Sốt Phát Ban ở Trẻ: 2 Nguyên Nhân, 3 Triệu Chứng & 6 Cách Trị

Sốt phát ban ở trẻ là bệnh rất thường gặp, đặc biệt vào mùa nóng làm mẹ dễ nhầm sang tình trạng nóng phát ban ở trẻ. Bệnh học sốt phát ban cho thấy sốt có các biểu hiện điển hình như: Sốt, nổi ban trên da và có thể có buồn nôn, tiêu chảy, chán ăn…

Vậy tại sao trẻ bị sốt phát ban? Điều trị thế nào để bé mau khỏi, tránh biến chứng? Mẹ cùng tìm hiểu chia sẻ của chuyên gia Dr.Papie về sốt phát ban ở trẻ nhỏ và cách điều trị trong bài viết dưới đây!

Nội dung bài viết

Toggle
  • 1. Nguyên nhân sốt phát ban ở trẻ
  • 2. Dấu hiệu trẻ bị sốt phát ban
  • 3. Hình ảnh triệu chứng sốt phát ban ở trẻ em
  • 4. Sốt phát ban ở trẻ nhỏ có nguy hiểm không?
  • 5. Khi nào cần đưa trẻ đi gặp bác sĩ
  • 6. Cách điều trị sốt phát ban ở trẻ
  • 7. Cách chăm sóc bé sốt phát ban
  • 8. Cách phòng ngừa sốt phát ban ở trẻ nhỏ
  • 9. Giải đáp những thắc mắc của mẹ khi có con bị sốt phát ban
  • 10. Kết luận

1. Nguyên nhân sốt phát ban ở trẻ

Nguyên nhân sốt phát ban ở trẻ chủ yếu là do nhiễm virus. 5 loại virus chính gây nên sốt phát ban ở trẻ là: Virus Rubella, Adenovirus, virus Herpes, Enterovirus và virus sởi.

Trẻ bị nóng phát ban do:

  • Lây từ người sang người: Trẻ tiếp xúc với dịch hô hấp của bệnh nhân hoặc dùng chung đồ vật có dính dịch hô hấp, tiêu hóa của bệnh nhân.
  • Lây khi bị động vật cắn: Trẻ bị động vật (chó, mèo) đã nhiễm bệnh cắn. Vết cắn này mang theo virus xâm nhập vào cơ thể bé và gây bệnh.

Sau khi trẻ lây nhiễm virus, virus sẽ phát triển và tấn công cơ thể bé. Nếu sức đề kháng của bé yếu không chống lại được virus thì bé sẽ bị sốt phát ban. Bạn đã rõ nguyên nhân sốt phát ban ở trẻ. Vậy sốt phát bạn có triệu chứng gì? Mẹ cùng đọc ở dưới đây!

2. Dấu hiệu trẻ bị sốt phát ban

Có 3 giai đoạn phát ban ở trẻ là: Trước, trong và sau phát ban. Mỗi giai đoạn sẽ có biểu hiện và thời gian diễn ra khác nhau.

2.1. Triệu chứng trước nóng phát ban

Trẻ bị sốt
Sốt là triệu chứng xuất hiện đầu tiên ở bệnh sốt phát ban

Các triệu chứng khi trẻ bị sốt phát ban thường xuất hiện trước khi trẻ nổi ban với các biểu hiện:

  • Sốt
  • Ho
  • Chảy nước mũi
  • Mắt đỏ

Sau thời gian 1 tuần thì các triệu chứng sốt phát ban ở trẻ này sẽ lùi dần và chuyển sang giai đoạn phát ban.

2.2. Triệu chứng trong sốt phát ban ở trẻ em

Trẻ phát ban đỏ trên da
Các vết ban đỏ xuất hiện đầu tiên ở cổ sau đó lan dần xuống lưng, bụng

Trong thời gian phát ban, triệu chứng sốt phát ban ở trẻ đặc trưng với các vết ban:

  • Nổi đỏ sau khi trẻ hạ sốt
  • Bé sốt phát ban ngứa
  • Có thể lan từ cổ xuống ngực, bụng, chân tay… gây ngứa, khó chịu ở trẻ.

Trong giai đoạn này mẹ có thể sẽ nhầm lẫn các dấu hiệu sốt phát ban ở trẻ sang tình trạng nóng phát ban ở trẻ do biểu hiện phát ban khá tương đồng nhau. Nếu virus xâm nhập vào đường tiêu hóa thì trẻ có thể có tiêu chảy kèm theo (xem chi tiết bài trẻ bị sốt phát ban đi ngoài). Giai đoạn trong phát ban thường diễn ra trong khoảng 3 – 5 ngày.

