Giống Vật Nuôi - Bộ Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn

Turn on more accessible mode Turn off more accessible mode Sign In

PHÁPLỆNH

GIỐNG VẬT NUÔI

 

Căn cứ vào Hiến pháp nước Cộnghòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 đãđược sửa đổi, bổ sung theo Nghịquyết số 51/2001/QH10 ngày 25 tháng 12 năm 2001 của Quốchội khóa X, kỳ họp thứ 10;

Căn cứ vào Nghị quyết số21/2003/QH11 ngày 26 tháng 11 năm 2003 của Quốc hội khoáXI, kỳ họp thứ 4 về Chương trình xây dựngluật, pháp lệnh năm 2004;

Pháp lệnh này quy địnhvề giống vật nuôi.

 

CHƯƠNG I NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

 

Điều1. Phạm viđiều chỉnh

Pháp lệnh này quy định về quảnlý và bảo tồn nguồn gen vật nuôi; nghiên cứu, chọn,tạo, khảo nghiệm, kiểm định và công nhậngiống vật nuôi mới; sản xuất, kinh doanh giốngvật nuôi; quản lý chất lượng giống vậtnuôi.

 

Điều2. Đối tượngáp dụng

Pháp lệnh này áp dụng đốivới tổ chức, cá nhân Việt Nam, tổ chức, cánhân nước ngoài có hoạt động trong lĩnh vựcgiống vật nuôi trên lãnh thổ Việt Nam.

Trong trường hợp điềuước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩaViệt Nam ký kết hoặc gia nhập có quy địnhkhác với quy định của Pháp lệnh này thì áp dụngđiều ước quốc tế đó.

 

Điều3. Giải thích từ ngữ

Trong Pháp lệnh này, các từ ngữ dướiđây được hiểu như sau:

1. Giống vật nuôi là quần thể vậtnuôi cùng loài, cùng nguồn gốc, có ngoại hình và cấutrúc di truyền tương tự nhau, được hìnhthành, củng cố, phát triển do tác động củacon người; giống vật nuôi phải có số lượngnhất định để nhân giống và di truyềnđược những đặc điểm của giốngcho thế hệ sau.

Giống vật nuôi bao gồm các giống giasúc, gia cầm, ong, tằm, động vật thuỷ sảnvà các sản phẩm giống của chúng như tinh, phôi, trứnggiống, ấu trùng và vật liệu di truyền giống.

2. Giống vật nuôi thuần chủng là giốngổn định về di truyền và năng suất; giốngnhau về kiểu gen, ngoại hình và khả năng kháng bệnh.

3. Đàn giống cụ kỵ là đàn giốngvật nuôi thuần chủng hoặc đàn giống đãđược chọn, tạo, nuôi dưỡng đểsản xuất ra đàn giống ông bà.

4. Đàn giống ông bà là đàn giống vậtnuôi nhân từ đàn giống cụ kỵ để sảnxuất ra đàn giống bố mẹ.

5. Đàn giống bố mẹ là đàn giốngvật nuôi nhân từ đàn giống ông bà để sảnxuất ra giống thương phẩm.

6. Đàn giống hạt nhân sử dụngtrong nhân giống gia súc lớn là đàn giống tốt nhất,có nguồn gốc và xuất xứ rõ ràng, đượcnuôi dưỡng và chọn lọc theo mộtquy trình nhất định nhằm đạt đượctiến bộ di truyền cao để sản xuất rađàn nhân giống.

7. Đàn nhân giống sử dụng trong nhângiống gia súc lớn là đàn giống do đàn giống hạtnhân sinh ra để sản xuất giống thương phẩmhoặc được chọn lọc để bổsung vào đàn giống hạt nhân.

8. Giống thương phẩm là đàn giốngvật nuôi được sinh ra từ đàn giống bốmẹ hoặc từ đàn nhân giống.

9. Giống giả là giống không đúng vớitên giống đã ghi trên nhãn.

10. Chọn giống là việc sử dụngcác biện pháp kỹ thuật để chọn lọc vàgiữ lại làm giống những cá thể có đặcđiểm có lợi đáp ứng yêu cầu của conngười.

11. Tạo giống là việc chọn và phốigiống hoặc sử dụng các biện pháp kỹ thuậtdi truyền khác để tạo ra một giống mới.

12. Cải tạo giống là việc làm thayđổi một hoặc nhiều đặc tính củagiống hiện có bằng cách cho phối giống đểcó các đặc tính tương ứng tốt hơn.

