Vị Vua Nào Có Số Phận Bi Thảm, Chết đói Sau 3 Ngày Lên Ngôi?

  • Xã hội
    • Chính trị
    • Tin tức
    • Phóng sự
  • Kinh tế
    • Thị trường
    • Doanh nghiệp
    • Đầu tư
    • Tài chính - Chứng khoán
  • Sóng xanh
  • Địa ốc
    • Đô thị - Dự án
    • Thị trường - Doanh nghiệp
    • Nhà đẹp - Kiến trúc
    • Chuyên gia - Tư vấn
    • Media Địa ốc
  • Sức khỏe
    • Y khoa
    • Thuốc tốt
    • Khỏe đẹp
    • Giới tính
  • Thế giới
    • Phân tích - Bình luận
    • Chuyện lạ
  • Giới trẻ
    • Nhịp sống
    • Cộng đồng mạng
    • Tài năng trẻ
  • Pháp luật
    • Bản tin 113
    • Pháp đình
  • Thể thao
    • Bóng đá
    • Hậu trường thể thao
    • Golf
  • Người lính
  • Xe
    • Thị trường xe
    • Đánh giá xe
    • Cộng đồng xe
    • Tư vấn
  • Văn hóa
    • Tin văn hóa
    • Câu chuyện văn hóa
    • Sách
    • Sổ bụi
  • Giải trí
    • Sao
    • Hậu trường sao
    • Video
    • Đẹp
  • Giáo dục
    • Cổng trường
    • Tuyển sinh
    • Du học
  • Khoa học
  • Hoa hậu
    • Tin tức
    • Ảnh
    • Video
    • Hậu trường hoa hậu
  • Bạn đọc
    • Điều tra
    • Diễn đàn
    • Hồi âm
    • Nhân ái
  • Video
    • Thời sự
    • Showbiz-TV
    • Thời tiết
    • Thị trường
    • Thể thao
    • Quân sự
    • Mutex
    • Nhật báo
    • Hàng không - Du lịch
    • GOLF QUỐC GIA
    • Ảnh
    • Podcast
    • Longform
    • Infographics
    • Quizz
    • TÂM VIỆT
    • Nhịp sống phương Nam
    • Nhịp sống Thủ đô
    • Tôi nghĩ
    • Tết Việt
Trắc nghiệm
  • Giáo dục
  • Cổng trường
  • Tuyển sinh
  • Du học
TPO - Trong số 13 vị vua của nhà Nguyễn, vị vua này là người có thời gian tại vị ngắn nhất (chỉ có 3 ngày). Vị vua nào chết đói sau 3 ngày lên ngôi?

1. Vị vua nào chết đói sau 3 ngày lên ngôi?

  • icon

    Tự Đức

  • icon

    Dục Đức

  • icon

    Thành Thái

Câu trả lời đúng là đáp án B: Dục Đức (1852-1883) là một trong những ông vua có số phận bi thảm nhất trong lịch sử phong kiến. Lên ngôi được 3 ngày, ông đã bị đại thần phế bỏ, bắt giam vào ngục tối, bỏ đói suốt nhiều ngày liền cho đến chết. Ông là vị vua của triều đình nhà Nguyễn. Trong số 13 vị vua của nhà Nguyễn, vua Dục Đức là người có thời gian tại vị ngắn nhất (chỉ có 3 ngày). Vua Dục Đức (1852-1883) có tên húy là Nguyễn Phúc Ưng Ái. Ông lên ngôi vua ngày 20/7/1883, nhưng tại vị chỉ được 3 ngày. Theo sách “Đại Nam chính biên liệt truyện” thì Nguyễn Phúc Ưng Ái sinh ngày 23/2/1852 tại Huế, là con thứ 2 của Thoại Thái vương Nguyễn Phúc Hồng Y và bà Trần Thị Nga. Theo sách “Chín đời chúa mười ba đời vua triều Nguyễn”, Dục Đức là vua thứ 5 của triều Nguyễn. Ông là người kế vị ngai vàng sau khi vua Tự Đức băng hà năm 1883.

Dục Đức đã trở thành kẻ trọng tội, bị đình thần phế bỏ, trong đó có tội cố tình sửa di chiếu của vua Tự Đức?