Mẹ tham khảo thêm: Sốt phát ban ngứa ở trẻ em? Cách điều trị đúng cách tại nhà.

2.3. Triệu chứng sau sốt phát ban ở trẻ nhỏ

trẻ bị tiêu chảy
Khi vết ban dần biến mất trẻ thường bị tiêu chảy nên mẹ cần chú ý cho trẻ uống nhiều nước tránh để bị mất nước

Sau khi nốt ban biến mất sẽ để lại vết thâm trên da trẻ. Vết thâm này sẽ mờ dần và mất hẳn sau 3-5 ngày. Ngoài ra, trong giai đoạn này trẻ có thể có các triệu chứng:

  • Tiêu chảy
  • Ho
  • Buồn nôn, nôn
  • Chán ăn

Các các triệu chứng khi trẻ bị sốt phát ban dễ bị nhầm lẫn với bệnh sởi. Bạn của thể xem thêm cách phân biệt sốt phát ban và sởi ở trẻ em do chính dược sĩ tại Dr.Papie tổng hợp.

3. Hình ảnh triệu chứng sốt phát ban ở trẻ em

Mẹ có thể nhận biết các dấu hiệu trẻ bị sốt phát ban thông qua việc quan sát các hình ảnh sốt phát ban ở trẻ em sau:

Sốt phát ban ở trẻ: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trịHình ảnh bé bị sốt phát ban ở mặt

bé bị sốt phát ban ở mặt
Các vết ban xuất hiên trên mặt khiến bé ngứa, khó chịu

Hình ảnh trẻ bị sốt phát ban ở cổ

Trẻ phát ban ở cổ
Ban đỏ ở cổ sẽ xuất hiện đầu tiên sau đó mới lan ra các vị trí khác

Hình ảnh nóng phát ban trên bụng bé

Phát ban trên bụng bé
Các vết ban lan dần từ cổ xuống ngực và bụng của trẻ

Hình ảnh trẻ bị sốt phát ban ở lưng

Phát ban trên lưng bé
Bé sốt phát ban đỏ trên lưng dễ bị viêm loét do bé nằm nhiều khiến mồ hôi ứ đọng

Hình ảnh phát ban trên tay làm bé khó cầm nắm, hoạt động

phát ban ở lòng bàn tay trẻ
Các vết phát ban mọc ở lòng bàn tay khiến trẻ khó cầm nắm

Sốt phát ban ở trẻ: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trịHình ảnh nốt phát ban trên chân bé

Nốt phát ban trên chân bé
Các vết ban ở chân khiến bé khó khăn khi đi lại, khó chịu vì ngứa

Xem chi tiết: Chuỗi 17+ hình ảnh sốt phát ban ở trẻ giúp mẹ chuẩn đoán nhanh bệnh

4. Sốt phát ban ở trẻ nhỏ có nguy hiểm không?

Sốt phát ban ở trẻ nhỏ có nguy hiểm không? Sốt phát ban thông thường ở trẻ không gây nguy hiểm vì đây là biểu hiện lui bệnh khi trẻ bị nhiễm virus. Tuy nhiên, sốt phát ban có thể nguy hiểm, gây biến chứng sốt phát ban ở trẻ em nếu có những dấu hiệu bất thường trên da bé kèm theo biểu hiện sốt cao.

Các triệu chứng không nguy hiểm

Những triệu chứng nguy hiểm

Ho, Chảy nước mũi, chán ăn, bỏ bú, buồn nôn, tiêu chảy dưới 3 ngày

Sốt dưới 39 độ C kèm phát ban (các ban tự hết sau khoảng 1 tuần).

Vết thâm sau khi hết ban: Khi các vết ban lui sẽ để lại các vết thâm. Các vết thâm này sẽ tự hết dần và không gây nguy hiểm với trẻ.

Sốt cao trên 39 độ C kèm theo co giật hoặc tiêu chảy kéo dài (tiêu chảy trên 3 ngày)

Dấu hiệu mất nước nghiêm trọng: Trẻ sốt phát ban ngủ li bì khó đánh thức, lưỡi bẩn, môi khô, mắt trũng sâu, da xanh tím.

