Giúp Mẹ Phân Biệt Bệnh Sởi Và Sốt Phát Ban - Bio-acimin

Nhiều phụ huynh không biết cách phân biệt bệnh sởi và sốt phát ban khác nhau thế nào. Chính vì không hiểu rõ việc chăm sóc con đúng cách dẫn đến những hậu quả khó lường. Bài viết dưới đây sẽ giúp các mẹ nhận ra điểm khác nhau giữa sởi và sốt phát ban.

Mục lục nội dung

Toggle
  • Nhiều cha mẹ hoang mang
  • Phân biệt bệnh sởi và sốt phát ban
  • Nhận biết đúng bệnh là cơ sở để hạn chế các biến chứng có thể xảy ra
  • Phòng bệnh sởi như thế nào?

Nhiều cha mẹ hoang mang

Nhiều  phụ huynh thấy con rơi vào tình trạng sốt cao, đến ngày thứ 3 thì nổi lấm tấm nhiều nốt đỏ trên da, lo con mình bị sởi, liền đưa con đến bệnh viện khám. Tuy nhiên, đây là sốt phát ban vì cháu không có triệu chứng của bệnh sởi, còn các nốt đỏ trên da mấy ngày sẽ bay hết.

Ngược lại, một trường hợp khác mặc dù bé bị sởi nhưng gia đình không biết lại tưởng chỉ bị sốt phát ban thông thường nên không đưa con đi khám cứ ở nhà tự xử lý, chỉ cho hạ sốt bằng thuốc Efferalgan. Sốt liên tục mấy ngày không khỏi kèm theo ho, khó thở và các nốt ban đỏ xuất hiện toàn thân dày đặc, mới đưa con đi khám thì kết quả con đã bị bội nhiễm do sởi.

Bội nhiễm do sởi gây ra các biến chứng như viêm phổi, viêm tai giữa, tiêu chảy, viêm loét miệng, viêm loét giác mạc và suy dinh dưỡng, ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ, thậm chí dẫn đến tử vong. Vì vậy, mẹ cần trang bị sẵn các kiến thức phân biệt giữa bệnh sởi và sốt phát ban, để từ đó có những xử lý kịp thời, giúp con yêu nhanh chóng hồi phục.

Dấu hiệu trẻ bị sởi

Việc phát hiện và phân biệt giữa sốt phát ban và bệnh sởi sẽ giúp ích rất nhiều cho phụ huynh trong việc theo dõi và chăm sóc trẻ mắc sởi. Đây cũng là một trong những yếu tố tích cực làm giảm đáng kể những biến chứng nguy hiểm của bệnh sởi, nhất là biến chứng viêm phổi nặng ở trẻ bị sởi nặng.

Phân biệt bệnh sởi và sốt phát ban

Nguyên nhân: Nguyên nhân gây sốt phát ban hầu hết do nhiễm virus thông thường (70 – 80%), trong đó nhóm virus đường hô hấp luôn chiếm đa số và hầu hết là những virus lành tính. Còn bệnh sởi do virus thuộc giống Morbillivirus của họ Paramyxoviridae. Bệnh sởi là tình trạng nhiễm virus cấp tính.

Giống nhau: Để phân biệt rõ hai căn bệnh này các bậc phụ huynh lưu ý hai bệnh đều giống nhau ở thời điểm ủ bệnh. Giai đoạn này, sốt phát ban và bệnh sởi đều có biểu hiện như sốt (sốt nhẹ hoặc sốt cao 38 – 39 độ C), xuất hiện cảm giác mệt mỏi, lừ đừ vì sốt cao, trẻ đau đầu hay nhức mỏi các cơ bắp, biếng ăn, biếng bú, một số trẻ có thể bị nôn ói hoặc tiêu chảy.

Trẻ bị sốt phát ban toàn thân

Phân biệt: Tuy nhiên, sau đó, ở giai đoạn phát ban, nếu trẻ chỉ bị phát ban thông thường, nốt ban là những ban đỏ nhưng mịn và sáng, ít gồ lên mặt da, ban nổi đồng loạt khắp cơ thể và sau khi bay thường không để lại sẹo hoặc vết thâm.

Còn nếu là phát ban do sởi lại có những đặc điểm đặc trưng như: Ban xuất hiện theo thứ tự lúc đầu từ ở sau tai, sau đó lan ra mặt, dần xuống ngực, bụng và ra toàn thân. Đặc điểm ban sởi là ban dạng sẩn (ban gồ lên mặt da), khi bay sẽ để lại những vết thâm trên da, gọi là dấu hiệu “vằn da hổ”. Đặc biệt trẻ bị nhiễm sởi thường có một trong 3 triệu chứng đặc trưng đi kèm đó là triệu chứng chảy nước mũi, ho và mắt đỏ.

