Hướng Dẫn Mẹ Bầu Cách Phân Biệt Dấu Hiệu Chuyển Dạ Giả Và Thật
Có thể bạn quan tâm
1. Chuyển dạ giả là gì? Nguyên nhân gây ra tình trạng chuyển dạ giả?
Chuyển dạ giả là khi các bà bầu phải đối mặt với những cơn đau co thắt tử cung, còn được gọi là Braxton Hicks. Tuy nhiên, khi xảy ra tình trạng này, tử cung của thai phụ không có biểu hiện giãn nở, những cơn đau cũng không kéo dài.
Cần tìm hiểu để phân biệt dấu hiệu chuyển dạ giả và thật
Những cơn chuyển dạ giả cũng mang đến những lợi ích nhất định. Đây là những cơn co thắt tử cung nhưng không làm giãn tử cung mà có tác dụng làm cơ tử cung thêm săn chắc, đồng thời kích thích lưu lượng máu đến thai. Hơn nữa, khi xảy ra những cơn chuyển dạ giả này, thai nhi cũng có cơ hội để đổi ngôi thai đến một vị trí thích hợp. Nhiều trường hợp, nhờ vào những cơn chuyển dạ giả, đầu của em bé được đẩy xuống eo dưới của khung chậu, giúp cho quá trình sinh sau này sẽ dễ dàng hơn rất nhiều.
Một số nguyên nhân gây ra những cơn đau co thắt khiến bạn dễ nhầm với dấu hiệu chuyển dạ:
Những cơn chuyển dạ giả có thể do tình trạng rối loạn tiêu hóa gây ra. Trong thời gian mang thai, thai phụ cần bổ sung nhiều chất dinh dưỡng cho cơ thể để đảm bảo sức khỏe và sự phát triển của thai nhi. Nếu không may ăn phải một số thực phẩm không tươi sạch, nhiễm khuẩn, các bà bầu cũng có nguy cơ đối mặt với tình trạng đau bụng, đôi khi kèm theo tiêu chảy, nôn. Khi tình trạng này xảy ra, cổ tử cung vẫn đóng kín và không có tình trạng giãn nở. Bác sĩ sẽ thăm khám và chẩn đoán nguyên nhân chính xác gây ra những cơn đau bụng để kê thuốc hợp lý cho mẹ bầu.
Chuyển dạ thật thì cường độ đau sẽ ngày càng tăng lên và khoảng cách giữa những cơn đau sẽ ngày càng gần nhau hơn
Bên cạnh đó, một số nguyên nhân khác cũng khiến chị em xuất hiện cơn gò nhẹ như đau do sỏi thận, viêm ruột thừa, viêm đại tràng,… Với những trường hợp này, bác sĩ sẽ thăm khám và cân nhắc phương pháp điều trị hợp lý cho thai phụ.
2. Một số dấu hiệu của những cơn chuyển dạ giả
Những cơn co thắt xảy ra không đều và khoảng cách thời gian giữa những cơn đau cũng rất khó đoán, đôi khi cứ 10 phút bạn lại thấy đau, nhưng có lúc khoảng thời gian này lại ngắn hơn, chỉ khoảng 6 phút, cơn đau lại xuất hiện.
Chỉ xảy ra những cơn đau co thắt, không xảy ra tình trạng vỡ ối, giãn tử cung, tần suất cơn đau có thể tới dồn dập, cường độ đau mạnh dần,…
Những cơn đau này có thể gần giống với những cơn đau bụng kinh, đau thắt bụng hay xương chậu.
Khi cơ thể nghỉ ngơi hoặc thay đổi tư thế cơ thể, cơn co thắt sẽ có thể thuyên giảm.
3. Phải làm sao phân biệt dấu hiệu chuyển dạ giả và thật
Để phân biệt dấu hiệu chuyển dạ giả và thật, các mẹ bầu cần phải chú ý những điều sau:
Nên thư giãn bằng cách nghe nhạc giúp làm giảm cơn đau
-
Tần suất của các cơn co thắt
Chuyển dạ giả là những cơn đau co thắt, khoảng cách thời gian giữa mỗi cơn đau thường khác nhau.
Chuyển dạ thật: Những cơn đau thường kéo dài khoảng hơn một phút và xảy ra đều đặn. Cường độ đau sẽ ngày càng tăng lên và khoảng cách giữa những cơn đau sẽ ngày càng gần nhau hơn.
-
Khi di chuyển, cơn đau diễn ra như thế nào?
Đối với chuyển dạ giả: Những cơn đau sẽ thuyên giảm nếu bạn thay đổi về tư thế nghỉ ngơi, vận động nhẹ nhàng,…
Đối với chuyển dạ thật: Những cơn đau thường không thuyên giảm. Dù bạn nghỉ ngơi hoặc chuyển động chậm hơn, thì vẫn cảm thấy đau, thậm chí cường độ đau sẽ ngày càng tăng dần.