Những triệu chứng nếu không điều trị kịp thời có thể dẫn tới 6 biến chứng nguy hiểm cho bé: Viêm não, viêm tai giữa, viêm phổi, vIêm gan, xuất huyết tiêu hóa, gIảm thể tích tuần hoàn (hạ huyết áp, ngất).

Xem chi tiết các biến chứng sốt phát ban ở trẻ em và cách điều trị tại đây.

Mẹ có biết: Sốt phát ban ở trẻ có lây không? Cách phòng ngừa sốt phát ban đơn giản tại nhà.

5. Khi nào cần đưa trẻ đi gặp bác sĩ

cho trẻ bị sốt phát ban gặp bác sĩ
Cần cho trẻ gặp bác sĩ khi sốt cao kéo dài, co giật, nốt phát ban xuất hiện mủ, loét

Để tránh biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng đến tính mạng bé, mẹ cần đưa bé đi gặp bác sĩ ngay khi có một trong các triệu chứng sốt phát ban ở trẻ sau đây:

  • Trẻ sốt cao trên 39 độ C kèm co giật
  • Trẻ uống thuốc hạ sốt 4 giờ nhưng không hạ sốt
  • Sốt kéo dài quá 2 ngày
  • Trẻ sốt phát ban ngủ li bì, khó đánh thức
  • Nốt phát ban không lặn sau 5 – 7 ngày, nốt phát ban xuất hiện mụn mủ, lở loét.
  • Tiêu chảy kéo dài (trên 3 ngày), mệt mỏi li bì

Để giảm nhanh các các triệu chứng khi trẻ bị sốt phát ban và ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm như trẻ sốt phát ban ngủ li bì, co giật, sốt kéo dài không hạ… thì mẹ biết cách xử lý khi trẻ bị sốt phát ban thật khoa học và đúng cách.

6. Cách điều trị sốt phát ban ở trẻ

Khi các các triệu chứng khi trẻ bị sốt phát ban xuất hiện thì phương pháp xử lý là rất quan trong. Vậy cần àm gì khi trẻ phát ban sau sốt? Sau đây là một số phương pháp chăm sóc bé khi sốt phát ban được chuyên gia khuyên dùng. Mẹ có thể tham khảo và kết hợp các biện pháp thích hợp để mang đến hiệu quả cao hơn cho bé.

6.1. Cách chữa sốt phát ban ở trẻ nhỏ bằng nước tắm thảo dược

tắm nước thảo dược cho trẻ
Tắm lá thảo dược giúp bé ngăn ngừa viêm nhiễm ở nốt ban, tạo cảm giác thoải mái cho bé

Cách điều trị bệnh sốt phát ban ở trẻ em đã được nghiên cứu về dược liệu học, nước tắm lá có chứa các hoạt chất dược liệu giúp bé phòng chống viêm nhiễm, lở loét ở các nốt ban trên da. Các loại lá tắm thường dùng tắm cho trẻ sốt phát ban do an toàn với cả trẻ sơ sinh: Sả chanh, kinh giới, trầu không, cỏ mần trầu, nhọ nồi, diếp cá…

Lưu ý: Cách điều trị bệnh sốt phát ban ở trẻ em chỉ phù hợp khi bé ngoài cơn sốt (dưới 36.5 độ C) và da không có biểu hiện lở loét các ban.

Cách chữa sốt phát ban ở trẻ nhỏ bằng nước tắm thảo dược:

  • Bước 1: Chuẩn bị lá, rửa sạch bằng nước muối loãng. Đun lá với khoảng 200ml nước hoặc xay nhỏ bỏ bã lấy nước.
  • Bước 2: Pha với nước ấm (36-38 độ C)
  • Bước 3: Dùng khăn mềm lau tắm từng bộ phận cho bé

Lưu ý: Cách chăm sóc trẻ bị sốt phát ban tránh bị nhiễm lạnh khi tắm, mẹ cần:

  • Đảm bảo phòng kín, không có gió lùa
  • Không tắm cho trẻ quá 10 phút

Xem thêm: 5 loại nước tắm thảo dược an toàn cho trẻ bị sốt phát ban

6.2. Chườm ấm hạ sốt cho bé bị sốt phát ban

Chườm ấm cho trẻ bị sốt
Chườm ấm giúp giãn lở lỗ chân lông từ đó tăng thoát nhiệt, hạ sốt cho cơ thể

Ngoài cách điều trị bệnh sốt phát ban ở trẻ em thì mẹ nên áp dụng phương pháp chườm ấm hạ sốt cho bé bị sốt phát ban dựa vào cơ chế làm giãn nở lỗ chân lông, mạch máu giúp tăng khả năng thoát nhiệt của cơ thể. Đây được xem là cách xử lý khi trẻ bị sốt phát ban vừa an toàn, vừa hiệu quả.

