Giúp Học Sinh Lớp 4 Xác định đúng Danh Từ,động Từ,tính Từ - 123doc
Có thể bạn quan tâm
- Trang chủ >>
- Giáo án - Bài giảng >>
- Ngữ văn
Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (112.21 KB, 16 trang )
A. MỞ ĐẦU1. Lí do chọn đề tàiNhư chúng ta đã biết mục tiêu trường Tiểu học là giáo dục toàn diện cho trẻ từ 6đến 11 tuổi, có những hiểu biết cơ bản về:Khoa học tự nhiên, khoa học xã hội vàchăm sóc sức khỏe ban đầu. Thực hiện chủ trương dạy đủ môn ở trường Tiểu học,ngành giáo dục đã không ngừng đổi mới phương pháp dạy học trong tất cả các mônhọc nói chung. Mỗi môn học đều góp phần hình thành và phát triển nhân cách củatrẻ, cung cấp cho các em những tri thức cần thiết để phục vụ cho cuộc sống, học tậpvà sinh hoạt sao cho tốt nhất và có hiệu quả cao.Môn Tiếng Việt rất quan trọng đối với học sinh cấp bậc tiểu học nói chung, ởlớp tôi nói riêng. Nếu học tốt bộ môn này nó sẽ giúp các em học tốt hơn các phânmôn của bộ môn Tiếng Việt như: Nó sẽ giúp thêm cho môn Tập làm văn, vế câu sẽtrau chuốt hơn, diễn đạt bằng ngôn ngữ rõ ràng mạch lạc, biết sàng lọc để đưa hìnhảnh hay vào trong bài. Nó còn giúp cho bộ môn chính tả như viết đúng, ít lỗi hơn.Trong bộ môn kể chuyện, các em sẽ biết cách kể hay, hấp dẫn người nghe hơn. Họctốt bộ môn này nó còn giúp cho việc học và nắm bắt kiến thức các môn học khácmột cách dễ dàng hơn.Được phân công dạy lớp 4, qua một thời gian giảng dạy tôi thấy học sinh củamình rất cố gắng học tập tất cả các môn học đặc biệt là môn Tiếng Việt. Nhưngtrong thực tế khi học đến danh từ, động từ, tính từ của phân môn Luyện từ và câutrong Tiếng Việt 4 thì nhiều em còn lúng túng. Với suy nghĩ: "Làm thế nào để họcsinh nắm chắc kiến thức này và tự tin trong học tập?" nên tôi đã quyết định chọn đềtài: “Giúp học sinh lớp 4 xác định đúng danh từ, động từ, tính từ” để viết sángkiến kinh nghiệm.2. Mục đích nghiên cứu:Trong quá trình giảng dạy tôi thấy các lỗi mà học sinh thường mắc phải khi tìmdanh từ, động từ, tính từ trong các bài tập thực hành ở Tiếng Việt 4 hiện hành . Xácđịnh được nguyên nhân và tìm biện pháp khắc phục cho phù hợp với học sinh lớp 4ở Tiểu học, có hiệu quả trong nghiên cứu và giảng dạy.Đề xuất một số biện pháp rèn kĩ năng giúp học sinh lớp 4 xác định đúng danh từ,động từ, tính từ.3. Đối tượng nghiên cứu :Đối tượng học sinh lớp 4D, trường Tiểu học Thiệu Khánh.4. Phương pháp nghiên cứu:- Phương pháp thống kê.1- Phương pháp điều tra.- Phương pháp thảo luận.- Phương pháp vấn đáp.- Phương pháp đặt vấn đề.- Phương pháp thực hành.- Phương pháp trò chơi.B. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm.Mục tiêu của môn Tiếng Việt ở tiểu học là: Hình thành và phát triển ở học sinhcác kỹ năng sử dụng Tiếng Việt (nghe, nói, đọc, viết) để học tập và giao tiếp trongcác môi trường hoạt động của lứa tuổi. Thông qua việc dạy học Tiếng Việt, gópphần rèn luyện các thao tác của tư duy, cung cấp cho học sinh những kiến thức sơgiản về Tiếng Việt và những hiểu biết sơ giản về xã hội, tự nhiên và con người, vềvăn hoá văn học của Việt Nam và nước ngoài.Bồi dưỡng tình yêu Tiếng Việt và hình thành thói quen giữ gìn sự trong sáng, giàuđẹp của Tiếng Việt, góp phần hình thành nhân cách con người Việt Nam trong xãhội chủ nghĩa.Các kiến thức về danh từ, động từ, tính từ trong phân môn Luyện từ và câu đóngvai trò rất lớn trong việc thực hiện các mục tiêu đó.