Giới Thiệu Về 13 Triều đại Nhà Nguyễn Với Lịch Sử Cai Trị đất Nước

triều đại nhà nguyễn
Kinh Thành Huế là nơi chứng kiến sự phát triển và suy vong của triều đại nhà Nguyễn.

Được biết đến là triều đại quân chủ cuối cùng của Việt Nam, khởi điểm kể từ khi có sự xưng đế của Nguyễn Phúc Ánh năm 1802 cho đến vua Bảo Đại tuyên bố thoái vị vào năm 1945. Triều đại nhà Nguyễn trải qua tất cả 13 đời vua, thuộc 7 thế hệ. Có thể nói, triều Nguyễn là một triều đại đã đánh dấu nhiều bước thăng trầm của lịch sử Việt Nam, đặc biệt là trong thời kỳ chiếc tranh xâm lược của quân đội Pháp vào giữa thế kỷ thứ 19.

Đến nay, hệ thống lăng tẩm của 7 trong số 13 vị vua triều đại nhà Nguyễn vẫn còn đó. Mỗi khu lăng tẩm lại mang một nét dấu ấn riêng, tượng trưng cho tính cách, sở thích của mỗi vị vua. Đến du lịch Huế, khi đến thăm các ngôi lăng mộ này, du khách sẽ có cơ hội được tìm hiểu và biết nhiều hơn về những bí mật chốn thâm cung của các triều đại nhà Nguyễn vẫn còn lưu lại cho đến tận bây giờ.

MỤC LỤC

  • 1 Giới thiệu đôi nét về 13 triều đại nhà Nguyễn xưng danh
  • 2 13 triều đại nhà Nguyễn gồm những vị vua nào?
    • 2.1 Nguyễn Phúc Ánh (tự Gia Long) 1802-1819
    • 2.2 Nguyễn Phúc Đảm (tự Minh Mạng) 1820-1840
    • 2.3 Nguyễn Phúc Miên Tông (tự Thiệu Trị) 1841-1847
    • 2.4 Nguyễn Phúc Hồng Nhâm (tự Tự Đức) 1848-1883
    • 2.5 Nguyễn Phúc Ưng Chân (tự Dục Đức) 1883 – 3 ngày
    • 2.6 Nguyễn Phúc Hồng Dật (tự Hiệp Hòa) 1883 – 4 tháng
    • 2.7 Nguyễn Phúc Ưng Đăng (tự Kiến Phúc) 1884
    • 2.8 Nguyễn Phúc Ưng Lịch (Tự Hàm Nghi) 1885
    • 2.9 Nguyễn Phúc Ưng Đường (Tự Đồng Khánh) 1886-1888
    • 2.10 Nguyễn Phúc Bửu Lân (tự Thành Thái) 1889-1907
    • 2.11 Nguyễn Phúc Vĩnh San (tự Duy Tân) 1907 – 1916
    • 2.12 Nguyễn Phúc Bửu Đảo (tự Khải Định) 1916-1925
    • 2.13 Nguyễn Phúc Vĩnh Thụy (tự Bảo Đại) 1926-1945
  • 3 13 vị vua triều đại nhà Nguyễn và hệ thống lăng tẩm tuyệt đẹp
    • 3.1 Lăng Khải Định – lăng tẩm có kiến trúc tinh xảo nhất ở Huế
    • 3.2 Lăng Tự Đức – mang đậm nét uyên thâm và thơ mộng
    • 3.3 Lăng Minh Mạng – ngôi lăng mang đậm bản sắc Nho giáo
  • 4 Đặt tour Huế 1 ngày khám phá nét thâm cung huyền bí của 13 triều đại nhà Nguyễn

Giới thiệu đôi nét về 13 triều đại nhà Nguyễn xưng danh

Theo lịch sử ghi chép, triều đại nhà Nguyễn đã trải qua 13 đời trị vị, từ năm 1802 đến năm 1945. Cũng giống như bao triều đại khác, triều đại nhà Nguyễn cũng đã có những bước phát triển, thăng trầm theo suốt dòng chảy lịch sử Việt Nam.

triều đại nhà nguyễn
Nhà Nguyễn chọn Phú Xuân làm kinh đô.

