Gỗ Công Nghiệp Là Gì? 10 Loại Gỗ CN Tốt Nhất? | Nội Thất FurniBuy
Có thể bạn quan tâm
Trang trí nhà cửa với nội thất gỗ công nghiệp đang trở thành xu hướng thịnh hành hiện nay. Tuy nhiên nhiều người vẫn chưa hiểu rõ về gỗ công nghiệp là gì, gồm những loại nào, gỗ nào tốt nhất. Vì thế, nội thất Furnibuy muốn giúp bạn hiểu hơn về dòng gỗ này để chọn được các món đồ nội thất hợp nhất với nhà mình.
- Gỗ công nghiệp là gì? Đặc điểm ứng dụng của gỗ công nghiệp trong nội thất.
- Gỗ công nghiệp gồm những loại nào?
- Tên 10 loại gỗ công nghiệp tốt nhất hay dùng!
- So sánh các loại gỗ công nghiệp.
1. Gỗ công nghiệp là gì? Đặc điểm, ứng dụng trong nội thất?
Gỗ công nghiệp là những tấm gỗ được tạo thành tự bột gỗ, vụn gỗ, sợi gỗ… được trộn cùng các chất phụ gia, keo dính rồi ép dưới nhiệt độ, áp suất cao. Khác hẳn so với dòng gỗ tự nhiên được cắt xẻ nguyên khối.
- Người ta lấy cành cây nhỏ, ngọn cây nghiền thành bột gỗ; hoặc vụn gỗ, mùn cưa, dăm gỗ… (các phần còn lại sau khi cắt tiện, bào gỗ tự nhiên nguyên khối). Sau đó đem trộn với chất phụ gia, keo dính rồi đem ép ở áp suất cao sẽ tạo thành các tấm gỗ nguyên khối theo đúng kích thước chuẩn: 1m22x2m44 (tức 1220x2440mm).
- Các loại gỗ công nghiệp các bạn nhìn thấy ở các thành phẩm đều đã được sơn phủ pu hoặc dán một lớp phủ bên ngoài chống thấm, chống xước. Lúc này gỗ sẽ có tên gọi riêng theo lớp màng phủ. Ví dụ: MDF melamin tức MDF phủ melamin.
Đặc điểm cũng chính là ưu nhược điểm của dòng gỗ này:
- Ít bị mối mọt: Trong các tấm gỗ tự nhiên thường có chất Cellulose thành phần chính của gỗ cũng là thức ăn của mối mọt. Nên loại gỗ được thu hoạch cắt xẻ từ các khối gỗ tự nhiên thường bị mối mọt tìm đến. Nhưng gỗ công nghiệp được xử lý qua các bước ngâm, tẩm sấy các hóa chất nên không còn chất Cenlulose nhiều. Vì thế mối mọt sẽ ít tìm đến các loại gỗ công nghiệp này hơn.
- Ít bị cong vênh co ngót: Vì trên bề mặt cốt gỗ được cán phủ các lớp melamin, laminate, acrylic nên khả năng chống thấm nước tốt hơn một chút. Do đó giảm đáng kể tình trạng cong vênh trong quá trình sử dụng lâu dài. Bởi khi nước thấm vào dù gỗ công nghiệp hay tự nhiên đều dẫn đến hậu quả phồng gỗ cong vênh nứt toác. Nên khi sử dụng nước rớt xuống sàn hoặc bàn bạn nên lau ngay đừng để lâu sẽ bị thấm xuống gỗ.
- Thời gian thi công thành phẩm nhanh hơn: So với gỗ tự nhiên thì việc sản xuất gỗ nhân tạo này nhanh hơn rất nhiều. Vì các tấm gỗ ở dạng hoàn thiện, chỉ việc đóng thành vật dụng dùng thường ngày. Có thể sản xuất hàng loạt với số lượng lớn. Trong khi gỗ tự nhiên cần gia công, bào, tiện, khắc đục cần rất nhiều nhân công và thời gian lâu hơn.