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm:Ở trong trường tiểu học môn Tiếng Việt giữ vai trò đặc biệt quan trọng, nó gópphần đắc lực vào việc thực hiện mục tiêu đào tạo thế hệ trẻ ở tiểu học theo đặctrưng bộ môn của mình. Việc dạy Tiếng Việt trong nhà trường nhằm tạo cho họcsinh năng lực sử dụng Tiếng Việt giao tiếp và học tập. Thông qua việc học TiếngViệt, nhà trường rèn luyện cho các em năng lực tư duy, phương pháp suy nghĩ, giáodục các em những tư tưởng lành mạnh, trong sáng, góp phần hình thành nhân cáchcho học sinh.Môn Tiếng Việt ở tiểu học bao gồm nhiều phân môn. Mỗi phân môn đều cónhiệm vụ riêng song mục đích cuối cùng của chúng ta là cung cấp cho học sinhnhững kiến thức phổ thông về ngôn ngữ. Trên cơ sở đó rèn luyện kỹ năng nghe,nói, đọc, viết nhằm giúp học sinh vận dụng các từ đã học vào phân môn tập làmvăn vốn rất hạn chế bởi việc hiểu nghĩa danh từ, động từ, tính từ chưa chính xác.Trong quá trình thực tế trực tiếp giảng dạy tôi thấy học sinh trường tiểu học nóichung, học sinh lớp 4D nói riêng việc xác định danh từ, động từ, tính từ trong2Tiếng Việt 4 và vận dụng nó vào các kỹ năng nói, viết vẫn con nhiều hạn chế domột số nguyên nhân sau:- Do không phân định đúng ranh giới của từ mà học sinh xác định danh từ,động từ, tính từ sai.- Nhiều em không nắm được khái niệm " danh từ, động từ, tính từ " nênkhông hiểu đúng yêu cầu của bài tập.- Khi xác định danh từ, động từ, tính từ học sinh còn gặp khó khăn trongnhững trường hợp mà nghĩa của từ hoặc dấu hiệu hình thức không rõ ràng.- Thời gian luyện tập, số tiết luyện tập về danh từ, động từ, tính từ ở chươngtrình lớp 4 còn chưa được nhiều.Sau đây là bảng thống kê kết quả của học sinh lớp 4D làm một số bài tập về thựchành danh từ, động từ, tính từ có trong chương trình lớp 4 hiện hành khi chưa thựchiện đề tài này.Kết quảHoàn thànhChưa hoàn thànhS.L%S.L%Tổng sốhọc sinh38em30em78,9%8em21,1%3. Các giải pháp để giải quyết vấn đề.Biện pháp 1. Giúp học sinh nắm chắc lí thuyết về danh từ, động từ, tính từ.Các từ loại cơ bản của Tiếng Việt 4Danh từDTchungĐộng từDTriêngĐTchỉtrạngtháiTính từĐTchỉhoạtđộngChỉ t/cchungkhông kèmChỉ t/c ởmức độcao nhấtGhi nhớ:- Các từ loại cơ bản của Tiếng Việt 4 gồm : Danh từ, động từ, tính từ3.1. Danh từ:3.1.1. Danh từ là những từ chỉ sự vật (người, vật, hiện tượng, khái niệm hoặcđơn vị.Ví dụ:- Chỉ người: Bố, me, anh, chị, thầy giáo, cô giáo, học sinh...3- Chỉ vật: Sách, vở, bàn, ghế, cây, sách, vở, sông ...- Chỉ hiện tượng: Gió, bão, nắng, mưa ...- Chỉ đơn vị: Rặng, dãy, khóm, cơn, …3.1. 2. Muốn biết một từ có phải là danh từ không thì cần phải thử xem:- Thêm vào trước nó một từ chỉ số lượng (một, hai, vài, những,các...) xem cóđược không, nếu được thì đó là một danh từ.Ví dụ: + Hai học sinh; vài cái ghế, những cái bàn , chiếc xe đạp…( học sinh, cái ghế, cái bàn, xe đạp là danh từ)- Thêm vào sau nó một từ chỉ trỏ (nay, ấy, kia, đó...) xem có được không nếuđược thì đó là một danh từ.Ví dụ: Học sinh ấy; cái bàn kia, xe đạp đó, cái ghế đó…( học sinh, cái ghế, cái bàn, xe đạp là danh từ).3.1. 3. Danh từ có hai loại: Danh từ chung và danh từ riêng:* Danh từ chung: là tên gọi chung của một loại sự vật.Ví dụ: Học sinh, cây cối, bàn ghế, công nhân, thành phố...* Danh từ riêng: là tên gọi riêng của một loại sự vật.Ví dụ: Kim Đồng, Hà Nội,….3.1.4. Trong câu, danh từ (Đứng một mình hoặc kèm theo các từ phụ thuộc) cóthể làm nhiều chức vụ khác nhau: Làm chủ ngữ, vị ngữ, trạng ngữ.3.2. Động từ:3.2.1. Động từ là những từ chỉ hoạt động, trạng thái của sự vật.Ví dụ: - Chỉ hoạt động của người: chạy, đi, viết…- Chỉ trạng thái của sự vật: đổ, bay, phi,…- Đặc điểm ngữ pháp nổi bật nhất của động từ chỉ trạng thái là : nếu nhưđộng từ chỉ hoạt động, hành động có thể kết hợp với từ xong ở phía sau (ăn xong,đọc xong ,...) thì động từ chỉ trạng thái không kết hợp với xong ở phía sau (khôngnói : còn xong, hết xong, kính trọng xong, ...).3.2.2. Trong Tiếng Việt có một số loại động từ chỉ trạng thái sau :+ Động từ chỉ trạng thái tồn tại (hoặc trạng thái không tồn tại) : còn, hết, có,...