Giữ Hồn Hoa Văn Thổ Cẩm đồng Bào Hrê - Tỉnh đoàn Quảng Ngãi

TỈNH ĐOÀN QUẢNG NGÃI Trang chủ mobile | Tin tức | Trang chính Chọn danh mục: Tất cảHoạt động cấp tỉnh---Đoàn---Hội---Chiến dịch TNTN hè 2024---Xây dựng Đoàn---Tin nhanh Tháng Thanh niên 2024---Học kỳ trong quân độiHoạt động trung ươngChính trị - Xã hội---Tin tức---Đại hội đảng nhiệm kỳ 2025 - 2030Giáo dục - Tuyên truyền---Văn bản mớiTheo dấu chân Bác---Gương sáng thanh niên 2022---Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí MinhBảo vệ nền tảng tư tưởng của ĐảngTin tốt - Câu chuyện đẹp---Tin nhanh Tháng Thanh niên---Công trình thanh niên---Tết ấm no cho mọi nhà---Tin tốt, chuyện đẹp 2023---Tin tốt - Câu chuyện đẹp 2024---Thiện nguyệnPhổ biến, giáo dục pháp luậtỨng xử văn minh trên mạng xã hộiKhoa học - Công nghệ---Công nghệ và cuộc sống---Khoa họcChuyển đổi sốKhởi nghiệp đổi mới sáng tạoThắp sáng ước mơ---Tỏa sáng nghị lực Việt tỉnh Quảng NgãiInfographicTruyền hình Thanh niên Quảng NgãiPodcastE-MagazineChủ quyền biên giới, biển đảo Việt NamHội nhập - Đối ngoạiAn ninh - Quốc phòngQuảng Ngãi trong tôiSức khỏeVăn hóa - Thể thao - Du lịch---SEA Games---Văn hóa - Văn nghệ---Thể thao---Du lịch---Các giải bóng đá mini truyền thốngMã QR di tích và địa chỉ đỏ Quảng NgãiTuyển sinh - Tuyển dụngLịch công tácTài liệu sinh hoạt chi đoànBản tin Thanh niênKênh tư vấn tâm lý, trợ giúp TTNTrang thi trắc nghiệmGiới thiệu---Chức năng, nhiệm vụ Tỉnh đoàn---Thường trực Tỉnh đoàn---Phòng, ban chức năng---Huyện, thị, thành đoàn & đoàn trực thuộc---Đơn vị trực thuộcBác Hồ---Cuộc đời và sự nghiệp---Tư tưởng Hồ Chí Minh---Hồ Chí Minh Toàn Tập---Bác Hồ với Thanh niên---Di chúc Hồ Chí Minh---Học tập và làm theo lời BácĐoàn Thanh niên---Lịch sử Đoàn TNCS HCM---Điều lệ Đoàn---Đại hội đoàn các cấp NK 2022- 2027---Đại hội đoàn các cấp NK 2017-2022---BCH tỉnh Quảng NgãiHội LHTN---Lịch sử Hội LHTN Việt Nam---Nghi thức, Điều lệ Hội---Ủy ban Hội tỉnh Quảng Ngãi---Đại hội Hội LHTN các cấp 2024 -2029---Đại hội Hội LHTNVN các cấp NK 2019-2024Hội Sinh viên---Lịch sử Hội SV Việt Nam---Điều lệ Hội SV Việt nam---ĐH HSVVN T.QNg lần thứ II, NK 2018-2023---Đại hội đại biểu toàn quốc XI---Hội SV tỉnh Quảng NgãiĐội Thiếu niên---Lịch sử Đội TNTP Hồ Chí Minh---Điều lệ Đội---Nghi thức Đội---HĐĐ tỉnh Quảng NgãiHệ thống văn bản---Văn bản chỉ đạo, điều hành của TƯ Đoàn---Văn bản chỉ đạo, điều hành của Tỉnh đoàn Quảng Ngãi---Văn bản Tỉnh ủy, UBND, sở ngành tỉnh Quảng Ngãi---Văn bản Trung ương---Đề cương tuyên truyềnCuộc thi “Tìm kiếm tài năng thanh niên Quảng Ngãi” năm 20164 bài lý luận chính trịTài liệu các cuộc thiQuán cơm xã hội Nụ Cười Sông TràFestival Sáng tạo trẻ Từ khóa: Trang chủ >> Quảng