Gỗ Công Nghiệp Là Gì? Các Loại Gỗ Công Nghiệp Tốt Nhất Hiện Nay?
Có thể bạn quan tâm
Bạn muốn thiết kế nội thất bằng gỗ cho căn nhà của mình, tuy nhiên khả năng tài chính của bạn vẫn còn hạn chế. Vậy tại sao bạn không cân nhắc lựa chọn gỗ công nghiệp với giá thành hợp lý và ưu điểm không hề thua kém gỗ tự nhiên. Cùng tham khảo bài viết dưới đây, để hiểu biết hơn về loại gỗ này nhé!
Nội dung chính
- Gỗ công nghiệp là gì?
- Các loại gỗ công nghiệp phổ biến nhất hiện nay.
- So sánh gỗ công nghiệp và gỗ tự nhiên loại nào tốt hơn?
- Báo giá nội thất gỗ công nghiệp chi tiết mới nhất 2023
- KFA – Đơn vị thiết kế thi công nội thất gỗ công nghiệp uy tín, giá tốt nhất
Gỗ công nghiệp là gì?
Gỗ công nghiệp là gỗ được sản xuất từ một số loại gỗ ngắn ngày như: keo, cao su, bạch đàn,…gỗ được nghiền nát thành bột và được kết hợp với keo, các chất phụ gia sau đó được ép lại dưới áp suất cao tạo ra các tấm gỗ có kích thước tiêu chuẩn.
Gỗ công nghiệp được cấu tạo gồm cốt gỗ và bề mặt được dán chất liệu bề mặt ( acrylic, laminate, melamine, veneer,…).
Các loại gỗ công nghiệp phổ biến nhất hiện nay.
Trên thị trường hiện nay có các loại gỗ công nghiệp như: code gỗ ván dăm, gỗ MDF và gỗ HDF. Tuy nhiên, loại gỗ công nghiệp MDF lõi xanh được sử dụng phổ biến nhất bởi độ bền và khả năng chống ẩm tốt.
Các loại cốt ván gỗ công nghiệp
Việc lựa chọn cốt gỗ sẽ quyết định đến chất lượng gỗ và tuổi thọ của món đồ nội thất mà bạn chọn như: Gỗ công nghiệp chống ẩm (cốt lõi xanh) hay gỗ công nghiệp thường (cốt gỗ đỏ),…Các loại cốt gỗ phổ biến hiện nay gồm 4 loại sau đây:
Cốt gỗ ván dăm MFC
Gỗ công nghiệp MFC được viết tắt (Melamine Faced Chipboard) là loại gỗ tốt được sử dụng nhờ các cành cây, nhánh cây, thân cây của cây gỗ ngắn này như keo, bạch đàn, cao su.. mang đi nghiền nhỏ thành dăm rồi trộn với keo để tạo thành những tấm ván dày ở dưới cường độ áp suất cao, được phủ thêm lớp bảo vệ Melamine nhằm tạo độ thẩm mỹ, chống nước, trầy xước cho gỗ. Bề mặt tấm ván gỗ MFC có dạng hình trơn, giả vân gỗ hay giả kim loại rất bắt mắt.
Cốt gỗ MDF
Gỗ công nghiệp MDF được viết tắt (Medium Density Fiberboard) có dây truyền sản xuất và nguyên liệu giống loại gỗ MFC. Tuy nhiên sau khi khai thác loại gỗ này sẽ được nghiền nhỏ thành sợi chứ không dăm như gỗ MFC. Rồi sau đó được ép thành những ván gỗ có kích thước tiêu chuẩn 1m2 x 2m4 với độ dày khác nhau từ 2,5 – 25 mm. Chính vì lý do này loại gỗ MDF có chất lượng hơn những ván gỗ MFC.
Cốt gỗ HDF
Tấm gỗ HDF hay còn được gọi là tấm ván HDF được sản xuất bằng bột của các loại gỗ tự nhiên. Bột gỗ tự nhiên được xử lý rồi kết hợp các chất phụ gia là tăng nên độ cứng của gỗ, chống mối mọt. Sau đó được ép dưới áp suất cao và được định hình thành tấm gỗ HDF có kích thước 2.000mm x 2.400mm và độ dày từ 6mm – 24mm tùy theo yêu cầu.