+ Động từ chỉ trạng thái biến hoá : thành, hoá,...+ Động từ chỉ trạng thái tiếp thụ : được, bị, phải, chịu,...+ Động từ chỉ trạng thái so sánh : bằng, thua, hơn, là,...- Một số “nội động từ” sau đây cũng được coi là động từ chỉ trạng thái : nằm,ngồi, ngủ, thức, nghỉ ngơi, suy nghĩ, đi ,đứng , lăn, lê, vui, buồn , hồi hộp, bănkhoăn, lo lắng,...Các từ này có một số đặc điểm sau :4+ Một số từ chuyển nghĩa thì được coi là động từ chỉ trạng thái (trạng thái tồntại).Ví dụ:Bác đã đi rồi sao Bác ơi! (Tố Hữu )Bác ấy đứng tuổi rồi .+ Một số từ mang đặc điểm ngữ pháp của tính từ ( kết hợp được với các từ chỉmức độ )+ Một số từ vừa được coi là động từ chỉ hành động, lại vừa được coi là động từchỉ trạng thái.- Các ‘ngoại động từ” sau đây cũng được coi là động từ chỉ trạng thái ( trạngthái tâm lí ) : yêu, ghét, kính trọng, chán, thèm,, hiểu,...Các từ này mang đặcđiểm ngữ pháp của tính từ, có tính chất trung gian giữa động từ và tính từ.- Có một số động từ chỉ hành động dược sử dụng như một động từ chỉ trạngthái.Ví dụ: Trên tường treo một bức tranh rất đẹp.- Động từ chỉ trạng thái mang một số đặc điểm về ngữ pháp và ngữ nghĩagiống như tính từ. Vì vậy, chúng có thể làm vị ngữ trong câu kể : Ai thế nào ?3.3.Tính từ:3.3.1. Tính từ là những từ miêu tả đặc điểm hoặc tính chất của sự vật, hoạtđộng, trạng thái.Ví dụ : - Xanh, đỏ, xanh biếc, đỏ thắm (chỉ màu sắc)- Vuông, tròn, thon (chỉ hình thể)- To, nhỏ,dài, ngắn...(chỉ kích thước)- Nặng, nhẹ, nhiều, ít...(chỉ khối lượng, dung lượng)- Tốt, xấu, thông minh...(chỉ phẩm chất)3.3.2. Có hai loại tính từ:* Tính từ chỉ tính chất chung, không có mức độ. Ví dụ: Xanh, đỏ, dài, tốt...* Tính từ chỉ tính chất có xác định mức độ hoặc có tác dụng gợi tả hình ảnh,cảm xúc. Ví dụ: Xanh biếc, gầy nhom, chi chít...3.3.3 Phân biệt từ chỉ đặc điểm, từ chỉ tính chất, từ chỉ trạng thái :- Từ chỉ đặc điểm :Ví dụ: + Từ chỉ đặc điểm bên ngoài : Cao, thấp, rộng , hẹp, xanh, đỏ,...+ Từ chỉ đặc điểm bên trong : tốt ,ngoan, chăm chỉ, bền bỉ,...- Từ chỉ tính chất :Ví dụ: Tốt, xấu, ngoan, hư, nặng ,nhẹ,sâu sắc, nông cạn, suôn sẻ, hiệu quả, thiếtthực,...5Như vậy, đối với học sinh tiểu học, khi phân biệt ( một cách tương đối) từ chỉ đặcđiểm và từ chỉ tính chất, giáo viên có thể tạm thời cho rằng : Từ chỉ đặc điểm thiênvề nêu các đặc điểm bên ngoài , còn từ chỉ tính chất thiên về nêu các đặc điểm bêntrong của sự vật, hiện tượng. Một quy ước mang tính sư phạm như vậy được coi làhợp lí và giúp học sinh tránh được những thắc mắc không cần thiết trong quá trìnhhọc tập.Cách phân biệt các danh từ, động từ, tính từ dễ lẫn lộn :Để phân biệt các danh từ, động từ, tính từ dễ lẫn lộn, ta thường dùng các phépliên kết ( kết hợp ) với các phụ từ.*Danh từ :- Có khả năng kết hợp với các từ chỉ số lượng như : mọi, một, hai, ba, những,các,... ở phía trước ( những tình cảm, những khái niệm, những lúc, những nỗiđau,...)- Danh từ kết hợp được với các từ chỉ định : này, kia, ấy, nọ ,đó,... ở phía sau(hôm ấy, trận đấu này, tư tưởng đó,... )- Danh từ có khả năng tạo câu hỏi với từ nghi vấn “ nào” đi sau ( lợi ích nào?chỗ nào? khi nào?...)