13. Kiểm tra năng suất cá thể là việcđánh giá năng suất, chất lượng của congiống trước khi đưa vào sử dụng.

14. Hợp tử là tế bào đượctạo ra do sự thụ tinh của tinh trùng và trứng.

15. Phôi là hợp tử đã phát triển ởcác giai đoạn khác nhau.

16. Nguồn gen vật nuôi là những độngvật sống hoàn chỉnh và các sản phẩm giống củachúng mang thông tin di truyền có khả năng tạo ra haytham gia tạo ra giống vật nuôi mới.

17. Bảo tồn nguồn gen vật nuôi làviệc bảo vệ và duy trì nguồn gen vật nuôi.

18. Khảo nghiệm giống vật nuôi làviệc chăm sóc, nuôi dưỡng, theo dõi trong điềukiện và thời gian nhất định giống vậtnuôi mới nhập khẩu lần đầu hoặc giốngvật nuôi mới được tạo ra trong nướcnhằm xác định tính khác biệt, tính ổn định,tính đồng nhất về năng suất, chấtlượng, khả năng kháng bệnh và đánh giá tác hạicủa giống đó.

19. Kiểm định giống vật nuôilà việc kiểm tra, đánh giá lại năng suất, chấtlượng, khả năng kháng bệnh của giống vậtnuôi sau khi đưa ra sản xuất hoặc làm cơ sởcông bố chất lượng giống vật nuôi phù hợptiêu chuẩn.

20. Giống vật nuôi có gen đã bị biến đổilà giống vật nuôi có mang một tổ hợp mới vậtliệu di truyền (ADN) nhận được qua việcsử dụng công nghệ sinh học hiện đại.

21. Giống vật nuôi nhân bản vô tính là giốngvật nuôi được tạo ra bằng kỹ thuậtnhân bản từ một tế bào sinh dưỡng.

22. Giống vật nuôi mới là giống mớiđược tạo ra hoặc giống mới đượcnhập khẩu lần đầu nhưng chưa có trongDanh mục giống vật nuôi được phép sảnxuất, kinh doanh.

 

Điều4. Nguyên tắc hoạtđộng về giống vật nuôi

1. Xây dựng chiến lược, quy hoạch,kế hoạch phát triển giống vật nuôi phải phùhợp với quy hoạch tổng thể phát triển kinhtế - xã hội trong phạm vi cảnước và của từng địa phương.

2. Quản lý chặt chẽ việc sảnxuất, kinh doanh giống vật nuôi của các cơ sởsản xuất, kinh doanh thuộc mọi thành phần kinh tế.

3. Bảo đảm giống vật nuôi cóchất lượng tốt, đáp ứng nhu cầu pháttriển sản xuất, vệ sinh antoàn thực phẩm và bảo vệ môi trường, hệsinh thái.

4. Áp dụng tiến bộ khoa học và công nghệtrong việc nghiên cứu, chọn, tạo, sản xuấtgiống vật nuôi; kết hợp giữa công nghệ hiệnđại với kinh nghiệm của nhân dân.

5. Phát huy quyền tự chủ, bảođảm sự bình đẳng và lợi ích hợp pháp củatổ chức, cá nhân trong hoạt động về giốngvật nuôi.

6. Bảo tồn và khai thác hợp lý nguồngen vật nuôi; bảo đảm tính đa dạng sinh học;kết hợp giữa lợi ích trước mắt vớilợi ích lâu dài, bảo đảm lợi ích chung của toàn xã hội.

 

Điều5. Chính sách của Nhà nướcvề giống vật nuôi

1. Bảo đảm phát triển giống vậtnuôi theo hướng công nghiệp hoá, hiệnđại hoá trên cơ sở chiến lược, quy hoạch,kế hoạch phát triển giống vật nuôi.

2. Ưu tiên đầu tư cho các hoạt độngthu thập, bảo tồn nguồn gen vật nuôi quý hiếm;nghiên cứu, chọn, tạo, khảo nghiệm, kiểmđịnh giống vật nuôi mới và nuôi giữ giốngvật nuôi thuần chủng, đàn giống cụ kỵ,đàn giống ông bà, đàn giống hạt nhân có năngsuất và chất lượng cao.

3. Khuyến khích và hỗ trợ cho các tổchức, cá nhân được giao nhiệm vụ nhân giống,nuôi giữ giống vật nuôi thuần chủng, đàn giốngcụ kỵ, đàn giống ông bà, đàn giống hạtnhân.

