Giúp Mình Với. Mình Cần Gấp Lắm Ahh, Cảm ơn Rất NhiềuI. Đọc Hiểu ...

logologoTìm×

Tìm kiếm với hình ảnh

Vui lòng chỉ chọn một câu hỏi

Tìm đáp án
    • icon_userĐăng nhập
    • |
    • Đăng ký
    icon_menu
avataricon

Hoidap247.com Nhanh chóng, chính xác

Hãy đăng nhập hoặc tạo tài khoản miễn phí!

Đăng nhậpĐăng ký
  • add
  • Đặt câu hỏiiconadd
  • logo

    loading

    +

    Lưu vào

    • +

      Danh mục mới

    Lưuavataravatar
    • LeNgocAnh1logoRank
    • Chưa có nhóm
    • Trả lời

      0

    • Điểm

      30

    • Cảm ơn

      0

    • Ngữ văn
    • Lớp 12
    • 20 điểm
    • LeNgocAnh1 - 16:37:13 19/11/2021
    Giúp mình với. Mình cần gấp lắm ahh, cảm ơn rất nhiềuimagerotate
    • Hỏi chi tiết
    • reportBáo vi phạm

    Hãy luôn nhớ cảm ơn và vote 5* nếu câu trả lời hữu ích nhé!

    TRẢ LỜI

    avataravatar
    • HgThHuong
    • Chưa có nhóm
    • Trả lời

      7416

    • Điểm

      133347

    • Cảm ơn

      3825

    • HgThHuong
    • Đây là một chuyên gia, câu trả lời của người này mang tính chính xác và tin cậy cao
    • 18/05/2022

    Đây là câu trả lời đã được xác thực

    Câu trả lời được xác thực chứa thông tin chính xác và đáng tin cậy, được xác nhận hoặc trả lời bởi các chuyên gia, giáo viên hàng đầu của chúng tôi.

    icon

    I.Đọc-hiểu

    Câu 1: Thể thơ: Tự do

    Câu 2: Phép điệp làm tăng nhịp điệu, tiết tấu của bài thơ. Làm nổi bật hình ảnh “Đất nước bốn nghìn năm”. Khẳng định giá trị, ý nghĩa, sự hy sinh đất nước dành cho dân tộc Việt Nam.

    Câu 3:

    Câu thơ muốn nhắc lại câu chuyện về câu chuyện mất nước do tin nhầm người của công chúa Mị Châu. Chính tình yêu, sự tưởng tưởng vào Trọng Thủy đã khiến mị Châu phải trả bằng nước mắt và máu.

    Câu 4: Các dòng thơ gợi ra sự nhắc nhở về những người đã hy sinh, những giọt nước mắt, dòng máu đỡ rơi xuống để đổi lại sự hòa bình cho đất nước, no ấm cho muôn dân. Chính vì vậy, mỗi người cần ghi nhớ công ơn lớn lao ấy để gắng sức gìn giữ và phát triển đất nước sao cho xứng đáng với những ghi cha ông ta đã để lại.

    II.Làm văn

    Câu 1:

    “Sống trong đời sống, cần có một tấm lòng”. Trong cuộc sống, tình yêu thương là một điều vô cùng cần thiết trong đời sống. Yêu thương chính là sự đùm bọc, che chở, giúp đỡ, chia sẻ mọi người xung quanh. Tình yêu thương chỉ là những hành động vô cùng nhỏ bé, đó có thể là cái bắt tay chia sẻ, cái ôm ấm áp, giọt nước mắt đồng cảm,....Tình yêu thương là một điều cần thiết vì nhờ tình yêu thương con người trở nên có niềm tin vào cuộc sống, có động lực để sống tiếp và cố gắng vươn lên. Không chỉ vậy, tình yêu thương làm cho mối quan hẹ giữa người với người trở nên gắn bó, thân thiết hơn. Ngoài ra, tình yêu thương còn khiến cho tâm hồn ta trở nên ấm áp, đong đầy yêu thương. Chính vì vậy hãy lan tỏa tình yêu thương đến tất cả mọi người vì ai cũng xứng đáng được yêu thương.