Năm Nhâm Tuất 1802, Nguyễn Phúc Ánh đã đánh bắt vương triều Tây Sơn, lên ngôi hoàng đế, tự xưng là Gia Long, bắt đầu một triều đại mới, triều đại Nhà Nguyễn. Trong bối cảnh suy vong, các vị vua từ Gia Long đến tự Đức đã thay nhau xây dựng, cũng cố nền thống trị, bảo vệ chế độ phong kiến. Đến nửa đầu thế kỷ 19, xã hội cai trị dưới thời nhà Nguyễn dường như không phát triển được. Hàng loạt các cuộc nổi dậy khởi nghĩa của nông dân, tạo điều kiện để Việt Nam trở đối tượng xậm lược của thực dân Pháp.

Về chính trị:

Sau khi đóng đô ở Phú Xuân, vua Gia Long vẫn cho giữ nguyên các đơn vị hành chính cũ ở cả hai miền Nam Bắc. Đến năm 1804, Gia Long cho đổi tên nước là Việt Nam, đến năm 1838 đổi lại là Đại Nam. Cũng giống như các triều đại trước, chính quyền trung ương đứng đầu là vua, người nắm trong tay mọi quyền hành. Để tập hợp tất cả quyền lực về tay mình, vua Nguyễn không có Tể Tướng, không có Trạng Nguyễn, không Thái Tử, không Hoàng Hậu. Đến đời vua Nguyễn thứ 13 là vua Bảo Đại, là vị vua duy nhất cho vợ làm Nam Phương Hoàng Hậu. Dưới vua còn có 6 bộ và 5 phủ đô đốc.

Về luật pháp:

Năm 1815, dưới sự giao phó của vua Gia Long, Nguyễn Văn Thành, giữ chức Tổng trấn Bắc thành đã hoàn thành bộ luật nhà Nguyễn với tên gọi là Hoàng triệu luật lệ, hay còn gọi là luật Gia Long.

Về quân đội:

Gồm 3 bộ phận chính là Thân Binh, Cấm Binh, Tinh Binh và Biền Binh.

Về đối ngoại:

Sau khi đánh bại nhà Tây Sơn, vua Gia Long đã cử ngay sứ thần sang Trung Quốc để cầu phong. Từ đó, nước ta có quốc hiệu là Việt Nam, đến năm 1813 đã đổi lại là Đại Việt, đến năm 1838, vua Minh Mạng đã cho đổi lại là Đại Nam. Thời bấy giờ, vua Nguyễn dường như rất khâm phục nhà Thanh, mọi việc đối ngoại, phong vương đều phải cho người sang xin ý kiến của nhà Thanh.

Về mặt giáo dục:

Trong suốt những năm trị vị, vua Gia Long đã cho tổ chức lại thi cử, đến năm 1807 là cuộc thi Hương đầu tiên, tuy nhiên số lượng đỗ đạt rất ít. Lúc này vẫn chưa có thi Đình và thi Hội. Vào thời vua Minh Mạng, năm 1822, nhà Nguyễn mới bắt đầu cho thi Khoa, đến năm 1826, cho thi Đình. Tuy nhiên, nhà vua đã ra quy định không cho ai đỗ Trạng Nguyễn, vì sợ phạm vào phải “Tứ bất” như đã đề cập đến ở trên.

Nói về các giai đoạn của triều đại nhà Nguyễn, có thể phân chia thành 2 giai đoạn chính. Giai đoạn độc lập tự chủ dưới đời các vua Gia Long, vua Minh Mạng và một phần đời vua Tự Đức. Về sau, sau cái chết của vua Tự Đức, nhà Nguyễn đã bắt đầu rơi vào thế bị áp đảo bởi thực dân Pháp, buộc Nam Tiều phải ký hiệp ước Patenotre vào tháng 6 năm 1884. Kể từ đó, nền độc lập của Việt Nam bị tước đoạn, các vị vua triều Nguyễn lúc bây giờ cũng chỉ là bù nhìn.

