Giúp Học Sinh Nắm Vững Kiến Thức Từ Loại (Phần Danh Từ ... - Lớp 4

  • Trang Chủ
  • Đăng ký
  • Đăng nhập
  • Upload
  • Liên hệ

Lớp 4 - Giáo Án, Bài Giảng Điện Tử Lớp 4

Trang ChủTiếng Việt Lớp 4 Giúp học sinh nắm vững kiến thức từ loại (Phần Danh từ, Động từ, Tính từ ) trong môn Tiếng Việt lớp 4. Giúp học sinh nắm vững kiến thức từ loại (Phần Danh từ, Động từ, Tính từ ) trong môn Tiếng Việt lớp 4.

I- VỊ TRÍ CỦA GV TIỂU HỌC TRONG VIỆC DẠY TIẾNG VIỆT NÓI CHUNG VÀ DẠY TỪ LOẠI NÓI RIÊNG:

- Chú ý đến trình độ tiếng mẹ đẻ của học sinh (HS) là một trong những nguyên tắc đặc thù của dạy học môn Tiếng Việt (TV ) ở tiểu học .Dạy học môn TV đòi hỏi giáo viên (GV ) phải tìm hiểu, nắm được năng lực sử dụng TV của các em. Đồng thời ,khi dạy mỗi một kiến thức, kĩ năng TV, GV cần biết HS đã được học và nắm kiến thức kĩ năng đó đến mức độ nào để điều chỉnh, lựa chọn các phương pháp, biện pháp dạy học hợp lí.

- Trong môn TV, nội dung Từ loại (phần danh từ (DT ), động từ (ĐT), tính từ (TT) được đưa vào giảng dạy trong phân môn Luyện từ và câu từ đầu năm lớp 4 (từ tuần 5 tuần 12 ). Lên lớp 5 HS được củng cố lại kiến thức từ loại trong 2 tiết LTVC của tuần 14. Đây là một mảng kiến thức tương đối phức tạp không chỉ với HS mà với cả GV trong lĩnh vực chuyên sâu, nhằm đáp ứng nhu cầu tiếp thụ của các đối tượng HS khá giỏi.

- Để việc dạy học nội dung từ loại đạt hiệu quả ,người GV cũng cần nắm rõ thực trạng dạy học nội dung này.

 