- Các động từ và tính từ đi kèm : sự, cuộc, nỗi, niềm, cái,... ở phía trước thì tạothành một danh từ mới ( sự hi sinh, cuộc đấu tranh, nỗi nhớ, niềm vui,...)- Chức năng ngữ pháp thay đổi cũng cũng dẫn đến sự thay đổi về thể loại:Ví dụ: Sạch sẽ là mẹ sức khoẻ. ( sạch sẽ (Tính từ) đã trở thành danh từ )* Động từ :- Có khả năng kết hợp với các phụ từ mệnh lệnh : hãy , đừng , chớ,... ở phíatrước ( hãy nhớ, đừng băn khoăn, chớ hồi hộp,...)- Có thể tạo câu hỏi bằng cách đặt sau chúng từ bao giờ hoặc bao lâu (Tính từkhông có khả năng này ) (đến bao giờ? chờ bao lâu?...)*Tính từ :- Có khả năng kết hợp được với các từ chỉ mức độ như : rất , hơi, lắm, quá,cực kì, vô cùng,... (rất tốt, đẹp lắm,...)* Lưu ý : Các động từ chỉ cảm xúc ( trạng thái ) như : yêu, ghét, xúcđộng,... cũng kết hợp được với các từ :rất, hơi, lắm,.... Vì vậy, khi còn băn khoănmột từ nào đó là động từ hay tính từ thì nên cho thử kết hợp với hãy, đừng,chớ,...Nếu kết hợp được thì đó là động từ.Biện pháp 2. Thực hành các dạng bài tập về danh từ, động từ, tính từ.a. Dạng bài tập khắc sâu khái niệm “Danh từ, động từ, tính từ”6Ví dụ: Cho các từ sau: núi đồi, rực rỡ, chen chúc, vườn, dụi dàng, ngọt, thànhphố, ăn, đánh đập. Hãy xếp những từ trên thành các nhóm theo hai cách:a, Dựa vào cấu tạo (từ đơn, từ ghép , từ láy)b, Dựa vào từ loại ( danh từ , động từ, tính từ)- Ở bài tập này học sinh phải củng cố về kiến thức thế nào là chia từ theo cấu tạovà thế nào là chia từ theo từ loại. Các em sẽ dễ dàng làm được.- Nếu xếp theo cấu tạo từ, ta sẽ xếp như sau:+ Từ đơn: vườn, ăn, ngọt+ Từ ghép: núi đồi, thành phố, đánh đập+ Từ láy: rực rỡ, dịu dàng, chen chúc- Nếu xếp theo từ loại, ta sẽ xếp như sau:+ Danh từ: núi đồi, thành phố, vườn+ Động từ: chen chúc, đánh đập, ăn+ Tính từ: rực rỡ, dịu dàng, ngọt.b. Dạng bài tập xác định danh từ, động từ, tính từ cho từ.Dạng này thường có 2 kiểu bài tập sau.Kiểu 1: Cho sẵn các từ yêu cầu học sinh xác định danh từ, động từ, tính từcủa các từ đó.Kiều 2: Xác định danh từ, động từ, tính từ trong đoạn thơ văn có sẵn:Ví dụ: Kiểu 1. Xác định danh từ, động từ, tính từ của các từ sau: niềm vui, vuitươi, vui chơi, tình yêu , yêu thương, đáng yêu.Để xác định danh từ, động từ, tính từ của những từ này, ta xét ý nghĩa (chỉ đốitượng, chỉ hành động hay chỉ tính chất) cũng như thử các khả năng kết hợp củachúng. Có thể nói :- những niềm vui- rất yêu thương- hãy yêu thương- hãy vui chơi- tình yêu ấy- rất đáng yêuSau đó học sinh trình bày:Danh từĐộng từTính từniềm vuivui chơivui tươitình yêuyêu thươngđáng yêuKiểu 2: Xác định danh từ, động từ, tính từ trong đoạn thơ văn có sẵn:Ví dụ 1: Xác định động từ, danh từ, tính từ trong hai câu thơ của Bác Hồ:“ Cảnh rừng Việt Bắc thật là hayVượn hót chim kêu suỗt cả ngày”7- Ở bài tập này, học sinh cần phải xác định ranh giới các từ rồi xét ý nghĩa và cáckhả năng kết hợp của từ rồi xếp.“ Cảnh / rừng / Việt Bắc / thật là / hayVượn / hót / chim / kêu / suốt cả ngày”Danh từĐộng từTính từcảnh, rừng, Việt Bắc, vượn,hót, kêuhaychim, ngàyVí dụ 2: Xác định động từ, danh từ, tính từ trong các câu sau:Chú chuốn chuồn nước tung cánh bay vọt lên . Cái bóng chú nhỏ xíu lướtnhanh trên mặt hồ . Mặt hồ trải rộng mênh mong và lặng sóng.