Tiêu Chuẩn TCVN 10684-5:2018 Giống Và Hạt Giống Cây Dừa

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 10684-5:2018

CÂY CÔNG NGHIỆP LÂU NĂM - TIÊU CHUẨN CÂY GIỐNG, HẠT GIỐNG - PHẦN 5: CÂY DỪA

Perennial industrial crops - Standard for seeds and seedlings - Part 5: Coconut tree

Lời nói đầu

TCVN 10684-5:2018 do Viện Nghiên cứu Dầu và Cây có dầu xây dựng, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lưng Chất lượng thm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố

CÂY CÔNG NGHIỆP LÂU NĂM - TIÊU CHUN CÂY GIỐNG, HẠT GIỐNG - PHN 5: CÂY DỪA

Perennial industrial crops - Standard for seeds and seedlings - Part 5: Coconut tree

1  Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định các chỉ tiêu kỹ thuật đối với cây giống dừa (Cocos nucifera L.) thuộc nhóm dừa cao, dừa lùn và dừa lai, được nhân hữu tính bằng phương pháp ươm quả.

2  Thuật ngữ, định nghĩa

Trong tiêu chuẩn này sử dụng các thuật ngữ và định nghĩa sau:

2.1

Cây dừa mẹ (Mother palms)

Cây dừa được chọn thông qua công tác bình tuyển và công nhận, mang những đặc tính đặc trưng của giống, có năng suất cao, ổn định so với các cá thể còn lại của cùng một quần thể.

2.2

Vườn dừa b, vườn dừa mẹ (father coconut gardens, mother coconut gardens)

Vườn dừa được nhân giống bằng phương pháp hữu tính từ những cây dừa đã được tuyển chọn hoặc từ giống gốc nhập nội của nhóm dừa lùn (vườn dừa mẹ) và nhóm dừa cao (vườn dừa bố), sử dụng cho lai hữu tính, tạo ra quả giống dừa lai.

2.3

Quả giống (Seed nuts)

Quả dừa đạt tiêu chuẩn chất lượng đặc trưng cho giống. Đối với nhóm dừa cao và nhóm dừa lùn, quả giống được thu trên cây dừa mẹ. Đối với nhóm dừa lai, quả giống (quả lai thế hệ F0) được thu trên cây dừa mẹ sau khi lai.

2.4

Cây dừa ging (seedling coconut)

Cây giống được ươm từ quả dừa giống, đạt tiêu chuẩn xuất vườn.

2.5

Tính đúng giống (Varietal identity)

Sự phù hợp về các tính trạng đặc trưng của các cây giống so với bản mô tả các tính trạng đặc trưng của giống.

2.6

Độ đồng đều (Varietal uniformity)

Tỷ lệ phần trăm các cây dừa có cùng đặc trưng về hình thái của giống so với tổng số cây dừa kiểm tra.

2.7

Nhóm dừa cao (Tall varieties)

Nhóm dừa dùng để lấy dầu, có hoa tự đồng chu, thụ phấn chéo; thân cây cao (từ 20 m đến 25 m), có gốc phình ra. Thời gian từ khi trồng đến khi ra hoa khoảng 5 năm đến 6 năm; chu kỳ khai thác từ 50 năm đến 60 năm; khối lượng quả lớn, vỏ quả dày, khối lượng cơm dừa lớn; hàm lượng dầu cao (60 % đến 65 %); khả năng thích nghi rộng.

2.8

Nhóm dừa lùn (Dwart varieties)

Nhóm dừa dùng để uống nước, có hoa tự đồng chu, tự thụ phấn; thân cây thấp (từ 10 m đến 12 m), gốc không phình to; từ khi trồng đến khi ra hoa khoảng 3 năm đến 4 năm; chu kỳ khai thác trong khoảng từ 30 năm đến 40 năm; khối lượng quả nhỏ, vỏ quả mỏng, khối lượng cơm dừa thấp và khả năng thích nghi hẹp.

2.9

Nhóm dừa lai (Hybrid varieties)

Nhóm dừa được lai tạo giữa nhóm dừa lùn với nhóm dừa cao, có chiều cao cây trung bình. Thời gian từ khi trồng đến khi ra hoa khoảng 3 năm đến 4 năm; khối lượng quả trung bình, có hàm lượng dầu cao (từ 60 % đến 68 %).