Nhận biết đúng bệnh là cơ sở để hạn chế các biến chứng có thể xảy ra

Khi mẹ biết cách phân biệt bệnh sởi và sốt phát bạn, mẹ sẽ có cơ sở hơn trong quá trình chăm sóc con cái, phòng ngừa được những biến chứng nghiêm trọng do sởi gây ra và giúp con yêu khỏe mạnh.

Các biến chứng của bệnh sởi: Sự nguy hiểm của bệnh sởi dễ xảy ra với những biến chứng như viêm tai giữa, viêm phổi, tiêu chảy, viêm thanh quản, phế quản, khí quản và viêm não. Trẻ em là đối tượng nhiễm bệnh dễ dàng và có thể xuất hiện những biến chứng nặng nề. Hầu hết trường hợp tử vong khi bị bệnh sởi thường không do virus sởi gây ra mà do những biến chứng.

Trong khi đó, sốt phát ban do nhóm siêu vi thông thường gây ra, hầu hết đều là bệnh lành tính. Trẻ bị sốt phát ban nếu được chăm sóc đúng cách, hợp lý về chế độ dinh dưỡng và cách giữ gìn vệ sinh thân thể thì bệnh sẽ tự khỏi sau 5 – 7 ngày mà không gây nên bất kỳ biến chứng nguy hiểm nào cho trẻ.

Cách chăm sóc khi trẻ bị bệnh sởi: Đối với những trường hợp mắc sởi nhẹ, trẻ không cần phải nhập viện mà được hướng dẫn khắc phục tại nhà.

  • Trẻ cần được nằm cách ly, tránh gió lạnh, nghỉ ngơi, khi sốt có thể dùng thuốc hạ sốt, ăn thức ăn mềm để bảo vệ đường tiêu hóa của trẻ, hạn chế tiếp xúc và thường xuyên đeo khẩu trang.
  • Nâng cao thể trạng cho trẻ bằng cách bổ sung cho trẻ chế độ ăn đầy đủ các chất dinh dưỡng và tăng cường vitamin A để bảo vệ mắt cho trẻ.
  • Cha mẹ tuyệt đối không tự ý sử dụng các loại thuốc đông y cho con, nếu dùng thuốc kháng sinh thì phải tuân theo chỉ định của bác sĩ.
  • Đồng thời, mẹ cũng không nên tin vào các quan niệm dân gian như kiêng tắm, kiêng gió mà nên thường xuyên dọn dẹp phòng bé sạch sẽ,thông thoáng.
  • Bên cạnh đó, cha mẹ cần thường xuyên theo dõi thân nhiệt và các biểu hiện của trẻ. Nếu trẻ sốt cao liên tục, khó thở, tiêu chảy mất nước, ho nhiều, ban sởi lặn hết mà vẫn sốt, có dâu hiệu biến chứng về tai, phổi, tiêu hóa, mắt,… thì lúc đó mẹ cần đưa trẻ đến bệnh viện ngay để được khắc phục tránh các biến chứng nguy hiểm.

Phòng bệnh sởi như thế nào?

Để phòng bệnh sởi, biện pháp tốt nhất là tiêm vaccine phòng bệnh. Tất cả những trẻ đã quá lịch tiêm chủng, chưa bị mắc sởi thì nên đến cơ sở y tế để được tư vấn và tiêm chủng đầy đủ. Khi trẻ đủ 9 tháng tuổi, các bậc phụ huynh cần đưa trẻ đi tiêm vaccine và tiêm nhắc lại mũi thứ 2 khi trẻ 18 tháng tuổi. Việc mẹ chỉ cho trẻ tiêm phòng một mũi vaccine duy nhất không đủ để tạo miễn dịch bền vững, khi này, trẻ chỉ có khả năng phòng bệnh 90%, tức là trong 100 trẻ tiêm phòng 1 mũi vaccine phòng sởi, có đến 10 trẻ vẫn bị mắc sởi. Tuy nhiên, khi mẹ cho trẻ tiêm nhắc lại lần thứ 2 có thể tạo miễn dịch cho trẻ tới 99%.

Các mẹ có thể tiêm chủng cho con vaccine ngừa 3 bệnh Rubella, sởi, quai bị bằng mũi 3 trong 1 theo thời gian:  Mũi thứ 1 tiêm khi trẻ 12 tháng tuổi; mũi thứ 2 tiêm trong độ tuổi từ 4-6 tuổi. Phụ nữ trong độ tuổi sinh sản để phòng sởi chỉ cần tiêm một liều duy nhất, tuy nhiên cần lưu ý  chỉ được có thai sau khi tiêm vaccine ít nhất 3 tháng.