Chữa sốt phát ban ở trẻ nhỏ bằng chườm ấm:

  • Bước 1: Pha khoảng 600ml nước ấm (35-37 độ C)
  • Bước 2: Nhúng khăn mềm vào nước đã chuẩn bị, vắt khăn. Lau từng bộ phận cho bé đặc biệt là vùng có nhiều mạch máu lớn: Cổ, nách, bẹn, gan bàn tay, gan bàn chân.
  • Bước 3: Nhúng và làm ấm lại khăn sau khoảng 3-5 phút. Lau liên tục cho trẻ trong khoảng 15ph.

Lưu ý: Da bé rất mỏng và nhạy cảm, mẹ không nên lau chườm cho bé quá nhiệt độ nêu trên (35-37 độ C) vì có thể gây kích ứng da bé và làm bé khó chịu.

6.3. Chườm mát hạ sốt cho bé sốt phát ban

Chườm mát hạ sốt cho trẻ
Mẹ nên sử dụng sản phẩm khăn hạ sốt Dr.Papie được chuẩn hóa về nhiệt độ để chườm tránh để bé bị nhiễm lạnh.

Chữa sốt phát ban ở trẻ nhỏ bằng chườm mát hạ sốt dựa vào cơ chế truyền nhiệt trực tiếp từ nơi nóng (cơ thể bé) sang nơi có nhiệt độ mát hơn (khăn) giúp bé bị sốt phát ban cảm thấy dễ chịu ngay tức thì đây là cách hạ sốt phát ban ở bé rất an toàn và hiệu quả cao khi sốt dưới 38.5 độ C.

Cách thực hiện:

  • Bước 1: Chuẩn bị khoảng 600ml nước ở nhiệt độ thường (25 độ C)
  • Bước 2: Nhúng khăn mềm vào nước đã chuẩn bị, vắt khăn. Lau chườm toàn thân cho bé đặc biệt là 5 vùng có nhiều mạch máu lớn: Cổ, nách, bẹn, gan bàn tay, bàn chân.
  • Bước 3: Lau liên tục cho trẻ trong khoảng 15ph.

Lưu ý: Mẹ nên dùng khăn lau hạ sốt có tẩm sẵn dịch chiết dược liệu hạ sốt để giúp bé hạ sốt nhanh hơn nhưng vẫn đảm bảo an toàn.

6.4. Sử dụng thuốc hạ sốt cho trẻ bị sốt phát ban

Cho trẻ uống thuốc hạ sốt
Mẹ nên chọn thuốc hạ sốt dạng siro vị thơm, ngọt trẻ sẽ hợp tác uống thuốc hơn

Trẻ sốt phát ban uống thuốc gì? Sốt phát ban ở bé có thể là sốt cao trên 38,5 độ C để phòng ngừa biến chứng não xảy ra mẹ cần sử dụng thuốc hạ sốt cho bé. 2 thuốc hạ sốt an toàn nhất thường dùng cho bé là Ibuprofen và Paracetamol.

Lưu ý khi sử dụng:

  • 2 lần dùng thuốc liên tiếp cách nhau ít nhất 4h. Nếu trong thời gian này bé vẫn còn sốt mẹ có thể kết hợp lau chườm hạ sốt bằng khăn hạ sốt chuyên dụng để hạ sốt cho bé nhanh hơn.
  • Đối với trẻ có tiền sử co giật mẹ nên tham khảo bác sĩ về cách sử dụng thuốc hạ sốt để tránh các biến chứng nguy hiểm.

6.5. Bù nước cho trẻ sốt phát ban

Cho trẻ uống nước
Mẹ cần bổ sung nhiều nước cho cơ thể trẻ tránh các biến chứng của mất nước như trụy tim, suy thận…

Trẻ em sốt phát ban có thể mất nước khi sốt phát ban đặc biệt là khi có kèm triệu chứng nôn, trẻ bị sốt phát ban đi ngoài. Lúc này, mẹ cần bổ sung nước cho trẻ bị sốt phát ban đi ngoài để bù lại lượng nước đã mất, tránh xảy ra tình trạng mất nước nghiêm trọng dẫn đến sốc, tử vong.