4. Khuyến khích tổ chức, cá nhân đầutư, nghiên cứu khoa học, áp dụng tiến bộkhoa học và công nghệ về giống vật nuôi; xây dựngcơ sở hạ tầng, phát triển nguồn lựctrong hoạt động về giống vật nuôi.

5. Khuyến khích tổ chức, cá nhân sảnxuất, sử dụng giống vật nuôi mới; tham giabảo hiểm giống vật nuôi.

6. Hỗ trợ việc phục hồi giốngvật nuôi trong trường hợp bị thiên tai, dịch bệnh gây hậu quả nghiêm trọng.

 

Điều6. Giống vật nuôi cógen đã bị biến đổi và giống vật nuôinhân bản vô tính

Việc nghiên cứu, chọn, tạo, thửnghiệm, sản xuất, kinh doanh, sử dụng, traođổi quốc tế và các hoạt động khácđối với giống vật nuôi có gen đã bị biếnđổi, giống vật nuôi nhân bản vô tính đượcthực hiện theo quy định của Chính phủ.

 

Điều7. Trách nhiệm quản lýnhà nước về giống vật nuôi

1. Chính phủ thống nhất quản lý nhànước về giống vật nuôi.

2. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thônchịu trách nhiệm thực hiện quản lý nhà nướcvề giống vật nuôi nông nghiệp trong phạm vi cả nước.

Bộ Thủy sản chịu trách nhiệmthực hiện quản lý nhà nước về giống vậtnuôi thủy sản trong phạm vi cảnước.

3. Các bộ, cơ quan ngang bộ trong phạmvi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệmphối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triểnnông thôn, Bộ Thuỷ sản thực hiện quản lýnhà nước về giống vật nuôi.

4. Uỷ ban nhân dân các cấp có trách nhiệmtổ chức thực hiện quản lý nhà nước vềgiống vật nuôi tại địa phương.

 

Điều8. Khen thưởng

1. Tổ chức, cá nhân có thành tích trong hoạtđộng về giống vật nuôi hoặc có công phát hiện,ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luậtvề giống vật nuôi thì được khen thưởngtheo quy định của pháp luật về thi đua, khen thưởng.

2. Nhà nước tôn vinh tổ chức, cánhân có thành tích xuất sắc trong việc chọn, tạora giống vật nuôi mới.

 

Điều9. Các hành vibị nghiêm cấm

1. Sản xuất, kinh doanh giống giả,giống vật nuôi không đạt tiêu chuẩn chấtlượng, giống không có trong Danh mục giống vậtnuôi được phép sản xuất, kinh doanh.

2. Phá hoại, chiếmđoạt nguồn gen vật nuôi, xuất khẩu trái phépnguồn gen vật nuôi quý hiếm.

3. Thử nghiệm mầm bệnh, thuốcthú y, chất kích thích sinh trưởng và thức ăn chăn nuôi mới trong khu vực sảnxuất giống vật nuôi.

4. Cản trở các hoạt động hợppháp về nghiên cứu, chọn, tạo, khảo nghiệm,kiểm định, sản xuất, kinh doanh giống vậtnuôi.

5. Sản xuất, kinh doanh giống vậtnuôi gây hại cho sức khỏe con người, nguồngen vật nuôi, môi trường, hệ sinh thái.

6. Công bố tiêu chuẩn chất lượng,quảng cáo, thông tin sai sự thật về giống vậtnuôi.

7. Các hành vi khác theo quyđịnh của pháp luật.

 

CHƯƠNG II QUẢN LÝ VÀ BẢO TỒN NGUỒN GEN VẬT NUÔI

 

Điều10. Quản lý nguồn gen vậtnuôi

1. Nguồn gen vật nuôi là tài sản quốcgia do Nhà nước thống nhất quản lý.

2. Nguồn gen vật nuôi ở khu bảo tồncủa Nhà nước khi có nhu cầu khai thác, sử dụngphải được phép của Bộ Nông nghiệp vàPhát triển nông thôn, Bộ Thuỷ sản.

3. Tổ chức, cá nhân có trách nhiệm thamgia quản lý nguồn gen vật nuôi tại địaphương.

 

Điều11. Nội dung bảo tồnnguồn gen vật nuôi

1. Điều tra, khảo sát và thu thập nguồn gen vật nuôi phù hợpvới tính chất và đặc điểm của từngloài vật nuôi.    

