Giới Thiệu Về Tác Giả Nguyễn Đình Chiểu

Dàn ý giới thiệu về Nguyễn Đình Chiểu

1. Vài nét về tiểu sử, cuộc đời, những mốc quan trọng: 

  •  Nguyễn Đình Chiểu (1822 – 1888) tự là Mạnh Trạch, hiệu Trọng Phủ.
  •  Gia đình: Mẹ là Trương Thị Thiệt, quê ở Gia Định. Cha là Nguyễn Đình Huy, người Thừa Thiên. Vợ là Lê Thị Điền, người Cần Giuộc.
  •  Sau khi đỗ tú tài (1843), năm 1849, Nguyễn Đình Chiểu chuẩn bị thi tiếp thì được tin mẹ mất. Trên đường về quê chịu tang mẹ, ông bị mù cả hai mắt. Ông học nghề thuốc sau đó trở về quê, vừa dạy học vừa bốc thuốc. 
  •  Khi giặc Pháp đánh chiếm Gia Định và sáu tỉnh Nam Kì, ông luôn tỏ thái độ bất hợp tác với giặc.
  •  Ông mất do buồn rầu, đau ốm.

2. Những tác phẩm chính: Truyện Lục Vân Tiên, Dương Từ – Hà Mậu; – Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc; Văn tế Trương Định; Văn tế nghĩa sĩ trận vong lục tỉnh; Ngư Tiều y thuật vấn đáp và một số bài thơ Đường luật.

3. Một số đặc điểm về nội dung và nghệ thuật:

– Quan điểm nghệ thuật:

  •  Văn chương phải biểu hiện đạo lí và chiến đấu cho sự nghiệp chính nghĩa.
  • Mỗi vần thơ phải ngụ ý khen chê công bằng.
  •  Văn chương phải là những sáng tạo nghệ thuật có tính thẩm mỹ.
  • Ghét lối văn cử nghiệp gò bó.

– Về nội dung: Thơ văn Nguyễn Đình Chiểu thể hiện tấm lòng thương dân, yêu nước, để cao đạo lí nhân nghĩa theo tinh thần của nhân dân. 

– Về nghệ thuật:

  • Vẻ ngôn từ: Lời văn mộc mạc mà tả chỉnh, từ dùng chính xác mà gợi cảm.
  • Về hình ảnh: Nguyễn Đình Chiểu có tài lựa chọn những chỉ tiết rất điển hình để dựng nên hình tượng các nghĩa sĩ sống mãi trong tâm trí người đọc.
  • Về thể loại: truyện thơ trường thiên, thơ Đường luật, văn tế…

4. Những đóng góp của tác giả cho nền văn học nước nhà:

  •  Nguyễn Đình Chiểu chỉ sáng tác bằng chữ Nôm, hướng về đông đảo quần chúng.
  •  Là nhà văn đầu tiên xây dựng thành công hình ánh những người nông dân trong văn học dân tộc.
  •  Kết hợp hài hòa giữa tư tưởng nho gia với đạo nghĩa nhân dân, với ý thức trách nhiệm đối với vận mệnh của đất nước.

Đọc thêm các bài phân tích văn mẫu lớp 10

Bài làm văn mẫu

Là một trong những đại biểu lớn cuối cùng của văn học trung đại, Nguyễn Đình Chiểu như là một kết thúc có hậu cho hàng ngàn năm văn học phong kiến Việt Nam.

Đọc thêm Phân tích bức tranh thiên nhiên trong cảnh ngày hè của Nguyễn Trãi

Nguyễn Đình Chiểu (1822 – 1888) tự là Mạnh Trạch, hiệu Trọng Phủ. Mẹ là Trương Thị Thiệt, quê làng Tân Thới, phủ Tân Bình, huyện Bình Dương, tỉnh Gia Định. Cha là Nguyễn Đình Huy, người Thừa Thiên, làm thư lại trong dinh Tổng trấn Lê Văn Duyệt tại Gia Định.