doc 11 trang Người đăng thuthuy90 Lượt xem 11603Lượt tải 2 Download Bạn đang xem tài liệu "Giúp học sinh nắm vững kiến thức từ loại (Phần Danh từ, Động từ, Tính từ ) trong môn Tiếng Việt lớp 4.", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trênI- VỊ TRÍ CỦA GV TIỂU HỌC TRONG VIỆC DẠY TIẾNG VIỆT NÓI CHUNG VÀ DẠY TỪ LOẠI NÓI RIÊNG: - Chú ý đến trình độ tiếng mẹ đẻ của học sinh (HS) là một trong những nguyên tắc đặc thù của dạy học môn Tiếng Việt (TV ) ở tiểu học .Dạy học môn TV đòi hỏi giáo viên (GV ) phải tìm hiểu, nắm được năng lực sử dụng TV của các em. Đồng thời ,khi dạy mỗi một kiến thức, kĩ năng TV, GV cần biết HS đã được học và nắm kiến thức kĩ năng đó đến mức độ nào để điều chỉnh, lựa chọn các phương pháp, biện pháp dạy học hợp lí. - Trong môn TV, nội dung Từ loại (phần danh từ (DT ), động từ (ĐT), tính từ (TT) được đưa vào giảng dạy trong phân môn Luyện từ và câu từ đầu năm lớp 4 (từ tuần 5 tuần 12 ). Lên lớp 5 HS được củng cố lại kiến thức từ loại trong 2 tiết LTVC của tuần 14. Đây là một mảng kiến thức tương đối phức tạp không chỉ với HS mà với cả GV trong lĩnh vực chuyên sâu, nhằm đáp ứng nhu cầu tiếp thụ của các đối tượng HS khá giỏi. - Để việc dạy học nội dung từ loại đạt hiệu quả ,người GV cũng cần nắm rõ thực trạng dạy học nội dung này. II - THỰC TRẠNG CỦA VIỆC DẠY NỘI DUNG TỪ LOẠI ( phần dt, đt, tt ) Ở TIỂU HỌC : - Để HS nắm vững kiến thức về từ, tạo nền tảng cho việc phát triển và sử dụng ngôn ngữ ngày một phong phú, thì việc giảng dạy nội dung từ loại là một vấn đề không thể xem nhẹ. Nhưng trên thực tế, nhiều GV cứ theo hướng dẫn hoàn thành đầy đủ các bài tập và coi như thế là xong, mà không quan tâm xem, sau bài học, cái gì còn đọng lại trong HS và các em đã vận dụng bài học ấy như thế nào. Đó là lí do khiến nhiều HS khi học lên đến lớp 5 mà kiến thức về từ loại vẫn còn rất mới mẻ. - Thực tế cũng cho thấy, GV cũng gặp nhiều khó khăn, lúng túng và đã có những nhầm lẫn khi giảng dạy nội dung này .Sở dĩ như vậy là do khi xét từ loại cho những từ cụ thể ,GV thường dựa vào nghĩa chứ không nắm được hết các dấu hiệu hình thức từ loại. Mà nghĩa của từ loại không phải lúc nào cũng dễ xác định. Một từ cụ thể chỉ sự vật hay hoạt động , trạng thái hay đặc điểm , tính chất không phải lúc nào cũng có thể tìm ra ngay được. Sự khác nhau về nghĩa hay có dấu hiệu hình thức đi kèm như thế nào đôi khi GV cũng không nắm được. III- BIỆN PHÁP THỰC HIỆN : 1- Nắm vững kiến thức về từ loại : Bên cạnh việc giúp HS nắm vững kiến thức về từ (từ đơn, từ phức, từ ghép, từ láy) đã được học trong 4 tuần đầu, GV cần cung cấp cho HS đầy đủ các kiến thức về từ loại (phần DT, ĐT,TT ), yêu cầu HS nắm chắc khái niệm về DT, ĐT, TT (học xen kẽ trong phân môn LTVC từ tuần 5 tuần12 ), biết thế nào là cụm DT, cụm ĐT, cụm TT ( học trong loạt bài về câu kể : Câu kể : Ai làm gì ? (tuần 17 ); Câu kể : Ai thế nào ? (tuần 21 ); Câu kể : Ai là gì ? (tuần 24 ). Để làm được vấnđề này, đòi hỏi GV phải nắm chắc các kiến thức về từ loai. (phần DT, ĐT,TT ). Cụ thể : 1.1)Danh từ (DT ): DT là những từ chỉ sự vật ( người, vật, hiện tượng, khái niệm hoặc đơn vị ) V.D : - DT chỉ hiện tượng : mưa, nắng , sấm, chớp,... - DT chỉ khái niệm : đạo đức, người, kinh nghiệm, cách mạng,... - DT chỉ đơn vị : Ông, vị (vị giám đốc ),cô (cô Tấm ) ,cái, bức, tấm,... ; mét, lít, ki-lô-gam,... ;nắm, mớ, đàn,... Khi phân loại DT tiếng Việt, trước hết , người ta phân chia thành 2 loại : DT riêng và DT chung . - Danh từ riêng : là