2. Dục Đức đã trở thành kẻ trọng tội, bị đình thần phế bỏ, trong đó có tội cố tình sửa di chiếu của vua Tự Đức?

  • icon

    Đúng

  • icon

    Sai

Câu trả lời đúng là đáp án A: Vốn bị dị tật ở mắt, lại mắc một số tính xấu nên khi làm lễ lên ngôi, vua Dục Đức sai đại thần Trần Tiễn Thành đọc lướt một số đoạn viết không tốt về mình. Đúng ba ngày sau, 2 phụ chính đại thần Nguyễn Văn Tường và Tôn Thất Thuyết dâng biểu lên bà Từ Dũ, vạch ra 4 tội của vua, trong đó có tội cố tình sửa di chiếu của vua Tự Đức. Vậy là chỉ sau 3 ngày làm vua, chưa kịp đặt niên hiệu, Dục Đức đã trở thành kẻ trọng tội, bị đình thần phế bỏ. Chứng kiến vua Dục Đức bị bạc đãi, quan ngự sử Phan Đình Phùng ra sức phản đối, lên tiếng bảo vệ. Cuối cùng, ông bị phe cánh Tôn Thất Thuyết bắt giam trong ngục, mãi sau mới được tha.

Vị vua nhà Nguyễn nào ở ngôi lâu nhất?

3. Vị vua nhà Nguyễn nào ở ngôi lâu nhất?

  • icon

    Nguyễn Hoàng

  • icon

    Thành Thái

  • icon

    Bảo Đại

Câu trả lời đúng là đáp án A: Nguyễn Hoàng tức Chúa Tiên (1525-1613), con út của Nguyễn Kim, xưng Chúa năm 1558 và băng hà năm 1613 trị vì 55 năm, có 10 con trai và 2 con gái. Một người con gái lấy chúa Trịnh Tráng. Nhà Nguyễn sau này truy tôn ông là Thái tổ Gia Dụ hoàng đế.

Vị vua nào cùa nhà Nguyễn lên ngôi sớm nhất?

4. Vị vua nào cùa nhà Nguyễn lên ngôi sớm nhất?

  • icon

    Nguyễn Hoàng

  • icon

    Duy Tân

  • icon

    Bảo Đại

Câu trả lời đúng là đáp án B: Vua Duy Tân sinh ngày 19-9-1900, con trai thứ 5 của vua Thành Thái và bà Nguyễn Thị Ðịnh. Vua Thành Thái rất đông con, đáng lẽ phải chọn người con trưởng kế vị, nhưng Pháp sợ Vua trưởng thành khó sai khiến nên phải tìm chọn một người càng nhỏ tuổi càng hay. Hôm Khâm sứ Lévecque cầm danh sách các Hoàng tử con Vua Thành Thái vào Hoàng cung chọn vua, trong lúc điểm danh thì thiếu mất Vĩnh San. Triều đình hốt hoảng chạy đi kiếm thì thấy Vĩnh San đang chui dưới gầm giường bắt dế. Vĩnh San bị lôi ra, mặt mày lem luốt, quần áo ướt nhẹp vì mồ hôi. Không kịp đưa về nhà tắm rửa, bọn thị vệ đưa ngay Vĩnh San ra trình diện quan Pháp. Mới trông thấy Vĩnh San, các quan Pháp vừa ý ngay vì theo họ đứa bé mặt mày dơ tèm lem có vẻ nhút nhác và đần độn, chắc dể sai khiến sau nầy. Thế là Pháp chọn Vĩnh San làm Vua, mới 7 tuổi đầu. Triều đình thấy Vua nhỏ bèn xin tăng thêm một tuổi thành tám. Nghĩ tình Vua Thành Thái suốt đời ước nguyện đổi mới mà không làm được, nên những người phò tá còn chút quyền hành đã lấy niên hiệu cho người nối nghiệp là Duy Tân.

Vị vua nào sau đây kém thọ nhất?