Các tấm ván sau khi được xử lý sau khi được xử lý bề mặt sẽ chuyển sang dây cắt theo kích thước đã được thiết kế định hình cán thêm lớp tạo vân gỗ và lớp phủ bề mặt. Melamine thường được sử dụng để phủ bề mặt với sợi thủy tinh tạo nên một lớp phủ trong suốt cho gỗ công nghiệp, giúp bảo vệ bề mặt giữ cho màu sắc và vân gỗ luôn được ổn định.
Cốt gỗ dán
Là loại gỗ được làm ra từ gỗ tự nhiên được lạng mỏng ra thành từng tấm có dỗ dày 1mm rồi mang các lớp gỗ đó đi ép chúng một cánh đan xen lại với nhau cùng với chất kết dính. Một điểm thú vị của dòng gỗ cốt dán là: Khi khô hanh gỗ thường co lại và nói chung phần co theo vân ngang lớn hơn phần co theo vân dọc.
Các loại lớp phủ bề mặt gỗ công nghiệp
Để gỗ công nghiệp có được vẻ đẹp và độ bền cao, người ta phủ hoặc dán lên cốt gỗ một loại bề mặt gỗ công nghiệp hoặc một lớp sơn phù hợp. Các loại lớp phủ bề mặt gỗ công nghiệp phổ biến hiện nay là:
Lớp phủ bề mặt Melamine
Bề mặt Melamine thực chất là một lớp giấy trang trí được phủ keo Melamine, có độ dày rất mỏng ước chừng 0.4 – 1 mm. Sau khi hoàn thiện các tấm gỗ công nghiệp Melamine có độ dày thông thường là 18mm và 25mm.
Gỗ công nghiệp bề mặt phủ Melamine có ưu điểm là đồng đều màu, chống xước tốt, chống mối mọt, cong vênh. Tuy nhiên, lớp phủ Melamine lại có khả năng chống nước kém nên được hạn chế sử dụng trong các môi trường ẩm ướt.
Lớp phủ bề mặt Laminate
Lớp phủ bề mặt Laminate là một loại nhựa tổng hợp tương tự như Melamine nhưng cao cấp hơn, thường có độ dày từ 0,5-1mm. Lớp phủ bề mặt Laminate chủ yếu được phủ lên các cốt gỗ Ván dán (Okal), Ván mịn (MDF), ứng dụng chủ yếu để làm các loại bàn, ghế, tủ, hộc.
Lớp phủ bề mặt Acrylic
Acrylic là tên gọi của một nhựa trong suốt với bề mặt đặc trưng là có độ sáng bóng và hiện đại. Tại Việt Nam, Acrylic phổ biến với tên gọi là Mica với khả năng uốn dẻo tốt, chịu lực cao, tuy nhiên bề mặt này rất dễ chầy xước và chịu ẩm kém.
Lớp phủ bề mặt Veneer
Khác với các loại bề còn lại, Veneer thực chất là một loại gỗ tự nhiên được bóc tách ly tâm thành những lát dầy từ 0.3mm > 0.6mm rồi dán lên bề mặt gỗ công nghiệp. Do đó, lớp phủ bề mặt Veneer có ưu điểm nổi bật là màu sắc đẹp nhờ các đường vân gỗ tự nhiên, tuy nhiên khả năng chống nước của loại lớp phủ này lại rất kém.
Tham khảo thêm: [TOP 100+] Mẫu tủ bếp gỗ công nghiệp đẹp, hiện đại giá rẻ nhất 2023
Sơn phủ bề mặt PU
Sơn PU là một loại polymer được ứng dụng nhiều trong sản xuất gỗ công nghiệp hiện đại. Thông thường, sơn PU thường được dùng để làm lớp phủ bề mặt, đánh bóng và bảo vệ đồ gỗ như giường, tủ, bàn ghế, tạo nên một bề mặt nhẵn bóng, bắt mắt và bảo vệ trước những nhân tố bên ngoài.
Sơn phủ bề mặt UV
Bề mặt UV thường có tính bóng gương như Acrylic, nhưng độ bóng ít hơn, khó bị xước, dễ thi công và chống va đập tốt. UV là loại vật liệu mới đang dần được ưa chuộng tại các nước phát triển. Sơn phủ bề mặt gỗ công nghiệp UV có cả các màu đơn sắc và các màu vẫn gỗ.
So sánh gỗ công nghiệp và gỗ tự nhiên loại nào tốt hơn?
Gỗ là một phạm trù không hề dễ dàng để tìm hiểu, nên không phải ai cũng hiểu hết được ưu nhược điểm của tất cả các loại gỗ. Vậy để biết gỗ tự nhiên và gỗ công nghiệp loại nào tốt hơn, hãy theo dõi những thông tin KFA cung cấp cho bạn ngay sau đây.
Gỗ công nghiệp
Nếu bạn đang có ý định sử dụng gỗ công nghiệp cho các sản phẩm nội thất của gia đình mình thì hãy chú ý thật kỹ các thông tin dưới đây để có được một sự lựa chọn ưng ý nhất nhé.
Ưu điểm
– Giá thành rẻ: Gia công của loại gỗ công nghiệp thường đơn giản hơn loại gỗ tự nhiên, với chi phí thuê nhân công ít, có thể cho vào sản xuất ngay không cần phải qua một giai đoạn tẩm sấy, lựa chọn gỗ như gỗ công nghiệp với giá phôi gỗ rẻ hơn, vì vậy nên loại gỗ công nghiệp thường có giá thành rẻ hơn nhiều so với gỗ tự nhiên. Mức có chênh nhau tùy thuộc vào loại gỗ khác nhau.
– Không cong vênh: Gỗ công nghiệp thường có đặc điểm tối ưu là không cong vênh và co ngót. Có thể làm cánh phẳng và sơn các màu khác nhau, với phong cách nội thất hiện đại, trẻ trung gỗ công nghiệp là sự lựa chọn hàng đầu hiện nay.
– Thời gian thi công sản xuất nhanh: Loại gỗ công nghiệp thời gian thi công nhanh hơn so với gỗ tự nhiên, có thể sản xuất hàng loại phôi gỗ có sẵn, theo các dạng tấm nên thợ chỉ cần cắt, ghét, dán không mất thời gian mỏ xẻ gỗ và gia công giấy ráp.
– đa dạng phong cách thiết kế: Phong cách hiện đại, trẻ trung với công năng sử dụng cao.
Nhược điểm
– Độ bền, độ dẻo thấp: Độ bền của các loại gỗ công nghiệp thường không quá cao, trng quá trình sử dụng cần nhẹ nhàng, tránh tác động mạnh. Ngoài ra, gỗ công nghiệp không phải là một thanh gỗ liền mà được ép từ các dăm gỗ nhỏ nên cũng rât khó để uốn dẻo một cách linh hoạt.
– Khả năng chịu lực bị hạn chế hơn gỗ tự nhiên rất nhiều.
– Tính thẩm mỹ không cao: Các loại gỗ công nghiệp thường chỉ được ép phẳng và đưa vào thi công sản xuất, không làm được các họa tiết trạm trổ hay các chi tiết cầu kỳ.
– Tuổi thọ ngắn: tuổi thọ của đồ nội thất gỗ công nghiệp nếu được thi công tốt sẽ trên dưới 10 năm. Vậy nên, sự lựa chọn ở đây chủ yếu tùy thuộc vào phong cách và nhu cầu là chính.
Gỗ tự nhiên
Gỗ tự nhiên có khá nhiều ưu điểm nhờ chất gỗ được nuôi trồng lâu năm, vân gỗ đa dạng và tuổi thọ cao. Bên cạnh đó thì vẫn còn một số nhược điểm cần khắc phục.
Ưu điểm
– Giá trị thẩm mỹ cao: Gỗ tự nhiên mang vẻ đẹp tự nhiên, độc đáo nhờ những đường vân gỗ đa dạng, không giống nhau của mỗi loài. Từ đó tạo nên nét đẹp đặc trưng riêng biệt cho mỗi sản phẩm.
– Độ bền tốt: Gỗ tự nhiên có kết cấu vững chắc cùng khả năng chịu lực tốt nên có độ bền cao hơn so với các vật liệu khác. Đặc biệt một số loại gỗ quý như giáng hương, cẩm lai, gụ….còn có thể tăng giá trị của gỗ theo thời gian sử dụng.
– Khả năng chịu nước tốt: Gỗ tự nhiên được trải qua quá trình tẩm sấy nghiêm ngặt cùng với các liên kết bên trong gỗ rất chắc chắn. Đồng thời việc sơn phủ không bị hở nên gỗ tự nhiên rất bền với nước và khi tiếp xúc nước khó bị ngấm vào phần lõi gỗ bên trong.
– Phù hợp với nhiều phong cách thiết kế: Nếu như các loại gỗ công nghiệp chỉ phù hợp với phong cách hiện đại thì gỗ tự nhiên lại đáp ứng được tất cả các phong cách khác nhau từ hiện đại tới cổ điển nhờ các họa tiết trạm khắc đa dạng..
