Giống Dừa Mã Lai Cho 200 Trái/ Năm - Bảo Hành Đúng Giống

Dừa mã lai hiện nay được đánh giá là giống dừa uống nước ngon, cho năng suất cao và dễ thích nghi với nhiều môi trường khác nhau. Giống dừa mã lai đã và đang là “người bạn” đồng hành, mang lại nguồn thu nhập khá cho rất nhiều bà con nông dân trong nhiều năm nay.

Tìm hiểu về giống dừa mã lai

Dừa mã lai thực chất là dừa xiêm đỏ giống mới, là giống dừa riêng biệt. Dừa mã lai và dừa xiêm đỏ bình thường là 2 giống hoàn toàn KHÁC NHAU. Chúng ta cần phân biệt rõ để tránh lẫn lộn.

Như vậy, nếu xét đúng ra, dừa mã lai có nguồn gốc từ Thái Lan, đã được lai tạo thành giống thuần tại Việt Nam nhiều năm nay. Dừa mã lai không phải là một giống dừa xuất xứ từ Mã Lai (Malaysia), sở dĩ có tên gọi này là do người dân đặt và gọi dần thành quen. Vậy, chúng ta vẫn sẽ gọi là Dừa mã lai để dễ nhớ, dễ phân biệt. Quan trọng là có được nguồn giống chuẩn, khỏe mạnh cho bà con mình là tốt.

cay dua ma lai bau cay giong ut hien

Phân loại dừa mã lai

Giống dừa mã lai có 2 loại: Dừa mã lai đít bầu và Dừa mã lai đít chu. Hay còn gọi là dừa mã lai bầu, dừa mã lai chu đều được.

phan biet dua ma lai bau dua ma lai chu

Dừa mã lai bầu ở chóp trái (đít trái) vẫn có độ chu nhất định màu xanh nhạt, đó mới là giống chuẩn dừa mã lai. Dừa mã lai bầu không thể có trái tròn và to như dừa xiêm đỏ lai, dừa ta được. Bà con mình cần chú ý đặc biệt đến điểm này khi chọn giống nhé.

Dừa mã lai bầu có vỏ mỏng, gáo tròn, nước nhiều, ngọt thơm.

Dừa mã lai chu trái nhỏ hơn, phần đít chu rõ, vỏ dày hơn và nước ít hơn mã lai bầu 1 chút, nước rất ngọt. Hiện nay dừa mã lai chu đã được thị trường xuất khẩu công nhận và đi đến các nước ngoài để tiêu thụ.

Giá cây giống dừa mã lai là bao nhiêu?

Tại nhà vườn cây giống Út Hiện, mức giá tại vườn trong khoảng 48.000 – 52.000/ cây giống tuỳ theo số lượng của 1 đơn hàng. Đôi khi, bạn sẽ bắt gặp một số nơi báo giá 60.000-80.000/ cây. Nhìn chung, trên thị trường rộng lớn tất nhiên sẽ có sự chênh lệch về giá bán. Có nhiều khách hàng thắc mắc vì sao giá của nhà vườn thấp hơn như vậy thì có chuẩn giống không? Xin hãy yên tâm, chúng tôi có thể đảm bảo rằng từng trái dừa mã lai giống đều

Trồng dừa mã lai bao lâu có trái?

Cây giống dừa mã lai khi được chăm sóc tốt sẽ cho lưỡi mèo sau 2,5 năm trồng. Kể cả dừa mã lai bầu và dừa mã lai chu đều như vậy. Chúng thuộc giống dừa lùn cao sản (dừa lùn sản lượng cao), phần thân cao 2-3 gang tay đã có thể mang trái rồi (tính chiều cao thân gỗ, không vuốt lá). Nhiều trường hợp chỉ sau 20 tháng cây đã cho lưỡi mèo (chuẩn bị cho trái), mặc dù đó là dấu hiệu đáng mừng khi càng chắc chắn được rằng cây trồng đúng giống và khỏe mạnh, tuy nhiên chúng ta không nên để trái nhiều vì cây lúc này vẫn chưa đúng sức, dễ bị suy cây khi để cây mang trái. Do vậy, cần tối thiểu 2,5 năm tương đương 30 tháng hãy để cây mang trái. Có vậy mới đảm bảo được năng suất về mặt lâu dài.

Năng suất giống dừa mã lai

Năng suất dừa mã lai bầu: Ưu điểm của giống mã lai bầu là vỏ mỏng, gáo to, nước ngọt thanh, buồng dừa cho trái rất nhiều. Khi tỉa trái xong, ta để được từ 12-16 trái/ buồng dừa. Thu hoạch trọn số lượng đó, không ít hơn. Do vậy nhìn trái dừa trên cây rất đã mắt. Theo thống kê và kinh nghiệm, cứ 20 ngày là dừa sẽ cho lưỡi mèo, như vậy trung bình 2 tháng ta thu hoạch 3 lần. Giá dừa sẽ tăng cao khi ở những tháng nắng nóng.