- Giá thành rẻ hơn: Ví dụ đơn giản như: Một bộ bàn ăn có cùng kích thước 1m6 gồm 6 ghế. Nếu làm bằng gỗ Sồi tự nhiên sẽ có giá từ khoảng 5 – 7 triệu trong khi gỗ công nghiệp chỉ với giá từ 3 – 5 triệu. Bởi gỗ tự nhiên ngày càng khan hiếm, tuổi gỗ lâu năm nên có giá trị cao. Hơn thế, nội thất từ gỗ công nghiệp có thể sản xuất hàng loạt với số lượng lớn. Trong khi gỗ tự nhiên mất chi phí nhân công cao hơn gấp nhiều lần.
Ứng dụng chủ yếu của dòng gỗ CN này để dùng làm đô đạc nội thất trong nhà. Bấm ngay: Nội thất gỗ công nghiệp để tham khảo giá các món đồ nội thất gỗ CN trong năm nay!
2. Các loại gỗ công nghiệp gồm những loại nào?
Tùy thuộc vào cách làm của gỗ công nghiệp mà người ta chia loại gỗ này thành 4 nhóm chính như sau:
- Nhóm 1: Gỗ ép hay còn gọi là ván ép. Quy trình làm nhóm gỗ này là dùng các bột gỗ, sợi gỗ, ván dăm trộn với keo dính, chất phụ gia, tẩm hóa chất chống mối mọt và ép thành tấm ở áp suất cao.
- Nhóm 2: Gỗ dán hay còn gọi là Plywood. Quy trình làm là xẻ gỗ tự nhiên thành các lớp gỗ mỏng như tờ giấy. Sau đó dán ép các lớp gỗ mỏng thành một tấm gỗ có độ dày như mong muốn.
- Nhóm 3: Gỗ ghép là 1 tấm gỗ được ghép thanh hoặc hoặc ghép các cục gỗ lại với nhau bằng mộng hoặc keo dính. Gỗ ghép có thể được ghép từ gỗ công nghiệp hoặc gỗ tự nhiên nhưng đều được xử lý chống thấm nước, mối mọt cong vênh. Ứng dụng của gỗ ghép thường được dùng làm sàn nhà, hoặc làm các đồ nội thất trang trí khác. Xem chi tiết hơn về loại gỗ này tại bài viết: Gỗ ghép.
- Nhóm 4: Gỗ được gọi theo tên của các bề mặt phủ như: Gỗ Veneer, Melamine, Laminate, Acrylic…
3. Tên 10 loại gỗ CN tốt nhất hay dùng!
10 loại gỗ kể tên dưới đây đều thuộc 4 nhóm gỗ được phân loại ở phần 2. Đây là 10 loại gỗ trong nội thất thường được sử dụng nhiều nhất tốt nhất. Cụ thể:
3.1. Gỗ công nghiệp MFC:
Tên thường gọi là gỗ ván ép hoặc gỗ ván dăm, bề mặt được phủ Melamine. Gỗ MFC gồm cốt là ván dăm, bề mặt là melamine. Ván dăm được lấy từ các loại gỗ ngắn ngày như keo, bạch đàn, cao su…. băm thành các dăm trộn với keo ép thành tấm gỗ. Xem chi tiết: Ưu nhược điểm, cấu tạo, giá thành, ứng dụng của gỗ này tại bài: Gỗ MFC.
3.2. Gỗ MDF:
Tên thường gọi là ván sợi ép ở mật độ trung bình dưới áp suất cao. Cốt gỗ là các sợi gỗ, bột gỗ chiếm 82%, còn lại là nước keo dính các chất phụ gia khác. Mật độ trung bình ở chính là: Trọng lượng dăm/sợi gỗ tính trên 1m3. Với MDF mật độ trung bình khoảng từ 500 kg – 1.000 kg/m3 (Tức trọng lượng sợi gỗ là 500kg – 1000kg/1m3). Xem kỹ hơn tại bài viết: Tất tần tật về gỗ MDF.