- Ở bài tập này, học sinh cần phải xác định ranh giới các từ rồi xét ý nghĩa vàcác khả năng kết hợp của từ rồi xếp.Chú/ chuốn chuồn nước/ tung cánh/ bay/ vọt/ lên /. Cái bóng/ chú/ nhỏ xíu/ lướt/nhanh/trên/ mặt hồ /. Mặt hồ /trải rộng/ mênh mông/ và/ lặng sóng.Danh từĐộng từTính từchú, chuốn chuồn nước, trải rộng, tung cánh, nhỏ xíu, mênh mông,Cái bóng, chú, mặt hồ, bay,vọt lên, lướt nhanh lặng sóngmặt hồc. Dạng bài tập xác định danh từ, động từ, tính từ trong các từ khó phân địnhranh giới.Ví dụ: Tìm tính từ trong khổ thơ sau:Việt Nam đẹp khắp trăm miền,Bốn mùa một sắc trời riêng đất này.Xóm làng, đồng ruộng, rừng cây,Non cao gió dựng, sông đầy nắng changXum xuê xoài biếc, cam vàngDừa nghiêng, cau thẳng, hàng hàng nắng soi.- Ở bài tập này học sinh xác định các tính từ : đẹp, cao, đầy, xum xuê, nghiêng,thẳng một cách dễ dàng. Khi xét đến: “trời riêng”, “xoài biếc”, “nắng chang”cácem lúng túng không biết đây là một từ hay hai từ nên nhiều em xác định từ loại sai.Vậy giáo viên phải củng cố và khắc sâu kiến thức này: chỉ cho các em biết đây làhai từ đơn và các tính từ là “riêng” “biếc” “chang”.d. Dạng bài tập xác định danh từ, động từ, tính từ trong những trường hợpdấu hiệu hình thức từ loại không rõ:8Ví dụ: Xác định danh từ, động từ, tính từ của các từ trong các thành ngữ sau:Đi ngược, về xuôiNước chảy, đá mònNhìn xa trông rộngNước chảy bèo trôiCác danh từ, động từ, tính từ học sinh xác định nhanh và rõ ràng chính xác là “đi,về” “chảy”, “trôi”, nhìn, trông” là động từ; “nước, đá” “nước, bèo” là danh từ;“xa,rộng” là tính từ. Nhưng các em lúng túng và hay xếp các từ “ngược”, “xuôi”làđộng từ, “mòn” tính từ. Vậy giáo viên phải phân tích ý nghĩa của từ và hướng dẫnhọc sinh xếp từ “ngược” “xuôi”,là tính từ, “mòn” là động từ chứ không phải là tínhtừ.Danh từĐộng từTính từnước, đá, nước, bèođi, về, chảy, trôi, ngược, xuôi, xa, rộngnhìn, trông, mònLưu ý: ở dạng này học sinh có thể cho thêm một số ví dụ để xác định từ loại.đ. Dạng bài tập xác định danh từ, động từ, tính từ trong các trường hợpchuyển nó theo một kiểu cấu tạo nào đó.Ví dụ 1: Xác định danh từ, động từ, tính từ của các từ sau:- vui, buồn, đau khổ, đẹp- niềm vui, nỗi buồn, cái đẹp, sự đau khổ- Ở bài tập này, học sinh phải nắm được các từ “ vui, buồn, đau khổ” là các động từchỉ trạng thái. Còn từ “đẹp” là tính từ.Phải nắm được quy tắc cấu tạo từ: sự, cuộc, nỗi, niềm đi kèm với động từhoặc tính từ thì tạo thành một danh từ mới. Đó là các danh từ trừu tượng “niềmvui”, “ nỗi buồn”, “sự đau khổ”, “ cái đẹp”Ví dụ 2: “ Sầu riêng thơm mùi thơm của mít chín quyện với hương bưởi , béo cáibéo của trứng gà, ngọt cái ngọt của mật ong già hạn”a) Hãy tìm các tính từ có trong câu văn.b) Nhận xét các từ loại: cái béo, mùi thơm- Ở bài tập này học sinh cần vận dụng kiến thức về quy tắc cấu tạo từ và ýnghĩa của từ để xác định từ loại và tìm được các tính từ trong bài là: “thơm”, “béo”,“ngọt”, “già”Nhờ có sự kết hợp từ: cái béo, mùi thơm… là các danh từ.Ví dụ 3: Xác định từ loại của những từ được gạch chân dưới đây :91. Anh ấy đang suy nghĩ.2. Những suy nghĩ của anh ấy rất sâu sắc.3. Anh ấy sẽ kết luận sau.4. Những kết luận của anh ấy rất chắc chắn.5. Anh ấy ước mơ nhiều điều.6. Những ước mơ của anh ấy thật lớn lao.+ Ở bài tập này học sinh phải dựa vào ý nghĩa của từ trong văn cảnh.- Từ “suy nghĩ ”, “kết luận”, ước mơ” vốn là động từ nhưng trong các câu 2,4, 6 thì không còn là động từ nhờ vào sự kết hợp . Các động từ kết hợp với từ“những” nê n nó là danh từ.Vậy Các từ “suy nghĩ ”, “kết luận”, ước mơ ở câu 1 , 3, 5 là động từ còn các từ“suy nghĩ ”, “kết luận”, ước mơ ở câu 2, 4, 6 là danh từe. Dạng bài tập xác định danh từ, động từ, tính từ tuỳ trong văn cảnh mà từloại cũng có thể thay đổi.Ví dụ 1: Xác định từ loại của từ “ danh dự” trong câu văn sau:“ Ngay thềm lăng, mười tám cây vạn tuế tượng trưng cho một đoàn quân danh dựđứng trang nghiêm”- Ở bài tập này học sinh phải dựa vào ý nghĩa của từ trong văn cảnh.