2. Bảo tồn lâu dài và antoàn nguồn gen đã được xác định phù hợpvới đặc tính sinh học cụ thể của từnggiống vật nuôi.

3. Đánh giá nguồn gen theocác chỉ tiêu sinh học và giá trị sử dụng.

4. Xây dựng cơ sở dữ liệu, hệthống thông tin tư liệu nguồn gen vật nuôi.

 

Điều12. Thu thập, bảo tồnnguồn gen vật nuôi quý hiếm

1. Nhà nước đầu tư và hỗtrợ cho việc thu thập, bảo tồn nguồn gen vậtnuôi quý hiếm; xây dựng cơ sở lưu giữ nguồngen vật nuôi quý hiếm; bảo tồn nguồn gen vậtnuôi quý hiếm tại địa phương.

2. Tổ chức, cá nhân có trách nhiệm thựchiện việc bảo tồn nguồn gen vật nuôi quý hiếmtheo quy định của Pháp lệnh nàyvà các quy định khác của pháp luật có liên quan.

3. Bộ Nông nghiệp và Phát triểnnông thôn, Bộ Thuỷ sản định kỳ công bốDanh mục nguồn gen vật nuôi quý hiếm cần bảotồn.

 

Điều13. Trao đổi nguồngen vật nuôi quý hiếm

1. Tổ chức, cá nhân được traođổi nguồn gen vật nuôi quý hiếm để phụcvụ cho việc nghiên cứu, chọn, tạo giống vậtnuôi mới và sản xuất, kinh doanh theoquy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triểnnông thôn, Bộ Thuỷ sản.

2. Việc trao đổi quốc tế nguồngen vật nuôi quý hiếm phải được phép củaBộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Thuỷ sản.

 

CHƯƠNG III NGHIÊN CỨU, CHỌN, TẠO, KHẢO NGHIỆM VÀ CÔNG NHẬN GIỐNG VẬT NUÔI MỚI

 

Điều14. Nghiên cứu, chọn, tạogiống vật nuôi mới

1. Tổ chức, cá nhân Việt Nam, tổ chức,cá nhân nước ngoài được nghiên cứu, chọn,tạo giống vật nuôi mới trên lãnh thổ ViệtNam.

Việc nghiên cứu, chọn, tạo giốngvật nuôi mới phải tuân theo quyđịnh của Pháp lệnh này, pháp luật về khoa họcvà công nghệ và các quy định khác của pháp luật cóliên quan.

2. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nôngthôn, Bộ Thuỷ sản xác định nhiệm vụkhoa học và công nghệ về giống vật nuôi phù hợpvới yêu cầu của từng giai đoạn nhằmnâng cao năng suất, chất lượng và sức cạnhtranh của sản phẩm ngành Chăn nuôi, ngành Thuỷ sản.

 

Điều15. Khảo nghiệm giốngvật nuôi mới

1. Giống vật nuôi mới chỉđược công nhận và đưa vào Danh mục giốngvật nuôi được phép sản xuất, kinh doanh do BộNông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Thuỷ sảnban hành sau khi đã qua khảo nghiệm đạt kếtquả theo yêu cầu.

2. Nội dung khảo nghiệm bao gồm:

a) Xác định tính khác biệt, tính ổnđịnh, tính đồng nhất về năng suất,chất lượng, khả năng kháng bệnh của giốngvật nuôi mới;

b) Đánh giá tác hại của giống.

3. Tổ chức, cá nhân có giống vậtnuôi mới phải làm hồ sơ xin khảo nghiệm gửiđến Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, BộThuỷ sản. Hồ xin khảonghiệm bao gồm:

a) Đơn đăng ký khảo nghiệm;

b) Hồ sơ giống vật nuôi, trongđó ghi rõ tên giống, phẩm cấp giống, xuất xứ,số lượng, các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuậtvà quy trình kỹ thuật chăm sóc, nuôi dưỡng giống;

c) Dự kiến cơ sở khảo nghiệm.

4. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nôngthôn, Bộ Thuỷ sản có trách nhiệm:

a) Tiếp nhận và xem xét hồ sơ;

b) Trả lời bằng văn bản vềviệc chấp nhận khảo nghiệm trong thời hạnmười lăm ngày, kể từ ngày nhận hồsơ hợp lệ, nếu từ chối phải nêu rõ lýdo.