3  Yêu cầu kỹ thuật

3.1  Yêu cầu đối với bầu cây

3.1.1  Giá thể trong túi bầu

Giá thể trong túi bầu phải tơi xốp, có khả năng giữ ẩm tốt và đủ dinh dưỡng. Thành phần nguyên liệu để làm giá thể như sau: Đất mặt, bụi xơ dừa, tro trấu, phân hữu cơ, phân lân... Giá thể được xử lý bằng thuốc trừ nấm trước khi cho vào túi bầu.

3.1.2  Quy cách bầu

Túi bầu làm bằng vật liệu thích hợp như nhựa dẻo polyetylene (PE), màu tối. Kích thước túi bầu tối thiểu 40 cm x 40 cm (đối với nhóm dừa cao, dừa lai), 35 cm x 35 cm (đối với nhóm dừa lùn).

Mỗi túi bầu được đục từ 24 lỗ đến 32 lỗ ở nửa phía dưới để thoát nước, đường kính lỗ từ 0,8 cm đến 1,0 cm.

Giá thể cho vào túi được nén chặt vừa phải và thấp hơn mép bầu từ 1 cm đến 2 cm. Lưng bầu không nhăn nhúm hoặc bị gẫy gập.

3.2  Yêu cầu đối với vườn ươm

3.2.1  Địa điểm

Vườn ươm dừa giống được xây dựng ở nơi có nguồn nước tưới và thoát nước tốt, thuận tiện giao thông.

3.2.2  Thiết kế vườn ươm

Thiết kế vườn ươm phải thoát nước, thuận lợi cho thi công, chăm sóc và vận chuyển cây giống; có giàn che phía trên và xung quanh, đảm bảo nhu cầu về ánh sáng và độ ẩm của cây giống dừa.

Cây giống được bảo quản nơi thoáng mát (độ che sáng từ 40 % đến 50 %; độ ẩm từ 60 % đến 70 %) và xử lý sâu bệnh trước khi xuất vườn.

3.2.3  Hồ sơ vườn ươm

Hồ sơ quản lý vườn ươm cây giống dừa phải bao gồm các thông tin như: Nguồn gốc giống dừa mẹ (đối với nhóm dừa lùn và nhóm dừa cao); nguồn gốc giống dừa bố và giống dừa mẹ (đối với nhóm dừa lai); bản mô tả các tính trạng đặc trưng của giống; thời gian thụ phấn; thời gian thu hoạch quả; thời gian ươm quả; số lượng quả ươm; số lượng quả nảy mầm chuyển sang vườn ươm cây con; ngày chuyển sang vườn ươm cây con; số cây xuất vườn; thời gian xuất vườn; biên bản kiểm định chất lượng lô cây giống.

3.3  Yêu cầu đối với cây dừa mẹ

Cây dừa mẹ đáp ứng yêu cầu tại Bảng 1.

Bảng 1 - Yêu cầu đối với cây dừa mẹ

Tên ch tiêu

Yêu cầu

Nhóm dừa cao

Nhóm dừa lùn

1. Tui cây

Từ 10 năm đến 40 năm

Từ 8 năm đến 30 năm

2. Thân và lá cây

- Thân cây thẳng, chắc khỏe, sẹo lá sít nhau

- Tán lá hình cầu

- Tổng số lá mở từ 32 lá trở lên, phân bố đều.

- Thân cây thẳng, đều, chắc khỏe, sẹo lá sít nhau

- Tán lá hình cầu

- Tổng số lá mở từ 30 lá trở lên, phân bố đều.

3. Năng suất

Từ 80 quả/cây/năm trở lên và ổn định liên tục từ 3 năm trở lên.

Từ 100 quả/cây/năm trở lên và ổn định liên tục từ 3 năm trở lên.

4. Qu

- Khi lượng quả khô: từ 1 800 g đến 2 000 g;

- Khối lượng cơm dừa tươi/quả: từ 400 g đến 550 g.