Năng suất dừa mã lai chu: Trái rất nhiều, rơi vào khoảng 16 trái/ buồng. Ưu điểm lớn nhất của dừa mã lai chu là ít rụng trái sinh lý. Sản lượng nhiều và ổn định theo thời gian. Được thị trường xuất khẩu ưa chuộng do vỏ dày dễ gia công và vận chuyển, thêm vào đó là độ ngọt của nước dừa cao nên các công ty cũng dễ dàng hơn trong việc chào hàng với thị trường ngoài nước.

Chọn cây giống dừa mã lai sao cho chuẩn?

Chọn nơi cung cấp

Bạn cần lựa chọn nơi cung cấp cây giống có nhiều năm kinh nghiệm, sản xuất dừa giống từ vườn dừa mẹ cho năng suất cao ổn định. Họ đã cung cấp số lượng lớn ra thị trường, được nhiều người tin dùng. Cơ sở còn phải biết cách trồng và chăm sóc giống cây mà họ đang sản xuất, cung cấp, đủ kiến thức để tư vấn đúng đến người mua.

vuon-dua-ma-lai-cay-giong-ut-hien

Cây dừa mã lai bầu làm giống ở vườn ươm cây giống Út Hiện

Đánh giá qua hình dáng trái dừa giống

Khi mua cây giống dừa mã lai nên xem trái trần, chưa vô bầu để bạn nhận định được trái dừa làm giống có chuẩn hay không. Ở dạng cây giống rất khó mà xác định được dừa đúng giống và dừa bị lai, kể cả những người làm vườn có kinh nghiệm. Yêu cầu xem và chọn dừa trần cũng là một cách để đánh giá xem cơ sở/ cá nhân cung cấp dừa giống có tự tin với sản phẩm họ cung cấp hay không.

Xem độ khỏe của cây dừa giống

Chọn cây giống dừa mã lai đang chuẩn bị phát rễ, bộ lá xanh tốt, không có dấu hiệu của sâu bệnh.

Dù là dừa mã lai bầu hay dừa mã lai chu đều có giá trị riêng của nó. Thật sự không thể nhận định loại nào hơn loại nào. Còn phải tuỳ thuộc theo vùng miền, thị trường tại nơi đó hướng đến dừa uống nước nội địa hay muốn tạo vùng để xuất khẩu. Từ đó sẽ có sự lựa chọn phù hợp cho khu vườn của mình.

Quan trọng nhất vẫn là giống phải đúng, không lai tạp để có được vườn dừa chuẩn, cho ra sản lượng và chất lượng trái như mong muốn.

cay-giong-dua-ma-lai-0932600194

Cây giống dừa mã lai bầu được ươm tại nhà vườn Út Hiện

Khoảng cách trồng dừa mã lai

Trồng kinh tế với khoảng cách 6m*6m cây, trung bình 28 cây/ 1000m2.

Làm đất trước khi trồng giống dừa mã lai

Để trồng dừa Mã Lai đạt năng suất cao nhất, quan trọng là khâu làm đất. Chú ý đỉnh của mô đất cách đỉnh triều cường ít nhất 0,5 mét.

Bón lót

Trước trồng 15-20 ngày bón lót mỗi mô đất với: Phân hữu cơ khoảng 20-30 kg (hoặc phân hữu cơ dạng viên nén khoảng 1 muỗng canh)  + 100g super lân/ lân hữu cơ + 200gram kali, trộn đều và lấp đất kín lại.

Cách đặt cây con

Đào hố to cỡ kích thước của trái dừa giống, đặt cây xuống, lấp đất lại cho vừa bít trái dừa giống, không lấp đất quá sâu, làm tơi lớp đất mặt để cây có không gian “thở”. Chú ý đừng đặt trái dừa quá sâu sẽ làm cây chậm phát triển. Cũng không nên đặt trái quá nổi/ cạn, tức là lấp đất không bít trái dừa giống thì sau này gốc cây sẽ phình to. Phần thân dừa sẽ hướng ra phía mương nhé bà con.

Lưu ý khi chăm sóc vườn dừa mã lai

Hàng năm, cần dùng bùn bồi đắp vườn, giúp giữ ẩm, tạo nguồn đất cho cây phát triển; sử dụng tàu lá khô che, đậy xung quanh gốc. Khi cây mới có trái bị trật bẹ, dùng cây, dây thừng gia cố trái cho quày ổn định, giúp thu hoạch đạt hiệu quả. Độ mặn 3 – 4%, cây vẫn phát triển tốt, cao hơn sẽ gây đẹt trái, giảm chất lượng.