Năm mười một tuổi, Nguyễn Đình Chiểu được cha đưa ra Huế ăn học. Năm hai mốt tuổi, ông đỗ tú tài. Sáu năm sau, Nguyễn Đình Chiểu ra Huế chuẩn bị thi tiếp thì được tin mẹ mất. Trên đường về, ông ốm nặng, lại khóc thương mẹ nên bị mù cả hai mắt. Ông học nghề thuốc sau đó trở về quê, vừa dạy học vừa bốc thuốc. Năm ba mươi hai tuổi, ông lấy bà Lê Thị Điền – em một học trò, người Cần Giuộc.

Khi thực dân Pháp đánh chiếm Gia Định (năm 1859), ông lánh về Cần Giuộc — quê vợ. Năm 1861, khi giặc Pháp đánh đến Cần Giuộc và chiếm ba tỉnh miền Đông (1862), ông lui về Ba Tri, tiếp tục dạy học và làm thuốc, đồng thời tham gia kháng chiến cùng nhân dân dưới cờ Trương Định và Đốc binh Là. Khi giặc Pháp chiếm nốt ba tỉnh miền Tây, ông tổ rõ thái độ bất hợp tác với giặc. Do buồn rầu, đau ốm, ông mất ngày 3 – 7 – 1888.

Trong sự nghiệp văn học, Nguyễn Đình Chiếu có quan điểm nghệ thuật rõ ràng. Ông quan niệm văn chương như con thuyền và ngòi bút như một thứ vũ khí giúp nhà thơ chuyên chở đạo lí và không ngừng chiến đấu cho sự nghiệp chính nghĩa.

Chở bao nhiêu đạo thuyền không khẳm,

Đâm mấy thằng gian bút chẳng tà.

(Dương Tù – Hà Mậu)

Mỗi vần thơ người nghệ sĩ viết ra phải ngụ ý khen chê công bằng:

Học theo ngòi bút chí công,

Trong thơ cho ngụ tấm lòng Xuân thu.

(Ngư Tiều y thuật vấn đáp)

Nguyễn Đình Chiểu cũng luôn hướng đến một thứ văn chương nghệ thuật. Ông cho rằng tác phẩm văn học phải là những sáng tạo nghệ thuật có tính thẩm mĩ: 

Văn chương di chẳng muốn nghe,

Phun châu nhả ngọc báu khoe tinh thần.

(Ngư Tiều y thuật vấn đáp)

Sinh thời, Nguyễn Đình Chiểu rất ghét lối văn cử nghiệp gò bó. Trong Ngư Tiều y thuật vấn đáp, ông viết:

Văn chương nào phải trường thị,

Ra đề hạn vận một khi buộc ràng.

Quan điểm này chứng tỏ vì sao hình thức truyện thơ của ông khá đa  dạng, phong phú.

Đọc thêm Hãy nêu những đặc điểm của chủ nghĩa nhân đạo Nguyễn Du.

Nguyễn Đình Chiếu đã rất trung thành với những quan điểm nghệ thuật đó khi viết Truyện Lục Vân Tiên; Dương Từ – Hà Mậu; Ngư Tiều y thuật vấn đáp; Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc; Văn tế Trương Định, Văn tế nghĩa sĩ trận vong lục tỉnh và một số bài thơ Đường luật. 

Trước khi thực dân Pháp xâm lược, các sáng của Nguyễn Đình Chiểu đề cao đạo lí con người. Trong Truyện Lục Vân Tiên, tác giả ngợi ca phẩm chất sáng ngời của Vân Tiên, một người con hiếu thảo, một trang nam nhi có lí tưởng, sẵn sàng quên mình cứu dân gặp nạn, đánh giặc Ô Qua, chung thủy trong tình yêu, trung thành với bạn bè, nhiệt tâm với chính nghĩa.

Cũng trong tác phẩm, Nguyễn Đình Chiểu còn ngợi ca tình yêu chung thủy của Nguyệt Nga, lòng trung thành của Tiểu đồng, lòng thẳng ngay của Hớn Minh, Tử Trực, nêu cao tư tưởng ghét thương của ông Quán… Truyện Lục Vân. Tiên còn là bản án kết tội những kẻ bất nghĩa, bất nhân như cha con Võ Công tráo trở, viên Thái sư hiểm độc, Trịnh Hâm, Bùi Kiệm dốt nát, phần trắc, đê tiện.