5. Tổ chức, cá nhân có giống vậtnuôi mới tự chọn cơ sở khảo nghiệmđã được công nhận theo quy định tạikhoản 1 Điều 16 của Pháp lệnh này để kýhợp đồng khảo nghiệm và phải chịu chiphí khảo nghiệm.

 

Điều16. Cơ sở khảonghiệm giống vật nuôi mới

1. Cơ sở khảo nghiệm giống vậtnuôi mới do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, BộThuỷ sản công nhận trên cơ sở đáp ứngcác điều kiện quy định tại khoản 2Điều này.

2. Cơ sở khảo nghiệm giống vậtnuôi mới phải có đủ các điều kiện sauđây:

a) Đã đăng ký hoạt động khảonghiệm giống vật nuôi với cơ quan nhà nướccó thẩm quyền;

b) Có địa điểm phù hợp vớiquy hoạch và bảo đảm vệ sinh thú y, môi trườngtheo quy định của pháp luật vềthú y, pháp luật về thuỷ sản và pháp luật vềbảo vệ môi trường;

c) Có cơ sở vật chất, trang thiếtbị kỹ thuật phù hợp với việc khảonghiệm từng loài vật nuôi và từng phẩm cấpgiống;

d) Có hoặc thuê nhân viên kỹ thuật chuyênngành chăn nuôi thú y hoặc chuyên ngành nuôi trồng thuỷsản.

3. Cơ sở khảo nghiệm giống vậtnuôi mới có trách nhiệm:

a) Tổ chức thực hiện khảonghiệm giống vật nuôi mới theo các quy trình khảonghiệm đối với từng loài vật nuôi và từngphẩm cấp giống do Bộ Nông nghiệp và Phát triểnnông thôn, Bộ Thuỷ sản ban hành;

b) Chịu trách nhiệm pháp lý về kếtquả khảo nghiệm đã thực hiện.

 

Điều17. Đặt tên giốngvật nuôi mới

1. Mỗi giống vật nuôi mới chỉđược đặt một tên phù hợp.

2. Không chấp nhận các trường hợpđặt tên giống vật nuôi mới sau đây:

a) Trùng hoặc tương tự với têngiống đã có;

b) Chỉ bao gồm các chữ số;

c) Vi phạm đạođức xã hội;

d) Dễ gây hiểu nhầmvới các đặc trưng, đặc tính của giốngvật nuôi đó.

 

Điều 18. Công nhận giống vật nuôi mới

1. Giống vật nuôimới chỉ được công nhận khi đáp ứngcác yêu cầu sau đây:

a) Có kết quả khảonghiệm của cơ sở khảo nghiệm giống vậtnuôi mới;

b) Được Hộiđồng khoa học chuyên ngành do Bộ trưởng BộNông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ trưởng BộThuỷ sản thành lập đánh giá kết quả khảonghiệm và đề nghị công nhận giống vậtnuôi mới.

2. Bộ trưởngBộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ trưởngBộ Thuỷ sản xem xét, quyết định công nhậngiống vật nuôi mới và đưa vào Danh mục giốngvật nuôi được phép sản xuất, kinh doanh.

 

CHƯƠNGIV SẢN XUẤT, KINH DOANH GIỐNG VẬT NUÔI

 

Điều 19. Điều kiện về sản xuất, kinh doanh giốngvật nuôi

1. Tổ chức, cánhân sản xuất, kinh doanh giống vật nuôi phải cóđủ các điều kiện sau đây:

a) Có giấy chứngnhận đăng ký kinh doanh về lĩnh vực giốngvật nuôi;

b) Có địa điểmsản xuất, kinh doanh giống vật nuôi phù hợp vớiquy hoạch của ngành Nông nghiệp, ngành Thuỷ sảnvà phải bảo đảm tiêu chuẩn vệ sinh thú y, bảovệ môi trường theo quy định của pháp luậtvề thú y, pháp luật về thuỷ sản và pháp luậtvề bảo vệ môi trường;

c) Có cơ sở vậtchất và trang, thiết bị kỹ thuật phù hợp vớiviệc sản xuất, kinh doanh của từng loài vậtnuôi và từng phẩm cấp giống;

d) Có hoặc thuê nhânviên kỹ thuật đã được đào tạo vềkỹ thuật chăn nuôi thú y, nuôi trồng thuỷ sảnnếu sản xuất, kinh doanh đàn giống bố mẹ,giống thương phẩm;

đ) Có hoặc thuênhân viên kỹ thuật có bằng đại học chuyênngành chăn nuôi thú y, nuôi trồng thủy sản nếu sảnxuất, kinh doanh giống vật nuôi thuần chủng,đàn giống cụ kỵ, đàn giống ông bà, đàngiống hạt nhân;

e) Có hồ sơ theodõi giống;

g) Thực hiện quytrình kỹ thuật sản xuất giống vật nuôi do BộNông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Thuỷ sảnban hành.