- Từ “danh dự” vốn là danh từ- Trong câu văn: Từ được sử dụng để chỉ đặc điểm nên ta xếp từ “ danh dự”vào từ loại là tính từ.Ví dụ 2: Xác định từ loại của từ “ ngược”, “xuôi” trong 2 câu văn sau:.Đi ngược về xuôi.Họ đang ngược Thái Nguyên, còn tôi xuôi Thái BìnhỞ bài này ta thấy : + từ “ ngược”, “xuôi” ở câu 1 là tính từ.+ từ “ ngược”, “xuôi” ở câu 2 là động từg. Dạng bài tập xác định chức vụ ngữ pháp của một danh từ, động từ, tính từkhi nó đứng ở những vị trí khác nhau.Ví dụ: Xác định từ loại của từ thật thà và chỉ rõ nó giữ chức vụ ngữ pháp trong câu.a) Chị Loan rất thật thàb) Thật thà là phẩm chất đẹp đẽ của chị Loan.* Ở bài tập này, học sinh dựa vào ý nghĩa của từ để xác định “thật thà” là tính từ.- Ở câu a: từ giữ chức vụ vị ngữ.- Ở câu b: từ giữ chức vụ chủ ngữ.10h. Dạng bài tập hướng dẫn học sinh biết vận dụng danh từ, động từ, tính từ đểđặt câu.Ví dụ : Đặt câu có tính từ làm vị ngữ và một câu có tính từ làm chủ ngữ.- ở bài tập này học sinh phải nắm vững kiến thức về từ loại và kiến thứ đặt câu vàcó thể đặt như sau- Anh bộ đội rất dũng cảm.VN- Trung thực là đức tính quý giá của con người.CNBiện pháp 3. Tổ chức các trò chơi để củng cố kiến thức từ loại.Trò chơi thứ nhất: “ Ai nhanh , ai đúng”a- Chuẩn bị: Các băng giấy có ghi sẵn từ.Hai bảng phụ có kẻ sẵn 3 cột : Danh từ, động từ, tính từ.b- Cách tiến hành: Chọn hai đội chơi, mỗi đội có 5 em, xếp hai hàng.Đặt tên cho hai đội. Mỗi em sẽ nhặt một băng giấy và gắn vào cột từ loại.Đội nào nhanh chính xác sẽ thắng. Các em khác cổ vũ cho hai đội chơi.* Mục đích của trò chơi: củng cố kiến thứ từ loại, rèn tư duy nhanh.Trò chơi thứ hai:Ví dụ 1: “ Điền danh từ”a- Chuẩn bị hai bảng phụ có chép sẵn và các băng giấy có ghi các danh từ cần điền:con diều, con sóng, con tàu, con thuyền, con mắt.Các dòng thơ được chép sẵn trên bảng phụ:……… cưỡi sóng ra khơi.……… chao lượn ngang trời hè vui.……… dừng lại sân ga.Đầy vơi………… hiền hoà dòng sông……… của sổ tam hồn.b- Cách tiến hành:Chọn 5 em một đội và có 2 đội thi. Nếu đội nào gắn các danh từ đúng và nhanh sẽthắng.* Mục đích: Luyện điền nhanh danh từ dựa vào ý nghĩa của câu thơ.Ví dụ 2: “ Điền động từ”a) Chuẩn bị- Các động từ được ghi sẵn vào các băng giấy: vỗ, tha, nhuộm, đánh thức, dậy,rải.11- Ghi vào 2 bảng phụ hoặc 2 tờ giấy to đoạn thơ:“ Tiếng chim ……. lá cànhTiếng chim …… chồi xanh … cùngTiếng chim …… cánh bầy ongTiếng chim …… nắng … đồng vàng thơm”b) Cách tiến hành: Chọn 2 đội chơi, mỗi đội có 4 học sinh. Mỗi học sinh điền mộtdòng thơ cho đúng. Sau đó mỗi đội cử một bạn đọc diễn cảm đoạn thơ, biết nhấnmạnh vào các động từ vừa điền.- Điền nhanh, đúng.- Đọc thơ hay.* Mục đích của trò chơi: Luyện tập sử dụng động từ đúng chỗ nhằm hoàn thiện nộidung đoạn thơ gợi tả tiếng chim buổi sớm và cảm nhận được cách dùng từ sinhđộng trong đoạn thơ hay.Ví dụ 3: “ Điền tính từ”a) Chuẩn bị: Ghi các tính từ chỉ màu trắng ra các băng giấy: trắng phau, trắngbệch, trắng xoá , trắng hồng, trắng nõn, trắng bạc.- Viết các câu có chỗ trống trên bảng phụ.Giáo viên gắn các từ nhưng sai ý nghĩa vào chỗ trống (2 bảng gắn các từ khácnhau) Tuyết rơi trắng phau một màuVườn chim chiều xế trắng xóa cánh còDa trắng bệch người ốm oBé khoẻ đôi má non tơ trắng bệchSơn len trắng hồng như bôngLàn mây trắng nõn bồng bềnh trời xanh.b) Cách tiến hành: Chọn 2 đội chơi , mỗi đội có 6 em. Mỗi em lên sửa lại một câu.Nếu còn thời gian các em vẫn liên tiếp lên sửa lại cho đến khi hết giờ.