    Câu 2:

    Nhắc tới Tố Hữu chúng ta không thể không nhắc tới bài thơ “Việt Bắc”. Đây chính là tác phẩm lưu giữ những kỉ niệm đẹp đẽ nhất của thời kì kháng chiến gian khổ mà đầy ân tình thủy chung. Với ngòi bút trữ tình chính trị sâu sắc Tố Hữu đã dồn hết bút lực để tạo nên bức tranh hòa quyện giữa người và thiên nhiên vô cùng sâu sắc, đẹp đẽ. Điều đó được thể hiện tiêu biểu qua đoạn thơ:

    “Ta về mình có nhớ ta,

    Ta về, ta nhớ những hoa cùng người

    Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi

    Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng

    Ngày xuân mơ nở trắng rừng

    Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang

    Ve kêu rừng phách đổ vàng

    Nhớ cô em gái hái măng một mình

    Rừng thu trăng rọi hoà bình

    Nhớ ai tiếng hát ân tình thuỷ chung”.

    Mở đầu bài thơ là những lời nhắn gửi nhớ thương tâm tình:

    “Ta về mình có nhớ ta

    Ta về ta nhớ những hoa cùng người”

    Câu thơ cất lên là sự nhớ nhung, đầy lưu luyến trong cuộc chia tay giữa người kháng chiến và người dân Việt Bắc. Sử dụng lối đối đáp “Mình-ta” quen thuộc trong ca dao gợi ra sự thân tình, đơn sơ và nhiều ý nghĩa. Hai tiếng “Ta – mình” xoắn xuýt thân thiết như đôi lứa yêu nhau. Điệp từ “ta” lặp lại bốn lần cùng với âm “a” là khiến câu thơ mang âm hưởng ngân xa, tha thiết nồng nàn. Nỗi nhớ về những ngày gian nan gắn bó với cảnh và người Việt Bắc cứ hiện dần trong tâm trí người đi. Cảnh vật, con người Việt Bắc, cái gì cũng đáng yêu, đáng nhớ. Nhớ trước nhất là hoa cùng người. Hoa và người hoà quyện trong nỗi nhớ. Nhớ hoa là nhớ tới cái đẹp của thiên nhiên Việt Bắc, mà cái đẹp của Việt Bắc không thể tách rời với cái đẹp của những con người Việt Bắc đã từng cưu mang, gắn bó với người đi, với cách mạng, vẻ đẹp bức tranh Việt Bắc, trước tiên là vẻ đẹp của sự gắn bó giữa thiên nhiên và con người.

    Đoạn thơ là bốn bức tranh về bốn mùa xuân hạ thu đông, mỗi bức tranh lại tái hiện một vẻ đẹp khác nhau, xao xuyến lòng người. Bức tranh mở đầu là mùa đông ấm áp:

    “Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi

    Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng”

    Người đọc ngẩn ngơ trước mùa đông nơi vùng cao Tây Bắc với vẻ đẹp đặc trưng của nó. Phải nói rằng tuy là mùa đông nhưng qua thơ Tố Hữu, cảnh sắc không buồn, không trầm lắng, mà người lại rất sáng, rất ấm áp qua hình ảnh “hoa chuối đỏ tươi”. Màu đỏ của hoa chuối chính là nét điểm xuyết, là ánh sáng làm bừng lên khung cảnh rừng núi mùa đông Việt Bắc. Đây được xem là nghệ thuật chấm phá rất đắc điệu của Tố Hữu giúp người đọc thấy ấm lòng khi nhớ về Việt Bắc. Ánh nắng hiếm hoi của mùa đông hắt vào con dao mang theo bên người của người dân nơi đây bất chợt giúp người đọc thấu được đời sống sinh hoạt và lao động của họ. Màu đỏ của hoa chuối quyện với màu vàng của nắng trên đèo cảo đã tạo thành một bức trang mùa đông rạng rớ, đầy hi vọng.

    Đông qua xuân đến, núi rừng ngập tràn sức sống mới:

    “Ngày xuân mơ nở trắng rừng

    Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang”

    Sắc trắng trong trẻo, dịu dàng của hoa mơ lặng lẽ bao trùm cả cảnh vật. Động từ “nở”, “trắng rừng” kết hợp với phép đảo ngữ đã nhấn mạnh sức sống của mùa xuân đnag lan tỏa khắp nơi nơi. Con người xuất hiện với hành động “chuốt từng sợi giang”. Đó là công việc thường ngày của họ, họ cần mẫn, tỉ mỉ, khéo léo và tài hoa, họ đẹp ngay trong chính hiện thực hàng ngày.