- Khối lượng quả khô: từ 600 g đến 900 g;

- Khối lượng cơm dừa tươi/quả: từ 180 g đến 200 g

- Khối lượng nước/quả: từ 180 g đến 250 g

5. Sâu, bệnh hại

Không có sâu, bệnh hại chính như: Sâu đuông (Rhynchophorus ferrugineus), Kiến vương (Oryctes rhinoceros), Bọ cánh cứng (Brontispa longissima), bệnh thối nõn (Phytophthora palmivora).

3.4  Yêu cầu đối với vườn dừa bố, vườn dừa mẹ để sản xuất giống dừa lai

Vườn dừa bố, vườn dừa mẹ phải trồng cách xa với các vườn dừa khác từ 500 m trở lên. Trong trường hợp khoảng cách gần hơn, phải dùng bao cách ly chuyên dụng khi lai tạo.

Cây giống sử dụng làm bố, mẹ để sản xuất giống dừa lai phải đáp ứng yêu cầu tại Bảng 1.

3.5  Yêu cầu đối với quả giống

3.5.1  Nguồn gốc

Quả giống phải được lấy trên cây dừa mẹ (đối với nhóm dừa cao và nhóm dừa lùn).

Quả giống được lấy trên cây dừa mẹ sau khi lai (đối với nhóm dừa lai).

3.5.2  Hình dạng

Mang hình dạng đặc trưng của giống, không bị dị dạng, méo.

3.5.3  Khối lượng

- Đối với nhóm dừa cao: Từ 1 800 g đến 2 000 g;

- Đối với nhóm dừa lùn: Từ 600 g đến 900 g;

- Đối với nhóm dừa lai: Từ 800 g đến 1 000 g.

3.5.4  Độ chín

Quả đã chín sinh lý (từ 11 tháng đến 12 tháng sau khi được thụ phấn, vỏ quả xuất hiện những đốm nâu, lắc nhẹ nghe tiếng nước róc rách).

3.5.5  Sâu, bệnh hại

Quả không có sâu, bệnh hại chính như: Sâu đục quả (Tirathaba rufivera), Bọ xít (Amblypelta sp), Bọ vòi voi (Diocalandra frumenti), Bệnh thối quả (phytophthora ominivora).

3.6  Tiêu chuẩn cây giống

Cây giống khi xuất vườn đáp ứng yêu cầu của điều 3.1, 3.2, 3.3, 3.4, 3.5 và các yêu cầu tại Bảng 2.

Bảng 2 - Yêu cầu đối với cây giống

Tên ch tiêu

Yêu cầu

Nhóm dừa cao

Nhóm dừa lùn

Nhóm dừa lai

1. Hình thái chung

Cây sinh trưởng khỏe, thân cây thẳng, chỉ có một mầm, có màu sắc và hình dạng đặc trưng của giống

2. Chiều cao cây

Từ 70 cm đến 100 cm

Từ 60 cm đến 80 cm

Từ 70cm đến 100 cm

3. Bộ lá

Từ 5 lá đến 6 lá, có màu sắc đặc trưng của giống

Từ 4 lá đến 5 lá, có màu sắc đặc trưng của giống

Từ 5 lá đến 6 lá, có màu sắc đặc trưng của giống

4. Chu vi gc

Từ 10 cm đến 12 cm

Từ 9 cm đến 11 cm

Từ 10 cm đến 12 cm

5. Bộ rễ

Rễ có màu nâu sáng, phát triển mạnh

Rễ phát triển mạnh, màu nâu sáng. Đối với giống dừa Dứa, phần chóp rễ non có mùi thơm như mùi lá dứa

Rễ phát triển mạnh, màu nâu sáng

6. Tính đúng giống

Cây giống phải đúng giống cần sản xuất (tỷ lệ cây đúng giống của lô cây giống tại thời điểm xuất vườn phải đạt từ 95 % trở lên)

7. Độ đồng đều của cây giống

Mức độ khác biệt về hình thái không quá 5 % số lượng cây

8. Tuổi cây giống

Từ 4 đến 6 tháng (kể từ khi quả nảy mầm chuyển sang vườn ươm cây con)

Từ 3 đến 5 tháng (kể từ khi quả nảy mầm chuyển sang vườn ươm cây con)

Từ 4 đến 6 tháng (kể từ khi quả nảy mầm chuyển sang vườn ươm cây con)

9. Sâu bệnh hi

Cây không bị sâu, bệnh gây hại chính như: Bọ cánh cứng (Brontispa longissima), Bệnh đốm lá (Pestalozia palmarum), Bệnh thối rễ (Corticium vagum), bệnh thối nõn (Phytophthora palmivora)

4  Phương pháp kiểm tra

4.1  Lô giống kiểm tra

Mỗi lô kiểm tra có số cây không lớn hơn 10 000 cây giống.