Đáp án:Tuyết rơi trắng xoá một màuVườn chim chiều xế trắng phau cánh còDa trắng bệch người ốm oBé khoẻ đôi má non tơ trắng hồngSơn len trắng nõn như bôngLàn mây trắng bệch bồng bềnh trời xanh.- Mục đích: Luyện cách dùng tính từ chỉ màu trắng với các sắc độ khác nhau có tácdụng gợi tả. Làm giàu vốn từ chỉ màu trắng thường dùng trong các đoạn văn miêutả124. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với bảnthân, đồng nghiệp và nhà trường.Qua việc cung cấp kiến thức cơ bản về danh từ, động từ, tính từ và học sinh thựchành các dạng bài tập về xác định và sử dụng từ loại đối với học sinh lớp 4D,tôinhậnthấy:- Học sinh đã nắm vững về thuật ngữ danh từ, động từ, tính từ.- Phân biệt các danh từ, động từ, tính từ nhanh, chính xác, ít bị nhầm lẫn.- Biết sử dụng các danh từ, động từ, tính từ trong câu văn đúng chỗ.- Học sinh tự tin, hào hứng khi họ đến phần này.- Kết quả môn học được nâng cao.Sau đây là bảng thống kê kết quả của học sinh lớp 4D làm một số bài tập về thựchành danh từ, động từ, tính từ có trong chương trình lớp 4 hiện hành khi đã thựchiện đề tài này.Kết quảHoàn thànhChưa hoàn thànhTổng sốhọc sinh38 emS.L38 em%S.L%100%00%C. KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ:1. Kết luận:Lớp 4 là lớp của bậc tiểu học. Vì vậy các em cần có kiến thức vững chắc về từloại Tiếng Việt để có thể học tốt ở trung học cơ sở. Là một người giáo viên tiểuhọc, tôi đã lưu ý nghiên cứu nội dung và phương pháp truyền thụ, có một hệ thốngcác bài tập giúp học sinh thực hành để củng cố kiến thức này. Đặc biệt luôn phảilấy học sinh làm trung tâm, khuyến khích các em tìm tòi và tự rút ra những kết luậncho mình. Có như vậy, các em mới nhớ kỹ, nhớ lâu những kiến thức mới khám phá.Đặc biệt, tôi rất chú ý thời điểm và thời lượng tung ra các dạng bài tập phù hợp. Vìvậy nên bước đầu có những kết quả trong giảng dậy Tiếng Việt.Để giúp học sinh lớp 4 xác định đúng danh từ, động từ, tính từ trong Tiếng Việt 4theo ý chủ quan của tôi, tôi cần chú ý những quan điểm sau:- Giáo dục được ý thức ham học tập cho học sinh ngay từ đầu vì ấn tượng đầu tiênrất quan trọng.13- Yêu cầu bắt buộc học sinh phải học thuộc lòng phần lí thuyết về danh từ, độngtừ, tính từ.- Trên cơ sở nội dung chương trình Tiếng Việt ở 4 giáo viên phải hệ thống hóakiến thức, cung cấp thêm một số dấu hiệu khác. Đồng thời rèn kỹ năng xác định, cóbiện pháp lồng ghép phù hợp với giảng dạy, ôn, luyện tập trong từng bài tập cụ thể.- Phải tạo được tình huống có vấn đề buộc các em phải tự tìm cách tháo gỡ, cónhư vậy mới phát triển được năng lực tư duy sáng tạo của học sinh.- Phải dạy cho học sinh tự làm các bài tập tương đối mới, những bài tập đòi hỏi cónhững tìm tòi sáng tạo trong cách làm.Qua các biện pháp mà tôi áp dụng ở trên, tôi thấy đạt hiệu quả rất cao trong cácnăm tôi dạy từ loại ở lớp 4. Đây chỉ là vài biện pháp nhỏ mà bản thân được học tậpqua các đồng nghiệp, qua việc đúc kết nhiều năm giảng dạy. Bản thân sẽ tiếp tụchọc tập, trao đổi cùng đồng nghiệp để hoàn thành tốt nhiệm vụ của người giáo viên.2. Kiến nghị:Từ những điều đã nói ở trên tôi có một số kiến nghị, đề xuất sau:- Đối với giáo viên: Mỗi người giáo viên cần phải tìm tòi để biết cách xácđịnh danh từ, động từ, tính từ ngoài các kiến thức ở sách giáo khoa.