Vài Nét Về Cuộc đời Và Sự Nghiệp Của Tác Giả Nguyễn Đình Chiểu
Có thể bạn quan tâm
Nguyễn Ðình Chiểu được xem là người mở đầu cho giai đoạn văn học Việt Nam nửa cuối thế kỷ XIX. Các sáng tác của ông luôn thể hiện lòng yêu nước của nhân dân miền Nam và cổ vũ tinh thần chống bọn xâm lược ngay từ ngày đầu chúng đặt chân lên đất nước ta. Hãy tìm hiểu một vài nét về cuộc đời và sự nghiệp của tác giả Nguyễn Đình Chiểu trong bài viết dưới đây nhé.
Mục Lục
Vài nét về cuộc đời tác giả Nguyễn Đình Chiểu
Nguyễn Đình Chiểu (1822 – 1888) tự Mạnh Trạch, hiệu Trọng Phủ, Hối Trai. Ông sinh ngày 1/7/1822, tại làng Tân Khánh, phủ Tân Bình, huyện Bình Dương, tỉnh Gia Định (thuộc TP Hồ Chí Minh ngày nay).
Ông xuất thân trong một gia đình nhà nho, từ nhỏ đã rất thông minh, hiếu học và chăm chỉ. Năm 12 tuổi, vì thời thế loạn lạc ông được cha gửi ra Huế để học tập và sinh sống. Đến năm 19 tuổi, ông quay lại Gia Định và tiếp tục sự nghiệp học tập của mình và 3 năm sau đó (1843) ông thi đỗ tú tài ở trường thi Gia Định.
Năm 1846, Nguyễn Đình Chiểu lại ra Huế học tập và chuẩn bị thi tiếp tại quê cha, nhưng lúc sắp vào trường thi ông nhận được tin mẹ mất nên phải bỏ thi trở về Nam chịu tang (1849). Trên đường về, vì thời tiết thất thường, vất vả và khóc thương nhiều nên ông bị bệnh rồi mù cả hai mắt. Trong thời gian nghỉ lại Quảng Nam chữa bệnh, mặc dù bệnh không hết, nhưng ông đã được vị danh y truyền dạy nghề thuốc. Sau đó, Nguyễn Đình Chiểu trở về Gia Định mở trường dạy học, bốc thuốc chữa bệnh cho dân. Từ đó tiếng thơ Đồ Chiểu cũng bắt đầu vang lên khắp miền Lục tỉnh.
Đến năm 1859, khi giặc Pháp đánh vào Gia Định, mặc dù không trực tiếp ra chiến trường nhưng ông vẫn nhiệt tình tham gia những phong trào yêu nước, bàn mưu tính kế chống giặc các nhà lãnh tụ nghĩa quân. Ông còn tích cực sáng tác những tác phẩm văn chương phục vụ cho kháng chiến, động viên khích lệ tinh thần chiến đấu của nhân dân ta.
Sau khi 6 tỉnh Nam Kỳ rơi vào tay giặc Pháp, ông chạy về quê vợ ở Cần Giuộc sau đó di dời về Ba Tri (tỉnh Bến Tre). Tại đây ông tiếp tục dạy học, bốc thuốc và sáng tác phục vụ nhân dân, một lòng trung thành với Tổ quốc cho đến khi trút hơi thở cuối cùng.
Xem thêm: Top các nhà văn nổi tiếng của Việt Nam hiện nay
Quá trình sáng tác văn chương của Nguyễn Đình Chiểu
Nguyễn Đình Chiểu không chỉ là nhà văn mà còn là nhà giáo, thầy thuốc và là một nhà tư tưởng. Sự nghiệp sáng tác của ông được chia làm hai giai đoạn chính: trước và sau khi thực dân Pháp xâm lược:
– Ở giai đoạn đầu:
Ông viết hai truyện thơ dài là Truyện Lục Vân Tiên và Dương Từ – Hà Mậu. Cả hai tác phẩm này đều nhằm mục đích truyền bá đạo lý làm người mang tinh thần nhân nghĩa của đạo Nho, nhưng cũng rất đậm đà tính nhân dân và truyền thống dân tộc.
Những mẫu người lý tưởng của tác giả Nguyễn Đình Chiểu đều là những con người sống nhân hậu, thủy chung, biết giữ gìn nhân cách ngay thẳng, dám đấu tranh và có đủ sức mạnh để chiến thắng những thế lực bạo tàn, cứu nhân độ thế.
