Giới Thiệu Tập Thơ “Chiều Sông Lô” Tập 5 - Huyện Đoan Hùng

Nhìn một cách tổng quát “Chiều sông lô” tập 5 đã có những bước phát triển mới cả về số lượng và chất lượng, cả hình thức và nội dung…Các tác giả tiếp tục phản ánh khá toàn diện về mọi mặt trên quê hương đất bưởi Đoan Hùng. Đã bám sát nhiệm vụ chính trị, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của địa phương, thể hiện chân thật những gì đã và đang diễn ra ở quê hương mình, góp phần tuyên truyền chủ trương, đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước.

Viết về quê hương Đoan Hùng, một miền quê sơn thủy hữu tình – đầy ắp tình người, giầu truyền thống cách mạng, nhiều tác giả đã đề cập đến như: “Đường về xóm bãi”, “Mùa thu vàng” của Nguyễn Trọng Dương; “Gửi lòng quả quý” – Lê Bách; “Tháng ba”, Tượng đài chiến thắng sông lô”, “Gỡ mìn đôi” – Văn Cận; “Tự sư” – Nguyễn Thị Lợi; “Ngày vui trung thu” – Lê Thị Thanh; “Hiến đất làm đường” – Nguyễn Thanh Bình; “Thiên đường” – Đặng Ánh Nguyệt; “Mặt trời xanh” – Trung Cấp; “Thu Sang” – Phạm Như Quý; “Trai quê”, “Dáng quê” – Vũ Lập Xuân; “Chim én mùa xuân” – Nguyễn Vịnh; “Quê hương tôi” – Trần Hữu Xuân; “Mùa vàng” – Đặng Thị Tài; “Quê hương đổi mới” – Nguyễn Văn Cúc; “Tình quê” – Đào Ngọc Chúc; “Trung thu Đoan Hùng” – Phạm Trung Tú; “ Xứ bưởi quê tôi” – Kiều Thau.

Các bài thơ đã dựng nên một bức tranh Đoan Hùng với nhiều gam mầu khác nhau. Đó là một miền quê có dòng Lô thơ mộng mà làm nên những chiến công lịch sử oai hùng, có tượng đài Chiến thắng sông Lô. Một miền quê trung du với những mầu xanh bất tận của lúa, của ngô, của khoai, của sắn, của rừng cọ, đồi chè bát ngát xa trông, xanh của trời mây non nước mênh mông, quyện vào tình người ấm áp, bao la rộng mở:

Đó là:

“Một chốn điền viên bóng trăng lồng

Ánh điện bừng lên ở cuối sông

Ban mai trải rộng đồng xanh thẳm

Đường nhỏ xa như dải lụa hồng”

Ai cũng có Quê hương – đó là chùm khế ngọt. Đang đổi thay từng ngày, lung linh ánh điện, ngói mới đỏ tươi, đời sống ấm no, khá giả. Trong hòa bình, hạnh phúc. Có được cuộc sống đó là nhờ có Đảng kính yêu, Bác Hồ vĩ đại đưa đường chỉ lối cho mỗi chúng ta. Công ơn đó người Đoan Hùng khắc mãi trong tim. Tin tưởng vào Đảng, có Đảng lãnh đạo, cơ chế mới thay đổi, đất nước quê hương chuyển mình, lộc chồi tơ xanh biếc, mỗi miền quê Đoan Hùng đã thay da đổi thịt , tương lai sáng lạn:

“Qua rồi những đắng cùng cay

Màu xanh ngô lúa đắm say tình người

Chè thơm bưởi ngọt cho đời

Nhìn ra diện rộng, ngời ngời biếc xanh”

“Cán bộ đâu quản khó khăn

Chỉ mong vơi bớt nhọc nhằn cho dân”

Chiến tranh đã lùi xa 40 năm, song khí thế sung trận của quân dân ta năm xưa mang sức mạnh của lòng yêu nước nồng nàn, căm thù giặc sâu sắc, dũng cảm chiến đấu – Sẵn sàng hy sinh cả đời mình cho tổ quốc bình yên. Cho non sông một dải – Chủ đề này luôn luôn được các tác giả đề cập đến trong tập 5 này.

Đó là”Gỡ mìn đôi” – Nguyễn Văn Cận; “Nghĩa tình đồng đội” – Phan Như Quý; “Kỷ niệm Hà Bắc” – Trần Quốc Kiều; “Tình biển đảo” – Vũ Lập Xuân; “Mẹ”- Ngô Xuân Nghiêm; “Khúc tâm tình” – Lê Văn Bình; “Tiễn con ra trận” Nguyễn Vịnh; “Giang san giữ vững” Đặng Thị Tài; “Đường ra trận” Nguyễn Văn Cúc…v…v

Đặc biệt sự ra đi của Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã để lại nỗi tiếc thương vô hạn cho toàn dân tộc Việt Nam chúng ta: “Giọt lệ ơn người” – Xuân Khoát; “Tiếc thương Đại tướng” – Vũ Mục; “Tiễn người về với quê hương” – Hoàng Trung Kiên; “Kính viếng đại tướng Võ Nguyên Giáp” – Trần Quốc Kiều; “Tiếc thương Đại tướng Võ Nguyên Giáp” – Dương Phan; “Đức ngàn mới” – Đặng Thị Tài; Người cầm cờ - Xuân muộn…

