Giới Thiệu Về Nhà Văn Nguyễn Tuân Và Phong Cách Nghệ Thuật ✔️
Có thể bạn quan tâm
Tham khảo tuyển chọn những bài văn mẫu hay đề tài Giới thiệu một vài nét về nhà văn Nguyễn Tuân và phong cách nghệ thuật của ông.
Đề bài: Giới thiệu một vài nét về nhà văn Nguyễn Tuân và phong cách nghệ thuật của ông.
Tham khảo ngay: Sơ Đồ Tư Duy Người Lái Đò Sông Đà đầy đủ nhất ✔️
DÀN Ý CHI TIẾT VỀ PHONG CÁCH NGHỆ THUẬT NGUYỄN TUÂN
– Nguyễn Tuân có một phong cách nghệ thuật rất độc đáo và sâu sắc. Trước Cách mạng tháng Tám phong cách nghệ thuật Nguyễn Tuân có thể thâu tóm trong một chữ “ngông”. Thể hiện phong cách này mỗi trang viết của Nguyễn Tuân đều muốn chứng tỏ tài hoa uyên bác. Và mọi sự vật được miêu tả dù chỉ là cái ăn cái uống cũng được quan sát chủ yếu ở phương diện văn hoá mĩ thuật.
– Trước Cách mạng tháng Tám ông đi tìm cái đẹp của thời xưa còn vương sót lại và ông gọi là Vang bóng một thời. Sau Cách mạng ông không đối lập giữa quá khứ hiện tại và tương lai. Văn Nguyễn Tuân thì bao giờ cũng vậy vừa đĩnh đạc, cổ kính vừa trẻ trung hiện đại.
– Nguyễn Tuân học theo “chủ nghĩa xê dịch”. Vì thế ông là nhà văn của những tính cách phi thường của những tình cảm cảm giác mãnh liệt của những phong cảnh tuyệt mĩ của gió bão núi cao rừng thiêng thác ghềnh dữ dội…
– Nguyễn Tuân cũng là một con người yêu thiên nhiên tha thiết. Ông có nhiều phát hiện hết sức tinh tế và độc đáo về núi sông cây cỏ trên đất nước mình. Phong cách tự do phóng túng và ý thức sâu sắc về cái tôi cá nhân đã khiến Nguyễn Tuân tìm đến thể tuỳ bút như một điều tất yếu.
– Nguyễn Tuân còn có đóng góp không nhỏ cho sự phát triển của ngôn ngữ văn học Việt Nam. Sau Cách mạng tháng Tám phong cách Nguyễn Tuân có những thay đổi quan trọng. Ông vẫn tiếp cận thế giới con người thiên về phương diện văn hóa nghệ thuật nghệ sĩ nhưng giờ đây ông còn tìm thấy chất tài hoa nghệ sỹ ở cả nhân dânđại chúng. Còn giọng khinh bạc thì chủ yếu chỉ là để ném vào kẻ thù của dân tộc hay những mặt tiêu cực của xã hội.
a) Trước Cách mạng Tháng Tám:
Có thể nói phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân trong giao đoạn này cô đúc trong một chữ “ngông”: Ngông là thái độ khinh đời làm khác đời dựa trên cái tài hoa sự uyên bác và nhân cách hơn đời của mình.
– Nguyễn Tuân là một người tài hoa uyên bác: Sự tài hoa uyên bác của ông thể hiện ở các điểm sau:
+ Tiếp cận mọi sự vật ở mặt văn hóa thẫm mĩ để khám phá và… khen chê.
+ Vận dụng trí thức của nhiều ngành văn hóa nghệ thuật để quan sát hiện thực sáng tạo hình tượng.
+ Nhìn người ở phương diện tài hoa nghệ sĩ tạo nên những nhân vật tài hoa để…đem đối lập với những con người bình thường phàm tục.
+ Tô đậm cái phi thường gây cảm giác mãnh liệt dữ dội.
