Giúp Mẹ Bầu Phân Biệt Giữa Co Thắt Sinh Lý Với Co Thắt Chuyển Dạ
Có thể bạn quan tâm
Đôi khi, những cơn đau co thắt khiến bạn nghĩ rằng sắp sinh em bé nhưng khi đến bệnh viện kiểm tra lại không phải. Thực ra đó chỉ là co thắt sinh lý.
Khi đang ở giai đoạn cuối của thai kỳ, các cơn co thắt giống như đồng hồ báo thức của cơ thể, báo động rằng bạn đang ở trong giai đoạn chuyển dạ. Tuy nhiên, đôi khi đây chỉ là những cơn co thắt giả, có tên là Braxton-Hicks.
Những dấu hiệu sau đây sẽ giúp bạn phân biệt một cơn co thắt chuyển dạ với cơn co thắt sinh lý Braxton-Hicks.
Thế nào là cơn co thắt sinh lý Baxton-Hicks
Các cơn co thắt Braxton-Hicks được gọi là cơn đau giả vì chúng cho bạn cảm giác rằng đó là cơn co thắt chuyển dạ nhưng thực sự không phải như vậy. Nó không dẫn đến việc sinh con mặc dù có thể gây co dãn tử cung.
Những cơn co thắt này xuất hiện vào 3 tháng cuối của thai kỳ, xảy ra vào buổi chiều hoặc tối, đặc biệt là sau khi bạn hoạt động cả ngày. Không có các dấu hiệu điển hình, nhưng khi các cơn co thắt xảy ra thường xuyên thì bạn có thể cảm nhận được.
Khi Braxton-Hicks xảy ra, bạn sẽ cảm thấy quặn thắt ở bụng nhưng thường không đau. Các dấu hiệu của cơn co thắt sinh lý Braxton-Hicks bao gồm:
- Cơn co thắt xuất hiện rồi biến mất;
- Cơn co thắt không quá mạnh và không thường xuyên;
- Cơn co thắt sẽ biến mất khi thay đổi tư thế hoặc đi tiểu.
Thế nào là cơn co thắt chuyển dạ thật sự?
Cơn co thắt thật xảy ra khi cơ thể bạn giải phóng hormone Oxytocin – một loại hormone kích thích co bóp tử cung. Chúng là dấu hiệu cho thấy bạn đang trong giai đoạn chuyển dạ. Đối với nhiều phụ nữ, các cơn co thắt bắt đầu vào khoảng tuần thứ 40 của thai kỳ. Các cơn co thắt bắt đầu trước tuần thứ 37 có thể được phân loại là do chuyển dạ sớm.
Các cơn co thắt ở phần trên của tử cung gây dãn tử cung, giúp đẩy thai nhi vào âm đạo chuẩn bị ra đời. Cảm giác co thắt này được mô tả giống như một cơn sóng. Ban đầu đau ít, sau đó tăng lên cho đến cao nhất rồi cuối cùng giảm đi và khó có thể co bụng lại.
Khoảng cách giữa các cơn co thắt đều nhau (khoảng 5 phút), sau đó giảm dần theo thời gian và cường độ gây đau đớn ngày càng tăng dần lên. Các dấu hiệu của cơn đau chuyển dạ gồm:
- Có một đám chất nhầy màu nâu hoặc đỏ sẫm gọi là nút nhầy khi tắm;
- Có cảm giác giống như thai nhi sắp chui ra khỏi bụng mình;
- Bạn cũng có thể bị chảy nước từ âm đạo. Đây là dấu hiệu vỡ nước ối.
[embed-health-tool-due-date]
Nên làm gì khi xảy ra các cơn đau?
Hầu hết các cơn co thắt sinh lý Braxton-Hicks xuất hiện rồi biến mất. Tuy nhiên, nếu chúng xuất hiện thường xuyên, bạn hãy quan sát trong vòng 1 giờ. Các cơn co thắt ngày càng mạnh và liên tục hơn thì có thể đó là cơn co thắt chuyển dạ thật. Khi khoảng cách các cơn co thắt chỉ còn 5 đến 6 phút, bạn hãy đến bệnh viện ngay.
Nếu không biết chắc chắn đây có phải là một cơn co thắt chuyển dạ thật sự hay không, bạn hãy gọi cho bác sĩ hoặc đến bệnh viện. Kể cả khi đó là một cơn co thắt giả, bạn cũng nên đi kiểm tra . Đặc biệt, nếu em bé dưới 37 tuần tuổi mà xuất hiện những cơn co thắt đau đớn thì có thể bạn đã vỡ nước ối.
Có thể bạn quan tâm: Công cụ tính ngày dự sinh online mới nhất
Từ khóa » đau Co Thắt Tử Cung Như Thế Nào
-
5 Kiểu Cơn Co Tử Cung Trong Thai Kỳ Và Những điều Sản Phụ Cần Biết
-
Co Thắt Tử Cung 3 Tháng đầu Mang Thai Có Nguy Hiểm? - Vinmec
-
Nhận Biết Về Cơn Gò Tử Cung | Tâm Anh Hospital
-
Cách Xác định Các Cơn Co Thắt Chuyển Dạ Thật Và Giả
-
Hiểu đúng Về Cơn Gò Tử Cung Và Cách Phân Biệt Với Thai Máy
-
Đau Và Co Thắt ở Bụng - Jio Health
-
Cơn Gò Tử Cung - Dấu Hiệu, Phân Loại Và Cách Xử Trí Mẹ Bầu Cần Nên ...
-
Hướng Dẫn Mẹ Bầu Cách Phân Biệt Dấu Hiệu Chuyển Dạ Giả Và Thật
-
Suy Yếu Cổ Tử Cung - Phiên Bản Dành Cho Chuyên Gia - MSD Manuals
-
Tìm Hiểu Về Cơn Gò Tử Cung Cơn đau Bụng - Bệnh Viện Thu Cúc
-
11 Dấu Hiệu Sắp Sinh (chuyển Dạ) Trong 24 Giờ, 2 Ngày Và 1 Tuần
-
Co Thắt Tử Cung Khi Mang Thai Có Nguy Hiểm Không? - Eva
-
10+ Dấu Hiệu Sắp Sinh (chuyển Dạ) Của Mẹ Bầu Trước 2 Ngày - 1 Tuần
-
ĐAU ĐẺ VÀ CÁC PHƯƠNG PHÁP GIẢM ĐAU