3.3. Gỗ MDF lõi xanh:
Ván sợi chống thấm nước. Cốt gỗ tương tự như MDF trơn kể trên + keo chịu nước. Loại gỗ CN này thường sử dụng làm đồ gỗ trong bếp, tủ bếp hoặc cửa ra vào, vách wc, vách phòng tắm… (Vì các vị trí này tiếp xúc thường xuyên với nước, có độ ẩm cao).
3.4. Gỗ HDF:
Ván sợi mật độ cao. Cốt gỗ vẫn như MDF từ các sợi gỗ xay và keo đặc biệt phenol dưới áp suất và nhiệt độ cao. Mật độ trung bình của sợi gỗ thường từ 800kg – 1040kg/m3. Nên khối lượng gỗ HDF thường nặng hơn MDF, MFC. Xem kỹ hơn tại bài viết giới thiệu: Tất tần tật về Gỗ HDF.
3.5. Gỗ Plywood:
Thường gọi là gỗ dán từ các lớp gỗ tự nhiên mỏng như tờ giấy (Veneer) xếp chồng lên nhau hoặc theo phương vuông góc. Với kết cấu bền, chống cong vênh, chống thấm nước, chịu lực tốt nên gỗ dán thường được dùng làm vách ngăn CNC, sàn gỗ, bàn học, tủ, kệ, khung xương ghế sofa…
3.6. Gỗ ghép thanh: Là một nhóm gỗ công nghiệp thuộc 1 trong 4 nhóm đã kể ở phần 2. Bạn có thể xem hình ảnh trên phần 2.
3.7. Gỗ melamine:
Là dạng gỗ với cốt gỗ CN và được phủ melamine trên mặt gỗ cốt. Melamine là nhựa hóa học được làm giống hết như các vân gỗ với màu sắc khác nhau. Gọi trắng ra là lát gỗ giả giống như Veneer (nhưng lát gỗ Veneer là lát gỗ tự nhiên) dán trên cốt gỗ công nghiệp. Melamine với Veneer cái nào bền hơn, mời bạn xem tại: Tất tần tật về gỗ Melamine. Ứng dụng của dòng gỗ melamine là làm cửa ra vào tủ bếp kệ tivi các đồ nội thất khác. Vì tính thẩm mỹ, giá thành rẻ.
3.8. Gỗ Veneer:
Là dạng gỗ CN gọi theo tên bề mặt phủ thuộc nhóm 4 phần 2. Veneer là những lát gỗ mỏng tự nhiên như tờ giấy. Gỗ Veneer có thể là cốt gỗ MFC, MDF hoặc HDF được phủ bề mặt trên là Veneer. Lúc này sẽ gọi là gỗ MFC Veneer/ MDF Veneer hoặc HDF Veneer. Xem chi tiết: Tất tần tật về Gỗ Veneer. Ứng dụng gỗ Veneer thường được làm cửa ra vào, cửa sổ vì nó giống như gỗ tự nhiên.
3.9. Gỗ Laminate:
Vẫn là cốt gỗ CN nhưng dược dán lớp Laminate bên trên thường gọi là Formica. Laminate là một vật liệu dán có tới 3 lớp: kraft + lớp giấy trang trí + lớp màng phủ keo (cực mỏng chỉ 0.6mm – 1.3mm). Gỗ Laminate với cốt HDF chủ yếu dùng làm sàn nhà với độ chịu lực tốt, khả năng chống thấm nước, chống nấm mốc rất tốt. Laminate và melamin cái nào tốt hơn, mời bạn xem chi tiết tại: Gỗ Laminate.