tên riêng của một sự vật ( tên người, tên địa phương, tên địa danh,.. ) - Danh từ chung : là tên của một loại sự vật (dùng để gọi chung cho một loại sự vật ). DT chung có thể chia thành 2 loại : + DT cụ thể : là DT chỉ sự vật mà ta có thể cảm nhận được bằng các giác quan (sách, vở, gió ,mưa,...). + DT trừu tượng : là các DT chỉ sự vật mà ta không cảm nhận được bằng các giác quan ( cách mạng, tinh thần, ý nghĩa,... ) Các DT chỉ hiện tượng, chỉ khái niệm, chỉ đơn vị được giảng dạy trong chương trình SGK lớp 4 chính là các loại nhỏ của DT chung. + DT chỉ hiện tượng : Hiện tượng là cái xảy ra trong không gian và thời gian mà con người có thể nhận thấy, nhận biết được. Có hiện tượng tự nhiên như : mưa , nắng, sấm, chớp, động đất,... và hiện tượng xã hội như : chiến tranh, đói nghèo, áp bức,...DT chỉ hiện tượng là DT biểu thị các hiện tượng tự nhjên ( cơn mưa, ánh nắng, tia chớp,...) và hiện tượng xã hội (cuộc chiến tranh, sự đói nghèo,...) nói trên. + DT chỉ khái niệm : Chính là loại DT có ý nghĩa trừu tượng ( DT trừu tượng- đã nêu ở trên). Đây là loại DT không chỉ vật thể, các chất liệu hay các đơn vị sự vật cụ thể ,mà biểu thị các khái niệm trừu tượng như : tư tưởng, đạo đức, khả năng, tính nết, thói quen, quan hệ, thái độ,cuộc sống, ý thức , tinh thần, mục đích, phương châm,chủ trương, biện pháp, ý kiến, cảm tưởng, niềm vui, nỗi buồn, tình yêu, tình bạn,...Các khái niệm này chỉ tồn tại trong nhận thức, trong ý thức của con người, không “vật chất hoá”, cụ thể hoá được. Nói cách khác, các khái niệm này không có hình thù, không cảm nhận trực tiếp được bằng các giác quan như mắt nhìn, tai nghe,... + DT chỉ đơn vị : Hiểu theo nghĩa rộng, DT chỉ đơn vị là những từ chỉ đơn vị các sự vật. Căn cứ vào đặc trưng ngữ nghĩa , vào phạm vi sử dụng, có thể chia DT chỉ đơn vị thành các loại nhỏ như sau : - DT chỉ đơn vị tự nhiên : Các DT này chỉ rõ loại sự vật, nen còn được gọi là DT chỉ loại. Đó là các từ : con, cái , chiếc; cục, mẩu, miếng; ngôi, tấm , bức; tờ, quyển, cây, hạt, giọt, hòn ,sợi,... - DT chỉ đơn vị đo lường : Các DT này dùng để tính đếm, đo đếm các sự vật, vật liệu, chất liệu,...VD : lạng, cân, yến, tạ, mét thước, lít sải, gang,... - DT chỉ đơn vị tập thể : Dùng để tính đếm các sự vật tồn tại dưới dạng tập thể , tổ hợp. Đó là các từ :bộ, đôi, cặp, bọn, tụi, đàn,dãy, bó,... - DT chỉ đơn vị thời gian:Các từ như: giây, phút , giờ, tuần, tháng, mùa, vụ, buổi,... - DT chỉ đơn vị hành chính, tổ chức:xóm, thôn, xã, huyện, nước,nhóm, tổ, lớp , trường,tiểu đội, ban, ngành,... *Cụm DT: - DT có thể kết hợp với các từ chỉ số lượng ở phía trước, các từ chỉ định ở phía sau và một số từ ngữ khác để lập thành cụm DT. Cụm DT là loại tổ hợp từ do DT và một số từ ngữ phụ thuộc nó tạo thành. Trong cụm DT, các phụ ngữ ở phần trước bổ sung cho DT các ý nghĩa về số và lượng. Các phụ ngữ ở phần sau nêu lên đặc điểm của sự vật mà DT biểu thị hoặc xác định vị trí của sự vật ấy trong gian hay thời gian. 1.2) Động từ( ĐT ): ĐT là những từ chỉ hoạt động, trạng thái của sự vật. V.D : - Đi, chạy ,nhảy,... (ĐT chỉ hoạt động ) - Vui, buồn, giận, ... (ĐT chỉ trạng thái ) *Mấy lưu ý về ĐT chỉ trạng thái : - Đặc điểm ngữ pháp nổi bật nhất của ĐT chỉ trạng thái là : nếu như ĐT chỉ hoạt động, hành động có thể kết hợp với từ xong ở phía sau (ăn xong, đọc xong ,...) thì ĐT chỉ trạng thái không kết hợp với xong ở phía sau (không nói : còn xong, hết xong, kính trọng xong, ...). Trong TV có một số loại ĐT chỉ trạng