Giới Thiệu Tài Khoản 334 - Phải Trả Người Lao động Theo Thông Tư 133
Có thể bạn quan tâm
Trong bài viết ngày hôm nay, các bạn hãy cùng Gitiho tìm hiểu về tài khoản 334 - Phải trả người lao động theo thông tư này nhé. Chúng ta sẽ học từ nguyên tắc kế toán đến các phương pháp định khoản tài khoản 334 trong thực tế doanh nghiệp.
Xem thêm: Kế toán cho người mới bắt đầu: Bảng Cân đối kế toán (phần 1)
XEM NHANH BÀI VIẾT
- 1 Nguyên tắc kế toán tài khoản 334
- 2 Kết cấu và nội dung tài khoản 334
- 2.1 Bên nợ tài khoản 334
- 2.2 Bên có tài khoản 334
- 2.3 Số dư tài khoản 334
- 3 Cách hạch toán một số nghiệp vụ liên quan đến tài khoản 334
- 4 Tổng kết
Nguyên tắc kế toán tài khoản 334
Tài khoản 334 là tài khoản kế toán phản ánh tình hình thanh toán các khoản phải trả cho người lao động của doanh nghiệp, bao gồm tiền lương, tiền công, tiền thưởng, bảo hiểm xã hội, và các khoản khác thuộc về thu nhập của người lao động.
Kết cấu và nội dung tài khoản 334
Như mọi tài khoản kế toán khác, kết cấu tài khoản 334 bao gồm hai phần: Bên nợ và bên có.
Bên nợ tài khoản 334
Tại bên nợ của tài khoản 334 ghi:
- Các khoản tiền lương, tiền công, tiền thưởng có tính chất lương, bảo hiểm xã hội và các khoản khác đã chi, trả hoặc ứng trước cho người lao động.
- Các khoản khấu trừ vào tiền lương, tiền công của người lao động như thuế TNCN.
Xem thêm: Tài sản và nguồn vốn - mối quan hệ giữa tài sản và nguồn vốn trong kế toán
Bên có tài khoản 334
Tại bên có của tài khoản 334 ghi các khoản tiền lương, tiền công, tiền thưởng có tính chất lương, bảo hiểm xã hội và các khoản khác doanh nghiệp có nghĩa vụ phải chi trả cho người lao động.
Số dư tài khoản 334
Số dư bên có của tài khoản 334 phản ánh các khoản tiền lương, tiền thưởng có tính chất lương và các khoản phải trả cho người lao động.
Tài khoản kế toán 334 có thể có số dư bên nợ, tuy nhiên điều này rất ít khi xảy ra. Trường hợp này phản ánh số tiền doanh nghiệp chi trả lớn hơn số tiền thực tế về lương, tiền công, tiền thưởng và các khoản khác người lao động được nhận.
Cách hạch toán một số nghiệp vụ liên quan đến tài khoản 334
Dưới đây là một vài nghiệp vụ cơ bản và cách định khoản tài khoản 334 theo thông tư 133.
Tính tiền lương, các khoản phụ cấp phải trả người lao động
Cách định khoản tài khoản 334 trong trường hợp này như sau:
- Nợ một trong các tài khoản sau:
- Nợ TK 154 – Chi phí sản xuất kinh dở dang
- Nợ TK 241 – Xây dựng cơ bản dở dang
- Nợ TK 631 – Giá thành sản xuất
- Nợ TK 642 – Chi phí quản lý kinh doanh
- Có TK 334 - Phải trả người lao động
Tính tiền thưởng trả cho công nhân viên
Khi cần tính tiền thưởng của người lao động sử dụng tài khoản 334, kế toán viên ghi như sau:
- Nợ TK 353 - Quỹ khen thưởng, phúc lợi
- Có TK 334 - Phải trả người lao động
Khi tiến hành xuất quỹ để chi trả tiền thưởng cho người lao động, chúng ta định khoản tài khoản 334 như sau:
- Nợ TK 334 - Phải trả người lao động
- Có các TK 111, 112,...
