Tính Từ Tiếng Việt Lớp 4 Và Tất Tần Tật Thông Tin Giúp Bé Dễ Hiểu Học Tốt ...
Có thể bạn quan tâm
Tính từ trong tiếng Việt là gì?
Trong chương trình tiếng Việt lớp 4, các bé sẽ được học và làm quen với những loại từ trong câu, đặc biệt là tính từ là gì trong tiếng Việt.
Tính từ là gì? Ở đây, theo khái niệm theo SGK tiếng Việt 4 đưa ra thì tính từ là những từ dùng để miêu tả trạng thái, màu sắc, hình dáng của con người, sự vật hay hiện tượng thiên nhiên. Bên cạnh đó, tính từ còn là những từ dùng để miêu tả tâm trạng, cảm xúc của sự vật, con người.
Trong tiếng Việt, tính từ thường mang tính gợi hình gợi cảm cho người nói, người viết truyền đạt được nội dung, ý nghĩa tới người đọc, người nghe. Đồng thời, nó còn giúp bổ nghĩa cho đại từ, danh từ và liên động từ. Sau khi làm rõ khái niệm tính từ là gì lớp 4, ba mẹ có thể cùng con tham khảo một vài ví dụ dưới đây.
Ví dụ:
- Tính từ chỉ màu sắc: Hồng, xanh, đỏ, tím, vàng….
- Tính từ chỉ trạng thái: Buồn, vui, hạnh phúc, đáng yêu,…
- Tính từ chỉ hình dáng: Ngắn, dài, cao, thấp….
Xây dựng nền tảng tiếng Việt vững chắc, hỗ trợ tốt cho trẻ học lớp 4 với ứng dụng VMonkey. Có VMonkey làm bạn đồng hành, trẻ có thể đọc trôi chảy, tăng khả năng đọc - hiểu, diễn đạt linh hoạt với vốn từ vựng phong phú, phát triển trí tuệ cảm xúc (EQ)... |
Các loại tính từ tiếng Việt lớp 4 bé sẽ được học
Trong tiếng Việt, tính từ được chia thành nhiều loại khác nhau với đặc điểm và cách nhận biết như sau:
Tính từ chỉ đặc điểm
Đây là một trong những loại tính từ đa dạng và được ứng dụng nhiều nhất trong giao tiếp. Chúng thường được dùng để biểu thị đặc điểm của một sự vật, hiện tượng vốn có của nó như đồ vật, con vật, cây cối, con người hay bất kỳ sự vật nào có thể so sánh chất lượng được.
Dấu hiệu nhận biết tính từ chỉ đặc điểm là:
- Những từ miêu tả đặc điểm bên ngoài mà bạn có thể quan sát và cảm nhận được bằng các giác quan. Ví dụ: Cao, thấp, hẹp, xanh, đỏ, rộng, dài….
- Những từ chỉ đặc điểm về tính cách, cảm xúc, tâm lý con người hay độ bền, giá trị của đồ vật. Ví dụ: Tốt, ngoan, bền bỉ, chăm chỉ, thật thà….
Tính từ chỉ chất
Đây là những từ miêu tả đặc điểm từ bên trong mà con người không thể dùng các giác quan để cảm nhận được, nhưng hoàn toàn có thể suy luận được ra.
Khác với tính từ chỉ đặc điểm, ở tính từ chỉ tính chất thường mọi người nói, viết về những biểu thị đặc điểm bên trong của một sự vật, sự việc, hiện tượng, con người nào đó.
Dấu hiệu nhận biết của tính từ chỉ chất thường dựa vào hình dáng bên ngoài, kiến thức về chúng mà mọi người có được để tổng hợp, phân tích và đưa ra kết luận về chất lượng bên trong.
Ví dụ: Hư, ngoan, tốt, xấy, sâu sắc, vụng về, hiệu quả, suôn sẻ, thiết thực, nông cạn….