    Bức tranh mùa hè sôi động dưới ngòi bút của Tố Hữu:

    Ve kêu rừng phách đổ vàng

    Nhớ cô em gái hái măng một mình

    Tiếng ve kêu vàng giữa “rừng phách” đã làm nên cái động giữa muôn vàn cái tĩnh. Màu vàng của rừng phách là đặc trưng báo hiệu mùa hè về trên xử sở vùng cao. Tiếng ve như xé tan sự yên tĩnh của núi rừng, đánh thức sự bình yên nơi đây. Từ “đổ” dùng rất đắc điệu, là động từ mạnh, diễn tả sự chuyển biến quyết liệt, lôi cuốn của màu sắc. Bức trang mùa hè chợt bừng sáng, đầy sức sống với màu vàng rực của rừng phách. Ở mỗi bức trang thiên nhiên, người đọc đều thấy thấp thoáng bóng dáng con người. Có thể nói đây chính là sự tài tình của Tố Hữu khi gắn kết mối tâm giao giữa thiên nhiên và con người. Giữa rúi bao la, thấp thoáng bóng dáng “cô gái hái măng” tuyệt đẹp đã khiến cho thiên nhiên có sức sống hơn.

    Và rồi trong nỗi nhung nhớ vấn vương, mùa thu ùa về trong tâm trí:

    “Rừng thu trăng rọi hoà bình

    Nhớ ai tiếng hát ân tình thủy chung”

    Ánh trăng mùa thu xuyên qua kẽ lá, vòm cây tạo nên khung cảnh huyền ảo. Hình ảnh ấy gợi lên một cuộc sống bình yên hạnh phúc, một ước mơ tươi sáng và niềm tin chiến thắng. Đó là cái nhìn đầy lạc quan của Tố Hữu đối với hiện thực cách mạng.Chữ “ai” trong câu thơ là đại từ phiếm chỉ, không nói rõ ai nhưng lại gợi lên bao hoài niệm, bâng khuâng về ân tình cách mạng.

    Với sự khéo léo của mình, Tố Hữu đã tạo ra bức tranh hòa quyện giữa con người và thiên nhiên.Mỗi câu thơ tả bức tranh đồng hiện cảnh và người. Thiên nhiên như một sinh thể đang biến đổi trong từng khoảnh khắc, hài hoà xuất hiện cùng con người. Vẻ đẹp hài hòa thiên nhiên và con người đồng hiện trong đoạn thơ cho đến hôm nay vẫn luôn tỏa sáng mãi trong trái tim những người đang sống, gợi nhắc về một thời hào hùng đã qua. Bài thơ đã khép lại nhưng dư âm vẫn còn mãi nơi đây.

    Hãy giúp mọi người biết câu trả lời này thế nào?

    starstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarGửiHủy
    • hertCảm ơn
    • avataravatar
      • vuatoanhoclogoRank
      • IQ vô cực
      • Trả lời

        2298

      • Điểm

        80178

      • Cảm ơn

        2675

      =) Vjp quá ah/chj

    • avataravatar
      • khanhhlinh30885logoRank
      • Chưa có nhóm
      • Trả lời

        0

      • Điểm

        50

      • Cảm ơn

        0

      bạn ơi, sao lại điệp từ ở chỗ " đất nước 4000 năm" ạ

    Đăng nhập để hỏi chi tiết

    Xem thêm:

    • >> Bài mẫu thư UPU lần thứ 54 năm 2025
    • >> Mời tham gia sự kiện "Nhìn lại năm cũ 2024"
    avataravatar
    • hoaicamlogoRank
    • Chưa có nhóm
    • Trả lời

      38

    • Điểm

      1382

    • Cảm ơn

      11

    • hoaicam
    • 20/11/2021

    1)TT: Tự do

    2) Hiệu quả: Nhằm nhấn mạnh sự hy sinh của những người a hùng trong suốt 4000 năm văn hiến ta cần phải ơn những người đã đổ máu, đã quên mình để cống hiến và giành lại núi non đất nước Việt Nam.