2. Hộ gia đình, cánhân sản xuất, kinh doanh giống vật nuôi theo hình thứcchăn nuôi truyền thống mà không thuộc diện phảiđăng ký kinh doanh thì không phải thực hiện quyđịnh tại khoản 1 Điều này nhưng phảibảo đảm tiêu chuẩn vệ sinh thú y, bảo vệmôi trường theo quy định của pháp luật vềthú y, pháp luật về thuỷ sản và pháp luật vềbảo vệ môi trường.

 

Điều 20. Sản xuất, kinh doanh tinh, phôi, trứng giống và ấutrùng

1. Tổ chức, cánhân sản xuất, kinh doanh tinh đực giống đểthụ tinh nhân tạo và phôi phải đáp ứng các yêu cầusau đây:

a) Các điều kiệnquy định tại các điểm a, b, c, đ và e khoản1 Điều 19 của Pháp lệnh này;

b) Có hoặc thuê nhânviên kỹ thuật đã được cấp bằng hoặcchứng chỉ đào tạo về kỹ thuật thụtinh nhân tạo, cấy truyền phôi;

c) Đực giống,cái giống cho phôi phải có nguồn gốc từ cáccơ sở nhân giống đã được kiểm tranăng suất cá thể, đã được kiểm dịch,có lý lịch rõ ràng, đã được đăng ký vớicơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền;

d) Không đượckhai thác, sử dụng tinh của đực giống và trứngcủa cái giống trong khu vực đang có dịch bệnh;

đ) Phôi chỉđược khai thác từ giống vật nuôi thuầnchủng, đàn giống cụ kỵ, đàn giống ôngbà, đàn giống hạt nhân;

e) Thực hiện quychế quản lý khai thác, sử dụng tinh, phôi và môitrường bảo quản, pha chế tinh, phôi do BộNông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Thuỷ sảnban hành.

2. Hộ gia đình, cánhân kinh doanh đực giống trâu, bò, lợn, dê, cừu,ngựa để phối giống trực tiếp và đựcgiống, cái giống thuỷ sản phải đáp ứngcác yêu cầu sau đây:

a) Đực giốngtrâu, bò, lợn, dê, cừu, ngựa phải đượchộ gia đình, cá nhân đăng ký với Uỷ ban nhândân cấp xã;

b) Đực giốngtrâu, bò, lợn, dê, cừu, ngựa và đực giống,cái giống thuỷ sản phải có nguồn gốc rõràng, đã được kiểm dịch thú y;

c) Thực hiện quychế quản lý khai thác, sử dụng đực giốngtrâu, bò, lợn, dê, cừu, ngựa; đực giống, cáigiống thuỷ sản do Bộ Nông nghiệp và Phát triểnnông thôn, Bộ Thuỷ sản ban hành.

3. Tổ chức, cánhân sản xuất, kinh doanh trứng giống và ấu trùngphải đáp ứng các yêu cầu sau đây:

a) Các điều kiệnquy định tại các điểm a, b, c và đ khoản1 Điều 19 của Pháp lệnh này;

b) Trứng giống, ấutrùng chỉ được khai thác từ giống vậtnuôi thuần chủng, đàn giống cụ kỵ, đàngiống ông bà, đàn giống bố mẹ;

c) Có hoặc thuê nhânviên kỹ thuật đã được cấp bằng hoặcchứng chỉ đào tạo về kỹ thuật ấptrứng, công nghệ nhân giống;

d) Thực hiện quychế quản lý khai thác, sử dụng trứng giống,ấu trùng do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, BộThuỷ sản ban hành.

 

Điều 21. Nhãn giống vật nuôi

1. Giống vật nuôicó bao bì chứa đựng khi kinh doanh phải đượcghi nhãn với nội dung như sau:

a) Tên giống vật nuôi;

b) Tên và địa chỉ của cơ sởsản xuất, kinh doanh;

c) Định lượng giống vậtnuôi;

d) Chỉ tiêu chất lượng chủ yếu;

đ) Ngày sản xuất, thời hạn sửdụng;

e) Hướng dẫn bảo quản và sửdụng.