Tính từ chỉ trạng thái
Tính từ tiếng Việt lớp 4 chỉ trạng thái là những từ nói về trạng thái tự nhiên hay tạm thời của con người, sự vật tồn tại ở một thời điểm nhất định. Đồng thời, loại tính từ này còn chỉ về sự thay đổi trạng thái của sự vật, sự việc, con người trong thời gian thực có thể quan sát bằng mắt được.
Ví dụ: Hôn mê, tĩnh lặng, yên tĩnh, mê man, bất tỉnh,…
Tính từ tự thân
Tính từ tự thân là những từ mà bản thân nó vốn dĩ là một tính từ, nếu đứng một mình thì người đọc vẫn biết đó là tính từ. Loại này thường không cần những từ khác bổ nghĩa, hỗ trợ chúng.
Bên cạnh đó, loại tính từ tự thân thường dùng để mô tả hình dáng, màu sắc, mùi vị, kích thước,… của sự vật, hiện tượng cụ thể.
Ví dụ:
- Tính từ chỉ mùi vị: cay, đắng, mặn, ngọt, chua, chát, nồng, tanh….
- Tính từ chỉ màu sắc: Xanh, đỏ, tím, vàng, hồng, lục, lam, chàm, tím….
- Tính từ chỉ âm thanh: Thánh thót, trầm bồng, ào ào, ồn ào,…
- Tính từ chỉ kích thước: thấp, cao, dài, ngắn, rộng, hẹp…
- Tính từ chỉ lượng: nặng, nhẹ, đông đúc, vắng vẻ….
- Tính từ chỉ hình dáng: Thẳng, cong, vuông, méo, tròn…
- Tính từ chỉ phẩm chất con người: Tốt, xấu, yếu đuối, kiên cường,…
- Tính từ chỉ mức độ: Nhanh, chậm, gần, xa….
Tính từ không tự thân
Tiếng Việt lớp 4 tính từ không tự thân là những từ mà bản chất nó không phải là tính từ nhưng được sử dụng, chuyển sang như một tính từ. Thông thường, chúng chỉ được xem là tính từ khi kết hợp với động từ, danh từ và khi đứng riêng một mình thì chúng không còn là tính từ.
Ví dụ: Rất Quang Dũng (Dùng để nói về phong cách nghệ thuật mang tính đặc trưng của một người tên là Quang Dũng).
Chức năng của tính từ trong tiếng Việt
Trong chương trình tiếng Việt lớp 4, các bé sẽ biết được tính từ có rất nhiều chức năng để mang đến sự hoàn thiện cho câu. Cụ thể:
- Tính từ kết hợp động từ, danh từ hay nhiều loại từ khác để giải thích nghĩa cho câu.
- Tính từ không thể kết hợp được với một số loại câu như phó từ mệnh lệnh, câu cầu khiến, câu đặc biệt.
- Tính từ có thể làm bổ ngữ hay chủ ngữ trong một câu đơn.
- Tính từ có tác dụng làm chủ ngữ để bổ sung cho danh từ hay làm chủ ngữ cho chính câu đứng trước.
- Tính từ giúp tăng giá trị nghệ thuật và tính gợi hình, gợi cảm cho câu.
- Tính từ giúp người đọc, viết hình dung rõ hơn về cảm xúc, màu sắc, tính chất của sự vật, sự việc trong văn bản.
Hướng dẫn cách sử dụng tính từ tiếng Việt lớp 4
Trong câu, tính từ có thể kết hợp được cùng với động từ, danh từ để bổ sung ý nghĩa cho chúng về mặt tính chất, đặc điểm và mức độ.
Ví dụ:
Chơi điêu luyện: Trong đó “bơi” là động từ, “điêu luyện” là tính từ. Ở đây tính từ bổ sung ý nghĩa cho chính động từ bơi.
Rau củ tươi ngon có bán tại siêu thị: Trong đó, “rau củ” là danh từ, “tươi ngon” là tính từ. Lúc này tính từ bổ sung ý nghĩa cho danh từ rõ nghĩa hơn.
Khác với động từ, tính từ thường sẽ không kết hợp được với những phó từ mệnh lệnh như chớ, đừng, hãy…. Mà nó chỉ kết hợp với những phó từ còn lại như chưa, không, sẽ, đang, chẳng, vẫn, còn, cứ….