- Đối với tổ chuyên môn: chuyên môn nhà trường cần tổ chức các chuyên đềvề danh từ, động từ, tính từ.Trên đây là đề xuất sáng kiến của tôi. Tôi rất mong được sự đóng góp ý kiếncủa các đồng nghiệp, của ban giám hiệu nhà trường và của cấp trên.Tôi xin chân thành cảm ơnXÁC NHẬN CỦA HIỆUThanh Hoá, ngày 5 tháng 4 năm 2016TRƯỞNG NHÀ TRƯỜNGTôi xin cam đoan đây là SKKN củamình viết, không sao chép nội dung củangười khác.Dương Thị XuyênTÀI LIỆU THAM KHẢO:14- Sách giáo khoa Tiếng Việt 4 tập 1– NXB giáo dục- Sách giáo viên Tiếng Việt 4 tập 1– NXB giáo dục- Tiếng Việt nâng cao 4- Bồi dưỡng Tiếng Việt 4- Sổ tay kiến thức Tiếng Việt Tiểu học –NXB giáo dục năm 2008.- Phương pháp dạy học các môn học ở lớp 4 tập 2 –NXB giáo dục năm 200715MỤC LỤCTrangA. Mở đầu1. Lý do chọn đề tài …………………………………………......................12. Mục đích nghiên cứu ........…………………………………………..........13. Đối tượng nghiên cứu .....…………………………………………............14. Phương pháp nghiên cứu..…………………………………………...........1B. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm:1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinhn ghiệm:...................................................22. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm..................... 23. Các giải pháp để giải quyết vấn đề...... ................................... ...................34. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với bảnthân, đồng nghiệp và nhà trường…………………………………………..13C. Kết luận – kiến nghị:1. Kết luận......................................................................................................132. Kiến nghị....................................................................................................14Tài liệu tham khảo........................................................................................1516
Tài liệu liên quan
- SKKN Biện pháp giúp học sinh lớp 4 đọc diễn cảm
- 15
- 978
- 3
- SKKN Giúp học sinh lớp 5 xác định đúng từ loại Tiếng việt
- 23
- 5
- 17
- SKKN Giúp học sinh lớp 5 xác định đúng từ loại tiếng việt
- 21
- 599
- 0
- Giúp học sinh lớp 4 đọc diễn cảm ở môn tập đọc
- 3
- 491
- 0
- MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP GIÚP HỌC SINH LỚP 4 HỌC TỐT MÔN ÂM NHẠC.
- 8
- 795
- 5
- skkn giúp học sinh lớp 4 vận dụng sơ đồ đoạn thẳng để giải một số bài toán
- 20
- 566
- 1
- skkn giúp học sinh lớp 4 vận dụng sơ đồ đoạn thẳng để giải một số bài toán
- 16
- 1
- 11
- chuyên đề biện pháp rèn học sinh lớp 4 5 đọc đúng và đọc diễn cảm
- 35
- 1
- 0
- skkn giúp học sinh lớp 4,5 phân loại và giải bài toán bằng phương pháp tính ngược từ cuối
- 22
- 639
- 0
- Sáng kiến kinh nghiệm: một số biện pháp giúp học sinh lớp 4 học yếu, kém về môn toán tiến bộ
- 14
- 1
- 3
Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về
(137 KB - 16 trang) - Giúp học sinh lớp 4 xác định đúng danh từ,động từ,tính từ Tải bản đầy đủ ngay ×Từ khóa » Cách Xác định Từ Loại Lớp 4
-
Bài Tập Về Từ Loại Lớp 4 Có đáp án - TopLoigiai
-
Bài Tập Xác định Từ Loại - TopLoigiai
-
63 Bài Tập Về Danh Từ, động Từ, Tính Từ - Luyện Từ Và Câu Lớp 4, 5
-
Cách Nhận Dạng Từ Loại Trong Tiếng Việt
-
GIÚP HỌC SINH LỚP 4 HỌC TỐT VỀ DANH TỪ, ĐỘNG TỪ, TÍNH TỪ
-
Bài Tập Luyện Từ Và Câu Lớp 4
-
Tìm Hiểu Khả Năng Xác định Từ Loại Của Học Sinh Lớp 4, 5 Thông Qua ...
-
SKKN Giúp Học Sinh Lớp 4 Xác định Tốt Phần Từ Loại
-
Ghi Nhớ Về Từ Loại, Danh Từ - động Từ - Tính Từ - Bút Luyện Chữ Đẹp
-
Bài Tập Từ Loại - Ôn Hè Tiếng Việt Lớp 4
-
Bài Tập Xác định Từ Loại - Tiếng Việt Lớp 4 - .vn
-
Từ Loại Tiếng Việt - Cách Phân Biệt Các Danh Từ, Động Từ, Tính Từ Dễ ...
-
Giúp Học Sinh Nắm Vững Kiến Thức Từ Loại (Phần Danh Từ ... - Lớp 4
-
Cẩm Nang Chinh Phục Bài Tập Về Từ Loại - Động Từ - Học Tốt Blog