2. Giống vật nuôi không có bao bì chứađựng thì phải có hồ sơ giống kèm theo, trong đó ghi rõ tên giống, xuất xứ,các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật, quy trình kỹ thuậtchăm sóc, nuôi dưỡng.

 

Điều22. Xuất khẩu giốngvật nuôi

1. Tổ chức, cá nhân được xuấtkhẩu giống vật nuôi không có trong Danh mục giốngvật nuôi cấm xuất khẩu do Bộ Nông nghiệp vàPhát triển nông thôn, Bộ Thuỷ sản ban hành.

2. Tổ chức, cá nhân trao đổi vớinước ngoài những giống vật nuôi quý hiếm cótrong Danh mục giống vật nuôi cấm xuất khẩuđể phục vụ nghiên cứu khoa học hoặccác mục đích đặc biệt khác phải đượcBộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nôngthôn, Bộ trưởng Bộ Thuỷ sản cho phép.

 

Điều23. Nhập khẩu giốngvật nuôi

1. Tổ chức, cá nhân chỉ đượcnhập khẩu giống vật nuôi có trong Danh mục giốngvật nuôi được phép sản xuất, kinh doanh.

Việc nhập khẩu tinh,phôi phải được Bộ Nông nghiệp và Phát triểnnông thôn, Bộ Thuỷ sản cho phép.

2. Tổ chức, cá nhân nhập khẩu giốngvật nuôi chưa có trong Danh mục giống vật nuôiđược phép sản xuất, kinh doanh để nghiêncứu, khảo nghiệm, kiểm định hoặc trongcác trường hợp đặc biệt khác phảiđược Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp vàPhát triển nông thôn, Bộ trưởng Bộ Thuỷ sảncho phép.

 

CHƯƠNG V QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG GIỐNG VẬT NUÔI

 

Điều24. Nguyên tắc quản lýchất lượng giống vật nuôi

Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinhdoanh giống vật nuôi phải chịu trách nhiệm vềchất lượng giống vật nuôi do mình sản xuất,kinh doanh thông qua việc công bố tiêu chuẩn chấtlượng và công bố chất lượng giống vậtnuôi phù hợp tiêu chuẩn.

 

Điều25. Tiêu chuẩn chấtlượng giống vật nuôi

1. Hệ thống tiêu chuẩn chất lượnggiống vật nuôi bao gồm:

a) Tiêu chuẩn Việt Nam;

b) Tiêu chuẩn ngành;

c) Tiêu chuẩn cơ sở;

d) Tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩnkhu vực, tiêu chuẩn nước ngoài được áp dụngtại Việt Nam.

2. Thẩm quyền ban hành danh mục giốngvật nuôi phải áp dụng tiêu chuẩn đượcquy định như sau:

a) Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành Danhmục giống vật nuôi phải áp dụng tiêu chuẩnViệt Nam;

b) Bộ Nông nghiệp và Phát triểnnông thôn, Bộ Thuỷ sản ban hành Danh mục giống vậtnuôi phải áp dụng tiêu chuẩn ngành.

 

Điều26. Công bố tiêu chuẩnchất lượng giống vật nuôi

1. Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinhdoanh giống vật nuôi có trong danh mục quy định tạiđiểm a, điểm b khoản 2 Điều 25 củaPháp lệnh này phải công bố tiêu chuẩn chấtlượng giống vật nuôi do mình sản xuất, kinhdoanh; tiêu chuẩn công bố không được thấphơn tiêu chuẩn quy định tại điểm a,điểm b khoản 1 Điều 25 của Pháp lệnhnày.

2. Nhà nước khuyến khích tổ chức,cá nhân tự nguyện công bố tiêu chuẩn chất lượnggiống vật nuôi không có trong danh mục quy định tạiđiểm a, điểm b khoản 2 Điều 25 củaPháp lệnh này.

3. Trình tự và thủ tục công bố tiêuchuẩn chất lượng giống vật nuôi đượcthực hiện theo quy định củapháp luật về chất lượng hàng hoá.