Với Dương Từ – Hà Mậu, Nguyễn Đình Chiểu cũng thể hiện tinh thần đạo lí. Các nhân vật Dương Từ, Hà Mậu đã đi theo đạo khác, bỏ gia đình nheo nhóc nhưng sau được giác ngộ, trở về với chính đạo.

Từ khi thực dân Pháp xâm lược nước ta, nổi bật trong các sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu là một tấm lòng thương dân, yêu nước vô hạn. Hàng . loạt các tác phẩm như Chạy giặc, Ngọn gió đông, Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc, Văn tế Trương Định, Văn tế nghĩa sĩ trận vong lục tình, Thơ điếu Phan Tòng… đã lên án mạnh mẽ quân xâm lược, phê phán triều đình nhu nhược, ngợi ca tỉnh thần nghĩa khí và những tấm gương chiến đấu của nhân dân. Trong đó, Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc là tác phẩm xúc động nhất về người anh hùng nông dân Nam Bộ. Đó là những người quanh năm nghèo khó, chưa từng câm vũ khí nhưng khi giặc đến thì xông lên chiến đấu quên mình. Bài văn còn là lời bộc bạch gan ruột của những người dân không cam chịu làm nô lệ, thể đánh giặc đến cùng, là lời trách móc thâm trầm với thái độ đầu hàng bạc nhược của triều đình nhà Nguyễn.

Đọc thêm Tóm tắt Truyện Kiều - Nguyễn Du

Giai đoạn này, Nguyễn Đình Chiểu còn sáng tác Ngư Tiều y thuật vấn đáp, một tác phẩm có tính chất đối thoại. Kể lại hành trình đi đến “rừng y” của hai nhân vật Bào Tử Phược và Mộng Thê Triển, nhà thơ tiếp tục thể hiện tinh thần gắn bó với nhân dân, tấm lòng thương dân và yêu nước mãnh liệt. 

Nguyễn Đình Chiểu sáng tác trên nhiều thể loại: truyện thơ trường thiên, thơ Đường luật, văn tế… thể loại nào cũng đạt được những thành công lớn. Trong các sáng tác của mình, ông luôn lựa chọn lời văn mộc mạc, bình dị nhưng lại hết sức chính xác, gợi cảm. Những bài thơ Đường luật của ông có lời lẽ trang nhã, trau chuốt mang vẻ đẹp cổ điển của văn chương bác học. Nguyễn Đình Chiểu có tài lựa chọn những chỉ tiết rất điển hình để dựng nên hình tượng các nghĩa sĩ sống mãi trong tâm trí người đọc.

Có một điều hết sức đặc biệt ở Nguyễn Đình Chiểu là ông chỉ sáng tác bằng chữ Nôm. Điều đó chứng tỏ nhà thơ chỉ một lòng hướng về đông đảo quần chúng. Và cũng bởi một lòng hướng về nhân dân tên Nguyễn Đình Chiểu là nhà văn đầu tiên xây dựng thành công hình ảnh những người nông dân trong văn học dân tộc, đắp tô tượng đài vĩnh cửu về người anh hùng Nam Bộ tiên phong trong công cuộc chống thực dân Pháp xâm lược.

Trong sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu, tư tưởng nho gia được đề cao thành một thứ chính đạo. Nhưng tư tưởng ấy luôn mang nội dung đạo nghĩa nhân dân, gắn chặt với ý thức trách nhiệm đối với vận mệnh của đất nước do đó có ý nghĩa xã hội to lớn, khởi đầu cho một thời đại văn chương sử thi mới sau này.

Với tất cả những đóng góp đó, Nguyễn Đình Chiểu xứng đáng là ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc Việt Nam (Phạm Văn Đồng).

Bài viết liên quan:

  1. Lập trường nhân dân của Nguyễn Đình Chiểu
  2. Lòng yêu nước của Nguyễn Đình Chiểu
  3. Cảm nhận về con người Nguyễn Đình Chiểu qua bài thơ Chạy giặc
  4. Ảnh hưởng cuộc đời đến sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu

Từ khóa » Tìm Hiểu Tác Giả Nguyễn đình Chiểu