thái sau : + ĐT chỉ trạng thái tồn tại (hoặc trạng thái không tồn tại) :còn,hết,có,... + ĐT chỉ trạng thái biến hoá : thành, hoá,... + ĐT chỉ trạng thái tiếp thụ : được, bị, phải, chịu,... + ĐT chỉ trạng thái so sánh : bằng, thua, hơn, là,... - Một số “nội ĐT” sau đây cũng được coi là ĐT chỉ trạng thái : nằm, ngồi, ngủ, thức, nghỉ ngơi, suy nghĩ, đi ,đứng , lăn, lê, vui, buồn , hồi hộp, băn khoăn, lo lắng,...Các từ này có một số đặc điểm sau : + Một số từ vừa được coi là ĐT chỉ hành động, lại vừa được coi là ĐT chỉ trạng thái. + Một số từ chuyển nghĩa thì được coi là ĐT chỉ trạng thái (trạng thái tồn tại ). VD : Bác đã đi rồi sao Bác ơi! (Tố Hữu ) Anh ấy đứng tuổi rồi . + Một số từ mang đặc điểm ngữ pháp của TT ( kết hợp được với các từ chỉ mức độ ) - Các ‘ngoại ĐT” sau đây cũng được coi là ĐT chỉ trạng thái ( trạng thái tâm lí ) : yêu, ghét , kính trọng, chán, thèm,, hiểu,...Các từ này mang đặc điểm ngữ pháp của TT, có tính chất trung gian giữa ĐT và TT. - Có một số ĐT chỉ hành động dược sử dụng như một ĐT chỉ trạng thái. VD : Trên tường treo một bức tranh. Dưới gốc cây có buộc một con ngựa . - ĐT chỉ trạng thái mang một số đặc điểm về ngữ pháp và ngữ nghĩa giống như TT. Vì vậy, chúng có thể làm vị ngữ trong câu kể : Ai thế nào ? *Xem thêm về ĐT nội động và ĐT ngoại động : - ĐT nội động :Là những ĐT hướng vào người làm chr hoạt động ( ngồi , ngủ, đứng,... ). ĐT nội động không có khả năng có bổ ngữ chỉ đối tượng trực tiếp mà phải có quan hệ từ. V.D1 : Bố mẹ rất lo lắng cho tôi ĐTnội động Q.H.T Bổ ngữ - ĐT ngoại động : là những ĐT hướng đến người khác, vật khác ( xây, phá, đập , cắt,...). ĐT ngoại động có khả năng có bổ ngữ chỉ đối tượng trực tiếp. V.D2 : Bố mẹ rất thương yêu tôi. ĐTngoại động Bổ ngữ - Để phân biệt ĐT nội động và ĐT ngoại động, ta đặt câu hỏi : ai ? cái gì ? đằng sau ĐT. Nếu có thể dùng 1 bổ ngữ trả lời trực tiếp mà không cần quan hệ từ thì đó là ĐT ngoại động (V.D2), nếu không được thì đó là ĐT nội động (V.D 1) Hỏi : yêu thương ai ? > yêu thương tôi. Lo lắng cho ai ? > lo lắng cho tôi.( không thể hỏi : lo lắng ai ? ) *Cụm ĐT: - ĐT thường kết hợp với các phụ từ mệnh lệnh (ở phía trước )và một số từ ngữ khác để tạo thành cụm ĐT .Cụm ĐT là loại tổ hợp từ do ĐT với một số từ ngữ phụ thuộc nó tạo thành. Nhiều ĐT phải có các từ ngữ phụ thuộc đi kèm, tạo thành cụm ĐT mới trọn nghĩa. Trong cụm ĐT, các phụ ngữ ở phần trước bổ sung cho ĐT các ý nghĩa: quan hệ thời gian; sự tiếp diễn tương tự ;sự khuyến khích hoặc ngăn cản hành động; sự khẳng định hoặc phủ định hành động,...Các phụ ngữ ở phần sau bổ sung cho ĐT các chi tiết về đối tượng, hướng, địa điểm, thời gian, mục đích, nguyên nhân, phương tiện và cách thức hành động. 1.3) Tính từ (TT): TT là những từ miêu tả đặc điểm hoặc tính chất của vật, hoạt động, trạng thái,... *Có 2 loại TT đáng chú ý là : - TT chỉ tính chất chung không có mức độ ( xanh, tím, sâu, vắng,... ) - TT chỉ tính chất có xác định mức độ ( mức độ cao nhất ) (xanh lè, tím ngắt, sâu hoắm, vắng tanh,...) * Phân biệt từ chỉ đặc điểm, từ chỉ tính chất, từ chỉ trạng thái : - Từ chỉ đặc điểm : Đặc điểm là nét riêng biệt, là vẻ riêng của một một sự vật nào đó ( có thể là người, con vật, đồ vât, cay cối,...). Đặc điểm của một vật chủ yếu là đăc điểm bên ngoài, (ngoại hình ) mà ta có thể nhận biết trực tiếp qua mắt nhìn, tai nghe, tay sờ, mũi ngửi,... Đó là các nét riêng , vẻ riêng về màu sắc , hình khối, hình dáng, âm thanh,...của sự vật . Đặc điểm của một vật