5. Vị vua nào sau đây kém thọ nhất?

  • icon

    Tự Đức

  • icon

    Nguyễn Hoàng

  • icon

    Kiến Phúc

Câu trả lời đúng là đáp án C: Ông Dưỡng Thiện, tên là Ưng Ðăng là con nuôi thứ ba của vua Tự Ðức lên ngôi vua lấy niên hiệu là Kiến Phúc. Vua chỉ có 15 tuổi, mọi việc đều do ông Tường và ông Thuyết quyết định cả. Có nhiều ông quan thấy vậy liền trả ấn lại cho triều đình, từ quan rồi đi chiêu mộ binh mà đánh Tây. Có sách nói rằng Ưng Ðăng được tin triều đình tới rước mình về làm Vua, Ưng Ðăng sợ quá chui xuống gầm giường trốn, mọi người phải lôi ra, ông la hét khóc lóc thảm thiết nhưng vẫn bị đem lên kiệu đưa về cung. Ông viện đủ mọi cách để từ chối nhưng vẫn bị hai ông Tường và Thuyết ép phải lên ngôi. Vua Kiến Phúc ở ngôi được có hơn 6 tháng thì phải bệnh mất ngày 6 tháng 4 năm Giáp Thân (1884). Có sách nói rằng Vua bị ông Tường thuốc chết vì Vua bắt gặp ông Tường đang tư tình với bà phi Nguyễn Thị Hương, để bịt miệng Vua, lợi dụng lúc Vua đang bệnh ông Tường bỏ thuốc độc vào thuốc trị bệnh của Vua. Nguyễn Giản Tông ( 1869 – 1884), tên thật là Nguyễn Phúc Ưng Đăng, là vị hoàng đế thứ bảy của triều đại nhà Nguyễn trong lịch sử Việt Nam. Ông lên ngôi ngày 2 /12/1883, tại vị được 8 tháng thì qua đời, được truy tôn miếu hiệu là Nguyễn Giản Tông, thuỵ hiệu Nghị Hoàng Đế, ông dùng niên hiệu là Kiến Phúc nên còn được gọi là Kiến Phúc Đế. Dưới thời vua Kiến Phúc, vào ngày 6/6/1884, triều đình Huế đã kí với thực dân Pháp bản Hòa ước Giáp Thân (Hòa ước Patenôtre), có chỉnh lý một số điều so với bản Hòa ước Quý Mùi nhưng về cơ bản vẫn công nhận sự "bảo hộ" của Pháp đối với đất nước Việt Nam. Vua Kiến Phúc chỉ làm vua được 8 tháng, và trở thành vị quân chủ yểu mệnh nhất của triều đại nhà Nguyễn, khi băng hà chỉ vừa 15 tuổi. Cái chết của ông liên hệ mật thiết đến dưỡng mẫu Học phi Nguyễn Văn Thị Hương và Phụ chánh Đại thần Nguyễn Văn Tường.

Vị vua nào sau đây có nhiều con nhất lên tới 142 con?

6. Vị vua nào sau đây có nhiều con nhất lên tới 142 con?

  • icon

    Minh Mạng

  • icon

    Thành Thái

  • icon

    Tự Đức

Câu trả lời đúng là đáp án A: Vua Minh Mạng (1791-1840), 142 người con. Ngoài bà phi Hồ Thị Hoa (mẹ vua Thiệu Trị sau này), Minh Mạng còn có hàng trăm bà phi, tần khác nữa, trong đó 40 bà có con với vua, tổng cộng được 78 hoàng tử và 64 hoàng nữ. Không kể chuyện hậu cung, Minh Mạng là một ông vua văn võ kim toàn, đưa nước Việt ta trở thành một trong những nước hùng mạnh nhất Đông Nam Á thời bấy giờ. Vua ở ngôi 21 năm (1820- 1841), thọ 49 tuổi.

Vị vua nào sau đây có nhiều bài thơ nhất?

7. Vị vua nào sau đây có nhiều bài thơ nhất?

  • icon

    Thành Thái

  • icon

    Tự Đức

  • icon

    Phúc Kiến

Câu trả lời đúng là đáp án B: Tự Đức (1829 – 1883) tên thật là Nguyễn Phúc Hồng Nhậm, khi lên ngôi đổi thành Nguyễn Phúc Thì , là vị hoàng đế thứ tư của triều Nguyễn. Ông là vị vua có thời gian trị vì lâu dài nhất của nhà Nguyễn, trị vì từ năm 1847 đến 1883, ông được truy tôn miếu hiệu là Nguyễn Dực Tông. Trong suốt thời gian trị vì của mình ông chỉ sử dụng duy nhất một niên hiệu là Tự Đức nên thường được gọi với tên này. Vua Tự Đức là người uyên thâm nhất về nền học vấn Ðông Phương, nhất là Nho học. Vua giỏi về cả sử học, triết học, văn học nghệ thuật và đặc biệt là rất sính thơ. Vua đã để lại 600 bài văn và 4.000 bài thơ văn chữ Hán và khoảng100 bài thơ chữ Nôm. Thơ văn nhà vua phản ánh một con người nhân hậu, một tâm hồn đa cảm, một tư chất hâm mộ nghệ thuật. Tư chất ấy cũng biểu lộ rõ trên nghệ thuật kiến trúc của lăng vua. Sử cho biết chính nhà vua đã “chuẩn định” (décider) mô thức xây dựng nó. Trong vòng La thành rộng khoảng 12 ha, gần 50 công trình kiến trúc lớn nhỏ dàn trải thành cụm trên những thế đất phức tạp cao thấp hơn nhau chừng 10m. Nhưng, các hệ thống thống bậc cấp lát đá thanh, các lối đi quanh co lát gạch bát tràng đã nối tất cả các công trình kiến trúc lại thành một thể thống nhất, tương quan, gần gũi.