3.10. Gỗ Acrylic:
Gỗ Acrylic là loại gỗ có cốt gỗ CN phủ nhựa Acrylic ở bề mặt trên nhằm tăng độ bền, chống thấm nước, thẩm mỹ cao. Acrylic chính là nhựa meca chúng ta vẫn thường gọi. Acrylic có nhiều màu, bóng loáng như tráng gương nhưng cũng dễ trầy xước. Loại gỗ này chủ yếu là tủ quần áo, tủ bếp mang tính thẩm mỹ cao. Xem chi tiết: gỗ Acrylic. hoặc bảng so sánh ở phần 4.
Sau 10 loại gỗ CN phổ biến đã được giới thiệu ở trên. Bạn có thể click vào xem chi tiết hơn từng loại gỗ. Hoặc để lại bình luận dưới bài viết về loại gỗ bạn quan tâm. Nội thất Furnibuy sẽ giúp bạn tìm được lời giải ưng ý nhất.
4. So sánh các loại gỗ công nghiệp trên thị trường hiện nay!
Việc so sánh này phải dựa trên cùng một bản chất và mức tham chiếu mới có thể so sánh được. Cụ thể: Ta không thể so sánh gỗ MDF với mặt dán gỗ Venner được. Nên nội thất Furnibuy sẽ tạm thời phân thành 2 bảng so sánh như sau:
BẢNG SO SÁNH, PHÂN LOẠI CÁC LOẠI GỖ CÔNG NGHIỆP:
Tiêu chí/Loại gỗ | MFC | MDF | MDF lõi xanh | HDF | Plywood | Gỗ ghép thanh |
Tên gọi | Ván dăm | Ván sợi mật độ trung bình | Ván sợi mật độ trung bình | Ván sợi mật độ cao | Ván ép, gỗ dán | Ván ghép |
Cốt gỗ | Ván dăm: Lõi gỗ lởm chởm dăm gỗ | Mịn từ bột gỗ sợi gỗ | Mịn từ bột gỗ sợi gỗ | Mịn từ bột gỗ sợi gỗ | Từng lớp lẻ gỗ mỏng xếp chồng nhau | Các thanh gỗ tự nhiên ghép bằng keo dính hoặc mộng |
Bề mặt | Phủ melamin | Thô, trơn dễ bám sơn phủ, dán ép bề mặt | Thô, trơn dễ bám sơn phủ, dán ép bề mặt | Thô, trơn dễ bám sơn phủ, dán ép bề mặt | Nhẵn, nhiều lớp gỗ xếp lên nhau | Nhìn thấy nhiều thanh gỗ |
Trọng lượng | Nhẹ nhất | 500 – 1000kg/m3 | 500 – 1000kg/m3 | 800 – 1040kg/1m3 | Nhẹ hơn ván ghép | Nặng nhất |
Chống thấm, mối mọt, cong vênh | Cơ bản | Tốt | Chống thấm nước tốt nhất, độ đàn hồi tốt. | Cách âm, cách nhiệt, cách ẩm tốt nhất | Độ bền cao, chịu lực tốt, đã được xử lý mối mọt, cong vênh | Tốt tương tự như dòng HDF, MDF |
Độ cứng, chịu lực, | Trung bình | Tốt | Tốt | Cứng chịu lực cao nhất nên thường dùng làm sàn nhà, khung xương ghế sofa. | ||
Tính thẩm mỹ | Bình thường. Màu sắc giả vân dại hơn. | Cao như nhau khi được dán phủ các bề mặt: Melamine, Laminate, Veneer. | Không cao. Màu sắc vân gỗ không đồng đều |
- Trọng lượng gỗ nặng hay nhẹ dựa vào mật độ trung bình của sợi gỗ/bột gỗ/ ván dăm trên 1m3. Mật độ này càng cao thì gỗ càng nặng, độ cứng cao.