cũng có thể là đặc điểm bên trong mà qua quan sát,suy luận, khái quát,...ta mới có thể nhận biết được. Đó là các đặc đ ... gợi ý cho HS trao đổi chung ở lớp để từ đó rút ra những điểm cần ghi nhớ về kiến thứccách nhanh gọn ( tránh phân tích ngữ liệu quá kĩ, mất nhiều thời gian ). - Trong quá trình luyện tập (mục III ), GV có thể nhắc lại một số kiến thức liên quan để HS thực hiện bài tập; Tổ chức HS làm bài theo hình thức trao đổi nhóm ( trên cơ sở vận dụng kiến thức đã học , kết hợp tự học và giúp đỡ lẫn nhau để hoàn thành nhiệm vụ được giao). Đối với lớp có nhiều đối tượng HS yếu, HS còn hạn chế về TV, GV cũng cần chú ý hướng dẫn HS nắm vững yêu cầu của bài tập, làm thử trên lớp một phần hoặc một bài cụ thể ( trước khi yêu cầu HS làm vào bảng nhóm hoặc vở BT, vở nháp,... ). 3. Tổ chức giảng dạy theo trình độ học tập của HS : Việc tổ chức ,hướng dẫn HS thực hiện các câu hỏi và bài tập nhìn chung khá thuận lợi. Về cơ bản, GV có thể thực hiện tuần tự như gợi ý ở SGV.Tuy nhiên, GV cũng cần lưu ý thực hiện theo chuẩn KTKN, không nên áp dụng một nội dung giảng dạy cũng như một chế độ thực hành cho toàn lớp, dẫn đến sự quá tải đối với các đối tượng HS yếu , HS còn hạn chế về TV. 3.1) Đối với đối tượng HS khá giỏi : Nếu đối tượng HS của lớp chủ yếu là HS khá giỏi, các em thực hiện các nhiệm vụ rất nhanh và khá chính xác. Đối với đối tượng này, GV có thể bổ sung yêu cầu để các em được phát triển tư duy và vốn từ. VD : Trong bài “ Tính từ ” (TV 4- Tập 1-Tr.110) : - Ở phần Nhận xét, BT 2 có thể bổ sung từ ngữ Những lâu đài vào yêu cầu c). Sau khi HS trình bày kết quả đúng, có thể yêu cầu HS tìm những từ ngữ đồng nghĩa với các từ ngữ các em vừa tìm được trong bài, chẳng hạn : + Thị trấn : nhỏ ( nhỏ bé,...) + Vườn nho : con con ( be bé,...) - Ở BT 1 phần Luyện tập, sau khi HS tìm được các TT trong đoạn văn, để khắc sâu tác dụng của các TT vừa tìm được, có thể yêu cầu HS trả lời câu hỏi : Những từ ngữ đó bổ sung ý nghĩa cho từ ngữ nào ? Chúng có tác dụng gì ? Nếu không có những TT đó , đoạn văn sẽ thế nào ?... - Ở BT 2 phần Luyện tập, nên nêu yêu cầu và hướng dẫn HS đặt câu hỏi gợi tả được đặc điểm của bạn ( người thân ) hoặc cây cối một cách phong phú, sinh động. 3.2) Đối với đối tượng HS TB, yếu : Nếu đối tượng HS của lớp chủ yếu là TB, yếu, GV cần dựa vào đặc điểm của HSvà đặc điểm của từng bài tập, của cả bài dạy để có những điều chỉnh cho phù hợp. Chẳng hạn, ở bài Tính từ nêu trên, có thể giảm độ khó cho HS yếu , HS trung bình như sau : - Ngữ liệu cho phần Nhận xét và bài tập cho phần Luyện tập có dung lượng khá lớn. HS trung bình ,yếu thường có kĩ năng đọc chậm, như vậy sẽ ảnh hưởng đến thời gian thực hiện nhiệm vụ của tiết học. Để khắc phục tình trạng này, khi hướng dẫn phần này, GV nên gọi một HS có khả năng đọc lưu loát đọc đoạn văn, những HS khác đọc thầm theo. Nếu lớp không có HS đọc tốt, GV có thể đọc đoạn văn trước lớp. - Các yêu cầu của BT 2 (Phần Nhận xét ) không được sắp xếp theo trình tự trước sau của câu chuyện. Vì vậy, để làm bài tập 2, HS yếu phải đọc truyện ít nhất 4 lần ( lượt đầu đọc theo lệnh BT 1, lượt 2 làm ý a, lượt 3 làm ý b, lượt 4 làm ý c). Như vậy sẽ mất quá nhiều thời gian. Để tiết kiệm thời gian (giảm ít nhất 1 lần đọc truyện ), và cũng là để các em được làm theo mức độ từ dễ đến khó, có thể đảo lại trình tự các yêu cầu trong SGK : c – b – a. Ở mục c) đưa Những ngôi nhà lên trước Vườn nho cho đúng trình tự trong chuyện, đưa cả cụm Dòng sông Quy- dăng – xơ thay cho Dòng sông. Như vậy, yêu cầu BT 2 sẽ là : Tìm các từ trong câu chuyện trên để miêu tả : a) Hình dáng, kích thước và các đặc điểm khác của sự vật: - Thị trấn. - Dòng sông Quy- dăng –xơ. - Những ngôi nhà. - Da của thần Rơ- nê. - Những vườn nho. b) Màu sắc của sự vật : - Những chiếc cầu . - Mái tóc của thần Rơ- nê. c) Tính tình ,tư chất của cậu bé Lu- i . Thông thường, khi điều chỉnh như trên, HS làm bài thuận lợi hơn ( làm nhanh hơn ).Nếu HS làm bài quá chậm, GV có thể gọi 1 HS khá làm mẫu cho trường hợp đầu tiên. Khi hướng dẫn HS tìm từ,GV cần cho HS phát hiện vị trí của từ vừa tìm được bằng cách đặt câu hỏi, VD : Từ miêu tả đặc điểm nhỏ em vừa tìm được đứng ở vị trí nào ?( đứng sau từ chỉ sự vật ). Từ đó các em hiểu, thao tác cần thực hiện là: Tìm trong những từ đứng liền sau từ chỉ sự vật, từ nào miêu tả đặc điểm thì ghi lại. GV cũng có thể gợi ý bằng cách đặt câu hỏi : Ác – boa là một thị trấn như thế nào ? ( HS tìm từ trong truyện để trả lời ). GV ghi mẫu lên bảng. Sau khi HS làm xong bài tập 2, GV nên chốt ý : Các từ các em vừa tìm được ở yêu cầu a) và b) miêu tả đặc điểm, tính chất của người và sự vật. Đó là những TT. Với BT 3, để HS hiểu kĩ ,nên yêu cầu HS so sánh : đi lại với đi lại nhanh nhẹn. HS sẽ phát hiện từ nhanh nhẹn bổ sung ý nghĩa cho từ đi lại. Qua đó GV chốt lại : Ở BT 3, từ nhanh nhẹn miêu tả đặc điểm cho hoạt động đi lại; nhanh nhẹn là TT. Để chuyển tiếp sang phần ghi nhớ, GV có thể hỏi : Qua BT 2 và 3, em hãy cho biết thế nào là TT ? - Phần Luyện tập : BT 1 có thể hướng dẫn cách làm tương tự như BT 2 ở phần Nhận xét và chỉ yêu cầu HS thực hiện phần a) theo đúng chuẩn KTKN, khuyến khích HS khá giỏi làm cả phần b). Ở BT 2, HS yếu thường đặt câu không đúng yêu cầu. GV nên hướng dẫn trình tự các thao tác cần thực hiện , như : xác định ý, xác định TT cần dùng rồi mới đặt câu theo đúng yêu cầu của đề bài. GV nên nêu các câu hỏi gợi ý như : - Em đặt câu nói về người bạn hay người thân ? - Bạn em có hình dáng thế nào ? ( gầy, cao, mảnh khảnh,...) - Tính tình của bạn ấy thế nào ? ( hiền, chăm chỉ, thẳng thắn,...) Em hãy đặt câu nói về đặc điểm (tính tình, hình dáng, tư chất,... ) của bạn đó. Nếu HS đặt câu sai ngữ pháp , GV có thể giúp các em sửa lại bằng cách đưa về mẫu câu đã học : Ai thế nào ? 3.3.Đối với những lớp có nhiều đối tượng HS: Tuỳ theo từng đặc điểm, hoàn cảnh cụ thể mà ta cũng linh động điều chỉnh nội dung, phương pháp, cách thức tiến hành để đưa ra những yêu cầu cụ thể tới từng đối tượng HS theo tinh thần trên. Phương pháp hướng dẫn HS làm BT phù hợp với đặc điển trình độ của các em ( bám theo chuẩn KTKN ) sẽ tạo điều kiện cho tất cả HS tự làm bài, tự đi đến với lời giải đúng. HS khá giỏi sẽ được quan tâm với những nhiệm vụ mới sau khi đã hoàn thành bài tập. HS trung bình, yếu được phát triển tư duy và ngôn ngữ, nắm được kiến thức , kĩ năng qua việc thực hiện các thao tác, trả lời các gợi ý. Các em sẽ không bị rơi vào tình trạng luôn phải thụ động chấp nhận đáp án qua bài chữa của bạn và của GV. 4.Cung cấp một số mẹo giúp HS phát hiện nhanh các DT, ĐT,TT dễ lẫn lộn : Khi giảng dạy nội dung từ loại (cũng như các nội dung khác ), ngoài việc nắm vững kiến thức, mỗi GV cũng cần nghiên cứu và tìm ra các mẹo giúp HS dễ dàng phân biệt các kiến thức dễ lẫn, các mẹo này ta có thể đưa vào trực tiếp trong quá trình hướng dẫn HS làm bài tập. Để phân biệt các DT, ĐT,TT dễ lẫn lộn, ta thường dùng các phép liên kết ( kết hợp ) với các phụ từ. *Danh từ : - Có khả năng kết hợp với các từ chỉ số lượng như : mọi, một, hai, ba, những, các,... ở phía trước ( những tình cảm, những khái niệm, những lúc, những nỗi đau,...) - DT kết hợp được với các từ chỉ định : này, kia, ấy, nọ ,đó,... ở phía sau ( hôm ấy, trận đấu này, tư tưởng đó,... ) - DT có khả năng tạo câu hỏi với từ nghi vấn “ nào” đi sau ( lợi ích nào ? chỗ nào? khi nào?...) - Các ĐT và TT đi kèm : sự, cuộc, nỗi, niềm, cái,... ở phía trước thì tạo thành một DT mới ( sự hi sinh, cuộc đấu tranh, nỗi nhớ, niềm vui,...) - Chức năng ngữ pháp thay đổi cũng cũng dẫn đến sự thay đổi về thể loại: V.D: Sạch sẽ là mẹ sức khoẻ. ( sạch sẽ (TT) đã trở thành DT ) * Động từ : - Có khả năng kết hợp với các phụ từ mệnh lệnh : hãy , đừng , chớ,... ở phía trước ( hãy nhớ, đừng băn khoăn, chớ hồi hộp,...) - Có thể tạo câu hỏi bằng cách đặt sau chúng từ bao giờ hoặc bao lâu (TT không có khả năng này ) (đến bao giờ? chờ bao lâu?...) *Tính từ : - Có khả năng kết hợp được với các từ chỉ mức độ như : rất , hơi, lắm, quá, cực kì, vô cùng,... (rất tốt, đẹp lắm,...) * Lưu ý : Các ĐT chỉ cảm xúc ( trạng thái ) như : yêu, ghét, xúc động,... cũng kết hợp được với các từ :rất, hơi, lắm,.... Vì vậy,khi còn băn khoăn một từ nào đó là ĐT hay TT thì nên cho thử kết hợp với hãy, đừng , chớ,...Nếu kết hợp được thì đó là ĐT. 5.Tổ chức đánh giá kết quả học tập theo đúng chuẩn KTKN : Sau mỗi tiết học, đặc biệt là sau mỗi một nội dung , GV cần tổ chức đánh giá kết quả học tập của HS để củng cố, uốn nắn kịp thời. Đánh giá kết quả học tập của HS một cách kịp thời cũng là cách để chúng ta tự đánh giá chất lượng giờ dạy của bản thân, từ đó có thể kịp thời rút kinh nghiệm, điều chỉnh nội dung ,phương pháp giảng dạy cho hợp lí, giúp HS lĩnh hội kiến thức đầy đủ và rễ dàng hơn. VI- NHỮNG ĐIỂM CẦN LƯU Ý KHI GIẢNG DẠY PHÂN MÔN LTVC NÓI CHUNG VÀ DẠY NỘI DUNG TỪ LOẠI NÓI RIÊNG : 1.Yêu cầu về kiến thức khi dạy phần LTVCchủ yếu là những kĩ năng dùng từ , đặt câu. Tuy vậy, không thể tránh khỏi việc dùng đến một số ít các thuật ngữ của ngôn ngữ học có trong các nội dung mà ở tiểu học các em chưa được học . Vì vậy, cần lưu ý : - Việc xác định các thuật ngữ ấy nếu có cũng phải được làm tới mức tối giản và không nhất thiết phải hoàn toàn chính xác. - Không nên tự ý thêm thuật ngữ hoặc định nghĩa. SGK chưa nói đến Bổ ngữ, Định ngữ , Hô ngữ,... thì trong giảng dạy cũng không yêu cầu HS phân biệt các kiểu cấu tạo này. 2. Khi HS làm các bài tập cụ thể, GV tổ chức cho HS làm bằng nhiều hình thức khác nhau như : - Làm trên bảng lớp và bảng con. - Làm theo nhóm hoặc cá nhân. - Làm trong giấy nháp và vở bài tập (VBT có thể sử dụng như phiếu học tập) - Làm trên phiếu học tập. 3. Có những bài tập không chỉ có một giải đúng duy nhất, trong những trường hợp ấy, GV phải khéo léo xác nhận các lời giải đúng và động viên kịp thời những lời giải hay. 4. SGV chỉ là tài liệu tham khảo có tính chất định hướng, vì thế GV cần khai thác triệt để SGK song phải linh hoạt và sáng tạo. 5. GV phải tạo cơ hội để HS phát hiện và giải quyết vấn đề, không làm việc hộ HS, không nói nhiều trong tiết LTVC mà phải cho HS được làm nhiều, nói nhiều. GV cần tiết kiệm thời gian làm việc của chính mình bằng cách nói ít song phải nói chuẩn, nói đúng. 6. GV cần linh động vận dụng phối hợp nhịp nhàng các phương pháp và các hình thức tổ chức dạy học để tiết học trở nên sinh động, hấp dẫn, lôi cuốn HS tích cực tham gia các hoạt động học tập, tự nhiên lĩnh hội kiến thức mới.