– Dễ tạo hình: Gỗ tự nhiên có độ dẻo dai cao và liên kết với nhau rất chặt chẽ nên chúng có thể chịu được va đập và rất dễ uốn nắn trong việc tạo hình. Qua bàn tay khéo léo của người thợ sẽ tạo nên những sản phẩm nội thất tinh tế và có giá trị thẩm mỹ cao.
Nhược điểm
– Giá thành cao: Do thực trạng khai thác bừa bãi nên gỗ tự nhiên ngày càng trở nên khan hiếm đặc biệt ở nước ta hiện nay đa phần gỗ tự nhiên được nhập khẩu nên giá thành rất cao.
– Không thể sản xuất hàng loạt: Nguồn nguyên liệu có hạn lại phải làm thủ công nhiều nên không thể sản xuất gỗ tự nhiên với số lượng lớn như gỗ công nghiệp.
– Dễ bị thay đổi theo thời tiết: Gỗ tự nhiên có tính giãn nở và co ngót khi thời tiết nóng lạnh thay đổi. Từ đó dẫn đến các hiện tượng như cong vênh, co ngót….sau một thời gian sử dụng.
Như vậy, dù là gỗ tự nhiên hay gỗ công nghiệp thì cũng đều có những điểm mạnh, điểm yếu riêng, đó là những điều mà bạn cần nắm được để đưa ra những lựa chọn sáng suốt khi lựa chọn chất liệu gỗ cho gia đình mình. Kết luận loại gỗ nào tốt hơn chỉ là nhận định tức thời, quan trọng là loại gỗ nào phù hợp với nhu cầu và chi phí dự trù của từng cá nhân.
Báo giá nội thất gỗ công nghiệp chi tiết mới nhất 2023
Mỗi công trình cụ thể lại có diện tích, phong cách thiết kế, số lượng nội thất khác nhau. Vì thế mà báo giá thi công nội thất gỗ công nghiệp cũng bị ảnh hưởng rất nhiều. Dưới đây, nội thất KFA gửi đến bạn bảng báo giá nội thất gỗ công nghiệp mới nhất và chung nhất, giá cả có thể bị thay đổi ít nhiều phụ thuộc vào nhiều yếu tố.
Báo giá nội thất gỗ công nghiệp MFC
Gỗ MFC đang là loại gỗ công nghiệp được yêu thích hàng đầu trong thiết kế nội thất. KFA gửi đến bạn bảng báo giá thi công nội thất gỗ công nghiệp MFC cho phòng khách và phòng ngủ.
Báo giá thi công nội thất phòng khách
BẢNG BÁO GIÁ THI CÔNG NỘI THẤT PHÒNG KHÁCH GỖ CÔNG NGHIỆP MFC | |||||
Sản phẩm | Kích thước tiêu chuẩn | ĐVT | Gỗ công nghiệp MFC kháng ẩm | ||
MFC (Thùng luôn là Melamine thay đổi vật liệu chỉ là thay cánh) | |||||
Bề mặt Melamine | Bề mặt Sơn/Laminate | Bề mặt Acrylic | |||
Tủ tivi | 2000 x 400 x 300H | md | 1.900.000 | 2.050.000 | 2.700.000 |
Tủ tivi cao | 2000 x 400 x 500H | md | 1.950.000 | 2.300.000 | 2.400.000 |
Tủ giày | m2 | 3.050.000 | 3.450.000 | 3.980.000 | |
Bệ ngồi | cái | 2.460.000 | 2.600.000 | 2.800.000 | |
Vách lam | 100 x 2400H = 11 cây | md | 320.000 | Không Sơn | 400.000 |
Báo giá thi công nội thất phòng ngủ
BẢNG BÁO GIÁ THI CÔNG NỘI THẤT PHÒNG NGỦ GỖ CÔNG NGHIỆP MFC | |||||
Sản phẩm | Kích thước tiêu chuẩn | ĐVT | Gỗ công nghiệp MFC kháng ẩm | ||
MFC (Thùng luôn là Melamine thay đổi vật liệu chỉ là thay cánh) | |||||
Bề mặt Melamine | Bề mặt Sơn/Laminate | Bề mặt Acrylic | |||