    3) câu thơ

    " Đừng quên:sau lời thề, lông ngỗng"

    "Giai nhân huyết ngọc đổ bên trời"

    Nhằm gợi nhắc lại câu chuyện lịch sử của An Dương Vương và công chúa Mị Châu - Trọng Thủy kể về nguyên nhân mất nước Âu lạc. Nhằm nhắc nhở ta về bài học lịch sử phải bt cảnh giác trc kẻ thù xâm lược luôn nhăm nhe đất nước và cách xử lý việc riêng , việc nước ý thức đc bên nặng bên nhẹ, để đừng bị kẻ thù lợi dụng đạt được mục đích.Ở câu thơ thứ hai muốn nói đến cái chết bi đát của công chúa Mị Châu vì bị chính chồng mình tức Trọng Thủy lợi dụng, trên đường chạy chốn theo cha cô nghe theo trọng Thủy rải lông ngỗng, để r bị vua cha phát hiện ông đã rất thất vọng và một đao chém chết Mị Châu. Mị Châu k hoàn toàn là kẻ bán nước cho giặc, chỉ vì tình yêu của cô quá lớn tin tưởng nhầm người để kẻ khác xui khiến, nếu cô bt việc đánh cắp nỏ thần sẽ đem đến tai họa cho đất nước mình ắt hẳn cô sẽ k làm việc sai lầm ấy, tiếc thay cho số phận của một giai nhân.

    4) Ta cảm nhận được ý nghĩa ẩn sâu trong từng câu thơ. Sự hy sinh cao cả của những người đánh đổi cả mạng sống cả tương lai để đổi lại vị mặn mà của biển cả, để đổi lại gấm vóc giang sơn này. Dòng máu chảy trong ta là dòng máu lạc Hồng luôn cảm thấy rạo rực, tự hào mà những gì dân tộc ta đã làm, mỗi khi lòng yêu nước trôi dậy dòng máu này lại sục sôi muốn làm nên những điều có ích để xứng đáng là người con đất Việt.( Suy nghĩ thêm nhé bạn, mình cạn ý r. Mình chỉ làm đọc hỉu thui k thì dài đau mắt lắm lun..kk😆😆😅)

    Hãy giúp mọi người biết câu trả lời này thế nào?

    avatar

    starstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstar5starstarstarstarstar1 voteGửiHủy
    • hertCảm ơn 1
    • reportBáo vi phạm
    • avataravatar
      • khanhhlinh30885logoRank
      • Chưa có nhóm
      • Trả lời

        0

      • Điểm

        50

      • Cảm ơn

        0

      bạn ơi, sao lại điệp từ ở chỗ " đất nước 4000 năm" ạ

    Đăng nhập để hỏi chi tiết

    Bạn muốn hỏi điều gì?

    questionĐặt câu hỏi

    Group Ôn Thi ĐGNL & ĐGTD Miễn Phí

    I. Đọc hiểu (3,0 điểm) Đọc đoạn thơ sau: Thứ lỗi cho ba Khi bài thơ đầu đời cho con, không thể bình yên! Kẻ thù lãm le cướp biển nước mình Đất nước bốn nghìn năm trên sóng. Đìng quên: sau lời thể, lỏng ngỗng.. Giai nhân, huyết ngọc đổ bên trởi. Một ngày Khi con nếm trên môi, Con sẽ thấ ...

    Xem thêm

    Bảng tin

    Bạn muốn hỏi điều gì?

    iconĐặt câu hỏi

    Lý do báo cáo vi phạm?

    Gửi yêu cầu Hủy

    logo

    Cơ quan chủ quản: Công ty Cổ phần Công nghệ Giáo dục Thành Phát

    • social
    • social
    • social

    Tải ứng dụng

    google playapp store
    • Hướng dẫn sử dụng
    • Điều khoản sử dụng
    • Nội quy hoidap247
    • Góp ý
    • Tin tức
    • mailInbox: m.me/hoidap247online
    • placeTrụ sở: Tầng 7, Tòa Intracom, số 82 Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy, Hà Nội.
    Giấy phép thiết lập mạng xã hội trên mạng số 331/GP-BTTTT do Bộ Thông tin và Truyền thông.

    Từ khóa » Thứ Lỗi Cho Ba Khi Bài Thơ đầu đời Cho Con