 

Điều27. Công bố chấtlượng giống vật nuôi phù hợp tiêu chuẩn

1. Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinhdoanh giống vật nuôi khi công bố chất lượngphù hợp tiêu chuẩn phải dựa vào một trong cáccăn cứ sau đây:

a) Kết quả chứng nhận chấtlượng của cơ sở kiểm định đốivới giống vật nuôi có trong danh mục giống vậtnuôi phải được chứng nhận chất lượngphù hợp tiêu chuẩn quy định tại khoản 2, khoản3 Điều này;

b) Kết quả tự đánh giá của tổchức, cá nhân hoặc kết quả đánh giá củacơ sở kiểm định đối với giốngvật nuôi không có trong danh mục giống vật nuôi phảiđược chứng nhận chất lượng phù hợptiêu chuẩn quy định tại khoản 2, khoản 3Điều này.

2. Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành Danhmục giống vật nuôi phải được chứngnhận chất lượng phù hợp tiêu chuẩn ViệtNam.

3. Bộ Nông nghiệp và Phát triểnnông thôn, Bộ Thuỷ sản ban hành Danh mục giống vậtnuôi phải được chứng nhận chất lượngphù hợp tiêu chuẩn ngành.

4. Trình tự và thủ tục công bố chấtlượng giống vật nuôi phù hợp tiêu chuẩnđược thực hiện theo quyđịnh của pháp luật về chất lượnghàng hoá.

 

Điều28. Kiểm định giốngvật nuôi

1. Việc kiểm định giống vậtnuôi do cơ sở kiểm định được BộNông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Thuỷ sảncông nhận tiến hành.

2. Cơ sở kiểm định giốngvật nuôi phải có đủ các điều kiện sauđây:

a) Có giấy chứng nhận đăng kýhoạt động kiểm định giống vậtnuôi do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp;

b) Có địa điểmphù hợp, bảo đảm vệ sinh thú y, bảo vệmôi trường theo quy định củapháp luật về thú y, pháp luật về thuỷ sảnvà pháp luật về bảo vệ môi trường;

c) Có cơ sở vật chất, trang thiếtbị kỹ thuật phù hợp với việc kiểmđịnh của từng loài vật nuôi và từng phẩmcấp giống;

d) Có hoặc thuê nhân viên kỹ thuật chuyênngành chăn nuôi thú y hoặc chuyên ngành nuôi trồng thuỷsản.

3. Cơ sở kiểm định giốngvật nuôi có trách nhiệm:

a) Tổ chức thực hiện kiểmđịnh giống vật nuôi theo các quy trình kiểm địnhđối với từng loài vật nuôi và từng phẩmcấp giống do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nôngthôn, Bộ Thuỷ sản ban hành;

b) Chịu trách nhiệm về kết quảkiểm định đã thực hiện.

4. Chi phí kiểm định do tổ chức,cá nhân yêu cầu kiểm định trả. Trong trườnghợp cơ sở kiểm định xác nhận giốngvật nuôi không đúng với kết quả khảo nghiệmhoặc chất lượng không phù hợp với tiêu chuẩnchất lượng giống đã công bố thì cơ sởkhảo nghiệm hoặc tổ chức, cá nhân sản xuất,kinh doanh giống vật nuôi phải bồi thườngchi phí cho tổ chức, cá nhân yêu cầu kiểm định.

 

Điều29. Kiểm dịch giốngvật nuôi

Tổ chức, cá nhân chọn, tạo, sảnxuất, kinh doanh và sử dụng giống vật nuôi phảithực hiện việc kiểm dịch theoquy định của pháp luật về thú y.

 

CHƯƠNG VI THANH TRA VÀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP

 

Điều30. Thanh tra giống vậtnuôi

Thanh tra giống vật nuôi làthanh tra chuyên ngành.

Tổ chức và hoạt động củathanh tra chuyên ngành giống vật nuôi theoquy định của pháp luật về thanh tra.

 

Điều31. Giải quyết tranh chấpquyền tác giả giống vật nuôi

Tranh chấp quyền tác giả giống vậtnuôi do Toà án nhân dân giải quyết theoquy định của pháp luật.

 

CHƯƠNG VII ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

 

Điều32. Hiệu lực thi hành

Pháp lệnh này có hiệu lựcthi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2004.

 

Điều33. Hướng dẫn thihành

Chính phủ quy định chi tiết vàhướng dẫn thi hành Pháp lệnh này./.

 

Uỷ ban Thường vụ Quốc hội

Chủ tịch

(Đã ký)

Nguyễn Văn An

Từ khóa » đàn Vật Nuôi Là Gì