Ngãi trong tôi Giữ hồn hoa văn thổ cẩm đồng bào Hrê (Báo Quảng Ngãi)- Trên địa bàn huyện Ba Tơ, cộng đồng người Hrê là dân tộc có những nét văn hoá rất riêng biệt và đặc sắc, trong đó có nghề dệt thổ cẩm. Tuy nhiên, để trở thành một “nghệ nhân” thạo nghề dệt thổ cẩm không phải ai cũng làm được, hơn nữa việc tiếp thu và phát huy các mẫu hoa văn cho đẹp và phong phú lại càng khó. Một trong số ít “nghệ nhân” làm được việc này là chị Phạm Thị Găm, dân tộc Hrê ở thôn Làng Teng, xã Ba Thành. Thôn Làng Teng, xã Ba Thành là thôn duy nhất lưu giữ nghề dệt thổ cẩm của đồng bào Hrê. Chị Găm sinh ra và lớn lên ở Làng Teng. Năm 17 tuổi, không như những thiếu nữ khác ham chơi, chị Găm chỉ thích ngồi xem mẹ mình dệt những tấm váy, áo thổ cẩm, đặc biệt là những hoa văn sinh động trên thổ cẩm đã lôi cuốn chị. Từ đó, chị Găm ngày càng trở nên thích thú và quyết tâm học bằng được cách dệt thổ cẩm và các mẫu hoa văn truyền thống của dân tộc mình. Với lòng đam mê và tâm huyết của mình, chị Găm đã tiếp thu rất nhanh những gì mẹ dạy. Đến năm 20 tuổi, chị Găm đã trở thành một người con gái dệt thổ cẩm rất điêu luyện, với những mẫu hoa văn phong phú, đẹp mắt. Các sản phẩm do chị dệt có nhiều loại như váy, áo, túi xách, khăn đội đầu, khăn địu con với nhiều hoa văn khác nhau.
 Chị Phạm Thị Găm miệt mài bên khung dệt.
Chị Phạm Thị Găm miệt mài bên khung dệt.

Không phải ai cũng có thể dệt được nhiều hoa văn đẹp và đặc sắc như vậy. Hoa văn trên trang phục truyền thống của người Hrê có rất nhiều loại. Mỗi hoa văn đều mang ý nghĩa riêng và góp phần vẽ nên một nét văn hóa chung trong mỹ thuật của người Hrê. Có thể phân chia các loại hoa văn trang trí thành các thể loại khác nhau trên thổ cẩm của người Hrê như: Hoa văn động vật: Đối với người Hrê những con vật hoặc các bộ phận của chúng đều có ý nghĩa đối với đời sống tâm linh. Trên trang phục của người Hrê thường thấy xuất hiện hình chân gà, vịt (dềnh ia), chân chó (dềnh có)… những vật nuôi gắn bó với con người. Với hoa văn thực vật: Người Hrê xem thiên nhiên xung quanh là những người bạn thân thiết, chính điều này đã được các nghệ nhân đưa cảnh vật vào trang phục của mình. Hoa văn thực vật luôn hiện lên với vẻ sum suê, chen chúc trong trang trí trang phục. Các loại hoa rừng (răngtarôm), dây rừng (caxyrôm), lah (lá), ply-loang (trái cây)… đều được người Hrê trang trí trên thổ cẩm. Người Hrê cũng dùng xen kẽ các mô típ với nhau như hoa văn lá kết hợp với trái cây để mô tả cây cối, hoa lá... Hoa văn khá phổ biến mà người Hrê thích trang trí, làm đẹp trên chiếc áo, chiếc váy của các cô gái trẻ là hoa văn răng cờn, răng K`rảh. Đối với hoa văn đồ vật: Vật dụng thường dùng của người Hrê là