Những loại nước nên bổ sung cho trẻ:

  • Nước lọc: Bổ sung nước cho trẻ
  • Nước ép rau quả: Nước cam, kinh giới, nước ép táo… giúp bổ sung nước và các chất điện giải cho bé.
  • Oresol: Sử dụng Oresol đúng liều giúp bổ sung nước và các chất điện giải cho trẻ nhỏ nhanh chóng.

Liều dùng oresol cho trẻ:

  • Trẻ dưới 2 tuổi: 50ml/lần, 2 – 3 lần/ngày.
  • Trẻ 2 – 6 tuổi: 100ml/lần, 2 – 3 lần/ngày
  • Trẻ trên 6 tuổi: 150ml/lần, 2 – 3  lần/ngày

Lưu ý: Với trẻ nhỏ hơn 6 tháng tuổi, mẹ chỉ nên cho bé bú hoặc uống sữa nhiều hơn vì lúc này bé chưa có hệ tiêu hóa hoàn thiện nên khó hấp thu các loại nước khác.

7. Cách chăm sóc bé sốt phát ban

Cho trẻ ăn
Cung cấp đầy đủ dinh dưỡng trong bữa ăn sẽ giúp trẻ nhanh chóng khỏi bệnh

Chăm sóc bé sốt phát ban đúng cách là yếu tố vô cùng quan trọng giúp bé tăng cường sức đề kháng và mau khỏi bệnh. Mẹ tham khảo 4 cách chăm sóc sau để chăm sóc bé đúng cách và dễ dàng hơn:

  • Bổ sung dinh dưỡng: Giúp tăng cường hệ miễn dịch, nâng cao sức đề kháng chống lại virus tốt hơn, bé nhanh khỏi hơn. Me nên bổ sung cho con những thực phẩm sau:
    • Thực phẩm giàu protein: Thịt bò, thịt lợn, gà, cá, hạnh nhân, sữa, bông cải xanh…
    • Thực phẩm giàu vitamin: Hoa quả, đậu cô ve, cà chua, súp lơ xanh, ngô, cải chân vịt…
  • Hạn chế: Cho trẻ ăn cay, nóng vì tính nóng của thực phẩm làm tăng phát ban và ảnh hưởng đến dạ dày- ruột của bé khi đang sốt phát ban
  • Chia nhỏ bữa ăn: Để trẻ dễ ăn (trẻ hay biếng ăn khi sốt) và dễ hấp thu.
  • Không được gãi nốt ban: Nốt ban bị gãi dễ bị lở loét –  nhiễm trùng.

8. Cách phòng ngừa sốt phát ban ở trẻ nhỏ

Rửa tay
Vệ sinh sạch sẽ, rửa tay thường xuyên là biện pháp phòng bệnh đơn giản và hiệu quả

Hiện nay chưa có vacxin phòng ngừa sốt phát ban cho trẻ. Mẹ nên chủ động phòng bệnh cho trẻ bằng những biện pháp khác như:

  • Tăng cường sức đề kháng bằng các loại thực phẩm giàu vitamin, protein…
  • Vệ sinh sạch sẽ, rửa tay trước khi ăn cho bé để loại bỏ vi khuẩn trên tay bé dính vào thức ăn và xâm nhập vào gây bệnh.
  • Không cho trẻ nô đùa ở những nơi bụi rậm, tối tăm (dễ bị côn trùng cắn, lây bệnh)
  • Hạn chế cho trẻ tiếp xúc gần với người đang sốt phát ban (người thân, bạn cùng lớp…).

Ngoài ra, trường học là nơi dễ lây bệnh mẹ nên cho bé nghỉ ở nhà nếu bị sốt phát ban để hạn chế lây lan.

9. Giải đáp những thắc mắc của mẹ khi có con bị sốt phát ban

9.1. Trẻ em bị sốt phát ban rồi có bị lại không?

Sau khi hết bệnh, cơ thể bé có thể có khả năng kháng đặc hiệu với virus đã gây bệnh.

Tuy nhiên sốt phát ban lại do nhiều virus gây ra, do đó trẻ em bị sốt phát ban lại nếu như mắc phải một loại virus khác với virus gây bệnh lần trước.