– Nguyễn Tuân là một con người có nhân cách đạo đức hơn đời: chỗ dựa ở thái độ “ngông” của ông không chỉ ở sự tài hoa uyên bác mà còn ở đạo đức hơn đời của ông. Cái gốc của nhân cách đạo đức trong ông là lòng yêu nước, tinh thần dân tộc, niềm tha thiết với cái đẹp của văn nghệ của phong tục tập quán của thiên nhiên và những thú chơi tao nhã.
b) Sau Cách mạng Tháng Tám:
Phong cách của Nguyễn Tuân có những chuyển biến quan trọng. Thái độ ngông nghênh khinh bạc không còn nữa. Giọng văn chủ yếu là tin yêu đôn hậu.
– Nếu trước Cách mạng Tháng Tám, Nguyễn Tuân luôn bi quan đối với hiện tại và tương lai, ông chỉ tin vào cái đẹp của quá khứ, người tài hoa cái đẹp luôn lạc lõng, cô độc giữa cuộc đời phàm tục thì sau Cách mạng tháng Tám ông vẫn ngợi ca những con người tài hoa ấy, vẫn hướng đến những cái gì phi thường mãnh liệt, vẫn vận dụng tri thức của nhiều ngành văn hóa nghệ thuật để quan sát và mô tả, vẫn tô đậm phong cách và cá tính độc đáo của mình. Điều khác là tinh thần dân tộc và lòng yêu nước được phát huy mạnh mẽ trong tác phẩm của ông. Cái đẹp của người tài hoa có thể tìm thấy trong nhân dân trên mọi lĩnh vực
– Tuy nhiên trên những trang văn phong cách riêng của ông vẫn rất rõ nét: Thiên nhiên vẫn còn là những công trình thiên tạo tuyệt vời: anh bộ đội, ông lái đò thậm chí chị hàng cốm người bán phở… cũng là những con người tài hoa nghệ sĩ trong nghề nghiệp của mình.
c) Thể loại tùy bút và sáng tác phù hợp với phong cách của Nguyễn Tuân:
Vì nó mang tính chủ quan và rất tự do phóng túng. Nhân vật chủ yếu là cái tôi của Nguyễn Tuân. Mạch văn biết hóa rất linh hoạt nhưng đôi khi khó hiểu.
– Văn xuôi giàu hình ảnh nhạc điệu từ vựng phong phú và rất sáng tạo trong cách dùng từ đặt câu
– Với Nguyễn Tuân, văn chương phải là văn chương, nghệ thuật phải là nghệ thuật mà đã là nghệ thuật thì phải độc đáo. Tài phải đi đôi với tâm ấy là thiện lương, là lòng yêu nước, là nhân cách trong sạch.
– Văn của ông đôi lúc khó theo dõi nhiều đoạn tham kiến thức nên trở nên thành nặng nề.
VĂN MẪU HAY NHẤT TUYỂN CHỌN TỪ KÌ THI TỐT NGHIỆP THPT CỦA HỌC SINH LỚP 12
Nguyễn Tuân là cây bút tiêu biểu nhất của nền văn xuôi Việt Nam hiện đại. Nguyễn Tuân “là một cái định nghĩa về người nghệ sĩ” như có người đã nói thế. Vẻ đẹp văn chương, dấu ấn về phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân được thể hiện trên những kiệt tác văn chương như “Vang bóng một thời” (1940), “Sông Đà” (1960), “Hà Nội ta đánh Mĩ giỏi” (1972), “Tờ hoa” (1966), v.v…
Về phong cách nghệ thuật Nguyễn Tuân, sách Văn 12 có viết: “Nguyễn Tuân có phong cách nghệ thuật rất độc đáo và sâu sắc. Phong cách ấy, trước hết có thể thâu tóm trong mấy chữ phóng túng, tài hoa và uyên bác“. Cái nhìn của Nguyễn Tuân mang tính phát hiện độc đáo đối với thế giới khách quan, tìm thấy cái đẹp trong cuộc sống, cái đẹp tài hoa, phi thường, cái đẹp ở phương tiện văn hoá, mĩ thuật: Cách uống trà, thưởng lan, cách thả thơ của người xưa (“Vang bóng một thời”), con sông Đà và người lái đò “tay lái ra hoa” (Sông Đà), cái độn tóc chị Hoài “đổ tung xuống như một trận mưa rào đen nhánh”, v.v… đã được ông nói đến một cách tài hoa, hấp dẫn.