Khi tính tiền bảo hiểm xã hội doanh nghiệp phải trả cho người lao động, cách thức định khoản các tài khoản kế toán như sau:
- Nợ TK 338 - Phải trả phải nộp khác
- Có TK 334 - Phải trả người lao động
Khi tính tiền lương nghỉ phép thực tế phải trả cho người lao động với tài khoản 334, kế toán viên ghi:
- Nợ các TK sau:
- Nợ các TK 154, 642
- Nợ TK 335 - Chi phí phải trả (nếu đã trích trước tiền lương nghỉ phép)
- Có TK 334 - Phải trả người lao động
Khi tính các khoản phải khấu trừ vào tiền lương và thu nhập của người lao động, chúng ta định khoản tài khoản 334 như sau:
- Nợ TK 334 - Phải trả người lao động
- Có các TK sau:
- Có TK 141 - Tạm ứng
- Có TK 338 - Phải trả, phải nộp khác
- Có TK 138 - Phải thu khác
Khi tính thuế TNCN của người lao động, cách thức định khoản với các tài khoản kế toán như sau:
- Nợ TK 334 - Phải trả người lao động
- Có TK 333 - Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước
Khi doanh nghiệp ứng trước hoặc thực trả tiền lương cho người lao động, chúng ta ghi các tài khoản 334 và tài khoản 111, 112 như sau:
- Nợ TK 334 - Phải trả người lao động
- Có các TK 111, 112,...
Khi doanh nghiệp trả lương hoặc thưởng cho người lao động dưới hình thức sản phẩm, hàng hóa, kế toán viên cần ghi lại vào doanh thu bán hàng không bao gồm thuế GTGT. Do vậy, cách định khoản tài khoản 334 như sau:
- Nợ TK 334 - Phải trả người lao động
- Có các TK sau:
- Có TK 511 - Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
- Có TK 3331 - Thuế GTGT phải nộp
Khi xác định và thanh toán các khoản phải trả khác ngoại trừ tiền lương, tiền công, tiền thưởng cho người lao động như tiền ăn, tiền nhà, tiền điện thoại, chúng ta ghi tài khoản 334 như sau:
- Nợ các TK 154 (631), 642, 241,...
- Có TK 334 - Phải trả người lao động
Xem thêm: Kế toán cho người mới bắt đầu: Bảng Cân đối kế toán (phần 2)
Tổng kết
Qua bài viết này, chúng ta đã tìm hiểu về tài khoản 334 và cách định khoản tài khoản 334 trong các trường hợp doanh nghiệp chi trả tiền lương, tiền công, tiền thưởng cho người lao động. Nếu các bạn muốn tìm hiểu thêm về các tài khoản kế toán khác, hãy tham khảo các bài viết trên blog Gitiho và đăng kí khóa học Kế toán tổng hợp để thành thạo kĩ năng kế toán trong thời gian ngắn nhất nhé.
Gitiho chúc các bạn thành công!
Từ khóa » Sổ Chi Tiết Tk 334
-
Mẫu Sổ Chi Tiết Các Tài Khoản Theo Thông Tư 133 Và 200
-
Cách Lập Sổ Chi Tiết Các Tài Khoản Theo Thông Tư 200 Và 133
-
Mẫu Sổ Chi Tiết Các Tài Khoản Và Cách Lập Theo Thông Tư 200/2014/TT ...
-
Hướng Dẫn Về Tài Khoản 334 - Phải Trả Người Lao động
-
Sổ Chi Tiết Tài Khoản 334
-
Bảng 2.19: Sổ Chi Tiết Tài Khoản 338, TK 334 - Tài Liệu Text - 123doc
-
Mẫu Và Cách Ghi Sổ Chi Tiết Các Tài Khoản Theo TT 200 - Mẫu S38-DN
-
Sổ Chi Tiết Các Tài Khoản - Mẫu S19-DNN Theo Thông Tư 133/2016/TT ...
-
Một Số điểm Lưu ý Khi Kiểm Tra Sổ Sách Kế Toán Trước Khi Lập BCTC
-
Xin Chỉ Giúp Cách Ghi Sổ: " CHI TIẾT CÁC TÀI KHOẢN" - Webketoan
-
Mẫu Sổ Chi Tiết Tài Khoản ( TIẾNG ANH ) Theo TT 200
-
Mẫu Sổ Chi Tiết Tài Khoản Theo Thông Tư 200 File Excel - ViecLamVui
-
[DOC] Nội Dung Và Phương Pháp Ghi Chép Sổ Kế Toán
-
Hệ Thống Tài Khoản - 642. Chi Phí Quản Lý Doanh Nghiệp.
-
Sổ Chi Tiết Tài Khoản - Fast Accounting Online For Bookkeepers
-
Mẫu Số S38-DN - SỔ CHI TIẾT CÁC TÀI KHOẢN (Dùng Cho Các TK
-
SỔ CHI TIẾT CÁC TÀI KHOẢN (Dùng Cho Các TK: 138, 141, 157 ...