gùi, cái rá để cơm, rổ... các vật dụng trong cuộc sống hằng ngày được chế tác từ các nguồn nguyên liệu sẵn có trong rừng như mây, tre, nứa… nên dễ dàng nhìn thấy những biểu tượng ấy trên thổ cẩm Hrê. Còn với hoa văn thế giới quan: Có núi (hoa văn có hình tam giác), sông, biển (hoa văn gợn sóng) đất, trời đều được đưa lên trang phục thổ cẩm Hrê. Thường hoa văn cho nữ, màu sắc nhẹ nhàng, hoa văn nhỏ, ngược lại hoa văn cho nam, thì to hơn, nhiều hơn và màu sắc khá nổi, nhằm thể hiện sức mạnh của phái nam. Tất cả hoa văn trên thổ cẩm đều tái hiện lại cuộc sống hằng ngày, văn hóa truyền thống đặc trưng của đồng bào Hrê. Một loại hoa văn không thể thiếu là hoa văn dấu cộng, thể hiện sự may mắn và cầu mong sức khỏe cho người mặc chiếc áo ấy. Chị Găm tâm sự: “Để làm được một tấm thổ cẩm với nhiều hoa văn đẹp thường phải mất gần 7 ngày, nhưng quen tay rồi tôi chỉ cần 4 ngày là hoàn thành. Tôi cố gắng nhớ lại hoa văn mà mẹ dạy cho tôi, sáng tạo thêm để thổ cẩm của mình đẹp hơn và mang đậm nét văn hóa truyền thống của người Hrê”. Hoa văn của người Hrê rất phong phú và đa dạng, nhưng hiện nay rất ít người có thể dệt nhiều hoa văn đẹp của dân tộc mình. Còn với chị Găm, những hoa văn của chị dệt rất đẹp, phong phú và sắc sảo. Những tác phẩm của chị được giới thiệu rộng rãi trong nước thông qua cuộc liên hoan, giao lưu, hội chợ triển lãm... thậm chí là người nước ngoài đặt hàng chị làm. Chị thường xuyên được mời đi tham gia hội chợ triển lãm làng nghề truyền thống Việt Nam tại Ninh Thuận, Thừa Thiên Huế, Quảng Ngãi; tham gia giao lưu và giới thiệu thổ cẩm tại làng văn hóa các dân tộc ở Hà Nội. Đặc biệt mới đây Huyện đoàn Ba Tơ đã mở lớp dạy nghề dệt thổ cẩm dân tộc Hrê cho đồng bào ở đây. Huyện Đoàn đã mời chị làm giảng viên truyền dạy nghề cho bà con. Tâm sự với chúng tôi chị Găm luôn đau đáu nỗi niềm về bản sắc văn hóa của dân tộc mình đang dần bị mai một theo thời gian. Và chính vì tình yêu, sự tâm huyết với hoa văn thổ cẩm, chị đã dồn công sức không kể ngày đêm miệt mài làm công việc vô cùng ý nghĩa là sưu tầm và phát huy các hoa văn trên thổ cẩm của đồng bào Hrê. Chị Găm đã được UBND huyện trao giấy khen có thành tích xuất sắc trong bảo tồn và phát huy nghề dệt truyền thống của đồng bào Hrê.

Bài, ảnh: THỊ HỒNG Các tin, bài khác » Báo Quảng Ngãi và Hội đồng hương Quảng Ngãi tại TP.Hồ Chí Minh: Ký kết hợp tác truyền thông (28/10/2024) » Nghê chầu trên đất Quảng Ngãi (22/8/2024) » Anh hùng dân tộc Trương Định: Ngàn năm sử sách rạng danh thơm (17/8/2024) » Vùng làm muối cổ xưa (5/8/2024) » Một thuở làng lụa, làng dệt... (3/6/2024) Bản quyền ©2012 thuộc về Tỉnh Đoàn Quảng Ngãi

Từ khóa » Trang Phục Truyền Thống Của Dân Tộc Hrê