Bảng So Sánh Các Loại Gỗ CN Theo Tên Lớp Dán Bề Mặt Trên Cùng 1 Cốt Gỗ MDF:
Tiêu chí/Loại gỗ | Gỗ melamine | Gỗ Veneer | Gỗ Laminate | Gỗ Acrylic |
Tên thường gọi | Lớp giả gỗ, melamine | Veneer | Formica hay HPL | Mica |
Cấu tạo lớp bề mặt | Nhựa keo (3 lớp là loại Laminate cấp thấp) | Gỗ tự nhiên nào cũng được. Chủ yếu: Sồi, xoan đào… | 3 lớp: Lớp nền, lớp trang trí, lớp nhựa keo (melamin) trên cùng | Nhựa mỏng từ dầu mỏ. Trong suốt, nhiều màu, bóng loáng |
Điều kiện dán phủ lên gỗ | Dán trực tiếp lên bề mặt gỗ, lực dán ép không cao | Lăn keo lên Veneer rồi dán trên gỗ cốt rồi đem đi ép nhiệt. | Ép ở nhiệt độ cao, không thể dán trực tiếp lên bề mặt gỗ | Lăn keo chuyên dụng trên Acrylic rồi ép tự động bằng máy không gia nhiệt, tránh làm biến dạng acrylic. |
Độ mỏng | 0,4 – 1 zem (1zem – 0,1mm) | 1mm | 0.6mm – 1mm | 0.8 – 1mm |
Độ bền, chịu nhiệt, chịu lực, chống thấm, chống xước | Tốt hơn Veneer | Kém hơn melamine | Tốt nhất | Kém hơn Lamiate nhưng thẩm mỹ cao hơn. |
Tính thẩm mỹ | Kém nhất, màu nhợt | Cao, mang những gam màu đẹp tự nhiên | Bình thường: Vân gỗ giả thông thường | Cao nhất sang trọng nhất |
Như vậy, toàn bộ thông tin cần biết về gỗ công nghiệp đã được Furnibuy chia sẻ tường tận ở trên. Hy vọng quý khách hàng có được những thông tin hữu ích nhất để áp dụng mua đồ dùng nội thất cho nhà mình. Mọi thắc mắc quý vị có thể để lại bình luận dưới bài viết. Hoặc liên hệ HOTLine tư vấn Furnibuy dưới chân trang!
Trở về trang chủ: Nội thất giá rẻ Furnibuy để xem nhiều hơn các sản phẩm làm bằng gỗ công nghiệp.
Rất hân hạnh được phục vụ!
Từ khóa » Các Loại Gỗ Công Nghiệp Hiện Nay
-
Top 7 Loại Gỗ Công Nghiệp Hot Nhất Tại Công Ty Gỗ Minh Long
-
Các Loại Gỗ Công Nghiệp Trên Thị Trường Hiện Nay
-
Phân Biệt Các Loại Gỗ Công Nghiệp Trong Thi Công Nội Thất
-
Các Loại Vật Liệu Gỗ Công Nghiệp Phổ Biến - Nội Thất Dome
-
Phân Biệt Các Loại Gỗ Công Nghiệp Trong Thiết Kế Nội Thất
-
Cách Phân Biệt 4 Loại Gỗ Công Nghiệp: MFC, MDF, HDF, Gỗ ép
-
Gỗ Công Nghiệp Là Gì? Phân Loại Và Bảng Giá Từng Loại Gỗ Công Nghiệp
-
Tổng Hợp Tất Cả Các Loại Ván Gỗ Công Nghiệp Hiện Nay
-
Gỗ Công Nghiệp Là Gì? Các Loại Gỗ Công Nghiệp Tốt Nhất Hiện Nay?
-
Gỗ Công Nghiệp Trong Sản Xuất Nội Thất Có Những Loại Nào ?
-
TOP 7+ Loại GỖ CÔNG NGHIỆP Phổ Biến Nhất Thị Trường
-
Cách Phân Biệt 3 Loại Gỗ Công Nghiệp: MFC, MDF Và HDF
-
Tìm Hiểu Về Các Loại Gỗ Công Nghiệp Trong Sản Xuất Nội Thất - Luxfuni
-
#9 Loại Gỗ Công Nghiệp Phổ Biến - Phân Biệt & Bảng Giá 2022