Nên đi khám để được chẩn đoán và điều trị bệnh
-
Vị trí của cơn đau
Đối với những trường hợp đau do chuyển dạ giả: Vị trí của những cơn đau sẽ thường ở vùng trước bụng hoặc đau ở xương chậu. Ngoài triệu chứng đau, bệnh nhân không có bất thường về nước ối hoặc ra dịch hồng,…
Đối với những trường hợp chuyển dạ thật: Vị trí của cơn đau sẽ có thể ở phần lưng dưới, lan sang phía trước bụng, đau trong bụng và đau sau lưng. Bên cạnh hiện tượng đau co thắt, mẹ bầu sẽ thấy xuất hiện tình trạng ra dịch hồng âm đạo hoặc có tình trạng ra nước ối, vỡ ối,…
Lưu ý: Nếu không thể phân biệt dấu hiệu chuyển dạ giả và thật, bạn hãy tới gặp bác sĩ để phòng tránh gây hại cho sức khỏe của mẹ và thai nhi, khi cơ thể có những dấu hiệu bất thường dưới đây:
-
Gặp phải tình trạng xuất huyết âm đạo bất thường.
-
Nước ối rò rỉ, vỡ ối liên tục.
-
Những cơn co thắt xuất hiện nhiều với cường độ mạnh, cơn đau dữ dội khiến bạn không thể chịu được.
-
Cảm nhận được sự chuyển động bất thường của thai nhi trong bụng.
-
Các cơn co thắt mạnh cứ sau 5 phút trong một giờ.
-
Trong trường hợp thai chưa được 37 tuần, bất cứ một dấu hiệu bất thường nào, bạn cũng không được chủ quan mà cần nhanh chóng đến cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Để giảm đau và sự khó chịu khi gặp phải những cơn chuyển dạ giả, bạn có thể thực hiện một số biện pháp dưới đây:
Nên vận động nhẹ nhàng, thay đổi tư thế để những cơn đau có thể thuyên giảm.
Hãy để cơ thể được nghỉ ngơi hoặc có những giấc ngủ ngắn để cơ thể được thoải mái hơn.
Tắm nước ấm hoặc nghe những bản nhạc nhẹ nhàng cũng là một thói quen rất tốt của mỗi bà bầu. Đây là cách giúp tinh thần của bạn trở nên thoải mái hơn, vui vẻ hơn.
Mát-xa cũng là một phương pháp giúp bạn giải tỏa căng thẳng và cải thiện cơn đau hiệu quả.
Trên đây là những thông tin giúp bạn có thể phân biệt dấu hiệu chuyển dạ giả và thật. Nếu còn những vấn đề chưa hiểu cần được tư vấn thêm, mẹ bầu có thể gọi đến Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC theo số 1900 56 56 56. Những chuyên gia hàng đầu về lĩnh vực sản khoa của bệnh viện luôn sẵn sàng giải đáp mọi thắc mắc của bạn.
Từ khóa » đau Co Thắt Tử Cung Như Thế Nào
-
5 Kiểu Cơn Co Tử Cung Trong Thai Kỳ Và Những điều Sản Phụ Cần Biết
-
Co Thắt Tử Cung 3 Tháng đầu Mang Thai Có Nguy Hiểm? - Vinmec
-
Nhận Biết Về Cơn Gò Tử Cung | Tâm Anh Hospital
-
Cách Xác định Các Cơn Co Thắt Chuyển Dạ Thật Và Giả
-
Hiểu đúng Về Cơn Gò Tử Cung Và Cách Phân Biệt Với Thai Máy
-
Đau Và Co Thắt ở Bụng - Jio Health
-
Cơn Gò Tử Cung - Dấu Hiệu, Phân Loại Và Cách Xử Trí Mẹ Bầu Cần Nên ...
-
Giúp Mẹ Bầu Phân Biệt Giữa Co Thắt Sinh Lý Với Co Thắt Chuyển Dạ
-
Suy Yếu Cổ Tử Cung - Phiên Bản Dành Cho Chuyên Gia - MSD Manuals
-
Tìm Hiểu Về Cơn Gò Tử Cung Cơn đau Bụng - Bệnh Viện Thu Cúc
-
11 Dấu Hiệu Sắp Sinh (chuyển Dạ) Trong 24 Giờ, 2 Ngày Và 1 Tuần
-
Co Thắt Tử Cung Khi Mang Thai Có Nguy Hiểm Không? - Eva
-
10+ Dấu Hiệu Sắp Sinh (chuyển Dạ) Của Mẹ Bầu Trước 2 Ngày - 1 Tuần
-
ĐAU ĐẺ VÀ CÁC PHƯƠNG PHÁP GIẢM ĐAU