Mặc dù đã để rơi vào tay thực dân Pháp, thế nhưng vương triều nhà Nguyễn vẫn có những đóng góp to lớn cho sự phát triển của dân tộc ta. Từ tổ chức bộ máy, ngoại giao, kinh tế, văn hóa và giáo dục, khoa học và kỹ thuật,vv…

Đến ngày 30 tháng 8 năm 1945, vua Bảo Đại, vị vua cuối cùng của triều đại phong kiến nhà Nguyễn, đã tuyên bố thoái vị, trao trả lại ấn kiếm cho chính quyền Cách Mạng. Vương triều nhà Nguyễn kể từ đây hoàn toàn sụp đổ.

13 triều đại nhà Nguyễn gồm những vị vua nào?

Nguyễn Phúc Ánh (tự Gia Long) 1802-1819

Nguyễn Phúc Ánh, được biết đến là người đặt nền móng cho triều đại nhà Nguyễn trải dài suốt 143 năm. Trong suốt thời kỳ chúa Nguyễn bị suy sụp bởi sự tấn công của nghĩa quân Tây Sơn, Nguyễn Ánh đã tìm bằng mọi cách giành lại chính quyền cho nhà Nguyễn. Lợi dụng lúc vua Quang Trung, tức Nguyễn Huệ mất, Nguyễn Ánh đã cho quân chiếm đánh, đến năm 1802, Nguyễn Ánh lên ngôi, lấy niên hiệu là Gia Long.

Đến năm 1819, vua Gia Long mất, ông có tất cả 31 người con gồm 13 trai và 18 gái.

Nguyễn Phúc Đảm (tự Minh Mạng) 1820-1840

Đây là người con thứ 4 của vua Gia Long cùng với Thuận Thiên Cao Hoàng Hậu. Trong suốt thời gian trị vì, vua Minh Mạng đã có nhiều đóng góp quan trọng trong việc cho thực hiện nhiều cải cách như bỏ các dinh trấn, thành lập các tỉnh, đặt lại quan chế và mức lương bổng của các quan, khuyến khích khia hoang lập ấp, sửa sang hệ thống giao thông cầu đường, giúp đỡ người nghèo khổ, già cả, tàn tật không nơi nương tựa.

triều đại nhà nguyễn
Minh Mạng là vị vua có nhiều đóng góp cho nước nhà thời bấy giờ.

Ông cũng là vị vua đề cao Nho học, khuyến khích tìm kiếm nhân tài thông quan việc cho lập Quốc Tử Giám, mở thêm các cuộc thi Đình, thị Hội (dưới thời vua Gia Long chỉ có thi Hương). Vào thời vua Minh Mạng, lãnh thổ nước Việt Nam cũng được mở rộng, trở thành một quốc gia hùng mạnh, vì vậy mà lấy tên là Đại Nam.

Vua Minh Mạng mất vào năm 1841, hưởng dương 50 tuổi, ông có tất cả 74 người con trai và 68 gái.

Nguyễn Phúc Miên Tông (tự Thiệu Trị) 1841-1847

Vua Thiệu Trị được biết là người con trưởng vua Minh Mạng và bà Hồ Thị Hoa, ông làm vua được 7 năm, hưởng thọ 41 tuổi. Ông có 29 người con trai và 35 người con gái.

Nguyễn Phúc Hồng Nhâm (tự Tự Đức) 1848-1883

Vua Tự Đức là con thứ 2 của vua Thiệu Trị và bà Phạm Thị Hằng, ông làm vua được 36 năm cũng là vị vua có thời gian trị vì lâu nhất của nhà Nguyễn, hưởng thọ 55 tuổi. Ông không có con nhưng có nhận nuôi 3 con, cả 3 người con sau này đều trở thành vua, lần lượt là vua Dục Đức, vua Đồng Khánh và vua Kiến Phúc.