Ai là người duy nhất không làm vua nhưng có nhiều con trai làm vua nhất?

8. Ai là người duy nhất không làm vua nhưng có nhiều con trai làm vua nhất?

  • icon

    Nguyễn Phúc Hồng Cai

  • icon

    Nguyễn Phúc Hồng Dật

  • icon

    Nguyễn Phúc Hồng Nhậm

Câu trả lời đúng là đáp án A: Ông Nguyễn Phúc Hồng Cai (1845-1876), em trai của Tự Đức. Ông được biết đến là phụ thân của ba vị hoàng đế liên tiếp của triều Nguyễn, là Kiến Phúc, Hàm Nghi và Đồng Khánh, đồng thời là tổ phụ của vua Khải Định và là tằng tổ phụ của vua Bảo Đại. vì Tự Đức không có con nên thực dân Pháp lần lượt đưa 3 con trai của ông lên làm vua với số phận khác nhau: Kiến Phúc bị đầu độc chết, Hàm Nghi bị đi đày, còn Đồng Khánh thì rất ngoan ngoãn làm tay sai cho Pháp. Dân Huế có câu ca: ” Một nhà sinh được ba vua Vua còn, vua mất, vua thua chạy dài”

Kết quả

Bạn hãy chăm chỉ hơn nhé!

điểm

Đỗ Hợp (T/H) Xem nhiều

Giáo dục

Bỏ việc, đùm cơm đi học cùng con: Chuyện không lạ ở Đất Mũi

Giáo dục

Tuyển sinh đại học năm 2025: Băn khoăn của người trong cuộc

Giáo dục

Dự thảo quy chế tuyển sinh mới: Đừng không quản được thì cấm

Giáo dục

Thí sinh và các trường hiểu chưa đúng về xét tuyển sớm

Giáo dục

Lừa đảo liên quan đến bài thi IELTS: Hội đồng Anh cảnh báo gì?
Tin liên quan
Vua nào trong lịch sử từng bị gán biệt danh là ‘Vua Lợn’?

Vua nào trong lịch sử từng bị gán biệt danh là ‘Vua Lợn’?

MỚI - NÓNG
Bình Định điều động, bổ nhiệm nhiều lãnh đạo chủ chốt
Bình Định điều động, bổ nhiệm nhiều lãnh đạo chủ chốt
Xã hội TPO - Chiều 28/11, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bình Định tổ chức hội nghị công bố quyết định về công tác cán bộ.
Đưa thi thể nạn nhân rơi xuống vực sâu 200m trong lúc đi đào cây cảnh lên bờ
Đưa thi thể nạn nhân rơi xuống vực sâu 200m trong lúc đi đào cây cảnh lên bờ
Xã hội TPO - Thi thể nạn nhân rơi xuống vách núi trong lúc đi đào cây cảnh ở xã Nhơn Lý (TP. Quy Nhơn, Bình Định) đã được lực lượng cứu nạn, cứu hộ đưa lên bờ.
Xe du lịch mất phanh khi đổ đèo, nhiều du khách nước ngoài bị thương
Xe du lịch mất phanh khi đổ đèo, nhiều du khách nước ngoài bị thương
Xã hội TPO - Xe du lịch 29 chỗ chở khách Trung Quốc đang đổ đèo Khánh Lê (thuộc xã Sơn Thái, huyện Khánh Vĩnh, tỉnh Khánh Hòa) thì bất ngờ mất thắng, tài xế điều khiển xe đâm vào vách núi để tránh lao xuống vực. vị vua số phận bi thảm chết đói Dục Đức vua Lợn

Từ khóa » Những Vị Vua Họ Nguyễn