4.2  Cách lấy mẫu kiểm tra

Dựa trên hình dạng, diện tích, địa hình của vườn ươm giống để xác định số lượng và vị trí các điểm kiểm tra trong vườn ươm giống, đảm bảo các điểm được chọn phân bố đều và đại diện cho toàn bộ lô giống.

Số điểm kiểm tra từ 5 điểm đến 10 điểm, nằm trên vị trí theo đường chéo, theo hình zigzag, theo tuyến dọc, tuyến ngang.

4.3  Số lần kiểm tra, số cây kiểm tra và thời điểm kiểm tra

4.3.1  Số lần kiểm tra, số cây kiểm tra

Số lần kiểm tra tối thiểu là 2 lần.

Số cây tối thiểu cho 01 điểm kiểm tra: 50 cây.

4.3.2  Thời điểm kiểm tra

Thời điểm kiểm tra: thời điểm mà các tính trạng đặc trưng của giống biểu hiện rõ nhất. Thời điểm kiểm tra lần cuối trước khi xuất vườn từ 1 tuần đến 4 tuần.

4.4  Đánh giá hình thái chung và bộ lá

Quan sát bằng mắt thường, đánh giá và nhận xét.

4.5  Xác định chiều cao cây

Dùng thước có độ chính xác 1 mm, đo từ mặt bầu tới đầu chót lá cao nhất.

4.6  Xác định chu vi gốc

Dùng thước có độ chính xác 1 mm, đo xung quanh gốc của thân cây sát mặt bầu.

4.7  Đánh giá bộ rễ

Quan sát bằng mắt thường, đánh giá và nhận xét. Riêng đối với giống dừa Dứa, dùng kéo cắt một đoạn nhỏ khoảng 0,5 cm ở đầu chóp rễ, vò nát để ngửi mùi thơm.

4.8  Đánh giá tính đúng giống

Đánh giá dựa vào hồ sơ vườn ươm và đánh giá hình thái, các chỉ tiêu nông học đặc trưng của giống như: kích thước, hình dạng của quả giống; kích thước, màu sắc thân cây; màu sắc cuống lá; màu sắc và bề rộng của phiến lá; bộ rễ... theo bản mô tả các tính trạng đặc trưng của giống.

4.9  Đánh giá độ đồng đều của cây giống

Quan sát đo đếm các chỉ tiêu như chiều cao cây, chu vi gốc, bộ lá trên điểm kiểm tra, tính tỷ lệ độ đồng đều của cây.

4.10  Xác định tuổi cây

Đánh giá bằng cách kiểm tra nhật ký hồ sơ của cơ sở sản xuất cây giống.

4.11  Đánh giá sâu bệnh hại

Quan sát, đánh giá dựa trên những triệu chứng, đặc điểm của các loại sâu, bệnh hại chính như: Bọ cánh cứng (Brontispa longissima), bệnh thối nõn (Phytophthora palmivora), Bệnh đốm lá (Pestalozia palmarum).

Thư mục tài liệu tham khảo

[1] Tài liệu kỹ thuật trồng dừa 1 (Giống, kỹ thuật vườn ươm) do Viện Nghiên cứu dầu và Cây có dầu biên soạn.

[2] Tiêu chuẩn tạm thời cây dừa mẹ và dừa giống của Sở NN & PTNT tỉnh Bến Tre.

[3] Báo cáo tổng kết nhiệm vụ bảo tồn và lưu giữ nguồn gen cây dừa, Võ Văn Long - Viện Nghiên cứu Dầu và cây có dầu thực hiện từ 2001-2009.

[4] Coconut mother palm selection and Nursery management (n Độ)

[5] Nursery management, selection of mother palms and seed nuts (Sri Lanka)

[6] Quanlity coconut seedling production (n Độ)

[7] Coconut nursery selection and management (Philippines)

Từ khóa » Cách ươm Dừa Giống Mã Lai