Nguyễn Phúc Ưng Chân (tự Dục Đức) 1883 – 3 ngày

Khi vua Tự Đức mất đi, ông đã truyền ngôi cho Nguyễn Phúc Ưng Chân, tự Dục Đức đây cũng chỉ là tên gọi nơi ở chứ không phải là niên hiệu. Tuy nhiê, chỉ 3 ngày sau khi làm lễ, mẹ vua Tự Đức và vợ vua Tự Đức đã cho phế bỏ, bắt giam vào ngúc, đến 1884 thì mất. Ông hưởng thọ 32 tuổi, có 11 con trai và 8 con gái.

Nguyễn Phúc Hồng Dật (tự Hiệp Hòa) 1883 – 4 tháng

Ngay sau khi vua Dục Đức bị phế bỏ, Nguyễn Phúc Hồng Dật, con thứ 29 của vua Thiệu Trị và bà Đoan Tần Trương Thị Thuận đã được đưa lên làm vua, lấy niên hiệu là Hiệp Hòa. Tuy nhiên, dù mới lên ngôi chưa được bao lâu nhưng đã có ý thân Pháp, thế nên chỉ sau 4 tháng đã bị triều đình Huế phế truất. Ông đã bị bỏ thuốc độc buộc tử vẫn vào tháng 11 năm 1883. Ông có 11 người con trai và 6 con gái.

Nguyễn Phúc Ưng Đăng (tự Kiến Phúc) 1884

Sau khi vua Hiệp Hòa bị phế bỏ ngôi vua, Nguyễn Phúc Ưng Đăng, con thứ 3 của Kiên Thái Vương Nguyễn Phúc Hồng Cai và bà Bùi Thị Thanh lên ngôi, lúc 15 tuổi, đặt niên hiệu là Kiến Phúc. Tuy nhiên, chỉ mới lên làm vua được 8 tháng thì ông mất, hưởng thọ 16 tuổi.

Nguyễn Phúc Ưng Lịch (Tự Hàm Nghi) 1885

Vua Hàm Nghi, là con thứ 5 của Kiên Thái Vương Nguyễn Phúc Hồng Cai và bà Phan Thị Nhàn. Sau khi vua Kiến Phúc Mất, ông đã được đưa lên làm vua, lúc chỉ mới 14 tuổi. Đến năm 1885, các phong trào kháng Pháp đã nổ ra trên toàn quốc, vua Hàm Nghi cùng với các quần thần ra Tân Sở. Tuy quân Pháp đã nhiều lần cho gọi ông quay về, tuy nhiên lại thất bại. Đến năm 1888, một tên người hầu đã bị mua chuộc, cho người ra bắt vua Hàm Nghi về dâng cho Pháp. Ông có 1 con trai và 2 con gái.

Nguyễn Phúc Ưng Đường (Tự Đồng Khánh) 1886-1888

Sau khi vua Hàm Nghi bỏ ngai vàng, triều đình Huế đã thương lượng với Pháp, đưa Ưng Đường lên ngôi, với niên hiệu là Đồng Khánh. Tuy nhiên, chỉ mới được 3 năm, ông đã bị bệnh và mất khi đó mới 25 tuổi. Ông có tất cả 6 người con trai và 4 con gái.

Nguyễn Phúc Bửu Lân (tự Thành Thái) 1889-1907

Nguyễn Phúc Bửu Lân chính là con thứ 7 của vua Dục Đức và Phan Thị Điểu. Khi vua Đồng Khánh mất, triều đình Huế tiếp tục xin sự đồng ý của quân Pháp đã đưa Bửu Lân lên làm vua, lúc đó mới 10 tuổi, lấy niên hiệu là Thành Thái. Tuy còn nhỏ tuổi nhưng vua Thành Thái lại có tư tưởng rất tưởng rất tiến bộ, có ý định chống Pháp. Sau 19 năm trị vì, triều đình nhà Nguyễn dưới áp lực của Pháp đã phải đưa thông tin giải là nhà vua mắc bệnh tâm thần, buộc thoái vị. Ông có 19 con trai và 26 con gái.