Giường ngủ | 1800 x 2000 | cái | 5.630.000 | Không Sơn | Không Acrylic |
Hộc kéo | cái | 6.900.000 | 7.150.000 | 7.400.000 | |
Bàn phấn | 1000 x 500 x 750H | cái | 2.830.000 | 2.950.000 | 3.100.000 |
Tủ đầu giường | 450 x 400 x 450H | cái | 1.620.000 | 1.720.000 | 1.830.000 |
Bàn làm việc | 1700 x 600 x 750H | md | 2.960.000 | 3.160.000 | 3.260.000 |
Tủ quần áo | 2060 x 600 x 2780H | m2 | 2.850.000 | 3.250.000 | 3.850.000 |
Báo giá nội thất gỗ công nghiệp MDF
Gỗ MDF có đặc tính tương đối bền chắc, cứng, chịu lực tốt, không bị cong vênh, mối mọt. Hơn hết, nội thất gỗ MDF có mức chi phí phải chăng nên luôn là lựa chọn hàng đầu của nhiều gia đình. Mời bạn tham khảo bảng giá dưới đây:
Báo giá thi công nội thất phòng khách gỗ MDF
BẢNG BÁO GIÁ THI CÔNG NỘI THẤT PHÒNG KHÁCH GỖ CÔNG NGHIỆP MDF | |||||
Sản phẩm | Kích thước tiêu chuẩn | ĐVT | Gỗ công nghiệp MDF kháng ẩm | ||
MDF (Thùng luôn là Melamine thay đổi vật liệu chỉ là thay cánh) | |||||
Bề mặt Melamine | Bề mặt Sơn/Laminate | Bề mặt Acrylic | |||
Tủ tivi | 2000 x 400 x 300H | md | 1.970.000 | 2.120.000 | 2.350.000 |
Tủ tivi cao | 2000 x 400 x 500H | md | 2.140.000 | 2.400.000 | 2.540.000 |
Tủ giày | m2 | 3.140.000 | 3.540.000 | 4.090.000 | |
Bệ ngồi | cái | 2.550.000 | 2.700.000 | 2.900.000 | |
Vách lam | 100 x 2400H = 11 cây | md | 330.000 | 430.000 | 500.000 |
Báo giá thi công nội thất phòng bếp gỗ MDF
BẢNG BÁO GIÁ THI CÔNG NỘI THẤT PHÒNG BẾP GỖ CÔNG NGHIỆP MDF | |||||
Sản phẩm | Kích thước tiêu chuẩn | ĐVT | Gỗ công nghiệp MDF kháng ẩm | ||
MDF (Thùng luôn là Melamine thay đổi vật liệu chỉ là thay cánh) | |||||
Bề mặt Melamine | Bề mặt Sơn/Laminate | Bề mặt Acrylic | |||
Tủ bếp trên | 2000 x 400 x 800H | md | 2.490.000 | 2.840.000 | 3.400.000 |
Tủ bếp dưới | 2000 x 600 x 810H | md | 3.100.000 | 3.450.000 | 3.900.000 |
Báo giá thi công nội thất phòng ngủ gỗ MDF
Sản phẩm | Kích thước tiêu chuẩn | ĐVT | Gỗ công nghiệp MDF kháng am | ||
MDF (Thùng luôn là Melamine thay đổi vật liệu chi là thay cánh) | |||||
Bề mặt Melamine | Bề mặt Sơn/Laminate | Bề mặt acrylic | |||
Giường ngủ | 1800×2000 | cái | 5.780.000 | Không Sơn | Kliông Acrylic |
Hộc kéo | 300x400x150 | cái | 7.100.000 | 7,350.000 | 7.500.000 |
Bàn phấn | 1000 X 500 X 75011 | cái | 2.930.000 | 3.050.000 | 3.200.000 |
Tủ đấu giường | 450 X 400 X 450H | cái | 1,680.000 | 1 780.000 | 1 900,000 |
Bàn làm việc | 1700 X 600 X 750H | md | 3.070.000 | 3,270,000 | 3.350.000 |
Tủ áo | 2060 X 600 X 2780H | M2 | 3.000,000 | 3.400.000 | 4,000.00 |
Báo giá thi công nội thất gỗ công nghiệp căn hộ 1 ngủ
Các căn hộ chung cư một ngủ thường có diện tích nhỏ và thiết kế đơn giản, không rườm rà, chủ yếu tập trung tạo độ thoáng, rộng rãi cho không gian. Dưới đây là bảng báo giá thi công nội thất gỗ công nghiệp cho căn hộ 1 ngủ.