Đồng thời, xử lý phòng chống bọ cánh cứng, sâu bệnh hại dừa định kỳ hàng tháng.

Cộng với việc chăm đúng, đủ phân thuốc, cây dừa cho trái rất nhiều. Thậm chí, phải cắt bỏ bớt để cây nuôi trái còn lại

Kỹ thuật bón phân cho giống dừa mã lai

Nhu cầu dinh dưỡng của cây dừa mã lai

Bón phân: So với các loại cây trồng khác, kali là chất dinh dưỡng đa lượng đứng số một, và clor là chất dinh dưỡng đa lượng được xếp vào hàng thứ hai:

Cụ thể: K>CL>N >P>Na>Ca.

– Kali: Cần thiết cho sự tạo thành cơm dừa và dầu dừa. Bón kali ở giai đọan mới trồng, cây con sẽ mọc mạnh, ra trái sớm, sai trái. Thiếu kali ở giai đoạn đầu sẽ ảnh hưởng đến năng suất dừa về sau (Vì lúc này, sau 2 năm trồng, trong thân dừa có thể tượng khối sơ khởi của mầm hoa), mặc dù thời gian sau được bón kali đầy đủ. Kali có ảnh hưởng đến việc tăng số buồng, số hoa cái, tỉ lệ đậu trái, trọng lượng trái. Do đó, cây dừa thiếu kali thường cho ít trái, trái nhỏ và năng suất thấp.

– Clor: Được xem như một chất đa lượng đối với cây dừa hơn là một chất vi lượng so với các cây trồng khác. Trên cây con, clor có ảnh hưởng đến sự gia tăng chu vi gốc thân, giúp gia tăng sự hấp thụ các chất kali, lân, canxi và ma-nhê nên giúp cho cây ra trái sớm. Đối với năng suất, clorua có vai trò quan trọng trong việc thành lập cơm dừa.

Nông dân thường có thói quen sử dụng các loại phân đã đươc các nhà sản xuất phối trộn vì tiện lợi như 16-16-8, 20-20-15. Với công thức này thì cây dừa thiếu kali, clor nhưng dư lân và đạm. Nếu bón phân hỗn hợp NPK 20-20-15, thì mỗi cây trong 1 năm cần bón 2,2kg, nhưng phải cộng thêm 650 gam phân kali. (vì trong 1kg NPK 20-20-15 chỉ có 200 gam đạm, 200 gam lân và 150 gam kali).

Nếu bón NPK 16-16-8 thì mỗi cây trong một năm cần bón 3kg, nhưng phải cộng thêm 800 gam phân kali. (vì trong 1kg phân này chỉ có 160 gam đạm, 160 gam lân và 80 gam kali. Nếu có điều kiện thì nên bón phân đơn sẽ tiết kiệm chi phí hơn (trên 1 triệu đồng/ha).

Video giống cây dừa mã lai tại nhà vườn Út Hiện

Cách bón phân cho giống dừa mã lai

Số lần bón: Trước đây, theo hướng dẫn thì bón mỗi năm hai lần, đầu mùa mưa và cuối mùa mưa. So với các cây trồng khác, cây dừa có đặc tính là sinh trưởng và sinh sản liên tục, trên cây lúc nào cũng có lá non, mầm hoa, buồng trái gần thu hoạch, buồng mới trổ…. Vì vậy, từ khi mang cây dừa ra trồng là phải cung cấp dinh dưỡng ngay năm đầu tiên, sau năm thứ hai (lúc này có thể trong thân đã xuất hiện mầm hoa) trở đi số lần bón được chia thành nhiều lần hơn, có thể mỗi tháng một lần nếu có điều kiện, cùng một liều lượng theo định mức/ cây /năm.

Vị trí bón: Có nhiều cách bón như bón theo hàng, đào lỗ, rạch hàng xung quanh gốc. Tuy nhiên, cách bón xung quanh và cách gốc 2-2,5m là hiệu quả cao. Nếu dùng vòi bơm tưới thấm nhiều lần sau khi bón thì có thể rãi xung quanh gốc và tủ lá để tránh bốc hơi, cách này có lợi là phân được phân bổ đều cho hệ thống rễ và đỡ tốn công đào đất.

Hạn chế của nông dân là bón phân theo giá dừa, khi giá tăng cao thì tập trung chăm sóc, nhưng theo đặc tính sinh lý sinh thái của cây dừa là khi được bổ sung dinh dưỡng thì hai năm sau mới cho kết quả rõ rệt.