Nguyễn Phúc Vĩnh San (tự Duy Tân) 1907 – 1916

Nguyễn Phúc Vĩnh San là con thứ 5 của vua Thành Thái và bà Nguyễn Thị Định. Năm 1907, khi vua Thành Thái thoái vị, hoàng tử Vĩnh San được triều đình Huế đưa lên làm vua, lấy niên hiệu là Duy Tân, lúc đó mới 8 tuổi. Đây cũng là vị vua lên ngôi nhỏ tuổi nhất trong 13 triều đại nhà Nguyễn.

triều đại nhà nguyễn
Vua Duy Tân là vị vua lên ngôi nhỏ tuổi nhất nhưng có tư tưởng tiến bộ.

Mang trong mình dòng máu của vua Thành Thái, nên ông cũng có khí phách của một vị vua và tư tưởng chống Pháp. Ông cùng với Trần Cao Vân, Thái Phiên cũng đã vạch định kế hoạch chống Pháp, tuy nhiên bị bại lộ, phải trốn ra khỏi kinh thành. Ông có 3 người con trai và 2 người con gái.

Nguyễn Phúc Bửu Đảo (tự Khải Định) 1916-1925

Nguyễn Phúc Bửu Đảo là con trường của vua Đồng Khánh và bà Dương Thị Thục. Khi cha mất, Bửu Đảo chỉ mới 4 tuổi nên chưa được chọn làm vua. Đến khi vua Duy Tân bị Pháp đày đi, ông mới được đưa lên ngôi vàng, lấy niên hiệu là Khải Định. Ông trị vì đất nước được 10 năm thì mất do bệnh, hưởng thọ 41 tuổi. Ông chỉ có một người con duy nhất là Hoàng tử Vĩnh Thụy, tức vua Bảo Đại.

Nguyễn Phúc Vĩnh Thụy (tự Bảo Đại) 1926-1945

Đây là vị vua cuối cùng trong 13 triều đại vua Nguyễn, sau khi được đưa sang Pháp học lúc 10 tuổi. Đến năm 1926, khi vua Khải Định mất, ông được đưa về nước, đưa lên ngôi vua, lấy niên hiệu là Bảo Đại. Sau gần 20 năm, ông đã chính thức làm lễ thoái vị, trao trả chính quyền lại cho chính phủ cách mạng lâm thời. Ông có 2 người con trai và 3 người con gái.

triều đại nhà nguyễn
Vua Bảo Đại đã tự thoái vị vào năm 1945.

>>> Tìm hiểu về lịch sử chốn thâm cung triều Nguyễn: Đại Nội Huế

13 vị vua triều đại nhà Nguyễn và hệ thống lăng tẩm tuyệt đẹp

triều đại nhà Nguyễn có đến 13 vị vua, tuy nhiên vì một số lý do mà chỉ có 7 khu lăng tẩm được xây dựng. Tất cả cho đến nay đều được bảo toàn, với mỗi lăng là một nét kiến trúc riêng, chứa đựng nét văn hóa tâm linh và triết lý nhân sinh sâu sắc. Điểm chung của các lăng tẩm ở Huế đó chính là được xây dựng trong thời gian vua còn trị vì, nên mọi thứ không hề mang nét u buồn mà được đặt trong thiên nhiên hữu tình, với những nét chạm trổ tinh xảo, đẹp mắt.

Hiện nay, các hệ thống lăng tẩm ở Huế đã được trùng tu, sửa chữa, một phần để tưởng nhớ công lao của các vị vua, một phần để làm nơi tham quan cho khách du lịch. Để vào bên trong, du khách phải bắt buộc mua vé. Trong số 7 lăng thì có 3 lăng được đánh giá là đẹp nhất, hoành tráng nhất đó là lăng Khải Định, lăng Tự Đức và lăng Minh Mạng.