Người ta hay nói “chủ nghĩa xê dịch” của Nguyễn Tuân. Thật ra đó là cách sống sáng tạo của riêng ông mà ông gọi là đi và viết, để “thay đổi thực đơn cho giác quan”. Quá khứ, hiện tại và tương lai, không gian và thời gian đã liên kết thành tuyến, thành mảng trên trang văn Nguyễn Tuân mang vẻ đẹp thẩm mĩ, đem đến nhiều liên tưởng, ấn tượng kì thú cho người đọc. Những tính cách phi thường (Huấn Cao, người lái đò sông Đà), những tình cảm, cảm giác mãnh liệt của những phong cách tuyệt mĩ, của gió, bão, núi cao, rừng thiêng, ghềnh thác dữ dội (cảnh mặt trời mọc ở ngoài đảo Cô Tô, đỉnh núi Phan-xi-păng với hoa đỗ quyên năm sắc rực rỡ, với cây trúc như cái phất trần, là con sông tuyến Hiền Lương, là con Sông Đà “tuôn dài tuôn dài như một áng tóc trữ tình…”, là tiếng thác rống lên như tiếng rống của một ngàn con trâu mộng đang lồng lộn trong rừng cháy,…).
Văn Nguyễn Tuân rất uyên bác, độc đáo. Các kiến thức về văn hoá, địa lí, lịch sử, phong tục, những miền quê, những vùng đất… được ông kể rất đậm đà, duyên dáng. Ông là bậc thầy về ngôn ngữ văn chương: giàu có, sáng tạo.
Nói đến phong cách nghệ thuật Nguyễn Tuân là nói đến tuỳ bút, những trang văn xuôi đầy chất thơ của một tâm hồn nghệ sĩ, của một cây bút tài hoa, uyẻn bác, phóng túng, độc đáo hiếm có.
Bài trước Tiếp theo (Visited 3.015 times, 1 visits today)Từ khóa » Tìm Hiểu Tác Giả Nguyễn Tuân
-
Nguyễn Tuân – Wikipedia Tiếng Việt
-
Tác Giả Nguyễn Tuân | Tác Giả - Tác Phẩm Lớp 12
-
Tác Giả Nguyễn Tuân ( Tiểu Sử, Sự Nghiệp Sáng Tác ... - TopLoigiai
-
Tác Giả Nguyễn Tuân - Tiểu Sử, Quan điểm, Phong Cách Sáng Tác
-
Cuộc đời Và Sự Nghiệp Tác Giả Nhà Văn Nguyễn Tuân - Áo Kiểu Đẹp
-
Tiểu Sử Cuộc đời Và Sự Nghiệp Sáng Tác Của Nhà Văn Nguyễn Tuân
-
Giới Thiệu Về Tác Giả Nguyễn Tuân- Người Nghệ Sĩ Suốt đời đi Tìm Cái ...
-
Tiểu Sử Tác Giả Nguyễn Tuân: Sự Nghiệp Sáng Tác Văn Học - Freetuts
-
Giới Thiệu Nhà Văn Nguyễn Tuân Và Phong Cách Nghệ Thuật Của ông
-
Tiểu Sử Cuộc Đời Và Sự Nghiệp Của Nhà Văn Nguyễn Tuân
-
Tác Giả Nguyễn Tuân!
-
Tìm Hiểu Về Cuộc đời Con Người Và Sự Nghiệp Của Tác Giả Nguyễn Tuân
-
Tác Gia Nguyễn Tuân - Tài Liệu Text - 123doc
-
Tổng ôn Tập Lý Thuyết Vài Nét Về Tác Giả Nguyễn Tuân Môn Văn Lớp 12