Nước tưới cho giống dừa mã lai thế nào?

Có thể nói yếu tố nước được xếp ngang bằng với yếu tố phân bón, trên lý thuyết mỗi cây dừa cần từ 15- 20 lít nước/ngày. Sự khô hạn xuất hiện trong bất kỳ giai đoạn nào trong quá trình phát triển đều có ảnh hưởng lớn đến năng suất và kéo dài đến 2-3 năm tiếp theo. Nếu dùng vòi tưới lưu động thì nhớ điều khiển vòi phun luân phiên phân bổ nguồn nước đều các hướng và lập lại nhiều lần, tránh tập trung vào một chỗ quá lâu, nước sẽ chảy xuyên qua kẻ nứt, đất chưa kịp thấm đủ nước gây lãng phí.

Vệ sinh vườn dừa

Trong nông nghiệp, hiện có nhiều ý kiến cũng như khái niệm khác nhau về mức độ vệ sinh vườn cây nói chung và vườn dừa nói riêng. Thực tế, đối với mãnh vườn có cỏ rác thì độ phì tốt hơn và quần thể thiên địch xuất hiện phong phú hơn là mầm bệnh. Vấn đề quan trọng là người làm vườn có biết theo dõi và quản lý điều chỉnh thích hợp hay không. Thường đối với vườn dừa chỉ cần theo dõi sự xuất hiện của sùng kiếng vương, còn các loài sâu bệnh trên mặt đất là không đáng quan tâm. Kinh nghiệm cho thấy vườn dừa có phủ nhiều cỏ rác, xác bã trong nông nghiệp đều cho năng suất cao, lớp lá và cỏ mục được xem là kho dự trữ dinh dưỡng khi cây chưa sử dụng hết và cũng để giữ ẩm cho đất. Cũng cần nói thêm là có không ít nông dân, khi vệ sinh phần thân cây dừa thì hay đốt nhen dừa. Điều này rất tai hại, sẽ làm ảnh hưởng đến các bộ phận sinh trưởng và sinh sản còn non trong thân và chết thiên địch.

Trong tình hình một số côn trùng lạ có tính nguy hại cao xuất hiện trong những năm gần đây như bọ vòi voi, sâu đục mầu trái non thì việc thu gom những trái dừa non rụng trong vườn đem tiêu hủy là rất hữu ích, sẽ làm giảm mật số cây bị thiệt hại.

Quản lý cỏ trong vườn dừa

Về mặt khoa học, hiện nay người ta ít dùng cụm từ “diệt cỏ”. Cỏ trong vườn có nhiều lợi ích cho cây trồng, cỏ được ví như một máy bơm sinh học góp phần điều hòa ẩm độ cho cây trồng, chống xoáy mòn, hạn chế đất bị nén chặt, nhất là vào mùa mưa, cung cấp lại chất hữu cơ cho đất. Quản lý là phát triển độ che phủ của cỏ vào mùa nắng để giữ ẩm và hạn chế phát triển mạnh vào mùa mưa. Quản lý cỏ còn là việc trồng xen hợp lý các loại cây hằng niên và đa niên để tăng thu nhập và hạn chế cỏ dại. Không dùng thuốc diệt cỏ vì làm ảnh hưởng đến các loại côn trùng có ích.

Có sử dụng thuốc BVTV không?

Là một biện pháp bất khả kháng, có thể nói là tối kỵ, nhất là thuốc trừ sâu sẽ làm ảnh hưởng lớn đến thiên địch vô cùng quý giá trong điều kiện hiện nay như ong ký sinh, kiến vàng, bọ đuôi kiềm. Làm hỏng quần thể hệ sinh thái này thì rất khó khắc phục.

Sâu bệnh thường gặp và cách phòng trị

Bà con nên chú ý 2 loại sâu bệnh: Sâu đuông (đuông dừa) và Bọ cánh cứng.

Chúng tôi có một bài viết chi tiết về vấn đề sâu bệnh này. Bao gồm có dấu hiệu nhận biết, cách phòng trị hiệu quả. Mời bạn xem TẠI ĐÂY nhé.

> Mời bạn đọc báo: Tiền Giang: Trồng loại cây siêu lùn ra chi chít trái, cho nước thơm ngon, ông nông dân thu tiền tỷ mỗi năm.

> Xem ngay: Bảng giá giống cây ăn quả tại vườn Út Hiện 2022

Để trao đổi và tư vấn rõ hơn, bà con vui lòng liên hệ SDT/ Zalo 0932.600.194 – 0901.030.010

Click to rate this post![Total: 19 Average: 5]

Từ khóa » Cách ươm Dừa Giống Mã Lai