Ví dụ: Vẫn lề mề như vậy, không được tỉnh táo, đã từng xinh đẹp….
Ngoài ra, trong câu thì sau tính từ thường là những từ chỉ không gian, thời gian, địa điểm.
Một số sai lầm khi bé học tính từ tiếng Việt lớp 4
Trong quá trình học và làm bài tập tính từ, các bé thường gặp một số lỗi sai cơ bản như:
- Không nhận diện được đâu là tính từ: Vì có nhiều loại tính từ, cũng như không hiểu được bản chất của chúng nên ở bài tập xác định tính từ bé thường làm sai.
- Không hiểu được nghĩa của từ để bổ sung nghĩa cho từ nào: Vì có một số tính từ thuộc loại không tự thân, nên quá trình làm bài tập bé thường không hiểu được ý nghĩa của chúng để làm bài tập tính từ.
- Nhầm lẫn tính từ và các dạng từ khác: Bé thường nhầm lẫn giữa tính từ với động từ hay danh từ nên dẫn tới việc làm bài tập dễ bị sai.
Phương pháp học tính từ tiếng Việt lớp 4 ghi nhớ tốt hơn
Để giúp bé học, ghi nhớ và làm bài tập tính từ trong chương trình tiếng Việt lớp 4 hiệu quả, bố mẹ có thể giúp con khi áp dụng những phương pháp sau:
Học tiếng Việt lớp 4 đầy hứng thú cùng với Vmonkey
Vmonkey được biết đến là ứng dụng dạy học tiếng Việt số 1 tại Việt Nam, với nội dung bám sát chương trình GDPT mới, cùng với đa dạng bài học từ cấp độ dễ đến khó cho học sinh mầm non đến cấp 1 giúp bé tạo dựng nền tảng tiếng Việt vững chắc hơn.
Trong đó, Vmonkey có những chương trình học phù hợp với các bé lớp 4 với nội dung được biên soạn theo chuẩn SGK, nhưng hướng dẫn học theo phương pháp tích cực dựa trên âm thanh, hình ảnh và trò chơi tương tác. Để qua đó mỗi giờ học tiếng Việt của bé sẽ có sự hứng thú và ghi nhớ kiến thức một cách tốt hơn.
Đặc biệt, khi bé học tiếng Việt lớp 4 cùng Vmonkey con còn được trải nghiệm một thế giới truyện, sách nói, trò chơi đa dạng chủ đề. Để qua đó bé vừa được chơi, vừa được học để giúp việc học tập đạt kết quả tốt hơn và giúp con xây dựng nền tảng tiếng Việt, hỗ trợ việc học trên trường hiệu quả.
Chắc chắn nắm được đặc điểm tính chất của tính từ
Đây là một trong những yếu tố đầu tiên và quan trọng nhất. Bởi vì nếu con không nắm được đặc điểm tính chất của loại từ này thì không thể nào nhận biết và làm được bài tập.
Vậy nên, bố mẹ hãy giúp bé ghi nhớ rõ về khái niệm, đặc điểm và quan trọng là các loại tính từ khác nhau. Để ghi nhớ chúng, bố mẹ có thể lấy các ví dụ liên quan đến thực tế, xung quanh cuộc sống của bé để bé dễ hình dung và ghi nhớ tốt hơn.
Phân loại được các loại tính từ
Tính từ là loại từ có nhiều loại nhất, nên để làm được các bài tập về thể loại từ này đòi hỏi các bé phải phân biệt và nhận biết được từng loại đó.
Vậy nên, ở mỗi loại bố mẹ nên giúp bé hiểu được những tính chất chính của nó, đi kèm với đó là các ví dụ dễ hiểu để con dễ dàng hình dung và nhận biết chúng hiệu quả hơn.
Học luôn đi đôi với hành
Sau khi bé đã nắm chắc được lý thuyết về tính từ, bố mẹ nên kết hợp với việc cho con thực hành nhiều hơn bằng việc làm nhiều bài tập hơn để bé có thể ứng dụng chúng trong quá trình làm bài hiệu quả.