Tài liệu đính kèm:

  • docCDe veTU LOAI lop45 Giup HS nam vung kien thucTu loai Phan DTDTTT trong mon TV lop45.doc
Tài liệu liên quan
  • docGiáo án dạy học Tuần 20 - Lớp 4

    Lượt xem Lượt xem: 530 Lượt tải Lượt tải: 0

  • docGiáo án Lớp 4 - Tuần 15 - Năm học 2010-2011 (Bản tổng hợp các môn)

    Lượt xem Lượt xem: 529 Lượt tải Lượt tải: 0

  • docGiáo án Lớp 4 - Tuần 8, 9 - GV: Văn Thị Thanh - Trường Tiểu học Nguyễn Trãi

    Lượt xem Lượt xem: 405 Lượt tải Lượt tải: 0

  • docGiáo án Lớp 4 - Tuần 26 - Hoàng Thị Thanh Uyên

    Lượt xem Lượt xem: 288 Lượt tải Lượt tải: 0

  • docGiáo án Lớp 4 - Tuần thứ 27 - Chuẩn kiến thức kỹ năng

    Lượt xem Lượt xem: 501 Lượt tải Lượt tải: 0

  • docGiáo án dạy Tuần 4 - Lớp Bốn

    Lượt xem Lượt xem: 465 Lượt tải Lượt tải: 0

  • docGiáo án chuẩn kiến thức kỹ năng - Khối 4 - Tuần 7

    Lượt xem Lượt xem: 519 Lượt tải Lượt tải: 0

  • docGiáo án Tiếng Việt khối 4 - Tuần 3

    Lượt xem Lượt xem: 1131 Lượt tải Lượt tải: 0

  • docGiáo án Khối 4 - Tuần 6 - Chuẩn KTKN

    Lượt xem Lượt xem: 460 Lượt tải Lượt tải: 0

  • docGiáo án Lớp 4 - Tuần 34 - Trần Quốc Đạt

    Lượt xem Lượt xem: 559 Lượt tải Lượt tải: 0

Copyright © 2025 Lop4.com - Giáo án điện tử lớp 4, Tài Liệu, Giáo án mầm non hay

Facebook Twitter

Từ khóa » Các Bài Tập Về Từ Loại Tiếng Việt Lớp 4