Báo giá thi công nội thất gỗ công nghiệp căn hộ 2 ngủ
KFA gửi bạn bảng báo giá thi công nội thất gỗ công nghiệp cho căn hộ 2 ngủ đầy đủ tiện nghi và công năng.
Báo giá nội thất gỗ công nghiệp căn hộ 3 ngủ
Các căn hộ 3 ngủ có diện tích rộng rãi, được chu trọng hơn về tính thẩm mỹ để tạo nên vẻ đẹp riêng cho căn nhà. KFA gửi đến bạn bảng báo giá thi công nội thất trọn gói gỗ công nghiệp cho căn hộ 3 ngủ chi tiết.
> Xem chi tiết: Báo giá thi công nội thất chung cư (giảm ngay 50% – 100% chi phí thiết kế nội thất tại KFA)
KFA – Đơn vị thiết kế thi công nội thất gỗ công nghiệp uy tín, giá tốt nhất
KFA với hơn 10 năm thâm niên trong nghề, thi công nội thất hơn 1000 công trình lớn nhỏ, tự tin sẽ là địa chỉ tin cậy cho quý khách hàng đang tìm kiếm đơn vị thi công nội thất gỗ công nghiệp uy tín, giá rẻ.
Khi sử dụng dịch vụ thiết kế & thi công nội thất tại KFA, chúng tôi xin cam kết:
- Chất lượng sản phẩm luôn được đặt lên hàng đầu cho mỗi công trình.
- Thiết kế tạo nên không gian đẹp, sang trọng và đẳng cấp đúng với yêu cầu và làm hài lòng khách hàng.
- Sự uy tín và chuyên nghiệp được khẳng định qua nhiều công trình, nhận được nhiều phản hồi tích cực từ phía khách hàng.
- Giá thành hợp lý, cụ thể, minh bạch.
- Cam kết tiến độ thi công công việc chuẩn 100% theo hợp đồng.
- Chế độ bảo hành, bảo trì uy tín, đáng tin cậy cho mọi sản phẩm.
- Đảm bảo tuyệt đối về chất lượng và nguồn gốc xuất xứ của vật liệu.
Trên đây là những chia sẻ của công ty thiết kế nội thất KFA về gỗ công nghiệp và những ưu nhược điểm của chúng. Thiết kế KFA chuyên thiết kế và thi công nội thất giường tủ, bàn, ghế, kế, sàn… bằng gỗ công nghiệp , tự nhiên cam kết về chất lượng và thẩm mỹ. Nếu bạn có như cầu cần tư vấn thiết kế liên hệ qua hotline: 0987.316.777
4.4/5 - (14 bình chọn)Từ khóa » Các Loại Gỗ Công Nghiệp Hiện Nay
-
Top 7 Loại Gỗ Công Nghiệp Hot Nhất Tại Công Ty Gỗ Minh Long
-
Các Loại Gỗ Công Nghiệp Trên Thị Trường Hiện Nay
-
Phân Biệt Các Loại Gỗ Công Nghiệp Trong Thi Công Nội Thất
-
Các Loại Vật Liệu Gỗ Công Nghiệp Phổ Biến - Nội Thất Dome
-
Phân Biệt Các Loại Gỗ Công Nghiệp Trong Thiết Kế Nội Thất
-
Cách Phân Biệt 4 Loại Gỗ Công Nghiệp: MFC, MDF, HDF, Gỗ ép
-
Gỗ Công Nghiệp Là Gì? Phân Loại Và Bảng Giá Từng Loại Gỗ Công Nghiệp
-
Tổng Hợp Tất Cả Các Loại Ván Gỗ Công Nghiệp Hiện Nay
-
Gỗ Công Nghiệp Trong Sản Xuất Nội Thất Có Những Loại Nào ?
-
TOP 7+ Loại GỖ CÔNG NGHIỆP Phổ Biến Nhất Thị Trường
-
Cách Phân Biệt 3 Loại Gỗ Công Nghiệp: MFC, MDF Và HDF
-
Tìm Hiểu Về Các Loại Gỗ Công Nghiệp Trong Sản Xuất Nội Thất - Luxfuni
-
Gỗ Công Nghiệp Là Gì? 10 Loại Gỗ CN Tốt Nhất? | Nội Thất FurniBuy
-
#9 Loại Gỗ Công Nghiệp Phổ Biến - Phân Biệt & Bảng Giá 2022