Lăng Khải Định – lăng tẩm có kiến trúc tinh xảo nhất ở Huế

Đây chính là ngôi lăng có vẻ đẹp tân thời nhất, nhờ sử dụng những vật liệu xây dựng cùng với lối kiến trúc từ phương Tây. Dù sở hữu diện tích nhỏ, song lăng Khải Định Huế chính là một công trình tốn kém công sức, tiền bạc nhất trong hệ thống các lăng tẩm triều Nguyễn. Điểm thu hút nhất của lăng đó chính là các kiến trúc trong lăng chịu nhiều ảnh hưởng của trường phái Ấn Độ giáo, Phật giáo và kiến trúc Roman Gothic.

lăng khải định
Lăng Khải Định là lăng đẹp nhất và nguy nga nhất ở Huế.

Lăng Tự Đức – mang đậm nét uyên thâm và thơ mộng

Được biết đến là vị vua uyên thâm và lãng tử nhất trong 13 vị vua triều Nguyễn, nên khi mất ông vua Tưn Đức cũng mong muốn nơi yên nghỉ của ông cũng phải đầy chất nhạc và thơ. Không mang vẻ ngông nghênh của lăng Khải Định, lăng Tự Đức sở hữu không gian sơn thủy hữu tình, mọi thứ đều toát lên vẻ vương giả như tính cách của nhà vua.

lăng tự đức
Chốn thơ ca đầy lãng mạn tại Lăng Tự Đức.

Lăng Minh Mạng – ngôi lăng mang đậm bản sắc Nho giáo

Dù không sở hữu nét nguy nga, tráng lệ như Khải Định hay lăng Tự Đức, song lăng Minh Mạng lại thu hút bởi sự chuẩn mực về kiến trúc lăng tẩm. Nhìn tổng quan, ngôi lăng này có sự uy nghiêm và đường bệ nhất.

Lăng Minh Mạng có bố cục đối xứng rất hài hòa.

>>> Bảng giá vé tham quan Huế cập nhật mới nhất, có nhiều khuyến mãi hấp dẫn

Đặt tour Huế 1 ngày khám phá nét thâm cung huyền bí của 13 triều đại nhà Nguyễn

Khi đặt tour Huế 1 ngày, du khách sẽ được đưa đi tham quan Kinh Thành Huế cùng hệ thống lăng tẩm đẹp nhất ở Huế, cũng là cơ hội để tìm hiểu sâu hơn về lịch sử hình thành, phát triển của 13 vị vua triều đại nhà Nguyễn.

Qua đó, sẽ cảm nhận được những giai đoạn thăng trầm cùng những biến cố của nhà Nguyễn trong suốt 143 năm. Đó không chỉ là cơ hội để bạn được chiêm ngưỡng những di tích hàng trăm năm với những lối kiến trúc đáng ngưỡng mộ mà còn là dịp để tìm hiểu về những bí ẩn về chốn thâm cung triều Nguyễn.

13 triều đại nhà Nguyễn đã trải qua nhiều thăng trầm, biến cố trong lịch sử song lại có vai trò to lớn trong dòng chảy lịch sử của dân tộc Việt Nam. Đến Huế, ghé thăm Đại Nội, các khu lăng tẩm, điện Hòn Chén, đàn Nam Giao, bạn sẽ một phần nào đó hiểu hơn và càng thêm phần tự hào về những gì ông cha ta đã làm nên.

5 / 5 ( 2 bình chọn ) Nguyen Dien

Chào mọi người, mình là Diên một cái tên thật lạ nhưng nó cũng đặc biệt như chính con người và sở thích của mình vậy. Mình thích rong ruổi đây đó, thích đi đến những nơi có phong cảnh đẹp, thích ăn những món ngon. Vì mình nghĩ, tuổi trẻ có là bao, cứ sống và trải nghiệm thật nhiều để không phải tiếc nuối. Hãy đồng hành nếu bạn cũng có sở thích du lịch như mình nhé!

Từ khóa » Những Vị Vua Họ Nguyễn