Giới Thiệu Tóm Tắt Di Tích Lịch Sử Căn Cứ Tỉnh ủy Cần Thơ (1965 - 1968)
Có thể bạn quan tâm
Di tích Căn cứ Tỉnh ủy Cần Thơ (1965 - 1968) thuộc ấp Thạnh Thắng, xã Hỏa Tiến, thành phố Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang, cách thành phố Vị Thanh trung tâm tỉnh Hậu Giang khoảng 15 km (theo hướng thành phố Vị Thanh đến Cầu Cái Tư đi Kiên Giang).
Bước sang năm 1965, Đế quốc Mỹ bắt đầu leo thang chiến tranh, thực hiện chiến lược “Chiến tranh cục bộ” dùng quân đội viễn chinh cùng với quân chư hầu và quân ngụy. Bằng sức mạnh quân sự, chúng thực hiện ý đồ cái gọi là chiến lược quân sự “2 gọng kềm” hồng “tiêu diệt” bẻ gãy xương sống của Việt cộng; bình định nông thôn, quét sạch Cộng sản ở miền Nam Việt Nam; mở rộng chiến tranh phá hoại miền Bắc bằng không quân và hải quân.
Cần Thơ là một trong những trọng điểm bình định của địch ở Đồng bằng sông Cửu Long. Ở đây, Mỹ thiết lập cơ quan lãnh sự Mỹ, đặt đại diện hai hãng thầu quân sự Mỹ RMK – PRJ, mở rộng hậu cứ quân đoàn IV, sân bay Trà Nóc, Lộ Tẻ, cảng Bình Thủy; mở rộng đường xá, củng cố đồn bót trên tuyến lộ Vòng Cung và Lộ Sống Lươn để bảo vệ thành phố Cần Thơ.
Tại thị trấn Vị Thanh, huyện Long Mỹ, địch đưa thêm cố vấn Mỹ, tăng cường lực lượng cho trung đoàn 31, sư đoàn 21 và 02 tiểu đoàn biệt động quân 42, 44. Đồng thời địch mở nhiều cuộc càn quét với quy mô lớn, dùng trực thăng soi đèn, ném bom, bắn phá vùng giải phóng, vùng nông thôn sâu, vùng căn cứ như Phụng Hiệp, Long Mỹ, Vị Thanh…
Trước tình hình đó, Khu ủy chỉ thị cho Tỉnh ủy Cần Thơ chọn địa bàn dừng chân, tạo điều kiện thuận lợi cho việc lãnh đạo, chỉ đạo các huyện trong tỉnh để đánh bại âm mưu bình định của địch. Như vậy, căn cứ Tỉnh ủy Cần Thơ từ Kinh Ngang huyện Phụng Hiệp được dời về ấp Thạnh Thắng, xã Hỏa Lựu, huyện Long Mỹ chính thức từ tháng 02 năm 1965.
Được sự lãnh đạo, chỉ đạo kịp thời, xuyên suốt của Khu ủy, Tỉnh ủy, quân dân Cần Thơ với phương châm “2 chân, 3 mũi” đã vùng lên phá thế kèm kẹp, phá “Ấp Tân Sinh”, bao vây tiêu diệt đồn bót, chi khu… đưa dân về ruộng, vườn cũ sinh sống tiếp tục bám trụ ủng hộ cách mạng. Những năm 1965, 1966, 1967, dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Khu ủy Tây Nam Bộ, quân và dân tỉnh Cần Thơ đã chiến đấu giành thắng lợi to lớn. Thế và lực giữa ta và địch đã có sự thay đổi. Vùng giải phóng được mở rộng bung ra áp sát thị xã, thị trấn, giao thông chiến lược ngày càng thuận lợi. Cuối năm 1967, vùng giải phóng tỉnh Cần Thơ gồm 8 xã, 379 ấp. Tinh thần quân, dân ta ngày càng hồ hởi phấn khởi thì ngược lại chính Bộ trưởng Ngoại giao Mỹ thừa nhận: “Năm 1967 là năm nhiều đau khổ và khốc liệt đối với Mỹ trong chiến tranh Việt Nam”.
Cuối năm 1967, Bộ Chính trị đã nhận định “Chiến tranh cục bộ” ở Miền Nam lên đến đỉnh điểm, Mỹ đã bị tổn thất nặng nề về chiến lược và chiến thuật chiến tranh. Chúng ta có cơ sở tiến lên giành thắng lợi quyết định.
Căn cứ tỉnh ủy Cần Thơ (1965 – 1968) đứng chân trên địa bàn ấp Thạnh Thắng, xã Hỏa Lựu, huyện Long Mỹ trong thời gian không lâu, nhưng đã lãnh chỉ đạo phong trào đấu tranh cách mạng của tỉnh đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác. Với ý nghĩa lịch sử đó đã giáo dục truyền thống cách mạng cho thế hệ trẻ Hậu Giang hôm nay và mai sau. Ngày 30 tháng 12 năm 2002 Ủy ban nhân dân tỉnh Hậu Giang ra Quyết định số 4084/QĐ-CT.UB xếp hạng di tích lịch sử “Căn cứ tỉnh ủy Cần Thơ (1965 – 1968)” là di tích cấp tỉnh.
Hiện tại, DT này tọa lạc tại ấp Thạnh Thắng, xã Hỏa Tiến, Tp Vị Thanh, với diện tích gần 2.000 m2, trong khuôn viên có Bia kỷ niệm và Nhà trưng bày hình ảnh, hiện vật thuộc DT./.
(Phòng Quản lý Di sản văn hóa xin giới thiệu)
Từ khóa » Tóm Tắt Lịch Sử Cần Thơ
-
Cần Thơ Hôm Nay - Tóm Tắt Ngắn Gọn Quá Trình Hình Thành TP...
-
Lịch Sử Vùng đất Cần Thơ
-
Lịch Sử Cần Thơ
-
Cần Thơ – Wikipedia Tiếng Việt
-
Giới Thiệu Tóm Tắt Di Tích Lịch Sử - Văn Hóa địa điểm Thành Lập ủy Ban ...
-
Lịch Sử Hình Thành Thành Phố Cần Thơ - TaiLieu.VN
-
Thành Phố Cần Thơ - Người Kể Sử
-
Tỉnh Cần Thơ - Người Kể Sử
-
PHÂN HỆ TRA CỨU VÀ TRUY CẬP BÀI BÁO, TẠP CHÍ SỐ HÓA VỀ ...
-
[PDF] BÀN VỀ NGUỒN GỐC VÀ Ý NGHĨA CỦA ĐỊA DANH “CẦN THƠ”
-
TP Cần Thơ - Báo Cần Thơ Online
-
Nghị Quyết 17/2012/NQ-HĐND - Cần Thơ
-
Về đặt Tên, đổi Tên đường Và Công Trình Công Cộng - Cần Thơ
-
Bộ Sách “Lịch Sử Đảng Bộ Thành Phố Cần Thơ” (4 Tập)