– Trong giai đoạn sau:
Các sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu được xem là lá cờ đầu của văn thơ yêu nước chống Pháp nửa cuối thế kỉ XIX với những tác phẩm xuất sắc về cả nội dung tư tưởng, tình cảm và nghệ thuật. Có thể kể đến một số tác phẩm như Chạy giặc, Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc, Văn tế Trương Định, Thơ điếu Phan Tòng, Thơ điếu Trương Định, Văn tế nghĩa sĩ trận vong Lục tỉnh, Ngư Tiều y thuật vấn đáp (còn gọi là Ngư Tiều vấn đáp nho y diễn ca, một truyện thơ dài).
Nội dung các tác phẩm này tái hiện lại một cách chân thực về thời kì đau thương của đất nước và tố cáo tội ác của kẻ thù, lên án những kẻ bán nước, cầu vinh. Đồng thời khích lệ lòng căm thù quân giặc, nhiệt liệt biểu dương người anh hùng nghĩa sĩ hy sinh vì Tổ quốc. Ca ngợi những người sĩ phu yêu nước, giữ niềm tin vào ngày mai, bất khuất trước kẻ thù, khích lệ ý chí cứu nước.
Vài nét về cuộc đời và sự nghiệp của tác giả Nguyễn Đình Chiểu
Xem thêm: Giới thiệu một số tiểu thuyết đặc sắc của tác giả Đinh Mặc
Nội dung tư tưởng trong các sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu
Nguyễn Đình Chiểu bắt đầu viết văn sau khi bị mù và hầu hết các tác phẩm của ông đều viết bằng chữ Nôm. Thơ văn của ông luôn mang nặng lý tưởng đạo đức nhân nghĩa, giá trị làm người trong cuộc sống. Cũng như khích lệ lòng căm thù giặc và ý chí cứu nước của nhân dân đồng thời ca ngợi những con người sẵn sàng làm việc nghĩa, sẵn sàng hi sinh vì dân, vì nước.
Tập thơ đầu tiên và cũng là tập thơ nổi tiếng nhất trong sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu đó chính là tác phẩm “Lục Vân Tiên”. Đây là tác phẩm ý nghĩa và đặc sắc mang đến cho người đọc biết bao bài học thấm thía về đạo lý làm người và truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta. Ngoài ra, ông còn sáng tác một số tác phẩm phản ánh chân thực về thời kỳ đau thương của đất nước và tố cáo tội ác kẻ thù như Chạy giặc, Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc, Ngư tiều y thuật vấn đáp…
Với những sáng tác của mình, Nguyễn Đình Chiểu đã có những cống hiến rất to lớn cho nền văn học nước nhà. Ông cũng chính là một tấm gương sáng ngời về ý chí nghị lực phi thường, về đạo đức làm người và lòng yêu nước, lòng căm thù giặc. Cuộc đời và sự nghiệp thơ văn của tác giả Nguyễn Đình Chiểu sẽ luôn sống mãi trong lòng người dân đất Việt.
Tổng hợp
Rate this postTừ khóa » Tìm Hiểu Tác Giả Nguyễn đình Chiểu
-
Nguyễn Đình Chiểu – Wikipedia Tiếng Việt
-
Tác Giả Nguyễn Đình Chiểu - Cuộc đời, Sự Nghiệp, Phong Cách ...
-
Tác Giả Nguyễn Đình Chiểu.
-
Cuộc đời Và Sự Nghiệp Tác Giả Nguyễn Đình Chiểu - Áo Kiểu đẹp
-
Tiểu Sử Cuộc đời Và Sự Nghiệp Sáng Tác Của Nguyễn Đình Chiểu
-
Tác Phẩm: Nguyễn Đình Chiểu, Ngôi Sao Sáng Trong Văn Nghệ Của ...
-
Giới Thiệu Về Tác Giả Nguyễn Đình Chiểu Ngữ Văn 11
-
Giới Thiệu Về Tác Giả Nguyễn Đình Chiểu
-
Văn Tế Nghĩa Sĩ Cần Giuộc Phần Tác Giả Nguyễn Đình Chiểu - Hoc247
-
Bài Học: Tác Giả Nguyễn Đình Chiểu - Giỏi Văn
-
Soạn Bài Tác Giả Nguyễn Đình Chiểu - Môn Văn - Tìm đáp án, Giải Bài
-
Tiểu Sử Cuộc đời Và Sự Nghiệp Của Nhà Thơ Nguyễn Đình Chiểu
-
Tác Giả Nguyễn Đình Chiểu - Lớp 9 - Luyện Tập 247
-
Soạn Bài Văn Tế Nghĩa Sĩ Cần Giuộc : Tác Giả Nguyễn Đình Chiểu