“Vũng chùa Đảo Yến nơi xứ Quảng

Ôm người vỹ đại giấc ngàn thu

Linh thiêng tạo thế hồn dân tộc

Xích lại toàn dân một tấm lòng”

Và còn nhiều chủ đề khác các tác giả đề cập đến: như: Tình mẹ, tình quê, chống tiêu cực, lẽ sống ở đời, biển đảo hoàng xa, Trường xa, mùa xuân…v…v

Nhưng một chủ đề không thể không nói đến đó là tình cảm thầy – trò, tình cảm đồng nghiệp sau 50 năm ở trường THPT Đoan Hùng. Đã thu hút nhiều thầy giáo đã công tác tại nhà trường nay nghỉ hưu, hoặc chuyển công tác đi nơi khác, nhiều học sinh thành đạt từ mái trường cấp 3 Đoan Hùng năm xưa. Nay chuẩn bị đến ngày hội trường, Kỷ niệm 50 năm thành lập đã gửi nhiều bài thơ về “Chiều Sông Lô” với những kỷ niệm thật dạt dào, sâu sắc của một thời áo trắng, một thời gian khổ gắn bó với trường. Cho dù đi đến nơi đâu, tình trường, nghĩa bạn ơn thầy chẳng quên. Đó là tình cảm của lớp lớp các thầy giáo, cô giáo với nhà trường. Tình cảm của các thầy giáo với nhau trong những ngày gian khó, tình cảm giữa thầy giáo với học sinh trong từng bụi phấn rơi rơi…

Đã có tới gần 40 bài thơ của hầu hết các tác giả trong tập thơ này như: “Có một mái trường” – Nguyễn Trọng Dương; “Nhớ trường xưa”, “trường tôi” – Kiều Thau; “Mái trường bên dòng lô” – Nguyễn Thanh Châu; “Mưa giăng lối về”, “Ngày hội trường” – Xuân Khoát; “Thầm lặng” – Lê Thị Hương; “Đẹp mái trường”, “Mái trường thân”, “Nhân hoàn thiện” – Lê Bách; “Mái trường xưa” – Đặng Văn Thủy; “Tặng các thầy giáo về hưu”, “Nhớ trường” – Bùi Thị Trang; “Nhớ mái trường xưa” – Hoàng Trung Kiên; “Chuyến đò tình thương” – Vũ Khắc Kim; “ Một thời để nhớ” – Hoàng Chắt; “Ngày hội ngộ”, “Mái trường xưa” – Nguyễn Thị Liễu. “Năm mươi năm mùa hoa phượng, Phượng nở thêm hoa, Phượng hoàng tung cánh – Nguyễn Văn Cận; Mừng thầy cô – Nguyễn Tuấn; Nhớ bằng tường, cấp 3 Đoan Hùng – Trần Trung Cấp; có một mái trường – Lê Văn Sở; một thời để nhớ - Phan Như Quý; nhớ thầy, bóng thầy nơi trường cũ – Trần Quốc Kiều; tiếng trống trường, công thầy – Lập Xuân; về trường cấp 3 Đoan Hùng – Nguyễn Thị Lợi; 50 năm phấn đấu trưởng thành – Trần Hữu Xuân; cô giáo chủ nhiệm có tấm lòng vàng – Dương Phan; thầy, cô, tôi – bạn – Nguyễn Văn Cúc; thăm mái trường xưa, gặp thầy – Đức Thịnh.

Có thể nói tập 5 Chiều Sông Lô chúng ta đã huy động được một số đông tác giả ngoài CLB tham gia. Hầu hết là các thầy giáo đã công tác ở câ[s 3 Đoan Hùng nay nghỉ hưu hoặc chuyển đi công tác nơi khác. Đã có nhiều bài thơ hay đóng góp cho tập thơ này – làm cho tập thơ ngày càng phong phú về nội dung, đa dạng về hình thức nghệ thuật. Làm thăng hoa những giá trị vật chất và tinh thần, làm cho cuộc sống ngày càng phong phú đa sắc mầu đầy sức lay động mà ấm áp tình người. Và còn nhiều nội dung chủ đề khác tác giả đề cập đến đầy ắp nghĩa tình, lung linh cảnh quan đất nước, những lẽ sống ở đời, những tâm sự tri kỉ của tình bạn, tình đồng chí trong suốt cuộc đời công tác. Đó cũng là những trang nhật ký trong đời bằng thơ. Mỗi bài thơ một vẻ, một nét riêng nhưng đã dựng nên một bức tranh khá hoàn thiện về quê hương, đất nước, con người. Có những bài thơ là một bức tranh tứ bình tuyệt mỹ - mỗi câu thơ là một bức tiểu họa xinh xắn. Miêu tả thiên nhiên tráng lệ, tình cảm quê hương dạt dào, lòng yêu quê hương đất nước, tình bạn, tình yêu, tình đồng chí lẽ sống trên đời – được diễn tả qua những vần thơ tràn đầy hùng tâm, tráng trí của tác giả. Đi giữa mùa xuân nhân loại hôm nay – có gì đẹp hơn?Có tình yêu nào sâu thẳm hơn tình yêu quê hương. Biết sống đẹp và biết hiến dâng mới là con người chân chính, nhân hậu, thủy chung chí nghĩa, chí tình. Mỗi người chúng ta phải làm gì để tô đẹp thêm quê hương, nơi chôn rau cắt rốn, chùm khế ngọt của cuộc đời.

BBT

Từ khóa » Bài Thơ Về Sông Lô