Đồng thời, bố mẹ nên đưa ra nhiều dạng bài tập khác nhau ngoài SGK để bé có thể tư duy, vận dụng kiến thức của mình để giải chúng tốt hơn.
Liên hệ việc ghi nhớ tính từ tiếng Việt lớp 4 với thực tiễn
Để giúp bé dễ dàng ghi nhớ và áp dụng tính từ trong bài tập lẫn đời sống thì bố mẹ nên đưa ra những ví dụ, tình huống, câu hỏi liên quan đến chính thực tiễn, đời sống xung quanh cuộc sống của bé.
Bởi vì tính từ cũng là những từ miêu tả sự vật, sự việc, con người trong đời sống nên bố mẹ có thể tìm hiểu và đưa ra những ví dụ phù hợp và gần gũi với con để bé hiểu và ghi nhớ chúng tốt hơn.
Các bài viết không thể bỏ lỡ
VMonkey - Xây dựng nền tảng tiếng Việt vững chắc cho trẻ
Tiếng Việt lớp 4 từ phức: Khái niệm, phân loại và bí quyết học hiệu quả
Tiếng việt lớp 4 từ láy là gì? Bí quyết giúp bé chinh phục mọi bài tập về từ láy dễ dàng
Bài tập tính từ tiếng Việt lớp 4 để bé tự luyện
Để giúp bé học và ghi nhớ kiến thức tính từ trong chương trình tiếng Việt lớp 4 hiệu quả, dưới đây là một số bài tập mà bố mẹ có thể cho bé tự luyện.
Xem thêm:
- Trạng từ tiếng Việt lớp 4 là gì? Phân loại, cách dùng và phương pháp dạy bé học hiệu quả
- Phụ âm trong bảng chữ cái tiếng Việt là gì? Có bao nhiêu phụ âm?
Kết luận
Trên đây là tổng hợp những thông tin về tính từ tiếng Việt lớp 4. Qua đó có thể thấy đây là dạng kiến thức cơ bản nhưng có độ khó riêng khi bé học và làm bài tập. Vậy nên, bố mẹ hãy cùng bé áp dụng những phương pháp mà Monkey đưa ra trên để giúp quá trình học của bé đạt kết quả tốt nhất nhé.
Từ khóa » Các Bài Tập Về Từ Loại Tiếng Việt Lớp 4
-
Bài Tập Về Từ Loại Lớp 4 Có đáp án - TopLoigiai
-
63 Bài Tập Về Danh Từ, động Từ, Tính Từ - Luyện Từ Và Câu Lớp 4, 5
-
Bài Tập Luyện Từ Và Câu Lớp 4
-
Ôn Hè Tiếng Việt Lớp 4 - Bài Tập Từ Loại
-
Bài Tập Về Từ Loại Tiếng Việt Có đáp án - Giáo Viên Việt Nam
-
Bài Tập Về Từ Loại Tiếng Việt Lớp 4
-
Bài Tập Về Từ Loại Tiếng Việt Lớp 4 - 123doc
-
Bài Tập Xác định Từ Loại - Tiếng Việt Lớp 4 - .vn
-
Cẩm Nang Chinh Phục Bài Tập Về Từ Loại - Động Từ - Học Tốt Blog
-
GIÚP HỌC SINH LỚP 4 HỌC TỐT VỀ DANH TỪ, ĐỘNG TỪ, TÍNH TỪ
-
Giúp Học Sinh Nắm Vững Kiến Thức Từ Loại (Phần Danh Từ ... - Lớp 4
-
Top 29 Chuyên đề Về Từ Loại Lớp 4 2022 - Học Tốt
-
Bé Làm Bài Tập Danh Từ Tiếng Việt Lớp 4 đơn Giản Nhờ Bí Kíp đắt Giá Này!
-
Luyện Từ Và Câu - Ôn Tập Về Từ Loại Trang 100, 101 Vở Bài Tập (VBT ...