Do đó, chăm sóc trẻ nhỏ khoa học là phương pháp hiệu quả nhất giúp bé nâng cao sức đề kháng phòng tránh sốt phát ban.

9.2. Sốt phát ban ở trẻ có kiêng gió không?

Mẹ thấc mấc sốt phát ban ở trẻ có kiêng gió không? Theo Dr.Papie: Khi bé bị sốt phát ban, cơ thể bé yếu do đó mẹ không nên cho bé ra trời gió vì dễ làm bé bị nhiễm lạnh. Tuy nhiên, mẹ cũng nên mở cửa phòng để thông thoáng khí giúp bé dễ chịu hơn và tránh virus, vi khuẩn trong phòng nhiều gây bệnh.

9.3. Sốt phát ban ở trẻ có ngứa không?

trẻ ngứa do bị sốt phát ban
Trẻ có thể bị ngứa ở vết ban nhưng mẹ không nên để cho bé gãi vào vết ban vì gây lở loét và nhiễm trùng

Trả lời: 

Sốt phát ban ngứa ở trẻ em xảy do phản ứng dị ứng của cơ thể khi các vết ban nổi lên nhiều trên da. Tuy nhiên, lúc này mẹ không nên để cho bé gãi vào vết ban vì gây lở loét và nhiễm trùng vết ban làm bệnh nặng hơn

9.4. Sốt phát ban ở trẻ sơ sinh bao lâu thì khỏi?

Bé sốt phát ban bao lâu thì khỏi? Thông thường sau khoảng 10 ngày từ khi có triệu chứng sốt, các triệu chứng của bé sẽ hết, ban trên da bé lặn và hình thành vết thâm. Các vết thâm cũng sẽ tự mất một vài ngày sau đó. Tuy nhiên sốt phát ban ở trẻ sơ sinh vẫn rất cần sự chăm sóc đặc biệt của mẹ để bé nhanh khỏi bệnh, tránh các biến chứng.

9.5. Trẻ bị phát ban sau sốt có nguy hiểm không?

Trẻ sốt cao xong bị phát ban là tình trạng hay gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, nhất là trẻ từ 6 đến 36 tháng tuổi. Nguyên nhân trẻ phát ban sau sốt chủ yếu da do virus hoặc do trẻ bị nóng, sốt.

Hiện tượng phát ban sau sốt ở trẻ là triệu chứng thường đi kèm với sốt siêu vi, không phải là bệnh da liễu nên chỉ cần cần dùng thuốc hạ sốt là đủ. Cùng với đó là bổ sung dinh dưỡng và giữ cơ thể trẻ sạch sẽ giúp bé hết sốt bị phát ban nhanh khỏi.

9.6. Bé bị phát ban sau sốt có nên tắm không?

Trẻ phát ban sau sốt có được tắm không? Trả lời: Sau sốt trẻ phát ban có thể tắm được tuy nhiên mẹ cần lưu ý là tắm nước ẩm (37-38 độC), tắm nơi kín gió, chỉ tắm trong khoảng 3-5 phút để hạn chế làm bé bị lạnh khiến sốt có thể quay trở lại.

9.7. Trẻ bị phát ban sau khi sốt mọc răng có nguy hiểm không?

Trẻ bị phát ban sau khi sốt mọc răng thường có nguyên nhân là do nóng sốt và thường không nguy hiểm. Tuy nhiên nếu trẻ sốt kéo dài và sốt cao trên 39 độ C thì cần đưa trẻ đi gặp bác sĩ vì đây là triệu chứng nguy hiểm.

10. Kết luận

Nắm rõ các dấu hiệu ở trẻ sốt phát ban ở trẻ nhỏ và cách điều trị giúp mẹ nhanh chóng phát hiện và có cách chăm sóc, xử lý kịp thời. Mẹ nên lưu ý những dấu hiệu nghiêm trọng như trẻ sốt phát ban ngủ li bì, co giật….để đưa con đi khám bác sĩ đúng lúc.

Nếu còn thắc mắc về cách chăm sóc sốt phát ban ở trẻ hay trẻ phát ban sau sốt có được tắm không? Thì mẹ có thể liên hệ hotline 024 3824 8222 | 0911.225.336 hoặc để lại phản hồi ở bên dưới để được chuyên gia Dr.Papie hỗ trợ giải đáp nhanh chóng, chính xác nhất.

Sốt phát ban ở trẻ: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Từ khóa » Phát Ban đỏ ở Trẻ Nhỏ