Đồng thời, để tăng cường sức đề kháng, mẹ nên bổ sung men vi sinh cho trẻ. 80% hệ miễn dịch của trẻ nằm trong đường tiêu hóa. Một hệ tiêu hóa khỏe mạnh là nền tảng để trẻ có  sức đề kháng tốt chống lại các vi khuẩn, vi rút gây bệnh. Vì vậy, việc mẹ bổ sung men vi sinh chứa lợi khuẩn không chỉ hỗ trợ bé ăn ngon, hấp thu tốt mà còn tăng cường sức đề kháng.

Hiện nay để tăng khả năng sống sót cao khi đi qua môi trường aicd của dịch vị dạ dày (trong khi phần lớn lợi khuẩn thường sẽ bị tiêu diệt trong giai đoạn này) các lợi khuẩn thông thường đã được bổ sung hoặc tahy thế bằng các bào tử lợi khuẩn. Khi đến ruột non, bào tử sẽ nhanh chóng phát triển thành vi khuẩn thường, nhờ vậy đạt hiệu quả tốt hơn với trẻ có hệ tiêu hóa chưa hoàn thiện. Hơn nữa, bào tử lợi khuẩn này có thể phát triển ngay cả khi có mặt các kháng sinh như ampicillin, cephalosporin…, hỗ trợ lập lại cân bằng hệ vi sinh đường ruột trong trường hợp trẻ đang sử dụng kháng sinh. Vì vậy, mẹ đừng quên thêm men vi sinh chứa bào tử lợi khuẩn vào thực đơn hàng ngày của trẻ.

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe cốm vi sinh Bio-acimin Gold với công thức 3+1, bổ sung bào tử lợi khuẩn và nấm men, cùng vitamin, acid amin và các khoáng chất thiết yếu, giúp lập lại cân bằng hệ vi sinh đường ruột, nhờ vậy bụng trẻ sẽ khỏe mạnh để vững vàng đối phó với các vấn đề của rối loạn tiêu hóa. Bio-acimin Gold giúp trẻ ăn ngon tự nhiên, tăng khả năng hấp thu dinh dưỡng.

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Bio-acimin Chew: Bên cạnh dạng cốm vi sinh đã rất phổ biến, thương hiệu Bio-acimin chính thức ra mắt thực phẩm bảo vệ sức khỏe viên nhai Bio-acimin Chew. Đây là thành quả của quả của quá trình nghiên cứu và phát triển tỉ mỉ suốt nhiều năm, với mong muốn đa dạng hóa sản phẩm tối ưu sự tiện dụng cho người dùng.

Có thể sử dụng trực tiếp mọi lúc mọi nơi, với hương vị Socola thơm ngon hấp dẫn, thực phẩm bảo vệ sức khỏe viên nhai Bio-acimin Chew tự tin giúp trẻ thêm yêu thích việc bổ sung men vi sinh hàng ngày, tiết kiệm nhiều thời gian cho mẹ.

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe viên nhai Bio-acimin Chew là sự kết hợp của hỗn hợp lợi khuẩn Lactobacillus acidophilus, Bacillus coagulans, Bacillus clausii và nấm men Saccharomyces boulardii cùng các vi chất, hỗ trợ cân bằng hệ vi sinh đường ruột và cải thiện hệ tiêu hóa khỏe mạnh. Từ đó hỗ trợ trẻ ăn ngon và tăng cường hấp thu dưỡng chất.

Sản phẩm có bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc hoặc liên hệ mua hàng bằng cách gọi điện ngay đến số tổng đài 1900.6436 hoặc mua hàng online tại đây.

Ngoài ra khi mua online mẹ còn được hỗ trợ giao nhanh, thanh toán tại nhà. Nhanh tay liên hệ mua hàng bằng cách truy cập:

  • Fanpage Bio-acimin: https://www.facebook.com/bioacimin.bungkhoetoandien
  • Website: https://www.bioacimin.com/mua-hang
  • Hotline chuyên gia tư vấn miễn phí 19006436
  • Sản phẩm có bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc

* Thực phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

* Hiệu quả có thể khác nhau tùy cơ địa từng người

Số GPQC: 00685/2018/ATTP-XNQC

Hotline: 1900 6436

Website: bioacimin.com

Thương nhân sản xuất và chịu trách nhiệm về sản phẩm: CÔNG TY CP DƯỢC PHẨM QD-MELIPHAR

Địa chỉ: Duyên Trường, Duyên Thái, Thường Tín, Hà Nội

Website: ww.duocmelinh.com

Tiếp thị và phân phối: CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM VIỆT ĐỨC

Địa chỉ: Lô B10/D6 khu đô thị Cầu Giấy, P. Dịch Vọng, Q. Cầu Giấy, Hà Nội

Website: www.duocvietduc.com

Từ khóa » Phát Ban đỏ ở Trẻ Nhỏ