từ hơn 15 tập thơ in riêng từng tập, in lần thứ 3, có bổ sung, NXB Kim Đồng, 1997)- Chuyện hoa chuyện quả (truyện, Hà Nội, 1993)- Mỵ Châu – Trọng Thuỷ (kịch, NXB Kim Đồng, 1993)Sách viết cho người lớn:- Những ngày xưa thân ái (thơ, NXB Hội Nhà văn, 1956)- Ra khơi (thơ, NXB Hội Nhà văn, 1960)- Đi xa (thơ, NXB Hội Nhà văn, 1973)- Những ô cửa, những ngả đường (thơ, NXB Hội Nhà văn, 1982)- Vườn xoan (truyện, NXB Hội Nhà văn, 1962)- Tình thương (truyện, NXB Phụ nữ, 1973)- Cây bánh tết của người cô (truyện, Hà Nội, 1993)

© 2004-2024 VanachiRSS

Từ khóa » Tiểu Sử Nhà Thơ Phạm Hổ